Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi Vào Ngành Dịch Vụ


cứu của Yin (2011) và Yin và cộng sự (2014) lại không tìm thấy tác động của yếu tố này đến FDI vào ngành dịch vụ. Trong khi đó, nghiên cứu của Walsh và Yu (2010) chỉ cho rằng yếu tố này chỉ có ý nghĩa thống kê với các nước phát triển.

b. Nhóm yếu tố chính sách:

Lạm phát (Ổn định kinh tế vĩ mô): Sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ ở nước sở tại. Bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn đến các chi phí cao hơn cho doanh nghiệp và làm sai lệch đánh giá của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai. Về mặt này, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng tỷ lệ lạm phát như một thước đo thích hợp cho mức độ ổn định kinh tế do giữa tỷ lệ lạm phát cao và bất ổn kinh tế có mối tương quan chặt chẽ. Asiedu (2006) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát cao trùng khớp với dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kolstad và Villanger (2004), Kaliappan và cộng sự (2015), Abdul và cộng sự (2018) lại cho thấy yếu tố lạm phát không ảnh hưởng đến dòng vốn FDI này.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái FDI thực tế yếu có thể làm gia tăng FDI theo chiều dọc do các doanh nghiệp tận dụng lợi thế của mức giá tương đối thấp ở thị trường nước chủ nhà để mua cơ sở vật chất và nguyên vật liệu, hoặc tăng lợi nhuận từ hàng hoá được gửi đến thị trường thứ ba nếu hoạt động sản xuất của họ phục vụ tái xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là biến số kinh tế vĩ mô phức tạp và gây tranh cãi về hướng tác động của nó trong các lý thuyết về FDI. Đối với FDI vào các ngành dịch vụ, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với FDI cũng chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm: Walsh và Yu (2010), Abdul và cộng sự (2018) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều; trong khi các nghiên cứu của Kaliappan và cộng sự (2015), Kafait (2018) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều.

Phát triển tài chính: sự phát triển tài chính là một trong những chỉ số phát triển quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI. Phát triển tài chính hỗ trợ việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định và phát triển của thị trường. Hệ thống tài chính hoạt động như một đơn vị phân bổ nguồn lực và cung cấp thông tin, cũng như hỗ trợ giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp. Walsh và Yu (2010) đã tìm thấy tác động tích cực của phát triển tài chính đến FDI vào ngành dịch vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kaliappan và cộng sự (2015) lại không cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trên.

c. Nhóm yếu tố tạo thuận lợi cho kinh doanh

Chất lượng thể chế - chính trị: Ở các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, chất lượng thể chế - hiệu quả của chính quyền, chất lượng thực


thi chính sách, khả năng kiểm soát tham nhũng, quyền sở hữu tài sản – có thể không được đảm bảo và mức độ ổn định chính trị có thể thấp. Các yếu tố này có thể làm xấu đi môi trường đầu tư và gây tổn thất, cũng như gia tăng chi phí hoạt động cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, chất lượng thể chế - chính trị đóng vai trò như một yếu tố quyết định đến hoạt động thu hút FDI (Kolstad và Villanger, 2004; Ramasamy và Yeung, 2010; Kaliappan và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác chỉ ra yếu tố này không có tác động đáng kể đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ (Walsh và Yu, 2010).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Nhóm yếu tố khung chính sách

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành dịch

Nhóm yếu tố kinh tế

Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho KD

Lạm phát (Ổn định kinh tế)

Phát triển tài chính

Tỷ giá hối đoái

Quy mô và tiềm năng thị trường

Mức độ mở cửa thương mại

Tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ trong các nghiên cứu thực nghiệm được trình bày trong Hình 2.2.


Cơ sở hạ tầng

Nguồn nhân lực

Chất lượng thể chế - chính trị

Hình 2.2: Các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021)

2.3. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch vụ

2.3.1. Khái quát chung về AEC

2.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau 18 năm hình thành ý tưởng và đàm phán, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 (The ASEAN Secretariat, 2015). Bản chất của AEC là tiến trình hội nhập kinh tế khu vực mà không phải là một thoả thuận hay hiệp định với các ràng buộc. Mục tiêu của AEC là tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, và lao động có tay nghề trong khối. Để hiện thực hoá AEC, ASEAN hướng tới việc đẩy nhanh thực hiện các biện pháp mở cửa và tăng


cường liên kết khu vực, thúc đẩy hợp tác và hội nhập trong nhiều lĩnh vực, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực thể chế, các thoả thuận công nhận lẫn nhau, các biện pháp hỗ trợ tài chính trong thương mại, tăng cường liên kết hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc, tạo điều kiện để phân bổ hợp lý các nguồn lực trong khu vực…(VCCI, 2016a).

Theo The ASEAN Secretariat (2008), việc thành lập AEC được đúc kết từ 4 mục tiêu chính tóm tắt trong Hình 2.3.

Hình 2 3 Bốn mục tiêu của AEC Nguồn The ASEAN Secretariat 2008 AEC là một tiến 1

Hình 2.3: Bốn mục tiêu của AEC

(Nguồn: The ASEAN Secretariat, 2008)

AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Việc hiện thực hoá AEC được thực hiện thông qua hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận, chương trình, sáng kiến, tuyên bố… giữa các nước ASEAN. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) của các nước ASEAN.

Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc thực hiện các cam kết tại các hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các hiệp định, thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).

2.3.1.2. Một số hiệp định chính trong AEC

Có 04 hiệp định được ký kết trong khuôn khổ AEC tương ứng với các cam kết quan trọng để xây dựng Cộng đồng kinh tế, bao gồm Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN, Hiệp định Khung về dịch vụ ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện và Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (VCCI, 2016b).


a. Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA)

Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/05/2010, có tiền thân là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+). Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (VCCI, 2016b).

b. Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)

Ngày 15/12/1995, các nước ASEAN ký Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước mở cửa ngành dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ năm 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 gói cam kết về dịch vụ, 6 gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không.

Trên cơ sở AFAS, các nước ASEAN đến nay đã hoàn thành 9 gói cam kết về dịch vụ (cam kết cho 104 phân ngành) và đã ký gói cam kết thứ 10 (cam kết cho 124 phân ngành) năm 2019 nhằm hướng tới mục tiêu tự do hóa dịch vụ. Tuy nhiên gói cam kết thứ 10 chưa có hiệu lực đối với Việt Nam (VCCI, 2016b).

c. Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có hiệu lực từ 29/03/2012 thay thế cho Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998. Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là (i) tự do hóa đầu tư, (ii) bảo hộ đầu tư, (iii) thuận lợi hóa đầu tư và (iv) xúc tiến đầu tư.

Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc di chuyển tạm thời qua biên giới với thể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ của nước ASEAN khác trong các trường hợp: (i) khách kinh doanh, (ii) người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, (iii) người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng,( iv) một số trường hợp khác quy định cụ thể trong biểu lộ trình cam kết về di chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèm theo hiệp định này (VCCI, 2016b).


d. Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP)

Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân được ký ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể các rào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN. Để tạo thuận lợi hơn cho sự di chuyển của lao động có tay nghề giữa các nước ASEAN, các nước đã ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong một số lĩnh vực ngành nghề nhằm công nhận lẫn nhau về bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng trong khu vực. Cho tới thời điểm tháng 12/2015, các nước ASEAN đã ký 8 thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) trong 8 ngành dịch vụ là: kiến trúc, tư vấn kỹ thuật, điều dưỡng, hành nghề y, nha sỹ, du lịch, kế toán kiểm toán, và khảo sát (VCCI, 2016b).

2.3.2. Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ

Đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành dịch vụ là một trong những trọng tâm quan trọng của AEC. Hiện nay các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh bởi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), có hiệu lực ngày 29/3/2012. Trong khi đó, các cam kết liên quan đến ngành dịch vụ được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS).

2.3.2.1. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

a. Quá trình hình thành và các nguyên tắc cơ bản của ACIA

Các hoạt động về đầu tư trong nội khối ASEAN được điều chỉnh bởi hai Hiệp định hiện hành là Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987 và Hiệp định khung về khu vực đầu tư năm 1998 của các nước ASEAN (VCCI, 2016b). Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan liên quan đến sự phát triển trong và ngoài khối, một số quy định trong hai hiệp định này không còn phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là nhu cầu về hội nhập của ASEAN. Để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, tăng cường hợp tác trong khu vực, thu hút đầu tư nước ngoài và cũng để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế thống nhất, năng động đòi hỏi phải có một văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện về đầu tư trong ASEAN. Do đó, các nước thành viên ASEAN đã cùng thống nhất quan điểm soạn thảo một văn bản mới thay thế hai văn bản hiện hành về đầu tư. Tháng 8/2007, các nước ASEAN đã quyết định giao Ủy ban Điều phối đầu tư ASEAN chủ trì soạn thảo hiệp định điều chỉnh toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc khối ASEAN (VCCI, 2016c). Với mục tiêu chung đó, ASEAN cũng đã thống nhất phê duyệt các nguyên tắc làm cơ sở để soạn thảo hiệp định, bao gồm:

Kế thừa và cải thiện các quy định của hai Hiệp định AIA và ASEAN – IGA;


Áp dụng nguyên tắc không hồi tố các cam kết trừ khi có bồi thường;

Cân bằng trong các nội dung chính: tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và bảo hộ đầu tư;

Không ngừng tự do hóa đầu tư nhằm tạo một môi trường đầu tư ASEAN tự do và mở cửa trong khu vực, phù hợp với mục tiêu thành lập AEC;

Đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại ASEAN;

Xem xét việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước thành viên mới (gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam);

Dành sự linh hoạt cho các nước thành viên trong các vấn đề nhạy cảm;

Có sự đối xử nhân nhượng lẫn nhau giữa các nước thành viên;

Tiếp tục duy trì quy tắc đối xử tối huệ quốc và dành sự đối xử đặc biệt cho các nước trong khối;

Cho phép hiệp định được mở rộng để có thể tự do hóa các lĩnh vực khác trong tương lai.

b. Phạm vi điều chỉnh của ACIA

ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, trong đó có kế thừa quy định của hai hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định mới phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ. Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh của ACIA vẫn giữ nguyên quy định của hai hiệp định AIA và IGA, tuy nhiên đối tượng hưởng lợi của hiệp định được mở rộng đối với nhà đầu tư của nước thứ ba có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN (Nguyễn Thị Minh Phương 2014) (Phụ lục 3 so sánh quy định của ACIA với AIA và IGA).

Về tự do hóa đầu tư, ACIA vẫn giữ nguyên quy định của AIA đối với các ngành kinh tế và không điều chỉnh tự do hóa đối với hoạt động đầu tư gián tiếp; theo đó chỉ điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khai khoáng, khai thác đá và các dịch vụ liên quan của các lĩnh vực này. Ngoài ra, ACIA còn quy định cho phép tự do hóa đối với bất kỳ lĩnh vực nào được các nước thành viên nhất trí, quy định này nhằm cho phép tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ khác sẽ phát sinh trong tương lai.

Về bảo hộ đầu tư, kế thừa quy định của IGA, ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến ngành dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng. Vì mục đích bảo hộ đầu


tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại, các quy định về đối xử đầu tư, bồi thường trong trường hợp mất ổn định, chuyển tiền, tịch biên và bồi thường, thế quyền và các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng. Trong từng trường hợp cụ thể, việc áp dụng các quy định này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình theo thỏa thuận của các bên nhưng không vượt quá nghĩa vụ cam kết trong hiệp định.

Đặc biệt ACIA đưa vào một cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư khi có tranh chấp có quyền kiện ra một cơ chế trọng tài độc lập. Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể và rõ ràng trong hiệp định. Phạm vi giải quyết tranh chấp là các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, quản lý cấp cao và ban giám đốc, đối xử đầu tư, bồi thường trong trường hợp xung đột, chuyển tiền, trưng dụng và bồi thường.

ACIA không điều chỉnh tất cả các biện pháp thuế (ngoại trừ quy định tại Điều 13 (chuyển tiền) và Điều 14 (tịch biên tài sản và bồi thường) của hiệp định); trợ cấp của Chính phủ; mua sắm Chính phủ; cung cấp dịch vụ của cơ quan Nhà nước, kể cả cơ quan, tổ chức được Nhà nước uỷ quyền (gồm tất cả các loại hình dịch vụ vì mục đích lợi nhuận hay để cạnh tranh) và biện pháp của nước thành viên gây ảnh hưởng đến ngành dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Nói cách khác, nếu như ACIA là hiệp định khung về đầu tư theo chiều rộng thì AFAS tập trung về chiều sâu trong ngành dịch vụ - với các cam kết liên quan đến phương thức 3 – Hiện diện thương mại – quy định về hoạt động đầu tư vào các ngành dịch vụ.

2.3.2.2. Hiệp định Khung về ASEAN dịch vụ (AFAS)

Trong khuôn khổ AEC, hội nhập ngành dịch vụ được điều chỉnh thông qua các cam kết trong Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (VCCI, 2015a). AFAS được ký kết ngày 15/09/1995 trong hội nghị lần thứ năm của ASEAN tại Bangkok với sự tham gia của bộ trưởng các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với mục tiêu hướng đến hội nhập dịch vụ trong khu vực. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào 30/12/1998. Các nước Lào và Myanmar cũng tham gia vào hiệp định lần lượt vào năm 1997 và 1999 sau khi chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Từ năm 1996 – 2015, các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 gói cam kết về dịch vụ, 7 gói cam kết về tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. Sau năm 2015, bước tiếp theo trong quá trình mở cửa dịch vụ ở ASEAN là nâng cao các cam kết trong AFAS hướng tới xây dựng Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA). AFAS đánh dấu sự cam kết chính thức của các quốc


gia trong việc hội nhập và mở cửa dịch vụ, góp phần bổ sung và hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế của khu vực.

a. Các phương thức cung cấp dịch vụ trong AFAS

AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về mở cửa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới; Phương thức 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài; Phương thức 3 – Hiện diện thương mại và Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân.

Tuy nhiên, các gói cam kết trong khuôn khổ hiệp định AFAS chỉ đề cập đến các phương thức 1,2,3 còn phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.

Đối với 3 phương thức cung cấp dịch vụ 1,2,3, AEC Blueprint đặt ra mục tiêu:

Đối với phương thức 1 và 2: Không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lý do hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất cả các thành viên ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.

Đối với phương thức 3: Cho phép tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào năm 2015 đối với tất cả các lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.

Tuy nhiên, cho tới nay thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu kể trên (VCCI, 2015a).

b. Các gói cam kết trong AFAS

Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS, các nước ASEAN đã kí 10 gói cam kết về dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6 cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng không.

Tương tự như WTO, kết quả đàm phán của AFAS đã trải qua 10 gói cam kết chung thể hiện qua biểu cam kết bao gồm phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Phần cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ xuất hiện trong biểu cam kết dịch vụ, trừ khi có quy định khác tại cam kết ngành. Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào biểu cam kết dịch vụ, với mỗi dịch vụ được liệt kê đều có cam kết cụ thể đi kèm, qua đó thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN) liệt kê các biện pháp các thành viên đàm phán cho phép duy trì. Nhìn chung, các gói cam kết trong AFAS có phạm vi cam kết

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí