Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 12


thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn nói trên nên điều chỉnh một số chính sách ưu đãi theo hướng:

- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí dự án, tạo mọi thuận lợi cho dự án triển khai có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

- Miễn hoặc chỉ thu rất ít tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào nông lâm - ngư - nghiệp, vùng sâu, vùng xa, cho phép các dự án thuộc diện này được vay ưu đãi từ Quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia như đối với dự án khuyến khích đầu tư tư nhân.

- Miễn thuế nhập khẩu toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất (kể cả loại nguyên vật liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được) đối với dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu trong thời gian 5 năm đầu hoặc dài hơn tùy trường hợp địa bàn cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà thực hiện mở rộng qui mô sản xuất áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao, tỷ lệ xuất khẩu lớn, Nhà nước nên ưu đãi giảm thuế cho doanh nghiệp đó phụ thuộc vào tỷ lệ với lượng giá trị xuất khẩu gia tăng hoặc qui mô mở rộng sản xuất, ứng dụng máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến.

4. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư

Về vấn đề cơ sở hạ tầng, mặc dù Việt Nam đã rất chú ý tới công tác phát triển hạ tầng cơ sở, song đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi những nguồn vốn lớn thời gian thu hồi vốn lại lâu nên bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước thì hầu như các nhà đầu tư tư nhân không muốn tham gia vào lĩnh vực này. Thực tế ở Việt Nam chúng ta, nhìn chung là cơ sở hạ tầng còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà ĐTNN, vì vậy để tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư thì trong thời gian tới chúng ta cần:


Cần khai thác triệt để lợi thế về vị trí địa lý, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cảng nước sâu, hệ thống kho bãi bến cảng, phát triển mạnh hệ thống giao thông đường biển, tạo thuận lợi cho giao lưu buôn bán và tăng cường thu hút ĐTNN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Dùng vốn ngân sách hoặc các khoản vay ODA để đầu tư xây dựng tiến tới hiện đại hóa hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời đầu tư vào hệ thống giao thông, điện nước đến những vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện bước đầu để nhà ĐTNN biết và đến được với những vùng này.

Tiếp tục hoàn thiện nâng cấp chất lượng các khu công nghiệp đi đôi với mở rộng thêm dự án xây dựng mới các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở nghiên cứu, cân nhắc tính toán đến hiệu quả kinh tế xã hội của khu công nghiệp, khu chế xuất, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 12

Để thu hút đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng, Nhà nước nên giảm hoặc miễn thuế đất trong một thời gian (ví dụ 5 - 10 năm tùy thuộc vào qui mô dự án) để hấp dẫn đầu tư. Cho phép các dự án BOT được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần (như thế sẽ dễ huy động vốn vì các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường đỏi hỏi nhiều vốn).

Nhà nước cần có sự hỗ trợ, tư vấn về lâu dài của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án BOT, BTO, BT để thúc đầy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

5. Tăng cường hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tư

Việt Nam cần đưa ra các chương trình xúc tiến đầu tư có hiệu quả, tổ chức các chương trình truyền thông mang thông điệp về môi trường đầu tư tới các nhà đầu tư mục tiêu.

Nhìn chung, có ba dạng kỹ thuật xúc tiến mà các quốc gia sử dụng: Các kỹ thuật xây dựng hình ảnh, các kỹ thuật tạo nguồn đầu tư , các kỹ thuật dịch vụ đầu tư. Một số quốc gia như Singapore, Thái Lan, Malayxia đã xây dựng được hình ảnh rõ ràng về địa điểm đầu tư. Các quốc gia này giờ không còn


tập trung vào việc tạo dựng hình ảnh nữa mà thay vào đó là tập trung tạo nguồn đầu tư như Cơ quan phát triển công nghiệp Malayxia (MIDA), Ủy ban phát triển kinh tế Singapore (EDB). Việt Nam hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, chúng ta cũng có trung tâm xúc tiến đầu tư ba miền Bắc- Trung - Nam với chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Mặc dù các cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nhưng hiện nay cho thấy vẫn nhiều bất ổn định trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho cả nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Trước tình hình này, để thực hiện được vai trò là một công cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển nền kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách cấp quốc gia, việc thành lập Ủy ban xúc tiến đầu tư quốc gia tại Việt Nam là yêu cầu thực sự cấp bách. Bên cạnh đó cần :

Tăng nguồn tài chính dành cho hoạt động xúc tiến FDI. Cụ thể là tăng ngân sách chi cho hoạt động quảng cáo trong nước và nước ngoài, tham quan các công ty, đón tiếp các đoàn tham gia của các nhà đầu tư, tham dự hội trợ triển lãm ở nước ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị…

Công tác xúc tiến đầu tư cần hướng vào các thị trường trọng điểm, các đối tác có tiềm lực về công nghệ tài chính như Nhật Bản, Mỹ, EU…

Tiến tới thành lập các trung tâm xúc tiến đầu tư ở các nước và khu vực trọng điểm nằm trong chiến lược thu hút FDI (vì hiện nay ngoại trừ Singapore, Việt Nam chưa có trung tâm xúc tiến tại các nước trong khu vực mà chỉ là đại diện tại Sứ quán Việt Nam).

Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư, ví như một chiến dịch tạo dựng hình ảnh cũng sẽ rất cần thiết để gạt bỏ những ấn tượng tiêu cực, làm các nhà đầu tư hiểu rõ hơn môi trường đầu tư tại Việt Nam, đa dạng hóa các tài liệu giới thiệu cho các nhà đầu tư hơn nữa chứ không nên dừng lại ở việc chủ yếu tập trung cung cấp các tài liệu tuyên truyền chính sách pháp luật như hiện nay…


Kết hợp với các chuyến đi thăm, làm việc nước ngoài của các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ để tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư, mời các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại các cuộc hội thảo nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ đối với ĐTNN.

Nâng cấp trang thông tin website về ĐTNN. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về ĐTNN (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTNN).

Nói tóm lại, để thực hiện tốt hơn nữa công tác tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam, cần đến sự phối hợp của các ngành các cấp và sự chỉ đạo của Nhà nước và Bộ kế hoạch và Đầu tư. Việc thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút FDI cũng cần phải được nghiên cứu sao cho hợp lý, dần dần, từng bước, giải pháp nào thực hiện trước, giải pháp nào có thể thực hiện sau để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung.


KẾT LUẬN


Quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Trong quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí ngày càng quan trọng, nó đã và đang là nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nước đang phát triển.

Ở khu vực Châu Á, bên cạnh “người khổng lồ” Trung Quốc, thì quốc đảo Singapore nhỏ bé đã nổi lên như là một điển hình thành công nhất trong công cuộc hội nhập này, trong đó có vai trò to lớn của công cuộc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù là một nước nhỏ, tài nguyên không có gì ngoài nguồn lực con người, nhưng Singapore đã xây dựng được một nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một “con rồng Châu Á”. Một trong những bí quyết thành công của Singapore trong phát triển kinh tế là nước này đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt và tận dụng các xu hướng đầu tư quốc tế trong công cuộc thu thút dòng vốn FDI vào nước mình. Trong những năm gần đây tuy việc thu hút FDI đang diễn ra rất gay gắt giữa các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, nhưng Singapore vẫn liên tục nằm trong top các nước dẫn đầu về thu hút nguồn vốn này tại khu vực Châu Á. Chính chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả luôn biến đổi linh hoạt và đáp ứng, thỏa mãn được yêu cầu của nhà đầu tư đã góp phần giúp Singapore luôn là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài kể cả những nhà đầu tư khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.

Dựa trên những thành tựu to lớn của nước bạn trong thời gian vừa qua, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bài khóa luận đã làm rõ một số điểm nổi bật trong thu hút FDI của Singapore cũng như thực trạng thu hút vốn FDI


ở nước bạn, qua đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa khi Việt Nam chúng ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhằm không những bổ sung nguồn vốn cho đầu tư xã hội, mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hợp lý, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Bên cạnh đó thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, thì kinh nghiệm của nước bạn cũng là phần tham khảo hữu ích cho chúng ta trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.



Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Huy Nhượng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 35.tr.14.

2. Đỗ Đức Thịnh, (1999) Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Lin.T.J (1995), Biện pháp chính sách chủ yếu của các nước Đông Nam Á thu hút FDI, Nxb Thế giới.

4. Luật Đầu Tư Việt Nam (2005), Nxb Tư Pháp.

5. Luật Thương Mại Việt Nam (2005), Nxb Tư Pháp.

6. Ngụy Kiệt- Hà Dậu, Bí quyết cất cánh của 4 con rồng nhỏ, NXB Chính trị Quốc gia- HN.

7. Những điều cần biết về thị trường Singapore (2000), Nxb Lao Động HN.

8. Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Phạm Lan Hương, Hoàng Bình (1996) Đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2/6.

9. Trần Khánh (1995), Cộng hòa Singapore - 30 năm xây dựng và phát triển. Nxb KHXH tr.55.

10. Trần Thị Cẩm Trang (2004), So sánh môi trường đầu tư FDI của Việt Nam với các nước ASEAN5 và Trung Quốc. Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 11. tr 42-50.


11. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 35 (2005), Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, tr.14-15.

12. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Giáo dục.


Tài liệu tiếng Anh

1. Foreign Dierect Investment in 90’s (1990), Martinus Nijhoff tr.150.

2. Singapore2007, Statiscal highlights, Department of Staticstics, Ministry of Trade and Industry, Republic of Singapore.

3. Unctad (2006) World Investment Report 2006, 2007 Unidted Nations New York and Geneva.

4. Singapore’s progress report on the nine effective measures to attact foreign investment.

5. Singapore investment climate report, january 2007.

6. Singapore in Figures 2007.


Địa chỉ trang web


1. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=2659&id=627

2. http://www.unctad.org

3. http://www.aseansec.org

4. http://www.edb.gov.sg

5. http://www.singstat.gov.sg/pubn/reence/sh2007.pdf

6. http://.www.app.mti.gov.sg/default.asp?id=1

7. http://.www.ec.eurpa.eu/external_relation/asem_jpap_vie/intro/prog_re port_en.h

8. http://www.fdi.net

9. http://www.pakboi.gov/pk/country_Brief/Singapore.pdf

10.http://www.ocomonitor.com

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022