Tổng Quan Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Và Phương Pháp Đo Lường


và Kasznik (1999); Barth, Kasznik và McNichols (2001) cho rằng chi phí nghiên cứu và phát triển đại diện cho tài sản vô hình và gắn liền trực tiếp với thông tin bất đối xứng. Thông tin bất đối xứng càng cao sẽ khiến chi phí nghiên cứu phát triển càng cao.

Thông thường, các công ty thường dành khoảng 5% lợi nhuận cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy vậy, đối với một số ngành như : dược phẩm, phần mềm, điện tử viễn thông… thì hoạt động này được các công ty đầu tư cao hơn hẳn những ngành khác. Thông tin bất đối xứng được thể hiện một cách rõ ràng trong các ngành công nghiệp cao có hoạt động đầu tư vào R&D một cách chuyên sâu (Himmelberg và Petersen, 1994), ví dụ như ngành công nghệ sinh học. Sở dĩ có điều này vì các nhà quản lý thông thường đã có nhiều thông tin bên trong công ty hơn các đối tác bên ngoài, cộng với sự hiểu biết về sự thành công của các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm, các thông số kỹ thuật liệu nó có thành công hay không cũng như tính khả thi của sản phẩm khi tung ra thị trường (Hall và Lerner, 2009). Điều này làm tăng tính bất đối xứng thông tin. Aboody and Lev (2000) chứng minh rằng giao dịch nội gián tăng cao tại các công ty có hoạt động R&D hơn là các công ty không có R&D, đồng thời cho thấy R&D là một trong những nhân tố chính dẫn đến thông tin bất đối xứng.

Đo lường thông tin bất đối xứng bằng chỉ số Tobin’s Q. Đây là chỉ số được James Tobin đưa ra khái niệm Q vào cuối thập niên 1960. Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường đánh giá một doanh nghiệp cao hơn giá trị vật chất của doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu thị trường cho rằng doanh nghiệp có triển vọng phát triển. Khi Q

> 1, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng, ngược lại nếu Q < 1 thì doanh nghiệp sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp. Lý thuyết đầu tư của Tobin (1969) đưa ra một cơ chế, qua đó, chính sách tiền tệ có thể tác động đến nền kinh tế thông qua kênh định giá cổ phiếu. Tobin định nghĩa q là thị giá của một công ty trên chi phí thay thế vốn của công ty đó. Nếu hệ số q cao, công ty sẽ đầu tư nhiều hơn vì việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của công ty khá cao so với chi phí huy động thêm vốn. Ngược lại, nếu hệ số q thấp, công ty sẽ không gia tăng đầu tư vì chi phí huy động thêm vốn khá đắt.


Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể làm tăng hệ số q qua 2 kênh. Thứ nhất, lãi suất thấp sẽ không khuyến khích nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng và họ sẽ vay thêm vốn với chi phí thấp hơn trước. Nhà đầu tư sẽ phải tìm kiếm các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn, một trong những kênh đầu tư đó là thị trường chứng khoán. Do đó, thị giá cổ phiếu có thể sẽ tăng lên do cầu kéo. Thứ hai, lãi suất thấp còn làm cho các công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn so với cổ phiếu, nhà đầu tư có thể cũng sẽ chuyển từ kênh trái phiếu sang kênh cổ phiếu. Tóm lại, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm tăng giá cổ phiếu, và do đó, làm tăng hệ số q, và kết quả là đầu tư cũng tăng theo.

Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với giá trị thay thế của tài sản. R. Bauer và các cộng sự (2004) đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giá thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản. Chỉ tiêu Tobin’s Q phụ thuộc vào các giá trị vô hình của công ty, niềm tin của thị trường đối với tương lai của công ty và phương pháp hạch toán giá trị sổ sách của tài sản. Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp nhận dạng và ước lượng giá trị vô hình không được ghi nhận trong báo cáo tài chính. Nhược điểm của chỉ tiêu này nằm ở tâm lý nhà đầu tư và khả năng tuân thủ chuẩn mực kế toán.

Nghiên cứu trước đó cho thấy vấn đề thông tin bất đối xứng càng trở nên trầm trọng đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng mạnh (Smith and Watts (1992). Vì vậy, biến đại diện được sử dụng để đo lường thông tin bất đối xứng là cơ hội đầu tư (investment opportunities) (McLaughlin và cộng sự. (1998). Không giống như ROA, ROE vẫn thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, chỉ số Tobin’s Q có ưu điểm nhất định. Nếu như ROA, ROE phản ánh kết quả trong quá khứ thì Tobin’s Q phản ánh kỳ vọng tương lai của nhà đầu tư.

Tobin’Q = ( EMV + LMV)/(EBV + LBV)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Trong đó:

EMV: Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu.

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7


LMV: Giá trị thị trường của Nợ phải trả. EBV: Giá trị sổ sách của Vốn chủ sở hữu. LBV: Giá trị sổ sách của Nợ phải trả.

Đo lường thông tin bất đối xứng qua chỉ số đòn bẩy tài chính (Leverage) hay nợ tài chính: Một công ty có chỉ số nợ tài chính cao có thể có mức biến động về lợi nhuận cao hơn. Điều này khiến giá trị thực chất của công ty đó sẽ có mức biến động lớn do sự biến động về lợi nhuận. Kết quả là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính gắn liền với tính bất đối xứng thông tin. Do tính chất bất đối xứng thông tin phụ thuộc vào hoạt động công bố thông tin, tuy nhiên, thông tin của ngân hàng công bố ra được chia làm hai trường hợp, thứ nhất là mức độ công bố thông tin; thứ hai là tính chính xác của công bố thông tin.

Đối với mức độ công bố thông tin: Trong giai đoạn nhất định, thông tin bất đối xứng sẽ giảm dần khi mức độ công bố thông tin tăng lên. Việc tuân thủ chế độ công bố thông tin gắn liền với niềm tin của người gửi tiền và các bên liên quan tăng lên, từ đó khiến người dân gửi tiền nhiều hơn, từ đó đòn bẩy tài chính tăng (leverage tăng). Như vậy có thể nói, công bố thông tin tăng khiến thông tin bất đối xứng giảm và đòn bẩy tài chính tăng. Điều này có nghĩa thông tin bất đối xứng có mối tương quan ngược chiều với đòn bẩy tài chính. Nợ tài chính có thể được xem như là một cơ chế để giảm thiểu thông tin bất đối xứng vì các chủ nợ thúc đẩy để theo dõi hành vi của quản lý để bảo vệ yêu cầu của mình. Degryse và Jong (2006) cho rằng "đòn bẩy tài chính và đặc biệt là nợ ngân hàng, là một cơ chế kỷ luật quan trọng làm giảm vấn đề người đại diện (mâu thuẫn giữa chủ sở sở hữu và nhà quản lý)". Bebchuk (2003) đồng ý với luận điểm này, trong đó đòn bẩy tài chính có thể hoạt động như một cơ chế để hạn chế tính bất đối xứng thông tin.

Đối với mức độ chính xác của công bố thông tin: Trong trường hợp thông tin được công bố đầy đủ, tuy nhiên mức độ chính xác thấp (nghĩa là thông tin được cung cấp không đúng và có thể là cung cấp sai lệch vì mục đích của ngân hàng), điều này phổ biến khi xảy ra những dấu hiệu khủng hoảng ngân hàng. Một ví dụ cụ thể tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng luôn công bố thông tin nợ xấu ở mức xấp xỉ


3%, tuy nhiên trong thực tế mức nợ xấu của các cơ quan giám sát đánh giá không chính thức mức nợ xấu các ngân hàng có thời điểm lên đến 10 - 15%. Như vậy, thông tin công bố không đúng, nghĩa là thông tin bất đối xứng cao. Các ngân hàng tìm cách mọi cách tăng vốn, tăng huy động để pha loãng mức nợ với mức lãi suất huy động cao nhằm thu hút người gửi tiền. Tuy nhiên, người dân gửi tiền không biết, họ vẫn gửi tiền cho ngân hàng vì lãi suất ngân hàng cao trong khi các kênh đầu tư khác sinh lời ít. Như vậy mức độ chính xác thông tin thấp, khiến thông tin bất đối xứng tăng và đòn bẩy tài chính cũng tăng. Trong trường hợp này, thông tin bất đối xứng lại có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp đo lường bằng hai cách thích hợp đối với tình trạng số liệu có thể lấy được tại Việt Nam, đó là chỉ số chi phí nghiên cứu (R&D) và chỉ số đòn bẩy tài chính (Leverage).

2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và phương pháp đo lường

Hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (corporate performance hoặc firm performance) là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ… trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư. Hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học.

Trong các nghiên cứu của Berger & cộng sự, 1997; At.hanaso.glo.u & cộng sự, 2008; Sufian, 2009; Anbar & Alpe.r, 2011, các tác giả sử dụng thường xuyên sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động. Theo Rose (2004) và Phan Thị Thu Hà (2011), chúng là các chỉ tiêu kế toán thuần túy và đối với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thì ba số sau đây được sử dụng phổ biến nhất: (1) lãi ròng NIM (Net Interest Margin); (2) lợi nhuận trên tổng tài sản ROA (Return on Assets), và (3) lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (Return on Equity).

Theo Rose (2002) và Mishkin (2009), “lãi ròng NIM phản ánh năng lực của

đội ngũ quản trị trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu đến từ các


khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng của chi phí”. Một cách nhìn khác là huy động hoặc đi vay với chi phí thấp, trong khi đại lợi nhuận tối đa để đạt lợi nhuận cao nhất.

Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA là một chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của việc quản lý các tài sản của tổ chức. Tiêu chí này đại diện cho năng lực quản trị công ty trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng và lợi nhuận. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế nói chung cũng như của ngân hàng nói riêng. ROA thấp cho thấy hoạt động kém hiệu quả hoặc dàn trải dẫn đến lợi nhuận không đủ trang trải cho các chi phí. Ngược lại, ROA cao cho thấy hiệu quả của hoạt động cho vay là các tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Một chỉ số ROA cao cũng phản ánh cơ cấu tài sản hợp lý của ngân hàng.

Cuối cùng, tiêu chí ROE là một thước đo khả năng sinh lời cho các cổ đông và đây thường là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Tiêu chí này thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (Rose,2002; Saunders & cộng sự, 2006). Tiêu chí này cũng phản ánh mức độ đền bù cho những rủi ro mà cổ đông chấp nhận khi họ đầu tư vào một tổ chức công ty nói chung cũng như ngân hàng nói riêng.

Nghiên cứu của Hult và các cộng sự (2008) đánh giá cách thức đo lường hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu khoa học đã công bố về công ty kinh doanh quốc tế (international business), bao gồm các cấp độ tập đoàn, công ty và đơn vị kinh doanh chiến lược (strategic business unit), cho thấy có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động được sử dụng là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc hiệu quả tổng hợp (overall performance).

Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q.


Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản phẩm mới và sáng chế, chất lượng hàng hoá/dịch vụ, năng suất lao động, mức độ hài lòng và duy trì lực lượng lao động.

Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm uy tín, khả năng tồn tại, mức độ đạt được mục tiêu, so sánh với đối thủ cạnh tranh…

Hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết hợp.

Tiếp cận thị trường xem hiệu quả tài chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) vào cổ phiếu của công ty đang xem xét. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa tổng cổ tức và chênh lệch giá nhận được trong một khoảng thời gian so với vốn đầu tư ban đầu. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dựa trên thu nhập thực tế bằng tiền của nhà đầu tư, nên có tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý của nhà đầu tư (lạc quan hoặc bi quan về thị trường); đặc biệt trên những thị trường chứng khoán mới phát triển (emerging market), việc giám sát tuân thủ quy định pháp luật chưa chặt chẽ và thị trường kém hiệu quả về mặt thông tin, nên giá chứng khoán dễ bị thao túng bởi hoạt động đầu cơ bất hợp pháp, do đó ROI chưa phải là chỉ tiêu tốt để đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc khác, khi công ty thực hiện các nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phẩn, cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu… sẽ làm thị giá cổ phiếu điều chỉnh tương ứng và làm công thức tính toán ROI trở nên rất phức tạp.

Cách tiếp cận thứ hai là dựa vào thông tin do công ty cung cấp, mà chủ yếu từ báo cáo tài chính được kiểm toán. Theo cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu là các tỷ suất lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Hai chỉ tiêu này có quan hệ với nhau vì ROE khuếch đại ROA thông qua đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu thì chỉ tiêu ROA toàn diện hơn do tính đến khả năng khai thác toàn bộ tài sản của công ty. Ưu điểm của cách tiếp cận này là dễ tính toán chỉ tiêu, nhưng nhược điểm lại nằm ở tính sẵn có và tính chính xác, trung thực của thông tin từ báo cáo tài chính.


Cách tiếp cận thứ ba kết hợp cả hai khía cạnh thị trường và công ty, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu Tobin’s Q hoặc tỷ số thị giá/giá sổ sách (PBV – price to book value ratio). Tobin’s Q được tính bằng tỷ số giữa giá thị trường của tài sản với giá trị thay thế của tài sản. R. Bauer và các cộng sự đã đề xuất cách tính Tobin’s Q: giá thị trường của tài sản được tính bằng cách cộng giá sổ sách của tài sản với giá thị trường của cổ phiếu đang lưu hành, sau đó trừ đi giá sổ sách của cổ phiếu lưu hành, còn giá trị thay thế của tài sản được tính bằng giá sổ sách của tài sản. Chỉ tiêu PBV tương tự như Tobin’s Q, nhưng không tính trên tổng tài sản, mà chỉ so sánh giá thị trường và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu, do đó PBV chưa được toàn diện bằng Tobin’s Q. Chỉ tiêu Tobin’s Q phụ thuộc vào các giá trị vô hình của công ty, niềm tin của thị trường đối với tương lai của công ty và phương pháp hạch toán giá trị sổ sách của tài sản. Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ tính toán, giúp nhận dạng và ước lượng giá trị vô hình không được ghi nhận trong báo cáo tài chính, nhưng nhược điểm của nó nằm ở tâm lý nhà đầu tư và khả năng tuân thủ chuẩn mực kế toán.

Như vậy, hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng khảo sát và nguồn dữ liệu. Mỗi chỉ tiêu tính toán đều có ưu điểm và nhược điểm của nó.

Các nghiên cứu trước đã xây dựng các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt động của công ty dựa trên các quan điểm và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Richard và cộng sự (2009) đã tiến hành rà soát các thước đo kết quả hoạt động công ty từ các nghiên cứu trong nhóm năm tạp chí khoa học hàng đầu về quản lý giai đoạn 2002-2007. Các tác giả này đã phát hiện có sự thống nhất cao về các thước đo và cách kết hợp chúng để so sánh kết quả hoạt động công ty. Theo Bhagat và Bolton (2008), các biến đại diện thông dụng nhất cho kết quả hoạt động của công ty gồm có:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) - tổng thu nhập trước khấu hao chia cho tổng tài sản vào thời điểm cuối năm; Tobin’Q: chỉ tiêu này được tính toán bởi (Gom- pers, Ishii và Metrick, 2003; Brainard và Tobin 1968); Lợi nhuận cổ phiếu: thu nhập hỗn hợp trong một năm (gồm cả cổ tức); Tỷ lệ đòn bẩy tài chính- là tổng nợ dài hạn chia tổng tài sản; Kết quả hoạt động hai năm gần nhất: dựa trên các chỉ tiêu này, sự thay đổi kết quả hoạt động sẽ được tính toán, ví dụ tăng trưởng của


công ty. Vì hạn chế dữ liệu, các nghiên cứu về chủ đề này thường chỉ sử dụng chỉ tiêu đơn lẻ để phản ánh kết quả hoạt động công ty, trong đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước là các thước đo thông dụng nhất.

Trong nghiên cứu này của mình tác giả sẽ sử dụng chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) vì chỉ số này được rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng cũng như chỉ số này được công bố rộng rãi.

2.4. Tổng quan về mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của ngân hàng

2.4.1. Mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nhất định giữa hoạt động công bố thông tin và hoạt động quản trị công ty. Lowenstein (1996) cho rằng “một cơ chế công bố thông tin tốt là một cơ chế hiệu quả và hiệu suất nhất để các nhà quản lý quản trị công ty tốt hơn”. Điều này chứng minh các công ty công bố thông tin tốt hơn có thể có quản trị công ty tốt hơn. Bởi vậy, công bố và minh bạch thông tin góp phần lớn vào công tác quản trị công ty và hoạt động của doanh nghiệp.

Abdul Rahman (2006) cho rằng “Công bố những thông tin phù hợp tăng cường minh bạch và cung cấp lượng thông tin chính xác, sẽ giúp các cổ đông của công ty và các bên liên quan có những hành động phù hợp với mục tiêu của họ”. Ngoài ra, công bố thông tin về quản trị công ty rất quan trọng với các nhà đầu tư để giúp họ có một bức tranh tốt về mức độ của các hoạt động giám sát công ty. Nó cũng giúp các nhà đầu tư nhận biết và so sánh về việc thực thi quản trị công ty giữa các công ty với nhau. Và nhờ đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư dựa vào mức độ công bố thông tin về quản trị công ty (Abdul Rahman và Rizal Salim, 2010). Quản trị công ty có vai trò như một cơ chế để giảm thiểu các vấn đề về đại diện giữa các cổ đông và nhà quản lý. Việc tăng cường công bố thông tin của công ty và việc thiết lập những hướng dẫn về quản trị công ty đã hỗ trợ cho các cổ đông

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí