Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Công Ty Và Thông Tin Bất Đối Xứng


nhằm đảm bảo các nhà quản lý sẽ điều hành công ty dựa trên lợi ích của các cổ đông. Chỉ thông qua việc công khai và minh bạch thông tin một cách hoàn chỉnh và đầy đủ, các cổ đông mới có thể thấy tự tin về khoản đầu tư được vận hành một cách tốt nhất cho lợi ích của họ.

Đối với vấn đề sử dụng đòn bẩy tài chính (leverage), (Andy, Chuck & Alison, 2002) cho rằng đòn bẩy tài chính là một công cụ nợ quan trọng. Bên cạnh vốn tự có, đòn bẩy tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Đối với lĩnh vực ngân hàng, mặc dù vốn chủ sở hữu là cao so với các doanh nghiệp thông thường, nhưng việc sử dụng tiền gửi của người dân để cho vay nhằm kiếm lợi nhuận là một cách thức đặc biệt chỉ các tổ chức tài chính, nhất là ngân hàng mới có. Các khoản tiền gửi, được coi như khoản nợ của ngân hàng tạo ra cơ hội tiềm năng rất lớn nếu được sử dụng hiệu quả. Pandey (2010) khẳng định rằng các đòn bẩy tài chính được sử dụng bởi một công ty có khả năng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn so với các doanh nghiệp thông thường chỉ sử dụng nguồn vốn tự có. Rõ ràng nhất là khi xem xét cấu trúc về vốn của doanh nghiệp nói riêng và ngân hàng nói chung, chi phí vốn được xác định bởi các thành phần của cấu trúc vốn của một công ty. Một cấu trúc vốn tối ưu là lúc công ty có tổng chi phí vốn thấp nhất, trong trường hợp này tăng sử dụng nợ sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và thu nhập của cổ đông. Việc kết hợp giữa đòn bẩy tài chính và chi phí vốn tối ưu sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi xem xét khía cạnh ngược lại, Andy (2002) cho rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính đến một giới hạn nhất định hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức sẽ dẫn đến kết quả hoạt động thấp. Điều này có thể nhìn rõ trên thị trường ngân hàng, khi ngân hàng chạy đua thị phần, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động trong một thời gian nhất định và dự báo doanh nghiệp sẽ tăng cường vay khi tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mức cao. Vấn đề phát sinh là việc tăng lãi suất huy động đẩy tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên cao. Tuy nhiên, việc giải ngân của ngân hàng lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu vốn và khả năng hấp thụ của doanh nghiệp. Khi ngân hàng huy động nhiều nhưng doanh nghiệp không vay khiến nguồn


vốn ứ đọng, doanh thu của ngân hàng thấp trong khi chi phí lãi vay tăng cao, kết quả là hiệu quả kinh doanh thấp. Điều này rất phổ biến đối với các quốc gia có hệ thống tài chính, ngân hàng đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng hoặc các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững. Như vậy, đòn bẩy tài chính có thể tăng trưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng.

Đối với chi phí hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Các nghiên cứu cho thấy xu thế hiện nay là các công ty tiến đẩy mạnh các hoạt động R&D nhằm củng cố vị thế của mình trên thị trường bằng cách cải thiện doanh số bán hàng. Tuy nhiên, những hiện nay vẫn chưa đồng thuận về những tác động của R&D tới thu nhập và hiệu suất tài chính. Trước hết, Sougiannis (1994) cho rằng việc tăng chi phí nghiên cứu sẽ làm tăng thu nhập ròng trong tương lai của doanh nghiệp. Chan (1990) cho rằng chi phí nghiên cứu tăng sẽ làm giá cổ phiếu tăng. Canibano và Garcia-Ayuso (2000) khẳng định lợi nhuận tăng cùng với chi phí R&D tăng.

Tuy nhiên nghiên cứu của Morbey (1989) cho thấy không có bất kỳ mối tương quan nào giữa chi phí R&D và tăng trưởng lợi nhuận. Bên cạnh đó, Sundaram và John (1996) cũng khẳng định không tìm thấy một mối quan hệ nào giữa chi phí R & D và giá chứng khoán. Hai tác giả nhận thấy rằng phản ứng của thị trường phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể thay vì phụ thuộc vào chi phí R&D. Bên cạnh đó, việc tăng chi phí R&D tại một thời điểm nhất định, là một khía cạnh cho thấy doanh nghiệp, ngân hàng chưa phát huy hết được hiệu quả về vốn do chưa có đủ thông tin về thị trường, khách hàng, sản phẩm, nghĩa là hiệu quả hoạt động chưa tốt, điều này áp dụng cho cả doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả giả định có mối quan hệ giữa chi phí R&D với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Ở phần trên tác giả đã quyết định lựa chọn sử dụng hai chỉ số là: Đòn bẩy tài chính Leverage và chi phí R&D là đại diện để đánh giá mức độ bất đối xứng của thông tin. Ở trên ta cũng đã kết luận thông tin bất đối xứng biến thiên cùng chiều với đòn bẩy tài chính Leverage và chi phí R&D. Do đó, tác giả đưa ra hai giả thuyết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

nghiên cứu để qua đó đánh giá sự tác động của thông tin bất đối xứng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, gồm:

- Giả thuyết H1.1: Chi phí R&D có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

- Giả thuyết H1.2: Chỉ số đòn bẩy tài chính Leverage có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nếu R&D và Leverage có tác động ngược hay thuận chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì ta có thể có kết luận tương tự về tác động của thông tin bất đối xứng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.4.2. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng

Mặc dù có nhiều nghiên cứu trước đây về QTCT, tuy nhiên còn ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và QTCT và mức độ thông tin bất đối xứng. Nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1997), Perotti và Thadden (2003), Pawlina và Renneboog (2005) và Florackis và Ozkan (2009) cho thấy số cổ đông càng lớn sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ bất đối xứng thông tin và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Ngược lại, nghiên cứu của Heflin và Shaw (2000) và O'Neill và Swisher (2003), Belghitar và cộng sự (2011) cho thấy sở hữu tập trung nhiều hơn sẽ khiến mức độ thông tin bất đối xứng cao hơn. Các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quản trị công ty và bất đối xứng thông tin thường tập trung vào một số khía cạnh hạn chế, các vấn đề cụ thể của quản trị công ty. Cai và cộng sự. (2006), Hillier và McColgan (2006), Kanagaretnam và cộng sự (2007) và Holm và Scholer (2010) thấy rằng HĐQT độc lập có liên quan ngược chiều với thông tin bất đối xứng. Trong khi, Chen và Nowland (2010) cho rằng tăng thành viên độc lập trong HĐQT sẽ đảm bảo lợi ích tốt hơn cho các cổ đông thiểu số. Wruck (1993) và Kang, Kumar và Lee (2006) nghiên cứu về mức độ quan trọng của lương thưởng đối với các giám đốc điều hành trong việc giảm thông tin bất đối xứng. Wruck (1993 ) và Kang , Kumar và Lee (2006 ) kiểm định về vai trò của lương của giám đốc điều hành trong việc giảm vấn đề mâu thuẫn giữa nhà quản lý và chủ sở hữu.


Chi và Scott-Lee (2010) cho rằng dòng tiền tự do càng lớn (free cash flow) càng lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT. Chen và cộng sự . (2013 ) thấy rằng nhu cầu tài chính bên ngoài tỷ lệ nghịch với tính bất đối xứng thông tin. Belghitar và Khan (2011 ) cho rằng cơ chế quản trị nội bộ hiệu quả hơn đối với công ty có cơ hội tăng trưởng đầu tư cao, trong khi cơ chế quản trị bên ngoài (ví dụ quản lý thị trường vốn) sẽ hiệu quả hơn đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng đầu tư thấp. Hallman và cộng sự. (2005) cho rằng quản lý của ban giám đốc và động lực về lương của CEO có thể hoạt động như một cơ chế có thể thay thế nhau. Nếu trong trường hợp này, mức độ thông tin bất đối xứng cao có thể dẫn đến hoạt động quản trị kém đi và lương trả cho CEO cao hơn. Tương tự, Williamson (1983) đồng ý rằng quản lý của ban giám đốc và thị trường đối với kiểm soát công ty có thể hoạt động thay thế nhau như một cơ chế thay thế. Kết hợp với lý thuyết chi phí (Demsetz and Lehn (1985), cho thấy các công ty với mức độ thông tin bất đối xứng cao sẽ thuê ít thuê các giám đốc quản lý tập trung trong khi dựa nhiều hơn vào thị trường để thắt chặt các hoạt động của nhà quản lý. Bởi vì quản trị có thể đạt được thông qua nhiều kênh khác nhau, chúng ta tin tưởng rằng có tồn tại tác động của thông tin bất đối xứng đến các cơ chế QTCT.

Nghiên cứu của Bushman và Smith (2003) nhấn mạnh thông tin trong báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin chính đối với các nhà đầu tư và nhà làm luật. Hai tác giả nhận định thông tin báo cáo tài chính không chỉ giúp hạn chế các vấn đề liên quan đến thông tin bất đối xứng mà còn giúp HĐQT đưa ra các quyết định quản lý quan trọng. Trong đó báo cáo tài chính giúp giảm các lựa chọn đối nghịch và rủi ro thanh khoản, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Đồng thời giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đó đã chứng minh có mối quan hệ giữa lợi nhuận kiếm được và kết quả điều hành của các nhà quản lý cao cấp.

Healy và Palepu (2001) cung cấp những lý thuyết rộng hơn về cung cấp thông tin tự nguyện. Họ liệt kê những động lực phía sau các quyết định công bố thông tin. Một trong những động lực chính là việc tham gia vào các giao dịch trong thị trường vốn. Nói chung, các nhà quản lý có thông tin đầy đủ hơn so với các nhà đầu tư, khi


tham gia vào thị trường vốn, các nhà quản lý có xu hướng cung cấp thông tin tự nguyện nhiều hơn nhằm giảm vấn đề thông tin bất đối xứng, giảm chi phí tài chính bên ngoài, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Các nghiên cứu trước đó cũng tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa cung cấp thông tin tự nguyện và vấn đề QTCT. Ví dụ, Eng và Mak (2003) kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu và thành phần HĐQT đối với hoạt động công bố thông tin tự nguyện. Họ phát hiện ra rằng khi các nhà quản lý có mức sở hữu thấp và sở hữu của chính phủ ở mức cao sẽ gắn liền với mức công bố thông tin tốt hơn. Họ cũng chứng minh số lượng các thành viên bên ngoài càng nhiều thì hoạt động công bố thông tin càng giảm.

Nghiên cứu này khám phá các yếu tố của QTCT có thể được sử dụng để kiểm soát vấn đề đại diện (agency problem) hoặc bằng cách tăng cường các hoạt động giám sát hoặc bằng cách khuyến khích các hoạt động quản lý. Các yếu tố đó có thể là tính độc lập và tích cực trong hoạt động của HĐQT, yếu tố về lương thưởng đối với các nhà quản lý cấp cao nhằm giảm những hành vi mang tính chủ quan của nhà quản lý có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty. Một yếu tố khác có thể đề cập đến mức độ tập trung sở hữu của các cổ đông, điều này khác phức tạp do việc sở hữu tập trung có thể theo dõi chặt chẽ hoạt động của các nhà quản lý và kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý sao cho có lợi nhất, tuy nhiên các cổ đông chi phối cũng có thể khuyến khích các nhà quản lý điều hành công ty theo hướng có lợi nhất cho mình mà ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Yếu tố khác đó là việc vay nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính cải thiện hoạt động giám sát hay nói ngược lại việc cải thiện hoạt động giám sát và công bố thông tin giúp hoạt động vay nợ hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính thuận lợi hơn. Chính vì vậy, nợ công ty cũng có tác động nhất định đến mức độ thông tin bất đối xứng.Do các chỉ số Leveragel và R&D là đại diện của thông tin bất đối xứng, nên các yếu tố thuộc quản trị công ty sẽ có tác động tới 2 chỉ số R&D và Leverage. Vì vậy, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm qua đó đánh giá một cách gián tiếp sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc quản trị công ty tới thông tin bất đối xứng như sau:


- H2.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới chi phí R&D

- H2.2: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới chi phí R&D

- H2.3: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới chi phí R&D

- H2.4: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới chi phí R&D

- H2.5: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới chi phí R&D

- H2.6: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới chi phí R&D

- H2.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới chi phí R&D

- H2.8: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới chi phí R&D

- H2.9: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.10: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới

đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.11: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.12: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.13: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.14: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.15: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới đòn bẩy tài chính Leverage

- H2.16: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới

đòn bẩy tài chính Leverage

2.4.3. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả hoạt động của công ty. Cách thứ nhất là một đánh giá toàn diện về quản trị công ty bằng một chỉ


số mà người ta thường gọi là chỉ số QTCT. Cách thứ hai là nghiên cứu mối quan hệ của những nhân tố trong quản trị công ty với hiệu quả QTCT.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng một công ty có HĐQT lớn có tác động tiêu cực đáng kể đến giá trị công ty (Yermark, 1996). Tương tự như vậy, Eisenberg, Sundgren và Wells (1998) chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT với lợi nhuận tại các công ty nhỏ và vừa tại Phần Lan. Tuy nhiên, nghiên cứu của Adams và Mehran (2005) không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa quy mô ban giám đốc và kết quả hoạt động của công ty (tác giả đo lường bằng chỉ số Tobin’Q). Tuy nhiên Andres và Valleado (2008) chứng minh có mối quan hệ phi tuyến tính giữa quy mô HĐQT và kết quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả sử dụng bộ biến số gồm 69 ban giám đốc của các ngân hàng thương mại lớn tại nhiều quốc gia khác nhau trong giai đoạn 10 năm từ 1995 đến 2005. Hai tác giả chứng minh rằng giới hạn trên của hình U ngược là khoảng 19 thành viên. Các tác giả cũng chứng minh rằng khi số lượng thành viên HĐQT đạt đến con số 19 sẽ khiến hoạt động của ngân hàng (chỉ số Tobin’Q) bắt đầu suy giảm. Nghiên cứu này gắn liền với quan điểm của Fama và Jensen (1983) là quy mô Hội đồng quản trị phản ánh phạm vi và tính phức tạp trong hoạt động của các công ty. Một nghiên cứu của Rose (2007) đã chỉ ra rằng không có mối quan hệ nào số lượng thành viên là nữ giới trong Hội đồng quản trị tới thông tin bất đối xứng mà đại diện cho thông in bất đối xứng ở đây là biến Tobin’Q.

Jensen và Mecking (1976) phát triển một mô hình giải thích về vấn đề mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý trong công ty. Những kết quả nghiên cứu của hai tác giả đã cung cấp một khía cạnh bên trong về mối quan hệ giữa sở hữu của các nhà quản lý với vấn đề đại diện. Họ chứng minh rằng khi các nhà quản lý có ít sở hữu thì vấn đề đại diện là rất lớn và vì vậy, các cổ đông buộc phải dựa vào cơ chế quản trị bên ngoài để làm giảm bớt vấn đề đại diện này. Trong nghiên cứu khác của DeYoung và cộng sự (2009), các tác giả chứng minh lợi nhuận của ngân hàng gắn liền với lợi ích của các nhà quản lý được ngân hàng thuê. Nghiên cứu khác của Ofek và Yermack (2000) chứng minh lương là động lực quan trọng đối với các nhà quản lý có mức độ sở hữu thấp. Nói tóm lại, lương và sở hữu cổ phần của các nhà


quản lý có mối tương quan nhất định đến hoạt động quản trị cũng như tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng .

2.4.3.1. Cách tiếp cận thông qua chỉ số quản trị công ty

Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị công ty (đại diện bởi chỉ số quản trị công ty) và tình hình hoạt động của công ty. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng mối tương quan và hồi quy để kiểm tra mối quan hệ này. Kết quả rất đa dạng do phụ thuộc vào yếu tố thời gian thu thập dữ liệu và các điều kiện cụ thể của quốc gia đó. Gompers, Ishii & Metrick (2003) đã kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị công ty và tình hình hoạt độgn của 1.500 công ty niêm yết lớn của Mỹ. Chỉ số quản trị công ty bao gồm quyền bỏ phiếu, tiếp quản mang tính thù địch v..v.. được sử dụng như là đại diện cho các yếu tố quản trị công ty. Tình hình hoạt động được đo bằng Tobin Q, lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu. Kết quả cho thấy các công ty với quyền lợi của các cổ đông cao hơn sẽ có giá trị lớn hơn, nghĩa là Tobin’s Q, lợi nhuận lớn hơn, tăng trưởng doanh thu cao hơn, và chi phí vốn thấp hơn.

Brown (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm quản trị công ty của họ (Gov – Score) và tình hình hoạt động của công ty Mỹ được đại diện bởi tình hình hoạt động (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu), định giá (Tobin’s Q) và trả cổ tức cổ đông (lợi tức và việc mua lại cổ phiếu). Các kết quả chỉ ra rằng trong năm 2002, các công ty có chỉ số Gov – Score thấp là những công ty có tình hình hoạt động kém (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn), định giá thấp hơn (Tobin’s Q thấp hơn) và trả ít cổ tức hơn cho các cổ đông.

Epps và Cereola (2008) phân tích mối quan hệ giữa quản trị công ty và tình hình hoạt động của công ty sử dụng chỉ số Corporate Governance Quotient, được cung cấp bởi ISS (Institutional Shareholder Services) cho hơn 800 công ty của Mỹ từ năm 2002 đến 2004. Kết quả chỉ ra rằng không có mối tương quan nào giữa tình hình hoạt động của công ty với đánh giá về quản trị công ty của các công ty này.

Daines, Gow & Larcker (2008) đo lường tình hình hoạt động của công ty bằng các biến hiệu suất hoạt động (lợi nhuận trên tổng tài sản ROA), định giá (Tobin’s Q

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022