và lợi nhuận của cổ phiếu). Nghiên cứu này cho thấy CGQ cao hơn thì Tobin’s Q thấp. Có 2 nguyên nhân của kết quả này do (i) quản trị công ty là lựa chọn bên trong của chính công ty hoặc (ii) có những sai số trong việc đánh giá quản trị công ty.
Tương tự, Daines, Gow & Larcker (2009), Vintila. G và Gherghina (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa các đánh giá quản trị công ty và tình hình hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan Mỹ. Nghiên cứu đưa ra kết quả mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa các chỉ số phụ về quản trị công ty (kiểm toán, cấu trúc các hội đồng quản trị, quyền cổ đông và sự bồi thường được cung cấp bởi Institutional Shareholder Services và tình hình hoạt động của công ty. CGI có mối tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, Tobin’s Q nhưng có mối tương quan tỷ lệ thuận với quy mô công ty. Với hồi quy, các nghiên cứu chỉ ra rằng cứ tăng 1% CGI thì sẽ giảm 4% Tobin’s Q, cứ tăng 1% CGI sẽ giảm 9% giá trị sổ sách. Mối quan hệ giữa CGI và ROA chưa được xác định. Ngược lại, B, Jang Hasung, Kim (2003) xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty lên giá trị công ty ở Hàn Quốc. Kết quả chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chỉ số quản trị công ty và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách và Tobin’s Q. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Anderson. A và Gupta. P (2009) so sánh giữa các quốc gia về quản trị công ty (được đo lường bởi Corporate Governance Quotient) và tình hình hoạt động của công ty. Kết quả cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch phụ thuộc vào cấu trúc tài chính của quốc gia và hệ thống pháp lý.
2.4.3.2. Cách tiếp cận thông qua một số nhân tố của quản trị công ty tác
động đến hiệu quả hoạt động
Mối quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
Có 2 trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô của Hội đồng quản trị (HĐQT) và hiệu suất công ty. Trường phái đầu tiên cho rằng quy mô của HĐQT càng nhỏ thì đóng góp càng nhiều vào thành công của công ty (Lipton and Lorsch, 1992; Jensen, 1993; Yermack, 1996). Trường phái thứ hai lại cho rằng HĐQT với quy mô lớn hơn sẽ làm tăng hiệu suất công ty. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô
HĐQT lớn sẽ hỗ trợ và tư vấn quản lý công ty hiệu quả hơn do sự phức tạp của môi trường kinh doanh và văn hóa công ty (Klein, 1998). Thêm vào đó, quy mô HĐQT lớn hơn sẽ quy tập được nhiều thông tin hơn. Vì vậy, hiệu suất công ty sẽ được nâng cao với quy mô HĐQT lớn hơn (Dalton and ctg, 1999).
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Thông Tin Bất Đối Xứng
- Tổng Quan Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Và Phương Pháp Đo Lường
- Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Công Ty Và Thông Tin Bất Đối Xứng
- Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10
- Tổng Quan Thực Trạng Quản Trị Công Ty Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Thống Kê Mô Tả Biến Độc Lập Là Các Yếu Tố Thuộc Quản Trị Công Ty Và Kiểm Định Dạng Phân Phối Của Các Thang Đo Biến Độc Lập
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Số lượng thành viên hội đồng lớn sẽ gặp khó khăn trong quá trình giám sát và kết hợp giữa các thành viên cho các quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Khi số lượng thành viên HĐQT quá lớn, các thành viên gặp vấn đề “người đi xe miễn phí” (free rider). Một số thành viên không tích cực tham gia vào hoạt động của Hội đồng, mà trông chờ vào ứng xử của các thành viên khác. Điều này làm cho hoạt động giám sát và kiểm soát ban giám đốc từ phía HĐQT trở nên kém hiệu quả và vấn đề đại diện sẽ gia tăng. Các nghiên cứu của tác giả như Eisenberg và các cộng sự (1998); Yermack (1996) cho rằng quy mô HĐQT và giá trị công ty có mối quan hệ âm. Các nghiên cứu của các tác giả Singh và Davidson (2007) hay Cornett và cộng sự (2008) cũng cho rằng qui mô HĐQT có quan hệ ngược chiều với: lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản hay hiệu quả hoạt động của công ty. Trong các nghiên cứu khác của các tác giả Jensen (1993); Kyereboah (2007) cho rằng qui mô của HĐQT nếu được giới hạn thì hiệu quả hoạt động giám sát sẽ tốt nhưng việc trao đổi thông tin và ra quyết định sẽ gặp khó khăn hơn.
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa thành viên nữ thuộc hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng
Thành viên nữ thuộc HĐQT là đối tượng xuất hiện thường xuyên trong các nghiên cứu thực nghiệm. Họ phản ánh sự đặc trưng, đa dạng của HĐQT (Dutta và Bose, 2006). Hơn nữa, theo nghiên cứu của Smith và cộng sự. (2006), có ba nguyên nhân chính : (1) Thành viên nữ thường có hiểu biết về thị trường sâu rộng hơn so với thành viên nam. Do đó, những hiểu biết của họ sẽ làm tăng tính hiệu quả trong những quyết định của HĐQT; (2) Việc thành viên nữ xuất hiện trong HĐQT sẽ tạo
nên hình ảnh đẹp hơn cho công ty trong mắt cộng đồng và đóng góp tích cực vào hiệu suất của công ty; (3) Các thành viên khác trong HĐQT sẽ được nâng cao hiểu biết về môi trường kinh doanh trong trường hợp thành viên nữ được bổ nhiệm. Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thành viên nữ thuộc HĐQT sẽ gây ảnh hưởng tích cực đến các nhân viên nữ khác trong công ty trong việc phát triển sự nghiệp. Kết quả là hiệu suất công ty sẽ được nâng cao mọi mặt (trực tiếp và gián tiếp) với sự có mặt của thành viên nữ trong HĐQT.
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.2: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa trình độ của Hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
HĐQT là một cơ chế quản trị nội bộ công ty và là hệ thống kiểm soát cao nhất có chức năng giám sát các quyết định của các cấp quản lý một cách hiệu quả để gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Vai trò chính của HĐQT là quản trị nội bộ công ty (Fama, 1980). HĐQT là bộ máy điều hành của công ty (Fama và Jensen, 1983). Những quyết định đúng đắn của HĐQT sẽ nâng cao hiệu suất công ty. Để đạt được điều này, thành viên HĐQT phải được trang bị đầy đủ kiên thức về tài chính, kế toán, marketing, thông tin hệ thống, luật pháp và các mảng khác liên quan đến quá trình quản lý.
Những yêu cầu trên đồng nghĩa với việc mỗi thành viên trong HĐQT sẽ đóng góp một phần quan trọng và tích cực trong quá trình quản trị công ty và hiệu suất công ty hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của công ty phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các thành viên HĐQT (Adams và Fereira 2007) (Nicholson và Kiel, 2004; Fairchild và Li, 2005; Adam và Ferreira, 2007).
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.3: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc của hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Có nhiều quan điểm cho rằng thành viên HĐQT với thâm niên làm việc cao sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hơn. Những kinh nghiệm này được cho là sẽ đóng góp nâng cao hiệu suất công ty nhiều hơn. Tuy nhiên, thành viên lâu năm thường có xu hướng quyết liệt và độc tài hơn. Những phẩm chất khác nhau của thành viên HĐQT sẽ quyết định sự thành bại của công ty (Carlson và Karlsson, 1970). Thành viên HĐQT với độ tuổi trung bình cao hơn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong việc thay đổi môi trường làm việc và điều này sẽ cản trở việc thực hiện các quyết định chiến lược (Child, 1975).
Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh mối quan hệ giữa kinh nghiệm của HĐQT và hiệu suất công ty, theo lý thuyết về hạn chế nguồn lực, thành viên với nhiều kinh nghiệm sẽ đối phó tốt hơn trong môi trường kinh doanh bằng cách làm việc theo nhóm hiệu quả, đóng góp tích cực vào hiệu suất công ty (Wegge và cộng sự., 2008).
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.4: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới hiệu quả hoạt
động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa thành viên HĐQT độc lập với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Sự độc lập của HĐQT lớn hơn được nhận thức như một cơ chế giám sát và giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế và kiểm soát vấn đề đại diện. Kết quả nghiên cứu của McKnight và Mira (2003) và Henry (2004) cũng cho thấy chi phí đại diện sẽ thấp hơn nếu số lượng thành viên độc lập trong HĐQT cao hơn. Nghiên cứu Fama và Jensen (1983) khám phá ra rằng các thành viên HĐQT bên trong do sở hữu nhiều thông tin hơn thường cấu kết với các nhà quản trị để đưa ra những quyết định chống lại các cổ đông. Do vậy, HĐQT với các thành viên bên ngoài sẽ làm tăng khả năng giám sát nên sẽ loại bỏ được cơ bản vấn đề đại diện. Bhagat và Black (2002) sử dụng tỷ lệ các thành viên độc lập trừ tỷ lệ các thành viên bên trong làm biến đại
diện và kết quả cho thấy rằng mức độ độc lập của HĐQT có tương quan dương có ý nghĩa đến hiệu quả trong ngắn hạn.
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.5: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa cổ đông lớn với hiệu quả hoạt động của của ngân hàng
Các nghiên cứu thực nghiệm về cổ đông lớn của Shleifer và Vishny (1997) kết luận rằng các cổ đông lớn có ảnh hưởng quan trọng trong điều hành quản lý công ty: (1) Cổ đông nhỏ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng từ việc lạm dụng quyền lực trong quá trình vận hành công ty; (2) Sự quản lý khắt khe của nhóm cổ đông lớn có thể cản trở hoạt động của công ty. Việc điều hành quản lý sẽ không thay đổi để thích ứng kịp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Mặc dù có nhiều tranh cãi về tác động của cổ đông lớn tới hoạt động công ty, nhiều nghiên cứu đều nhận thấy sự quan trọng của họ. Cụ thể, cổ đông lớn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành công ty do họ có đủ kỹ năng, thời gian và theo sát hoạt động của công ty. Denis và McConnell (2003), Becker và cộng sự. (2011) nhận định quyền lực điều hành tập trung vào nhóm cổ đông lớn về cơ bản sẽ tác động tích cực đến công ty.
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.6: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng Mối quan hệ giữa quyền sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Cổ đông nhà nước cũng như các cổ đông khác, cũng có những xung đột lợi ích
nhưng cũng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động cho nhà nước. Ngoài ra, các công ty có
cổ phần nhà nước thường xuất phát từ những công ty nhà nước cổ phần hóa và có những ưu đãi hơn so với các công ty cổ phần khác như ưu đãi hơn từ các chính sách nhà nước, có nhiều tài sản hơn, có mối quan hệ với ngân hàng nên việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn, chi phí vốn thấp hơn (Borisova và Megginson, 2011; Sun và cộng sự, 2002) nên hiệu quả hoạt động được kỳ vọng cao hơn
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Các cổ đông nước ngoài thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, kỹ năng hiện đại kiểm soát và ngăn chặn những hành động gây thiệt hại cho cổ đông của người quản lý. Theo nghiên cứu của Vinh (2010) về sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE từ 2007 đến 2009 thì các nhà đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những công ty lớn, tỷ lệ vốn hóa thị trường trên vốn chủ sở hữu cao và có tỷ lệ nợ thấp. Ngoài ra, Jeon và cộng sự (2010) cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài thích những công ty có lớn, ổn định, có nhiều cơ hội đầu tư hơn. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm quản trị, có khả năng điều hành, có quan hệ thị trường và đối tác lớn nên thường hỗ trợ công ty hoạt động hiệu quả hơn
Giả thuyết nghiên cứu:
H3.8: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Sau khi tổng quan các lý thuyết liên quan đến QTCT, thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả có các giả thuyết như sau:
Phần tác động của thông tin bất đối xứng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có 2 giả thuyết:
- H1.1: Chi phí R&D có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- H1.2: Chỉ số đòn bẩy tài chính Leverage có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Phần tác động của quản trị công ty tới thông tin bất đối xứng, có 16 giả thuyết:
- H2.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới chi phí R&D
- H2.2: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới chi phí R&D
- H2.3: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới chi phí R&D
- H2.4: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới chi phí R&D
- H2.5: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới chi phí R&D
- H2.6: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới chi phí R&D
- H2.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới chi phí R&D
- H2.8: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới chi phí R&D
- H2.9: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.10: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.11: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.12: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.13: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.14: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.15: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới đòn bẩy tài chính Leverage
- H2.16: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới đòn bẩy tài chính Leverage
Phần tác động của quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có 8 giả thuyết:
- H3.1: Có sự tác động của quy mô HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- H3.2: Có sự tác động của số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- H3.3: Có sự tác động của trình độ học vấn của HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- H3.4: Có sự tác động của kinh nghiệm làm việc của HĐQT tới hiệu quả hoạt
động của ngân hàng
- H3.5: Có sự tác động của số lượng thành viên độc lập trong HĐQT tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- H3.6: Có sự tác động của yếu tố cổ đông lớn tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- H3.7: Có sự tác động của yếu tố sở hữu của nhà nước tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Quản trị công ty
- Quy mô của HĐQT
- Số lượng thành viên nữ trong HĐQT
- Trình độ học vấn của HĐQT
- Kinh nghiệm của HĐQT
- Số lượng thành viên HĐQT độc lập
- Cổ đông lớn
- Sở hữu nhà nước
- Tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài
Thông tin bất
đối xứng
- Chi phí R&D
- Leverage
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- ROA
Biến kiểm soát
- Năm nghiên cứu
- Quy mô tài sản của ngân hàng
- Số năm hoạt động
- H3.8: Có sự tác động của phần trăm sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu