2.2.3. Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng
Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi” tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên, lựa chọn bất lợi trong hệ thống ngân hàng rất phổ biến, nhất là hoạt động cho vay và phân bổ định mức tín dụng, lựa chọn bất lợi cũng dễ xảy ra, do doanh nghiệp giữ những thông tin chính xác nhất về dự án kinh doanh của họ, dự án có thể khả thi hoặc không. Khi đó, một mức lãi suất trung bình cao hơn được đặt ra để bù đắp cho các rủi ro, dẫn đến loại bỏ các khách hàng có khả năng trả nợ tốt do đầu tư vào các lĩnh vực ít rủi ro hơn và còn lại nhiều hơn các khách hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao và lợi nhuận cao (Stiglitz và Weiss, 1981). Trong nghiên cứu của Awargal và các cộng sự (2011) đã chỉ ra ảnh hưởng của lựa chọn bất lợi trong quá trình chứng khoán hóa các khoản cho vay có thế chấp của hệ thống ngân hàng Mỹ trong thời gian từ 2004-2008, trong đó các ngân hàng, do không có đầy đủ thông tin, đã giữ lại các khoản vay thực chất có độ rủi ro cao hơn, trong khi lại tập hợp các khoản vay có độ rủi ro thấp thành các danh mục và chuyển đổi thành các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp (mortgage backed securities- MBS) và bán ra thị trường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng mất thanh khoản của ngân hàng, góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính trên toàn hệ thống sau đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời điểm những năm 2006-2008 vừa qua đã chịu tác động lớn của “lựa chọn bất lợi”, đặc biệt cho vay bất động sản. Khi thị trường bất động sản đang đi lên, người vay đầu tư bất động sản thì sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bất chấp họ phải đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau. Ngân hàng thì trở nên bất cẩn, cho vay ào ào với mức lãi suất ngày càng gia tăng, do không thể và có thể cũng không muốn đánh giá khả năng trả nợ và tiềm lực của các loại khách hàng khác nhau. Lúc này các bên tham gia thị trường đều bị mờ mắt bởi một tỉ suất lợi nhuận cao có vẻ như rất rõ ràng ở hàng loạt dự án này. Đầu tư bất động sản chịu rủi ro cao hơn nhiều so với sản xuất, ví dụ như, bánh ngọt hay phở. Lúc này, mặt bằng lãi suất đã bị đẩy lên rất cao, có những dự án bất động sản có tỷ suất sinh lợi cao nhưng thực tế là rất rủi ro vay được vốn, còn sản xuất bánh ngọt, phở hay những lĩnh vực đầu tư an toàn nhưng tỉ
suất lợi nhuận thấp thì không thể (Huỳnh Thế Du, 2005). Lựa chọn bất lợi làm cho các đối tượng có khả năng trả nợ không giống nhau nhưng lại chịu mức lãi suất như nhau, kết quả là thị trường tín dụng chỉ còn lại những đối tượng có khả năng trả nợ thấp vay được vốn. Trong thực tế, khi doanh nghiệp khó khăn cần vay vốn nhằm tránh đổ vỡ, họ buộc phải tìm kiếm các khoản vay lãi suất cao; nhằm tránh rủi ro, họ cũng có thể tìm một phương án đầu tư khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn nhằm trả nợ và tìm kiếm lợi nhuận giữ lại, điều này khiến cho mức độ rủi ro tăng cao hơn khi mức lãi suất cho vay quá cao, vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế nói chung khó khăn hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó khó khăn. Như vậy thông tin bị che đậy đã khiến cho việc cho vay vốn trở nên không kiểm soát được, nợ xấu chắc chắn xuất hiện khi thị trường đổ vỡ.
Về khía cạnh “tâm lý ỷ lại”. Một loạt các vụ đổ vỡ của các định chế tài chính lớn ở các nước phát triển từ năm 2008 là do hệ quả này gây nên. Có thể coi trường hợp của 2 tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac tại Mỹ là điển hình của “tâm lý ỷ lại”. Đây thực chất là các công ty tư nhân nhưng lại được chính phủ Mỹ bảo trợ (government sponsored enter- prises- GSEs), chuyên cung cấp các khoản vay có thế chấp dưới chuẩn. Họ tập hợp các khoản vay này thành một danh mục và chuyển đổi thành chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS). Các nhà đầu tư lao vào loại chứng khoán mới này, do tin tưởng rằng độ rủi ro rất thấp vì nó được bán ra và bảo đảm bởi các công ty được chính phủ bảo trợ. Bản thân các GSEs có mối liên hệ trực tiếp với Bộ Tài chính Mỹ và được phép vay vốn với các điều khoản ưu đãi như Bộ Tài chính Mỹ, do đó, mọi người đều cho rằng nó “quá lớn nên không thể đổ vỡ” (Krugman, 2010). Tâm lý ỷ lại được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “sản xuất và tiêu dùng” quá mức tối ưu sản phẩm tài chính MBS, đánh mất tính hiệu quả của thị trường, và khi thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ sụp đổ, Fannie Mae và Fredie Mac hoàn toàn mất thanh khoản. Tương tự như vậy, hàng loạt các vụ sụp đổ của Lehman Brothers, Bear Stearns được cho phần lớn là do tâm lý ỷ lại gây nên, trong đó chính phủ Mỹ cuối cùng buộc phải cứu Fannie Mae và Fredie Mac, còn Bear Stearns bị JP Morgan mua lại.
Tâm lý ỷ lại cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua, khi mà các ngân hàng dù đã trở nên quá yếu kém, khó có thể trụ nổi nhưng vẫn nhận được những cam kết của Chính phủ giữ cho không bị phá sản. Hậu quả là, các ngân hàng này dù bị nợ xấu làm cho tê liệt mọi hoạt động cho vay, vẫn tiếp tục huy động tiền gửi từ dân cư với mức lãi suất cao. Sự “đảm bảo không cho phá sản” của Chính phủ trong trường hợp này một mặt khiến các ông chủ ngân hàng bất cẩn với mọi hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, điều này khiến người dân vẫn có tâm lý tin tưởng để tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao do các ngân hàng này đặt ra, không quan tâm nhiều đến những bất ổn- tất cả đều là hệ quả của tâm lý ỷ lại.
Vấn đề “người ủy thác” và “đại diện”. Giám đốc hay nhà quản lý của các tổ chức tài chính là người đại diện cho các cổ đông và nhà đầu tư để điều hành tổ chức đó. Trong lĩnh vực tài chính, do tính chất đặc thù của ngành là đòi hỏi phải có sự am hiểu chuyên môn nên cổ đông và nhà đầu tư thường phó thác cho người đại diện, khiến cho các hệ quả của thông tin bất đối xứng càng dễ dàng có điều kiện xảy ra (Pilbeam, 2010). Thế giới tài chính phát triển ngày nay đã sáng tạo ra quá nhiều các công cụ tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh mà chỉ có những người trong nghề mới hiểu chính xác được và khi các công cụ này bị “người đại diện” lợi dụng cho mục đích tư lợi cá nhân, bản thân “người ủy thác” cũng không thể phát hiện được.
Trường hợp đổ vỡ của quỹ hưu trí MGN thuộc tập đoàn Maxwell ở Anh xảy ra đầu những năm 1990 là một điển hình của vấn đề người ủy thác và đại diện trong lĩnh vực tài chính (Howells và Bain, 2008). Chủ của tập đoàn Maxwell đã lợi dụng sự tin tưởng của các nhà đầu tư, dùng tiền của quỹ để đầu tư vào các công ty mà Maxwell có mối liên hệ hoặc có tư lợi cá nhân, đi ngược với quy định của luật pháp mà các nhà đầu tư không hề hay biết. Khi tập đoàn Maxwell sụp đổ, quỹ hưu trí này đã không thể chi trả được tiền hưu cho người được hưởng.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Mô Hình Quản Trị Công Ty Trên Thế Giới
- Sự Khác Biệt Giữa Quản Trị Công Ty Ngân Hàng Và Công Ty Khác
- Các Thước Đo Quản Trị Công Ty
- Tổng Quan Về Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Và Phương Pháp Đo Lường
- Mối Quan Hệ Giữa Quản Trị Công Ty Và Thông Tin Bất Đối Xứng
- Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Ở Việt Nam, vấn đề công ty sở hữu ngân hàng và sở hữu chéo gây nên những hậu quả trầm trọng cho hệ thống ngân hàng là một biểu hiện của mâu thuẫn “người ủy thác” và “đại diện”. “Người đại diện” ở đây là các chủ ngân hàng đã không kinh
doanh vì lợi ích và sự an toàn của “người ủy thác”- là người gửi tiền – mà lợi dụng để đầu tư vào các dự án bất động sản của công ty sân sau của mình, hay các dự án có độ rủi ro cao do họ góp cổ phần. Khi thị trường bất động sản suy sụp, nền kinh tế rơi vào khó khăn, các công ty này không thể trả được nợ cho ngân hàng, nợ xấu từ đó mà sinh ra chồng chất, đặt ngân hàng và người gửi tiền vào tình thế đầy rủi ro về thanh khoản.
2.2.4. Các nghiên cứu về thông tin bất đối xứng
Lý thuyết về thông tin bất đối xứng được đưa ra bởi Akerlof (1970). Trong nghiên cứu của mình, Akerlof đã phân tích thị trường xe hơi của Hoa Kỳ và chỉ ra rằng thị trường sẽ đạt kết cục không hiệu quả khi một bên nắm thông tin tốt hơn bên còn lại. Phần lớn nguời mua xe không có đầy đủ thông tin để phân biệt giữa những xe hơi có chất lượng tốt hay kém. Ðiều này làm cho họ phải tự đặt ra một mức chất lượng trung bình, từ đó đưa ra một mức giá trung bình có thể mua. Hệ quả tất yếu, đó là trên thị trường có những chiếc xe có chất lượng tốt tuy nhiên không được bán với đúng mức giá cao thích hợp, còn những chiếc xe có chất lượng kém lại được bán với mức giá cao hon giá trị thực sự của nó. Cuối cùng trên thị trường chỉ còn lại những chiếc xe có chất lượng kém (lemons). Từ nghiên cứu của Akerlof, Spence (1973) và Stiglitz (1976) đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên của thông tin. Spence (1973) đưa ra khái niệm về “phát tín hiệu” (signaling) và chỉ ra rằng một bên trên thị trường có thể thuyết phục đối tác của mình về chất lượng sản phẩm bằng cách cung cấp thêm thông tin về sản phẩm, từ đó làm giảm mức độ thông tin bất đối xứng. Còn Stiglitz (1976) giới thiệu khái niệm “cơ chế sàng lọc” (screening) mô tả tình huống một bên trên thị trường sẽ thu thập thông tin về khách hàng, từ đó đưa ra các lựa chọn khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro. Như vậy, “phát tín hiệu” và “cơ chế sàng lọc” khác nhau về chủ thể nào sẽ hành động trước trên thị trường. Từ những nghiên cứu mang tính nền tảng trên đây, năm 2001, Akerlof, Spence và Stiglitz đã được trao giải thưởng Nobel cho những đóng góp của họ trong việc phân tích thị trường có thông tin bất đối xứng.
Các ứng dụng của lý thuyết thông tin bất đối xứng rất đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của kinh tế xã hội, điển hình là ở thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, Yang & Liau (2008) phân tích các nguồn hình thành nên thông tin bất đối xứng trên thị trường chứng khoán. Trong số các lý do đó, một nguyên nhân quan trọng đó là sự khác biệt giữa quyền điều hành (control rights) và quyền dòng tiền (cash flow rights). Quyền điều hành đề cập tới mức độ của nguời sở hữu trong việc điều hành quản lý hoạt động của công ty, trong khi quyền dòng tiền đề cập đến phần lợi nhuận của công ty thuộc về sở hữu đó. Nếu nguời sở hữu nắm trong tay quyền điều hành quản lý, nhưng lại không được hưởng những lợi ích bằng tiền từ việc làm của mình, họ sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào những giao dịch ngầm (insider trading) để thu lợi bất chính dựa trên những thông tin mà họ có được về tổ chức.
Lý thuyết chung về ngân hàng, thuật ngữ thông tin bất đối xứng có thể được thay thế bằng “tính mờ”. Nói chung, thuật ngữ tính mờ được sử dụng để làm rõ vấn đề bất đối xứng thông tin luôn tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng. Ví dụ, Flannery, Kwan và Nimalendran 2004 sử dụng “tính mờ” như một đặc tính chủ yếu của tính bất đối xứng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Họ định nghĩa “tính mờ” có nghĩa là các nhà đầu tư vào ngân hàng không thể đánh giá về giá trị tài sản của ngân hàng một cách chính xác nhưng những người bên trong hoặc các chuyên gia có khả năng đánh giá đúng về vấn đề này.
Morgan (2002) cho rằng thông tin bất đối xứng gắn liền với đặc tính của ngân hàng và tính bất đối xứng thông tin tại lĩnh vực ngân hàng rõ ràng hơn nhiều so với các loại hình công ty khác. Điều này dựa trên đặc điểm ngân hàng giống như hộp đen, dòng tiền đi vào và dòng tiền đi ra, nhưng những người bên ngoài ngân hàng khó có thể quan sát hết những rủi ro trong quá trình vận động trung gian. Nói cách khác, những người bên trong ngân hàng có nhiều thông tin về những rủi ro có thể xảy ra khi dòng tiền luân chuyển bên trong hơn là những người bên ngoài ngân hàng. Morgan cho rằng bản chất về tài sản của các công ty tài chính khác rất nhiều so với các công ty khác. Ông cho rằng tài sản tài chính tạo ra nhiều vấn đề do đó các ngân hàng có thể biến những tài sản ít rủi ro thành các khoản đầu tư nhiều rủi
ro, giống như việc nhận tiền gửi của người dân và cho vay các khoản vay nhiều rủi ro hoặc đầu tư vào các dự án có thể dẫn đến thất bại và mất vốn. Hơn nữa, ông cũng đánh giá các tài sản tài chính tạo ra sự không chắc chắn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Flannery, Kwan và Nimalendran (2004) không tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt về tính bất đối xứng thông tin khi so sánh giữa các ngân hàng và công ty phi tài chính.
Levine (2004) thừa nhận rằng “những đối tượng ngoài ngân hàng không thể theo dõi một cách đầy đủ về chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng”. Ông cho rằng ngân hàng có thể giấu đi các vấn đề thông qua việc cung cấp các khoản cho vay đối với khách hàng với mức lãi xuất cao khiến khách hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cũng như có thể gây ra tình trạng mất vốn của ngân hàng. Xa hơn nữa, ngân hàng có thể thay đổi các thành tố rủi ro của tài sản khiến những người bên ngoài khó quan sát hơn. Nói cách khác, tính chất liên quan đến nhiều đối tượng, đối tác, người gửi tiền, cổ đông hoặc chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng khiến các đối tượng có liên quan có cách nhìn khác nhau về hoạt động của ngân hàng khiến các cổ đông khó có khả năng kiểm soát và đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.
Thông tin bất đối xứng là một đặc điểm phổ biến trong hoạt động của các ngân hàng đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải luôn lưu tâm và cần có những quy định rõ ràng nhằm tránh những rủi ro mang tính hệ thống ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng cũng như cả nền kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, các nhà quản lý trên thế giới luôn nỗ lực đưa ra các quy định cụ thể và tạo ra các khung pháp lý chặt chẽ để tránh các rủi ro này. Tuy nhiên, các nhà quản lý và làm luật cũng cần phải quan tâm đến tính hiệu quả của các quy tắc thị trường. Điều này là do hiệu quả của các quy tắc thị trường thường có tác động lớn hơn trong việc tạo ra những quy tắc về tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng đối với các đối tượng bên ngoài. Về vấn đề này, Flanery (1998) đã xây dựng một mô hình kết hợp giữa cơ chế thị trường và hoạt động giám sát thông tin, mô hình này không những rút ngắn được thời gian xác đinh những vấn đề của ngân hàng mà còn giúp các nhà quản lý có thể phản ứng
một cách nhanh chóng với các vấn đề phát sinh khi phát hiện các thông tin rủi ro. Ông cho rằng việc giám sát hoạt động của thông tin thị trường có thể được cải thiện nếu các nhà quản lý có thể kết hợp một cách hệ thống thông tin thị trường vào các phân tích và các chương trình hành động của họ. Đối với vấn đề này, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision) cho rằng cơ chế quản trị công ty có thể giúp cải thiện hiệu quả quản lý.
2.2.5. Cấu trúc biến thông tin bất đối xứng
Các nghiên cứu cho thấy không có biện pháp nào là tối ưu để đo được mức độ bất đối xứng của thông tin. Việc đo lường trực tiếp thông tin bất đối xứng là rất khó, một trong những nguyên nhân đó là tính chất bất đối xứng không chỉ diễn ra giữa người sở hữu, cổ đông với những nhà quản lý. Trong lĩnh vực ngân hàng, các đối tượng liên quan có thể cả là người gửi tiền, cơ quan giám sát, tình bất đối xứng thông tin cũng tồn tại trong Hội động quản trị, giữa Hội đồng quản trị và ban giám đốc… Do đó, các nghiên cứu trên thế giới tập trung phát triển các biến đại diện có thể đo lường được thay vì đo lường trực tiếp thông tin bất đối xứng. Các cách đo lường này gắn liền với nhau nhưng chứa đựng thông tin riêng biệt.
Một trong những cách phổ biến nhất để đo lường là khoảng biến thiên giá giao dịch cổ phiếu. Điều này dựa trên giả thuyết rằng việc thông tin bất đối xứng càng lớn sẽ khiến cho khoảng biến thiên giá càng cao do nhà đầu tư khó dự đoán xu hướng biến động giá (Denis Cormier, Michel Magnan and Walter Aerts, 2008).
Một số nghiên cứu khác cho rằng số lượng chuyên gia nghiên cứu có thể được sử dụng để đại diện cho việc cung cấp thông tin về công ty. Càng có nhiều chuyên gia nghiên cứu về công ty thì càng có nhiều thông tin được phơi bày và cung cấp cho công chúng được biết tính bất đối xứng của thông tin càng giảm. Brennan và Subrahmanyam (1995) lập luận số lượng nhà phân tích tăng làm giảm chi phí lựa chọn bất lợi. Trong khi Chemmanur và Paeglis (2001) thấy rằng giá cổ phiếu tăng tỷ lệ thuận với những số lượng phân tích của các chuyên gia.
Ở khía cạnh khác, sai số dự báo về lợi nhuận công ty của chuyên gia phân tích cũng có thể là biến đại diện cho AI do số lượng nhà phân tích tài chính là chuyên gia tìm kiếm và nghiên cứu về thông tin công ty. Ở nghĩa rộng, hiểu biết của họ về tình trạng công ty sẽ được thị trường tiếp nhận. Sai số dự báo của nhà phân tích về lợi nhuận của công ty có thể là biến đại diện mở rộng của thông tin bất đối xứng giữa người bên trong và bên ngoài công ty. Gilson và cộng sự. (1997); Krishnaswami và Subramaniam (1998) sử dụng dự báo sai số lợi nhuận công ty của các chuyên gia như một biến đại diện của thông tin bất đối xứng.
Nghiên cứu khác của Allen (1993) cho rằng số lượng cổ đông cũng có thể là biến đại diện do giá trị cổ phiếu thị trường phản ánh toàn bộ thông tin mà cổ đông có. Một số thông tin mất phí, một số thông tin miễn phí. Điều này lý giải rằng số lượng cổ đông có thể làm gia tăng số lượng thông tin cho thị trường, chính vì vậy làm giảm tính bất đối xứng của thông tin.
Nghiên cứu của Vermaelen (1981) cũng cho thấy quy mô công ty làm giảm thông tin bất đối xứng. Các công ty lớn có thể đối mặt với ít vấn đề thông tin bất đối xứng bởi vì họ có có xu hướng trở thành các công ty lớn hơn, được thiết lập và trải qua thời gian kiểm tra mức độ minh bạch thông tin trong hoạt động và đón nhận nhiều sự chú ý từ thị trường và các nhà làm luật (Diamond and Verrecchia, 1991và Harris, 1994). Quy mô công ty có thể tính bằng tổng tài sản hoặc giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
Chi phí nghiên cứu và phát triển cũng được coi là một thang đo đại diện cho thông tin bất đối xứng. Trong thực tế, nghiên cứu phát triển (R&D) là một hoạt động mà qua đó các công ty có thể đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng qui mô của mình. Chi phí nghiên cứu phát triển không chỉ là chi phí nghiên cứu sản phẩm, mà trong lĩnh vực ngân hàng, đó có thể là chi phí để điều tra về khách hàng, phân khúc doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát chất lượng các khoản vay và việc thực hiện hợp đồng vay của khách hàng. Đây được coi là chi phí nhằm tìm hiểu thông tin về thị trường, đồng nghĩa với việc làm giảm tính bất đối xứng thông tin thị trường. Barth