Nhiều Ngân Hàng Là Nạn Nhân Của “ Cò ” Tín Dụng, 10/03/2006; 01:03:28 Pm,

đến thành tích chung, nên bằng cách này hay cách khác nhiều khoản nợ, trước khi được xếp vào loại nợ xấu, có thể đã được quay vài ba vòng. Hoặc khi các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, về nguyên tắc ngân hàng không được tiếp tục cho vay, nhưng nếu không cho vay tiếp thì không thể thu hồi được nợ cũ, đã phóng lao đành phải theo lao.13

Sử dụng vốn vay sai mục đích: Một khi các doanh nghiệp đã được cấp vốn, ngân hàng khó có khả năng giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị. Chính vì thế dẫn tới nhiều trường hợp sử dụng danh nghĩa công ty để vay vốn nhưng lại không sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh mà đút túi cá nhân, hay sử dụng vốn vay để tham gia vào các hoạt động đầu tư không đúng như trong dự án vay vốn, hay tham gia các hoạt động phạm pháp...

Có thể lấy một ví dụ về việc sử dụng vốn vay sai mục đích của Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty cổ phần Sản xuất muối công nghiệp VN - Isaco, bà Nguyễn Minh Hoa14. Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, từ năm 2000 đến nay bà Nguyễn Minh Hoa, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty

cổ phần Sản xuất muối công nghiệp VN - Isaco có hai dự án, hai công ty cổ phần (Isaco và Anh Khoa) nhưng tất cả hoạt động không hiệu quả, tình hình tài chính mất cân đối nghiêm trọng. Tổng số nợ của bà Hoa tại các ngân hàng (NH), quĩ hỗ trợ phát triển và các đơn vị kinh tế khác lên đến khoảng 76 tỉ đồng.

Bà Hoa đã lợi dụng danh nghĩa hai công ty để lập các báo cáo tài chính, các dự án giả để xin cấp vốn tại các tổ chức tín dụng như: Quĩ hỗ trợ

13 Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Ngân hà,ng không nên đeo gông cho mình, 02/03/2007, http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=986,


14 Nhiều ngân hàng là nạn nhân của tín dụng, 10/03/2006; 01:03:28 PM,

http://www.icb.com.vn/v/02/0101.php?cid=244

phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bà Rịa Vũng Tàu, NH Đầu tư phát triển Tây Ninh, Quĩ hỗ trợ phát triển Đồng Nai số tiền lên đến hơn 80 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi nguồn vốn được giải ngân thì bà Hoa đã sử dụng vào mục đích trả nợ cá nhân và bỏ túi riêng số tiền hàng chục tỉ.

Theo kết quả xác minh của cơ quan điều tra, sai sót lớn nhất của các ngân hàng là không xem xét giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, không trực tiếp kiểm tra thực tế, không kiểm tra phương án kinh doanh; sau khi giải ngân không theo dõi, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, dẫn đến tình trạng không có khả năng thu hồi vốn cho vay.

Mặc dù đã thẩm định hồ sơ chặt chẽ, ngân hàng vẫn không thoát khỏi nguy cơ đối mặt với rủi ro đạo đức của người đi vay. Nhiều trường hợp do hệ thống đăng kí tài sản chưa chặt chẽ khiến ngân hàng không những không nắm được thông tin về người đi vay mà còn không kiểm soát được quyền sở hữu tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến việc nhiều người sử dụng luôn chính tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay để đi bán lại cho người thứ ba mà ngân hàng không hề hay biết.

Trường hợp đề cập tới ở đây là một rủi ro của Ngân hàng Cổ phần Quốc tế (trụ sở số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội)15. Tháng 9/2003 Ngân hàng Cổ phần Quốc Tế sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ đã quyết định cho anh Nguyễn Quốc Khánh (188 Phó Đức Chính, Hà Nội) vay để mua xe ô tô với biện pháp bảo đảm chính là tài sản hình thành từ vốn vay. Theo hợp đồng tín dụng, chỉ khi nào người đivay hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng thì tài


15 Rủi ro đạo đức đang rình rập các ngân hàng, 07:35, 24/09/2004, http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2004/09/263874/

sản hình thành từ vốn vay mới hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của anh ta. Tuy nhiên, do những bất cập trong hệ thống đăng kí tài sản, cùng với thực tế thông tin bất cân xứng trong việc giám sát hoạt động của người đi vay sau khi được cấp vốn, các ngân hàng không thể kiểm soát được các hành vi trái pháp luật của người đi vay vốn với tài sản thế chấp. Trường hợp này, anh Khánh dù chưa thanh lý xong hợp đồng tín dụng (có nghĩa là chiếc xe nói trên chưa thuộc quyền sở hữu của anh mà vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng) nhưng đã đem bán chiếc xe cho người thứ 3. Hoạt động đăng kí sở hữu xe cho người thứ 3 vẫn được tiến hành bình thường tại phòng cảnh sát giao thông khu vực, và sai phạm vẫn không bị phát hiện cho đến ngày 21/8/2004, anh ta bị giữ lại trên đường khi đang điều khiển chiếc xe với lý do tài sản này là của ngân hàng.

Đây là rủi ro mang tính đạo đức bởi khi quyết định cho vay, Ngân hàng Cổ phần Quốc tế rất khó có thể biết được liệu người đi vay có thực hiện đúng những cam kết, nghĩa vụ pháp lý hay không. Đây là điều nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Hơn nữa, thông thường một cán bộ tín dụng không chỉ chịu trách nhiệm quản lý một đối tượng được hỗ trợ vốn trong quá trình cho vay. Chính vì vậy việc kiểm soát mọi hoạt động của bên vay trong quá trình sử dụng vốn từ ngân hàng là rất khó khăn. Nhất là đối với những khoản vay mà tài sản thế chấp là những tài sản pháp luật không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, hoặc các phương tiện giao thông vận tải.

1.2.2. Rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng

Trong thị trường tín dụng, vấn đề thông tin bất cân xứng không chỉ tồn tại ở lựa chọn ngược của ngân hàng trong phân phối tín dụng và rủi ro đạo đức của những người vay vốn sau khi đã được cấp tín dụng, mà nó còn

tồn tại ở một mức độ tinh vi hơn: đó chính là rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng. Xét rủi ro đạo đức của ngân hàng ở đây là trong mối quan hệ giữa Ngân hàng - Chính phủ, lúc này, các ngân hàng là người có lợi thế về thông tin và có thể che đậy hành vi của mình, do đó có xu hướng tham gia vào các hoạt động rủi ro cao. Để xem xét vấn đề rủi ro đạo đức, trước hết hãy đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa bộ ba: Chính phủ - Ngân hàng quốc doanh - Doanh nghiệp Nhà nước. Đây là tam giác đã được khá nhiều nhà kinh tế học phân tích trong thời gian gần đây.

Ở Việt Nam, chính phủ thường can thiệp vào hoạt động cho vay của các ngân hàng quốc doanh đối với các một số lĩnh vực đầu tư, và khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Chính phủ công khai hoặc ngầm thể hiện sự hỗ trợ cho các ngân hàng quốc doanh trong trường hợp DNNN phá sản. Chính vì thế, các ngân hàng quốc doanh có xu hướng ỷ lại vào sự đảm bảo của Nhà nước, có xu hướng thích cho các doanh nghiệp Nhà nước, dù là đang trên bờ vực phá sản, vay vốn. Tiếp đến, vì nhận thức được sự hỗ trợ này từ phía Nhà nước, ỷ lại vào Nhà nước và ngân hàng quốc doanh, các DNNN càng có động cơ tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao. Điều này dẫn đến tình trạng các DNNN làm ăn thua lỗ, gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia, ngân hàng quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, tỉ lệ nợ xấu cao báo động, trong khi Nhà nước phải liên tục bơm thêm vốn hỗ trợ. Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước đối với các ngân hàng quốc doanh trong việc cho vay với các DNNN (được đề cập trong nhiều nghiên cứu như là chính sách ngân hàng lớn không sụp đổ - Too big to fail) đã dẫn đến tình trạng rủi ro đạo đức của các ngân hàng.

Trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2005, tiến sĩ Jenny Gordon và các đồng sự nhận xét: Điểm

yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam rõ ràng là sự chi phối của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Về mặt truyền thống, trên thế giới, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã có những người chủ yếu kém, không có khả năng yêu cầu các ngân hàng của mình đạt kết quả kinh doanh bền vững hoặc thực hiện các quy định an toàn tương tự như đặt ra cho các ngân hàng tư nhân.

Một ngân hàng được coi là hoạt động có hiệu quả khi suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tối thiểu phải đạt từ 0,9-1% và được coi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (CAR) phải đạt tối thiểu 8%. Thế nhưng, năm 2003, ROA của bốn NHTMNN (chiếm hơn 70% thị phần huy động vốn và tín dụng) chỉ khoảng 0,3%, hệ số đủ vốn vào cuối năm 2004 chưa vượt con số 5%. Nếu trích dự phòng rủi ro đầy đủ thì hai chỉ số này chắc chắn sẽ âm. Năm 2005, trong số 5 ngân hàng thì có tới 4 ngân hàng có chỉ số ROA bé hơn 1%.

Bảng 1: Tình hình tài chính ngân hàng quốc doanh (Tính đến 31/12/2005)

Ngân hàng

ROE

ROA

Công thương

12,74%

0,49%

Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn

11,86%

0,44%

Đầu tư và Phát

triển

7,9%

0,41%

Ngoại thương

14,9%

1,0%

Phát triển nhà

ĐBSCL

7,85%

0,56%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2005.

Không những hoạt động kém hiệu quả, vấn đề chất lượng tín dụng và nợ xấu cũng là điều đáng báo động. Bất chấp Ngân hàng Nhà nước gần đây đã bơm thêm vốn (tái cấp vốn) cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, vấn đề nợ xấu vẫn ở mức trầm trọng. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại quốc doanh, theo một số ước tính tỷ lệ nợ xấu lên tới 10-20%, hoặc thậm chí cao hơn thế, trong tổng dư nợ của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, mặc dù con số công bố chính thức chỉ ở mức vài ba phần trăm.

Hơn nữa, những khoản tín dụng có vấn đề tập trung chủ yếu ở các DNNN, những doanh nghiệp mà trong khoảng một thập niên qua, tổng số tiền trợ cấp của nhà nước tương đương với số thuế thu nhập mà các doanh nghiệp này đã nộp (khoảng 70.000 tỉ đồng). Hay nói cách khác, với 200.000 tỉ đồng (tương đương 28% GDP năm 2004) giao cho các DNNN sử dụng, nhà nước không thu được đồng thuế thu nhập nào chứ đừng nói đến thu cổ

tức trên cương vị cổ đông16.

Theo lý thuyết và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc chuyển đổi, nợ xấu thường là do vấn đề các ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ bị ràng buộc tài chính mềm, dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đến việc đánh giá sát sao năng lực tài chính của người vay, gây ra và tích đọng nợ xấu. Ràng buộc tài chính “mềm” là một thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng một doanh nghiệp không quan tâm nghiêm túc đến việc thua lỗ tài chính và luôn luôn kỳ vọng rằng chính phủ hay một bên thứ ba sẽ đứng ra cứu giúp khi phải đối mặt với phá sản. Chính sách bao cấp


16 Huỳnh Thế Du, Giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Cải cách ngân hàng, còn lắm chông gai, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 52 - 2005 (784), ra ngày 22/12/2005.

của chính phủ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở cho tình trạng này17.

Sự can thiệp của chính phủ vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước khi quyết định cho vay được đưa ra hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Với can thiệp diễn ra trước khi ra quyết định cho vay, cho đến tận những năm gần đây, các ngân hàng quốc doanh vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của chính phủ hoặc vì lý do chính trị.

Tuy tỷ lệ các khoản cho vay theo chính sách không bao giờ được tiết lộ, một số nhà phân tích ước đoán không dưới 1/3 tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng quốc doanh ở một số thời điểm. Tất nhiên, các khoản cho vay chính sách thông thường bao giờ cũng có chất lượng thấp hơn các khoản cho vay thương mại. Theo Bộ Tài chính, năm 2006 nợ phải trả của doanh nghiệp nhà nước khoảng 350.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu nợ ngân hàng. Cổ phần hóa vẫn đang tiếp tục, nhưng trong số doanh nghiệp nhà nước còn lại, 229 đơn vị kinh doanh không có lãi, 316 công ty thua lỗ18.

Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua những bước thay đổi quan trọng về tổ chức và cơ chế hoạt động, biến các ngân hàng quốc doanh thành các ngân hàng kinh doanh thương mại thuần túy, nhưng chính quyền Trung ương vẫn có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích một cách công khai hoặc ngầm định các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn thương mại cho phép để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Chính quyền địa phương đôi khi cũng "ép" các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp Nhà


17 T.S Phan Minh Ngọc, ĐH Kyushu, Nhật Bản, Nguyên nhân của vấn đề nợ xấu có quy mô lớn ở Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 6/10/2006.

18 Nợ xấu ngân hàng: Đằng sau những con số, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 40 - 2006, ra ngày 28/09/2006.

nước thua lỗ để tránh làm tăng mức thấp nghiệp. Ngoài ra, các quan chức chính phủ cũng thường can thiệp vào quyết định cho vay của ngân hàng, khiến tỷ lệ nợ xấu thêm gia tăng.

Chính phủ còn can thiệp vào thị trường tín dụng sau khi sự cho vay đã diễn ra hoàn tất bằng cách ra tay cứu vớt các doanh nghiệp Nhà nước hoặc ngân hàng quốc doanh có vấn đề. Sự cứu giúp của chính phủ có thể ở dưới nhiều dạng như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu, và cố ý trì hoãn việc đóng cửa các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. Thông lệ cứu vớt như vậy đã làm giảm nhu cầu cải thiện tính hiệu quả ở các ngân hàng, khuyến khích ngân hàng theo đuổi các dự án cho vay đầy rủi ro.

Dưới sự can thiệp hoặc khuyến khích ngầm định và công khai của chính phủ như trên, các ngân hàng quốc doanh trở nên thíchcho vay các doanh nghiệp nhà nước hơn vì mọi rủi ro hầu như đã được chính phủ bảo lãnh. Điều này càng quan trọng hơn khi mà ở Việt Nam, cơ chế luật định liên quan đến thi hành các nghĩa vụ hợp đồng rất yếu kém, làm tăng rủi ro mất khả năng thu hồi các khoản cho vay của ngân hàng. Trong bối cảnh không có sự bảo lãnh của chính phủ thì tất nhiên các ngân hàng sẽ phải rất thận trọng khi quyết định cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Hơn nữa, quan hệ truyền thống và dài hạn giữa ngân hàng quốc doanh và các doanh nghiệp nhà nước làm cho chi phí giao dịch với các doanh nghiệp nhà nước nhỏ hơn với doanh nghiệp tư nhân, càng làm tăng thêm xu hướng ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhà nước hơn là doanh nghiệp tư nhân.

Vì thế, dễ hiểu tại sao con nợ mất khả năng thanh toán chính của ngân hàng quốc doanh là các doanh nghiệp Nhà nước chứ không phải các doanh nghiệp tư nhân.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí