Rủi Ro Đạo Đức Của Các Công Ty Phát Hành Chứng Khoán

giám đốc ôm hàng trăm tỷ đồng bỏ trốn, ..., đã khiến cho không ít người hoang mang, bán đổ cổ phiếu đến khi thông tin được xác nhận là tin đồn nhảm thì cũng khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khuynh gia bại sản. Thêm vào đó là hiện tượng làm giá, tạo cầu giả bằng nhiều thủ thuật của một số công ty đã khiến cho nhiều nhà đầu tư non trẻ, chạy theo xu hướng chung bị thua thiệt nặng nề.

Giao dịch nội gián:

Giao dịch nội gián là việc tổ chức hoặc cá nhân sử dụng các thông tin nội bộ chưa được công bố công khai của doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết để thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán của tổ chức đó. Giao dịch nội gián thể hiện sự không công bằng, xâm phạm quyền lợi của nhà đầu tư vì trên TTCK, thông tin tốt, xấu có ảnh hướng rất lớn đến giá cổ phiếu. Theo Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ 1.1.2007), người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán chứng khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán sẽ bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu vi phạm hoặc bị xử lý hình sự.

TTCK vẫn còn nhiều kẽ hở cho giao dịch nội gián. Việc thiếu minh bạch về thông tin thể hiện ở chỗ các quy định vẫn chưa cho phép công ty niêm yết và đăng ký giao dịch công bố thông tin rộng rãi trong cùng một thời điểm, mà phải gửi trước thông tin cho TGDCK. Như vậy, các trung tâm được hưởng đặc quyền sở hữu thông tin trước và sau đó mới công bố. Cơ chế này đã tạo mảnh đất màu mỡ cho giao dịch nội gián phát triển. Ngoài ra, tại các phiên đấu giá cổ phiếu, thông tin về số lượng nhà đầu tư tham gia chỉ là một con số tổng hợp, còn thông tin nội gián về danh sách các nhà đầu tư tổ chức (trong nước và nước ngoài) tham gia đấu giá cổ phần không được công bố, nhưng lại dễ bị rò rỉ. Tình trạng này chỉ gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân.

Bên cạnh đó, các thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc, ... những người được tiếp cận với thông tin liên quan đến chứng khoán của công ty đầu tiên, có thể là nguồn rò rỉ thông tin nội gián. Ví dụ, vào cuối năm tài chính, tổng kết hoạt động công ty có tỷ suất lợi nhuận 60% nhưng chưa được công bố. Thành viên hội đồng quản trị có thể lợi dụng báo cho

người nhà mua khối lượng lớn cổ phiếu, chờ đến khi công bố thông tin giá cổ phiếu tăng, họ bán ra, thu chênh lệch giá lớn

Trong bảy năm qua kể từ khi thị trường chứng khoán VN đi vào hoạt động, “nghi án” giao dịch nội gián lớn nhất là giao dịch có liên quan đến cổ phiếu của một công ty bánh kẹo. Ở thời điểm công ty này đang “biến lỗ thành lời” cho năm tài chính 2002, một thành viên hội đồng quản trị đã bán ra 40.000 cổ phiếu của công ty. Khi đó, giới đầu tư nghi ngờ ông này biết

được nội tình nên đã kịp thời tháo chạy. Và quả thật, tháng 6/2003, ông bước ra khỏi hội đồng quản trị công ty này20.

Trong các phiên đấu giá cổ phiếu, hầu hết những người thắng đều là nhà đầu tư tổ chức. Thông tin nội gián về danh sách các nhà đầu tư tổ chức ( trong nước và nước ngoài) tham gia đấu giá cổ phần bị rò rỉ trở thành phổ biến và phiên đấu giá trở thành cơ chế xin cho. Tình trạng này gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân không có mối quan hệ.

Với các giao dịch lớn của các quỹ đầu tư thì thông tin bị rò rỉ ở các công ty chứng khoán - nơi các quỹ này đặt lệnh. Các nhân viên ở phòng môi giới là những người tiếp cận thông tin này trước, và một số đã nhanh chân hơn vì khi các quỹ mua cổ phiếu, giá sẽ tăng. Theo giới tài chính, hiện tượng này được xem là một hoạt động giao dịch nội gián với tên gọi phổ biến là “fund-running”, tức cầm tiền chạy trước quỹ (đầu tư).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong thời gian gần đây, rất nhiều ý kiến phản ánh tình trạng tiêu cực tại một số công ty chứng khoán, khi họ đồng thời vừa đóng vai trò tư vấn cho khách hàng lại vừa giao dịch trên thị trường dưới hình thức tự doanh. Sự hơn trội hẳn về khả năng quản lý giao dịch, thời gian, thời điểm nhập lệnh


Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9

20 Nở rộ kiểu đầu cơ chứng khoán nhờ giao dịch nội gián, 18/1/2007, 09:31 GMT+7,

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/01/3B9F2767/

khiến cho cuộc chơi thiếu hẳn sự bình đẳng. Vấn đề bức xúc này hiện vẫn chưa có một giải pháp nào hữu hiệu. Điều này thuộc về bản chất bất đối xứng của thông tin giữa một bên là những người có thông tin tốt hơn (các công ty được niêm yết, các đại gia lớn) và một bên là những người ít thông tin hơn (các nhà đầu tư nhỏ lẻ) dẫn đến sự không cân bằng giữa các lực lượng thị trường.

Các giao dịch nội gián gần như không thể kiểm soát được do cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu kinh nghiệm và luật còn quá lỏng lẻo. Động thái gần đây nhất của TTGDCK nhằm phát hiện và ngăn chặn giao dịch nội gián là yêu cầu các công ty có giá cổ phiếu tăng kịch trần trong năm phiên liên tiếp phải giải trình về các thông tin có liên quan đến việc tăng giá.

Tạo cung cầu giả, thao túng giá trên TTCK.

Hiện tượng các nhà đầu tư lớn sử dụng các thủ thuật đặt khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả, thao túng giá xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua. Các nhà đầu tư có thể sử dụng các thủ thuật như: khi muốn bán loại cổ phiếu nào đó với giá trần, một nhà đầu tư lớn (thường được gọi là đại gia) chỉ cần đặt một lệnh mua giá trần với khối lượng khá lớn, nhưng sau đó hủy lệnh. Các nhà đầu tư khác trên sàn sẽ “sập bẫy” khi đại gia này dùng tài khoản khác để bán ra cổ phiếu này. Ngược lại, khi muốn mua cổ phiếu nào đó với giá sàn, các đại gia chỉ cần đặt lệnh bán cổ phiếu này ở giá sàn với khối lượng lớn, có thể đưa lệnh vào cuối phiên hay hủy lệnh, đồng thời dùng tài khoản khác để mua vào. Có nhiều biện pháp mang tính kỹ thuật khác mà một số nhà đầu tư có thể sử dụng để tạo khối lượng giao dịch ảo, cung - cầu ảo trên thị trường, khiến những nhà đầu tư ít thông tin hơn đánh giá sai lệch về cổ phiếu, khiến giá khớp lệnh không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít thông

tin cần phải thận trọng khi thấy giá một loại chứng khoán đột ngột đụng trần hay rớt sàn một cách khác thường trong một phiên giao dịch, bởi đó rất có thể là dấu hiệu của một thủ thuật “làm giá” trên TTCK.

Tháng 7 vừa qua, thanh tra ủy ban Chứng khoán nhà nước vừa xử phạt ba nhà đầu tư cá nhân ở TP. Hồ Chí Minh có hành vi tạo ra cung, cầu giả tạo và thao túng giá trên thị trường chứng khoán. Hai ông Bùi Quang Thành (quận Phú Nhuận) và Huỳnh Thanh Minh ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh đã bị phạt tổng cộng 160 triệu đồng vì đã thông đồng trong giao dịch chứng chỉ quỹ VF1 nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo và cấu kết với nhau liên tục mua bán chứng chỉ này để thao túng giá.

Giao dịch không công bố thông tin:

Gần đây xảy ra nhiều trường hợp cổ đông lớn, quan trọng của các công ty cổ phần đã âm thầm bán chứng khoán mà không thông báo theo qui định đã ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nhỏ...

Cuối tháng 8/2007, ông Phạm Đình Lâm - thành viên hội đồng quản trị CTCP Nhựa xây dựng Đồng Nai phải giải trình trước Uỷ ban Chứng khoán về việc giao dịch cổ phiếu với số lượng lớn mà không công bố thông tin. Đây chỉ là một trong bốn vụ vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ diễn ra trong tháng 8/2007, được HOSE phát hiện và yêu cầu các đương sự giải trình.

Theo qui định về công bố thông tin trên TTCK, các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các thành viên ban giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan phải công bố thông tin giao dịch, kể cả giao dịch không thông qua hệ thống giao dịch tại sàn cho SSC, Sở Giao dịch CK, TTGDCK tối thiểu trước khi giao dịch một ngày. Trong thời

hạn ba ngày sau khi hoàn tất giao dịch cũng phải báo cáo kết quả cho các cơ quan nêu trên.

1.2. Rủi ro đạo đức của các công ty phát hành chứng khoán

Ở trên, chúng ta đã nghiên cứu tình trạng thông tin bất cân xứng trước giao dịch giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành, dẫn đến lựa chọn ngược trong quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh nữa của tình trạng thông tin bất cân xứng, đó là rủi ro đạo đức. Trên TTCK, rủi ro đạo đức thuộc về các công ty phát hành. Sau khi đã phát hành và bán hết số cổ phiếu, các công ty phát hành đã sử dụng nguồn vốn huy động được vào các hoạt động rủi ro cao. Nhà đầu tư, vì không thể nào giám sát, nắm giữ được thông tin về hoạt động của công ty phát hành, nên đành phải hứng chịu nguy cơ các khoản đầu tư của họ giảm hay mất giá trị. Nguyên nhân là do tình trạng thông tin bất cân xứng khiến các công ty có thể che đậy hành vi của mình, và có động cơ lạm dụng vốn cổ đông, liên tục phát hành thêm cổ phiếu, thực hiện những hành vi mà xét trên quan điểm nhà đầu tư - bên nắm giữ ít thông tin hơn - là không có lợi cho nguồn vốn của họ.

Sử dụng vốn huy động để đầu tư tài chính:

Hiện nay, các công ty phát hành chứng khoán ồ ạt. Nhiều công ty không có nhu cầu tăng vốn cho hoạt động sản xuất, hay không có khả năng quản lý nguồn vốn lớn hơn, nhưng vẫn tiếp tục phát hành huy động thêm vốn. Bất lợi của việc huy động vốn cổ đông ào ạt là là việc tăng vốn cổ phần sẽ dẫn đến chi phí vốn cao. Bởi vì chi phí vốn cổ phần bao giờ cũng cao hơn chi phí lãi vay, nên việc tăng tỉ trọng vốn cổ phần kéo theo chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp tăng lên. Tỷ suất sinh lợi trên một đồng vốn sẽ hầu như giảm xuống do các dự án kinh doanh mới của doanh nghiệp không đủ bù đắp sự tăng lên của chi phí vốn. Thống kê các doanh nghiệp trên sàn TP.

Hồ Chí Minh thì trong năm 2006, cơ cấu vốn của các doanh nghiệp đều có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2005: Hầu hết các doanh nghiệp đều gia tăng cơ cấu vốn cổ phần, giảm tỉ trọng vốn nợ. Hệ quả tất yếu là chi phí vốn bình quân tăng lên, thông thường từ 1-2%, cá biệt có doanh nghiệp việc thay đổi cơ cấu vốn làm chi phí vốn bình quân tăng 3-4%. Như vậy, tính trung bình cho năm 2006, chi phí huy động vốn của các doanh nghiệp dao động trong khoảng 14-17%.Liệu các dự án mà các cổ đông thông qua có đạt được mức sinh lợi trên 18%/năm trên mức chi phí đã bỏ ra và thời gian để có được hiệu quả đó là bao lâu?

Do tình trạng thông tin bất cân xứng, nhà đầu tư không thể trực tiếp giám sát cách thức và lộ trình giải ngân lượng thặng dư vốn khổng lồ của doanh nghiệp sau phát hành (và thực tế thì do nhận thức, nhiều nhà đầu tư Việt Nam còn chưa quan tâm tới vấn đề này) Về nguyên tắc vốn huy động được sau phát hành sẽ được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng phương án đề ra sau phát hành. Nhưng thực tế là các dự án đề ra thường là các dự án dài hạn và việc giải ngân vốn sẽ được thực hiện trong thời gian dài, nên lượng tiền nhàn rỗi là rất lớn. Trong khi đó, việc mở rộng sản xuất lại phải gắn liền với việc tìm đầu ra cho sản phẩm và sức tiêu thụ của thị trường.

Hầu hết các lượng vốn dư thừa đó được sử dụng để đầu tư tài chính, đây chính là một điểm thể hiện tính rủi ro khi các công ty này không có một đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp và sự đổ vỡ tài chính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thị trường sụt giảm. Lợi nhuận tài chính thu về từ hoạt động đầu tư hầu hết là rất nhỏ, không đáng kể so với chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay). Tỉ suất lợi nhuận trên khoản tiền đầu tư là rất thấp, đặc biệt là trong thời điểm thị trường ảm đạm như hiện nay. Huy động vốn trên thị trường

chứng khoán và tiền lại chảy ngược lại chứ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một sự lãng phí vốn một cách trầm trọng.

Hậu quả là quyền lợi của chính các cổ đông bị ảnh hưởng khi tiền của mình bị sử dụng không đúng mục đích. Vậy huy động thêm vốn là tốt hay không tốt trong giai đoạn hiện nay và huy động vốn để làm gì, là bài toán mà cổ đông phải tỉnh táo và sáng suốt để tính toán cho đúng.

Chính vì thế mà không chỉ Merry Lynch, mà rất nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn xấu về thói quen phát hành thêm cổ phiếu của các công ty trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Sử dụng vốn không hiệu quả:

Các nhà đầu tư không giám sát được hoạt động của công ty phát hành, do đó không đảm bảo được việc sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả. Ví dụ là sự việc xôn xao gần đây về tình trạng “pha loãng thương hiệu FPT”. Khi giá cổ phiếu của FPT giảm mạnh, nhiều cổ đông của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT mới nhận ra họ đã dễ dãi khi trao quyền quá lớn cho hội đồng quản trị trong việc lập các công ty con, khiến thương hiệu này bị “pha loãng”. Công ty FPT lại không nắm giữ cổ phần tại các công ty con, không tính giá trị thương hiệu như cổ phần góp vốn. Câu hỏi được nhiều cổ đông nhỏ bên ngoài đặt ra là vì sao họ không được tham gia quá trình thành lập công ty con và quyết định phương thức góp vốn vào những công ty này? Bởi lẽ nếu FPT sở hữu 100% thì lợi nhuận của những công ty con sẽ chảy về công ty mẹ và các cổ đông cùng được hưởng. Thế nhưng, tất cả chủ trương thành lập công ty con và quyết định phương thức góp vốn đã không được thông qua đại hội đồng cổ đông FPT. Lý do trực tiếp là đơn giản là vì các cổ đông đã thông qua bản điều lệ công ty theo hướng trao quyền cực lớn cho HĐQT. Theo bản điều lệ này, chỉ có những khoản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí