Thông Tin Bất Cân Xứng Trên Thị Trường Chứng Khoán

Nghiêm trọng hơn, sự can thiệp và khuyến khích của chính phủ dẫn đến xu hướng là các doanh nghiệp nhà nước càng có tính rủi ro cao thì càng được các ngân hàng cho vay nhiều hơn vì hai lý do. Thứ nhất, những doanh nghiệp này càng là mối bận tâm của chính phủ, buộc chính phủ phải tăng cường chỉ đạo các ngân hàng cho vay để cứu vớt, cải tổ lại chúng. Thứ hai, bản thân các ngân hàng cũng muốn cho các doanh nghiệp này tiếp tục vay vì nếu rút lui thì các doanh nghiệp này sẽ phá sản, do đó các ngân hàng mất khả năng thu hồi các món cho vay trước đó.

Tất nhiên trong việc này, các ngân hàng kỳ vọng, như đã và đang xảy ra, rằng chính phủ sẽ đứng ra cứu vớt nếu sự cho vay mạo hiểm kiểu này sẽ đưa các ngân hàng đến bên vực phá sản.

Một trong những ví dụ điển hình của việc cứu vớt các ngân hàng quốc doanh là việc tái cấp vốn để che giấu quy mô nợ khó đòi của các ngân hàng này nhờ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của chúng đi (tuy con số tuyệt đối vẫn không thay đổi). Một ví dụ khác là việc thành lập gần đây và cấp vốn cho công ty quản lý tài sản (AMC) nhà nước để xử lý nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại quốc doanh, và thành lập cơ quan Bảo hiểm tiền gửi.

Với hai biện pháp xử lý nợ đầu, nhiều nhà kinh tế nhìn nhận với con mắt quan ngại vì chúng sẽ làm tăng rủi ro đạo đức trong các quyết định cho vay của các ngân hàng nghiêng hơn nữa về các dự án có tính rủi ro cao - đặc biệt là của các doanh nghiệp Nhà nước, do kỳ vọng sẽ được chính phủ cứu vớt trong tương lai nếu có xảy ra nguy cơ mất khả năng thanh toán. Và như vậy thì vấn đề nợ khó đòi sẽ càng trở nên trầm trọng hơn với việc thi hành hai biện pháp xử lý nợ khó đòi này. Việc giải quyết vốn không sinh lời đang bị trì trệ. Vấn đề sâu xa ở chỗ, việc giải quyết các khoản vay không thế chấp đòi hỏi phải đưa ra các quyết định liên quan đến tương lai của các DNNN

không có khả năng trả nợ. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh lại không ở vị trí để có thể đưa ra các quyết định đó.

Chính sách Bảo hiểm tiền gửi quá rộng rãi cũng là một nguyên nhân làm tăng rủi ro đạo đức. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi thực chất là sự cam kết của Nhà nước đối với những người gửi tiền rằng Nhà nước sẽ đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi của họ ngay cả khi ngân hàng mất khả năng trả các món nợ. Đây là một biện pháp nhằm tạo tâm lý yên tâm cho người gửi tiền, tránh tình trạng khi có những tin đồn thất thiệt về hoạt động của ngân hàng, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút hết tiền từ các ngân hàng, gây nên tình trạng hỗn loạn và sụp đổ ngân hàng trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm tiền gửi quá rộng rãi sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng trong các quyết định cho vay, và kéo theo tâm lý ỷ lại của những người gửi tiền. Bởi vì họ tin rằng dù ngân hàng có sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả đi chăng nữa thì món tiền của họ cũng không gặp rủi ro do có sự đảm bảo của Nhà nước, do đó những người có các khoản tiền gửi lớn sẽ không còn động cơ để giám sát hoạt động của ngân hàng như trước đây. Thiếu sự giám sát của người gửi tiền, cùng với sự hỗ trợ đảm bảo của Nhà nước đã khiến rủi ro đạo đức của các Ngân hàng lại càng tăng.

Mặc dù có rất ít tiến bộ trong cải cách cơ cấu ngân hàng, nhưng các ngân hàng quốc doanh thời gian qua vẫn nhận được những khoản tái cấp vốn hàng chục ngàn tỉ đồng và điều này tạo nguy cơ tiếp tục sử dụng lãng phí. Vốn bổ sung dường như đã không giúp các ngân hàng quốc doanh thận trọng hơn trong hoạt động cho vay.

Chất lượng cho vay thấp ở các ngân hàng quốc doanh còn do người quản lý của các ngân hàng được trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định cho vay, nhưng không hoàn toàn chịu trách nhiệm vào chất lượng các khoản cho vay theo quyết định của họ. Vì thế, chừng nào các nhà quản lý còn không bị ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm trong các quyết định của mình thì các khoản cho vay khó đòi sẽ tiếp tục phát sinh và ứ đọng dần lên trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.

Căn cứ quyết định đầu tư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các ngân hàng thương mại xét duyệt cho vay, không phải thẩm định phương án vay, trả nợ19!!!


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2. Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Ở cả hai thị trường, vấn đề thông tin bất cân xứng đều tồn tại, và có các đặc điểm bản chất tương đồng nhau. Tuy nhiên, do thị trường trái phiếu Việt Nam còn chưa phát triển, vấn đề thông tin bất cân xứng còn chưa bộc lộ rõ. Khóa luận này xin được tập trung vào phân tích thực trạng thông

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 8


19 Hồng Phúc, Loanh quanh nợ xấu, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 36 - 2006 (820), ra ngày 31/08/2006.

tin bất cân xứng trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. Những đặc điểm được phân tích ở đây cũng có thể được áp dụng luôn cho thị trường trái phiếu.

1.1. Lựa chọn ngược của các nhà đầu tư

Trong TTCK, vấn đề thông tin bất cân xứng trước giao dịch tồn tại ở hai dạng: thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty phát hành chứng khoán, và giữa các nhà đầu tư với nhau. Thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty phát hành chứng khoán tồn tại do doanh nghiệp biết rõ về tình hình tài chính của công ty và giá trị thực của chứng khoán mà công ty phát hành hơn nhà đầu tư, và có xu hướng che giấu các thông tin bất lợi, bóp méo, thổi phồng các thông tin theo hướng có lợi cho mình, phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp, lừa đảo và đẩy nhà đầu tư tới các quyết định sai lệch.

Trong khi đó, thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư với nhau lại xảy ra do có một nhóm các nhà đầu tư được biết nhiều thông tin riêng biệt hơn hơn số còn lại, có thể do có nguồn thông tin riêng, hay do các mối quan hệ, các thủ thuật để lấy thông tin. Biểu hiện rõ nhất của thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư đó là hiện tượng giao dịch nội gián và hiện tượng tạo cung cầu ảo trên TTCK.

1.1.1. Thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty phát hành chứng

khoán.

Hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa công ty phát hành và nhà đầu

tư là cơ sở cho rất nhiều hành vi giao dịch thao túng TTCK liên tục trong thời gian qua. Theo Thông tư 97/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hành vi giao dịch thao túng TTCK là các hành vi giao dịch làm cho mọi

người hiểu sai lệch về thị trường. Hành vi này được cụ thể hóa ở những giao dịch như (1)Lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc không có đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật (2)Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật, (3) Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép phát hành ra công chúng, (4) Không nộp hồ sơ đăng ký với ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày trở thành công ty đại chúng, (5) Hồ sơ công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN có những thông tin sai lệch hoặc không có đủ thông tin cần thiết, (6) Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi xảy ra các sự kiện bất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, các hành vi trì hoãn, trốn tránh, không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử theo yêu cầu của thanh tra... đều là những hành vi vi phạm.

Mặc dù đã có Thông tư 38 của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên TTCK, và các thông tư khác liên quan đến chế tài xử phạt hành vi vi phạm nhưng hiện tượng các công ty cố tình che giấu, không công bố thông tin vẫn diễn ra “như cơm bữa” trên TTCK. Trong tháng 10 vừa qua, do vi phạm khâu công bố thông tin và không báo cáo lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty cổ phần Thuỷ hải sản Minh Phú (MPC) đã phải chịu mức phạt hành chính 30 triệu đồng cho hai vi phạm. Cụ thể, ngày 4/10, Chánh Thanh tra UBCKNN đã ký Quyết định số 26/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Thuỷ hải sản Minh Phú. Theo đó, căn cứ kết quả giám sát, tài liệu và chứng cứ về việc phát hành thêm cổ phiếu của Thuỷ hải sản Minh Phú, UBCKNN kết luận: công ty thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong nội bộ nhưng không gửi các

tài liệu liên quan đến UBCKNN, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngoài ra, Minh Phú cũng không công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi thực hiện việc phát hành theo quy định của pháp luật.

Một phần nguyên nhân là do chế tài xử phạt không có tính răn đe, Uỷ ban chứng khoán vẫn còn “giơ cao đánh khẽ” đối với đơn vị vi phạm.

Phù phép báo cáo tài chính: Trước đây, khi chưa cổ phần hóa, nhiều công ty thường lập hai sổ kể toán, một để làm việc với cơ quan thuế, một là sổ thực để quản lý nội bộ. Sự phù phép lãi nhiều thành lãi ít, lãi ít thành không lãi để có thể bỏ túi được nhiều hơn là việc làm không phải là hiếm thấy. Còn bây giờ, khi đã cổ phần hóa thì họ lại phù phép ngược lại, lỗ thành lãi, lãi nhỏ thành lãi lớn.

Thổi cổ phiếu: Sau khi đã dùng các thủ thuật để chuyển lãi thành lỗ, các công ty lại tiếp tục sử dụng các thủ thuật nhằm nâng giá cổ phiếu. Để cổ phiếu còn lên cao hơn nữa, có thể dùng chiêu quyết định đánh gục các nhà đầu tư đang bị cuốn hút như sau: Chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành nâng vốn điều lệ. Với tỷ lệ cổ tức 2:1 (50%) và phát hành mua thêm 1:1 với mệnh giá, thị giá cổ phiếu dễ dàng được đẩy lên gấp nhiều lần so với thị giá trước đó. Lúc đó sẽ chỉ thấy hình ảnh các nhà đầu tư đặt giá trần để mua cổ phiếu của công ty này với khối lượng mỗi ngày có thể lên đến vài trăm ngàn cổ phiếu, thậm chí cả triệu cổ phiếu. Nhưng, lượng cổ phiếu sẽ được bán ra nhỏ giọt mà thôi (vài trăm, vài ngàn, chục ngàn, ...). Ai cũng nghĩ đó là một cổ phiếu quý hiếm và không muốn bán ra. Giá cổ phiếu cứ thế bị đẩy lên. Các công ty không có khả năng quản lý nguồn vốn lớn hơn nhưng cứ phải phát hành nâng vốn thêm. Mục đích của những việc này chỉ là đẩy cổ phiếu của công ty họ lên cao hơn nhiều lần, từ đó, số lợi mang lại cho họ từ việc

tăng giá chóng mặt của cổ phiếu của công ty họ đem lại cho họ những món lợi khổng lồ.

Với những công ty sắp lên sàn, những người nắm vai trò quản trị trong công ty có thể úp úp mở mở rằng công ty sắp tham gia góp vốn vào dự án rất triển vọng, dự án thủy điện chẳng hạn. Hay với số cổ phần còn ế, người ta bày ra chiêu phân chia quyền lợi những ai được mua số cổ phiếu đó. Tin đồn chỉ có những thành viên chủ chốt mới được mua những cổ phiếu còn lại (thực chất là bị ế), lọt ra ngoài và cổ phiếu đó bắt đầu được quan tâm trên thị trường.

Có vô vàn những hành vi gian lận, thủ thuật tinh vi khác mà các công ty phát hành có thể sử dụng nhằm thổi phồng giá trị cổ phiếu của công ty mình, phản ánh không đúng giá trị cổ phiếu. Trong bối cảnh tính minh bạch của thị trường còn thấp, các kỷ luật công bố thông tin trên thị trường còn lỏng lẻo, không có các tổ chức sản xuất và bán thông tin độc lập, các nhà đầu tư luôn ở thế bất lợi về thông tin. Do đó, họ thường đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm. Cũng do thiếu thông tin mà các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam còn có “hành vi bầy đàn” hay “tâm lý đám đông” trong các quyết định đầu tư. Không ít nhà đầu tư nghe theo tin đồn đã mua phải những cổ phiếu giả, cổ phiếu của các công ty đang thua lỗ, hay mua với giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu, để rồi cuối cùng vỡ nợ, phá sản. Trong khi đó, nhiều công ty làm ăn chân chính, có tình hình tài chính thực sự lành mạnh, lại không biết cách phát tín hiệu với nhà đầu tư, khiến họ không nhận biết được giá trị thực sự của cổ phiếu công ty, dẫn tới tình trạng giá thấp hơn giá trị thực, gây lãng phí cho thị trường. Đó chính là vấn đề lựa chọn ngược - hậu quả của tình trạng thông tin bất cân xứng.

Các nhà đầu tư trong nước, do thiếu thông tin chính xác về tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp, nên đành quan sát hành vi của nhà đầu tư nước ngoài và làm theo. Chính vì thế, những nguồn thông tin của các tổ chức đánh giá độc lập có tác động cực kỳ to lớn với thị trường, điển hình là “hiệu ứng Merry Lynch” gần đây. TTCK ảm đạm trong một thời gian khá dài sau báo cáo của Merry Lynch khuyến nghị rút toàn bộ vốn ra khỏi Việt Nam. Khi các nhà đầu tư nội địa hoang mang và bán ra một lượng cổ phiếu lớn, khiến giá cổ phiếu sụt mạnh thì các nhà đầu tư ngoại lại tăng mua vào. Xét về khía cạnh thông tin bất cân xứng, thì có thể thấy là do các nhà đầu tư có quá ít thông tin đáng tin cậy, đầy đủ về hoạt động, triển vọng của các doanh nghiệp, có quá ít nguồn thông tin độc lập nên chỉ một nguồn thông tin một chiều cũng khiến họ hoang mang, mất phương hướng.

1.1.2. Thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư với nhau.

Thực tế, vấn đề thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán xuất phát từ tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư với công ty phát hành chứng khoán, tạo điều kiện cho các công ty lợi dụng tiết lộ thông tin cho một số hạn chế các nhà đầu tư, cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu thông tin vì thế phải chịu nhiều thua thiệt.

Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà đầu tư nhỏ lẻ là khả năng tiếp cận và xử lý thông tin. Mặc dù trong một thời đại công nghệ thông tin, nhưng thị trường chứng khoán vốn rất nhạy bén với thông tin, việc tiếp cận thông tin chậm hơn dù chỉ là chút xíu hoặc xử lý thông tin không tốt cũng có thể dẫn đến thua thiệt rất nhiều. Trong những ngày đầu hoạt động của thị trường chứng khoán, những tin đồn như nhà máy nhiệt điện Phả Lại bị cháy một tổ máy, cán bộ lãnh đạo đang bị điều trình trước công an, việc một tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022