Thông Tin Bất Cân Xứng Trong Thị Trường Tài Chính

nào dẫn tới mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều khoản đó. Tuy nhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn nói là không khả thi. Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không có cách nào để xác định được là khách đó có thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng hay không.


1.3. Phát tín hiệu

Trong thị trường xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng, không phải lúc nào bên có nhiều thông tin cũng là bên có lợi thế. Chẳng hạn trong thị trường xe máy Trung Quốc, những người sản xuất xe máy tốt thực sự là bên có nhiều thông tin hơn về chất lượng sản phẩm của mình nhưng họ vẫn không thể bán được hàng do phía người mua không có thông tin đầy đủ về chất lượng sản phẩm. Trong những trường hợp thế này, người nắm giữ những thông tin riêng biệt cần chủ động thực hiện những hoạt động làm cho đối tác trong giao dịch biết được thông tin về mình. Người bán xe chất lượng tốt sẽ có động cơ khuyến khích để phát ra tín hiệu nhằm mục đích làm cho người mua biết được mình bán xe tốt và sẵn lòng trả giá cao cho xe tốt này. Một tín hiệu mà người bán xe có thể phát đi để người mua xe nhận biết được, đó chính là điều khoản bảo hành.

Nếu người bán muốn thực hiện một hành vi nào đó để phát tín hiệu thì sẽ phải tốn chi phí. Điểm then chốt là chi phí phát tín hiệu của người bán sản phẩm chất lượng xấu luôn luôn cao hơn chi phí phát tín hiệu của người bán sản phẩm chất lượng cao. Do vậy, người bán sản phẩm tồi sẽ không có động cơ tìm cách phát tín hiệu và nói dối. Ví dụ, việc cung cấp chế độ bảo hành đối với người bán xe chất lượng kém sẽ đòi hỏi nhiều chi phí hơn người bán xe hơi tốt. Khi đó, bảo hành xe đã trở thành một tín hiệu hết sức hiệu quả.

Trong thị trường tín dụng, nếu một cá nhân trước đó đã tốn nhiều công sức để thiết lập thành tích tín dụng tốt, lời tuyên bố của anh ta rằng anh ta có ý định hoàn trả món nợ sẽ đáng tin hơn. Thành tích tín dụng của anh ta khi đó sẽ đóng vai trò như một tín hiệu.

2. Thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính

Như đã trình bày ở phần lý luận chung về thị trường tài chính, một trong những vấn đề cố hữu của thị trường tài chính chính là chi phí giao dịch. Sự tồn tại của chi phí giao dịch trong thị trường tài chính phần nào lý giải được tại sao các trung gian tài chính và tài chính gián tiếp lại đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính như vậy. Một lý do khác nữa đó là trong thị trường tài chính, một bên thường không biết đủ thông tin về bên kia để đưa ra các quyết định đúng đắn. Ví dụ một người đi vay thường có nhiều thông tin về nguồn thu nhập tiềm năng trong tương lai cũng như những rủi ro liên quan với dự án đầu tư của họ hơn là người cho vay. Tình trạng thông tin bất cân xứng này trong thị trường tài chính cũng dẫn tới 2 vấn đề trong hệ thống tài chính vào 2 thời điểm: trước và sau giao dịch.

2.1. Lựa chọn ngược

Lựa chọn ngược là vấn đề gây ra bởi tình trạng thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch được tiến hành. Lựa chọn ngược trong thị trường tài chính xảy ra khi hầu hết những người đi vay có nhiều khả năng tạo ra kết quả đầu tư tồi nhất - rủi ro tín dụng cao - lại là những người có khả năng sẽ vay được nợ nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Để hiểu được tại sao lại xảy ra tình huống lựa chọn ngược, hãy giả thiết là bạn có 2 người bạn mà bạn có thể cho vay tiền là A và B. A là kiểu người cẩn thận, truyền thống, chỉ đi vay khi anh ta có một kế hoạch đầu tư chắc chắn mang lại lợi nhuận. Còn B thì ngược lại, anh ta là một kẻ ưa liều

lĩnh. B chỉ vừa mới nghĩ tới một kế hoạch làm giàu nhanh chóng mà sẽ biến anh ta thành một triệu phú chỉ trong một đêm nếu anh ta có thể kiếm được số đầu tư ban đầu là 1000$. Tuy nhiên, không may là những dự án làm giàu nhanh kiểu như thế này lại thường đi liền với độ rủi ro rất cao: có nhiều khả năng là khoản đầu tư của B sẽ không mang lại kết quả và anh ta sẽ mất trắng 1000$.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

Vậy thì ai có nhiều khả năng sẽ tìm đến bạn để hỏi vay hơn? A hay B? Tất nhiên người đó sẽ là B, bởi vì anh ta sẽ kiếm được bộn tiền nếu khoản đầu tư đó thành công. Tuy nhiên bạn có thể sẽ không thích cho B vay vì có nhiều khả năng B sẽ thất bại và không thể trả lại cho bạn món tiền 1000$. Nếu bạn biết cả A và B rất rõ, có nghĩa là thông tin hoàn toàn cân xứng, thì bạn sẽ không gặp vấn đề gì trong việc cho vay, bởi vì bạn biết rõ rằng B là một rủi ro tín dụng lớn và bạn sẽ không cho B vay. Giả thiết là bạn không biết rõ về cả 2 thì có khả năng là bạn sẽ cho B vay bởi vì B sẽ luôn tìm mọi cách để vay được 1000$. Khi đó bạn đã tự đặt mình vào tình huống rủi ro cao. Nhưng nếu giả thiết bạn hiểu rõ tình trạng thông tin bất cân xứng của mình và quyết định không cho ai vay để đảm bảo an toàn vốn, thì lại gây ra một tình trạng lãng phí nguồn lực bởi những người như A - có thành tích tín dụng tốt hoặc có tiềm năng trả nợ cao - lại không thể tìm được một nguồn vốn đầu tư cho dự án khả thi của mình.

Tương tự như ví dụ về thị trường bảo hiểm đã xem xét ở trước, nếu càng tăng phí bảo hiểm thì càng làm cho những người có rủi ro cao mua và đẩy những người rủi ro thấp ra, từ đó lại làm tăng chi phí bồi thường bảo hiểm. Trong thị trường tín dụng, lãi suất mà ngân hàng quy định các đối tượng vay phải trả sẽ ảnh hưởng tới sự chọn lựa những ai nộp hồ sơ xin vay vốn. Lãi suất càng cao thì chỉ có những ai có dự án đầu tư rủi ro cao mới sẵn sàng vay. Như

vậy, tăng lãi suất có thể dẫn tới sự gia tăng các dự án đầu tư rủi ro và gia tăng nợ khó đòi cho ngân hàng. Vấn đề cốt lõi dẫn tới tình trạng này là ngân hàng không thể phân biệt được những người vay vốn xem ai là người đầu tư an tòan và ai là người đầu tư rủi ro.

2.2. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là vấn đề gây nên bởi tình trạng thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch xảy ra. Rủi ro đạo đức chính là nguy cơ (rủi ro) người đi vay sẽ tham gia vào những hoạt động không mong muốn (phi đạo đức) - xét trên quan điểm của người cho vay vì anh ta tin rằng những hoạt động như thế này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nợ của người đi vay. Và vì vấn đề rủi ro đạo đức khiến cho khả năng thu hồi nợ giảm đi nên những người cho vay sẽ không tiếp tục cho vay nợ nữa.

Hãy xem xét một ví dụ về rủi ro đạo đức. Giả sử bạn cho một người chú C vay 1000$. C cần khoản tiền này để mua một chiếc máy soạn thảo văn bản để anh ta có thể mở cửa hàng đánh máy thuê cho đối tượng là sinh viên viết khóa luận. Tuy nhiên, sau khi bạn cho C vay nợ, C có vẻ như không muốn đầu tư vào cửa hàng đánh máy nữa mà thay vào đó, anh ta bắt đầu đi cá cược ở trường đua ngựa. Nếu anh ta cá cược 1 ăn 20 và thắng bằng số tiền cho vay của bạn, thì anh ta sẽ có khả năng hoàn trả số nợ cho bạn và ngoài ra còn có thể bỏ túi số tiền khá lớn là 19000$. Nhưng nếu anh ta thua - mà điều này rất dễ xảy ra - thì bạn sẽ mất trắng 1000$, nhưng những gì anh ta mất chỉ là uy tín của một người chú đáng tin trong gia đình mà thôi. Vì thế anh ta sẽ có động cơ đi tới cá cược ở trường đua ngựa bởi phần anh ta thu về nếu cá cược đúng (19000$) lớn hơn rất nhiều so với những gì anh ta mất (uy tín). Nếu bạn biết rõ C định làm gì, thì hiển nhiên bạn sẽ ngăn cản anh ta đến trường đua ngựa, và anh ta sẽ không thể làm tăng rủi ro đạo đức. Tuy nhiên,

để nắm rõ thông tin về mọi hoạt động của người đi vay là rất khó, thậm chí không thể, có nghĩa là thông tin là bất cân xứng, nên có nhiều khả năng là C sẽ tham gia cá cược và bạn có thể sẽ không thu hồi được số tiền cho vay của mình. Rủi ro đạo đức khiến bạn không muốn cho vay dù bạn biết rõ nếu C dùng tiền để đầu tư thì bạn sẽ thu hồi được nợ.

Trong các hợp đồng tài chính, tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức là một vấn đề cố hữu. Các công ty hoạt động nhờ vào vốn vay mượn, nhưng trong trường hợp phá sản thì chỉ có trách nhiệm hữu hạn (đối với các công ty TNHH). Vì vậy, công ty sẽ tham gia vào những dự án rủi ro hơn mức mong muốn của ngân hàng. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Lý do là nếu dự án thành công (cho dù với cơ hội rất thấp), thì doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn, còn nếu không thành công thì cũng không sao bởi đằng nào công ty cũng phá sản. Ví dụ sau đây minh họa cho tình huống này.

ABC Co. là một công ty hiện đang vay nợ ngân hàng. Giá trị tài sản (theo thị trường) của công ty là 100 triệu $ và giá trị cổ phần (cũng theo thị trường) là 50 triệu$. Hiện ABC Co. có một cơ hội đầu tư với chi phí đầu tư là 10 triệu $. Sau một năm dự án kết thúc, có 2 khả năng xảy ra: hoặc dự án tạo ra nguồn thu ròng (sau khi trừ đi chi phí) 96 triệu$ (với xác suất 10%) hoặc tạo ra nguồn thu ròng bằng 0 (với xác suất 90%). Giả sử tỷ lệ chiết khấu hợp lý (sau khi đã hiệu chỉnh rủi ro) áp dụng cho dự án là 20%. Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là:

NPV= -10 + (10%*96 + 90%*0)/(1 + 20%) = -2 (triệu $)

Việc thực hiện dự án sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và do vậy ABC Co. sẽ không thực hiện dự án.

Một năm sau, tình hình kinh doanh và tài chính của ABC Co. trở nên xấu đi. Vào lúc này, giá trị tài sản chỉ còn 40 triệu $ (trong đó có 10 triệu $ tiền mặt). Nghiêm trọng hơn, chỉ còn đúng một năm nữa là ABC phải hoàn trả ngân hàng một khoản nợ là 50 triệu $. Giả sử rằng cơ hội đầu tư vào dự án trên vẫn còn với các chi tiết kỹ thuật và tài chính không thay đổi.

Lúc này, nếu không thực hiện dự án, ABC Co. có thể sẽ phải tuyên bố phá sản và/hay phát mãi toàn bộ tài sản để thanh toán cho khoản nợ ngân hàng. Còn nếu thực hiện dự án và tình huống tốt xảy ra, công ty sẽ được 96 triệu $, thừa đủ để trang trải khoản nợ 50 triệu $. Mặt khác, nếu thực hiện dự án và tình huống xấu xảy ra thì công ty phá sản, cũng như trường hợp không thực hiện dự án.

Vậy ABC Co. sẽ thực hiện dự án cho dù NPV có âm. Lý do căn bản là dự án có độ rủi ro rất cao và lợi nhuận trong trường hợp tốt đủ lớn để đưa công ty thoát khỏi khó khăn tài chính. Ngân hàng chủ nợ của doanh nghiệp rõ ràng sẽ chịu thiệt khi công ty thực hiện dự án rủi ro cao vì giá trị kỳ vọng của khoản nợ mà công ty trả cho ngân hàng giảm đi (Nhớ rằng việc thực hiện dự án hút đi mất 10 triệu $ từ giá trị tài sản của doanh nghiệp và giá trị hiện tại kỳ vọng của dự án chỉ là 8 triệu).

Chính vì thế mà ta thường thấy những hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là thẩm định tín dụng, đánh giá tài sản thế chấp, theo dõi hoạt động của đối tượng cho vay nợ và đôi khi còn thiết kế hợp đồng tín dụng sao cho có thể rút vốn ngay lập tức khi thấy không yên tâm về khả năng chi trả của người cho vay. Những cơ chế này chính là để đề phòng tâm lý ỷ lại của những người vay vốn.

Những vấn đề gây nên bởi tình trạng Lựa chọn ngược và Rủi ro đạo đức là những trở lực lớn khiến thị trường tài chính hoạt động kém hiệu quả.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng thông tin bất cân xứng có thể khiến thị trường hoàn toàn sụp đổ.

3. Tác động của tình trạng thông tin bất cân xứng tới tính hiệu quả của thị trường

Tình trạng thông tin bất cân xứng khiến các thị trường hoạt động kém hiệu quả. Chẳng hạn trong thị trường hàng hóa, người bán hàng tốt không còn động cơ để sản xuất và bán những hàng chất lượng cao, trong khi thị trường chỉ còn lại những người bán hàng kém chất lượng. Nếu người mua vẫn quyết định mua hàng, thì anh ta phải trả số tiền lớn hơn giá trị thực của hàng hóa, chỉ làm lợi cho một số cá nhân nhưng lại gây hao phí cho toàn xã hội. Nếu nghiêm trọng hơn, anh ta nhận thức được vấn đề này và quyết định không tiến hành giao dịch thì thị trường lúc đó sẽ sụp đổ. Trong thị trường tài chính, vấn đề thông tin bất cân xứng gây ra tình trạng lãng phí các nguồn lực xã hội vào các dự án tồi trong khi nhiều dự án tốt lại không có đủ vốn để thực hiện, gây lãng phí lớn. Vấn đề thông tin bất cân xứng nếu không được hạn chế sẽ có thể khiến thị trường hoạt động lệch lạc và sụp đổ.

Nhìn chung, thông tin bất cân xứng khiến các nguồn lực của xã hội được phân bổ không hiệu quả, gây lãng chí chung cho toàn xã hội, và đe dọa sự tồn tại của một số thị trường, kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế.


4. Những biện pháp chung hạn chế trở ngại thông tin bất cân xứng

4.1. Sàng lọc

Quay trở lại ví dụ về lựa chọn ngược trong ngành bảo hiểm. Một cách để khắc phục tình trạng này là công ty bảo hiểm thiết kế hợp đồng bảo hiểm sao cho có thể tách biệt 2 loại khách hàng: nhóm rủi ro mất xe cao và nhóm

rủi ro mất xe thấp. Hợp đồng bảo hiểm gồm 2 lựa chọn, bất cứ khách hàng nào cũng có thể lựa chọn một trong hai. Lựa chọn thứ nhất: bảo hiểm toàn bộ giá trị của chiếc xe. Lựa chọn thứ hai: chỉ bảo hiểm một phần với một mức phí thấp hơn mức phí trong lựa chọn thứ nhất. Mẹo ở đây là xác định mức phí bảo hiểm và tỷ lệ giá trị xe được bảo hiểm sao cho nhóm rủi ro cao luôn thấy có lợi nhất khi chọn hợp đồng thứ nhất, còn nhóm rủi ro thấp chỉ chọn hợp đồng thứ 2. Trước hết, chi phí bảo hiểm trong hợp đồng thứ nhất được định ở mức cạnh tranh sao cho đủ bù đắp chi phí kỳ vọng phải bồi thường đối với nhóm rủi ro cao cộng với chi phí quản lý. Đối với hợp đồng thứ hai, ta chọn một mức phí thấp hơn phù hợp với mức rủi ro thấp hơn (ví dụ bằng một nửa phí bảo hiểm trong hợp đồng thứ nhất), nhưng khách hàng trong hợp đồng này chỉ được bảo hiểm một phần giá trị tài sản (ví dụ bảo hiểm 40% giá trị). Những người có rủi ro mất xe thấp thấy rằng chẳng tội gì chọn hợp đồng thứ nhất vì mức phí quá cao (cho dù có được bảo hiểm toàn bộ giá trị xe). Còn những người có độ rủi ro cao lại thấy rằng hợp đồng thứ nhất là tốt hơn cả. Đối với họ, đúng là có thể được lợi từ mức phí thấp ở hợp đồng thứ hai, nhưng vì chỉ được bảo hiểm một phần trong khi rủi ro mất xe cao nên việc mua hợp đồng thứ hai không còn hấp dẫn. Cần nhớ rằng mặc dù tách biệt được hai loại khách hàng, nhưng nhóm có rủi ro thấp không được hưởng bảo hiểm toàn bộ giá trị. Đó chính là chi phí của thông tin bất cân xứng.

4.2. Phát tín hiệu

Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Ví dụ trong thị trường hàng hóa, để phát tín hiệu về chất lượng hàng hóa tới người tiêu dùng, người bán có thể đưa ra các điều

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí