3. Ba vấn đề cố hữu của thị trường tài chính
3.1. Chi phí giao dịch
Các giao dịch tài chính thường kéo theo những chi phí về thời gian và tiền bạc. Chi phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người tiết kiệm nhỏ, đơn lẻ trong việc vay vốn và mua chứng khoán. Tiền lãi thu được từ các khoản cho vay nhỏ có thể không đủ để bù đắp các chi phí để ký kết các khế ước vay vốn. Người tiết kiệm sẽ phải trả chi phí giao dịch lớn trong trường hợp mua chứng khoán do số tiền tiết kiệm chỉ đủ mua một số lượng nhỏ chứng khoán. Vì vậy, người tiết kiệm chỉ có thể thực hiện một số khoản đầu tư nhỏ và phải đối mặt với nhiều rủi ro do không có khả năng đa dạng hóa các khoản đầu tư. Như vậy chi phí giao dịch cao đã loại trừ nhiều người có món tiền tiết kiệm nhỏ và những người đi vay các món nợ nhỏ được tham gia trực tiếp trên thị trường tài chính.
3.2. Bất cân xứng về thông tin
Một trong những nhân tố thiết yếu để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả là sự có được thông tin đầy đủ, kịp thời về chất lượng, giá cả và sự sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trên thị trường. Việc thiếu thông tin trên thị trường tài chính có thể làm cho những người tham gia thị trường ra các quyết định sai lệch.
Một trường hợp của tình trạng thông tin không đầy đủ là tình trạng bất cân xứng về thông tin. Bất cân xứng về thông tin xảy ra trong trường hợp những người tham gia thị trường có được các thông tin khác nhau liên quan đến các giao dịch tài chính. Một bên giao dịch thường không biết đầy đủ các thông tin cần thiết về đối tác để có những quyết định đúng đắn. Ví dụ, một người đi vay một khoản tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi ích tiềm ẩn
và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà anh ta dự định tiến hành so với người cho vay.
Tình trạng bất cân xứng về thông tin có thể xảy ra trước, trong và/hoặc sau khi giao dịch tài chính được thực hiện. TìNH trạng này làm cho thị trường tài chính không còn là một cơ chế phân bổ các nguồn vốn một cách có hiệu quả. Bất cân xứng về thông tin có thể dẫn đến các vấn đề như: lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức và hành vi bầy đàn (hay hành vi đám đông).
3.3. Bất ổn định mang tính hệ thống
Có thể bạn quan tâm!
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2
- Thông Tin Bất Cân Xứng Trong Thị Trường Tài Chính
- Giám Sát Gián Tiếp Thông Qua Các Động Cơ Khuyến Khích:
- Thực Trạng Thông Tin Bất Cân Xứng Trên Thị Trường Tài Chính
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Sự bất ổn định mang tính hệ thống là một đặc tính cơ bản của thị trường tài chính so với các thị trường khác. Sự bất ổn định mang tính hệ thống xảy ra khi một định chế tài chính đã không thể thực hiện cam kết tài chính; điều này có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn chung trong toàn hệ thống tài chính khi có nhiều người sợ rằng một định chế nào đó cũng sẽ không thực hiện các cam kết tài chính của mình. Một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra khi sự lan truyền kiểu này làm cho các định chế tài chính khác đang hoạt động có hiệu quả bị rơi vào tình trạng nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiêu mà rủi ro được xem là “yếu tố trung tâm có ảnh hướng tới hành vi tài chính”.
II. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng3 .
Trong suốt hơn 3 thập kỉ trở lại đây, lý thuyết về thị trường với thông tin bất cân xứng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu kinh tế quan trọng và
3 Các ví dụ minh họa trong phần này được tham khảo tại Bài giảng Thông tin bất cân xứng trong tài chính, Học kì Xuân 2005, Bộ môn Tài chính phát triển, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tác giả Xuân Thành, Lê Hồng Nhật, biên dịch Thạch Quân.
hết sức thú vị. Các mô hình kinh tế với tình trạng thông tin không hoàn hảo đã trở thành một công cụ không thể thiếu được của các nhà nghiên cứu kinh tế. Từ lý thuyết này đã có không biết bao nhiêu ứng dụng trong thực tế, từ những nền thị trường nông nghiệp truyền thống của các quốc gia đang phát triển cho đến những thị trường tài chính hiện đại ở những nền kinh tế phát triển. Cơ sở cho lý thuyết thông tin bất cân xứng này được đưa ra lần đầu tiên vào những năm 1970 bởi một nhóm ba nhà khoa học gồm George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Đến năm 2001 thì lý thuyết này đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế học hiện đại khi các nhà nghiên cứu nói trên cùng vinh dự được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho công trình nghiên cứu “phân tích các thị trường với tình trạng thông tin bất cân xứng”.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời khi lý thuyết kinh tế học tân cổ điển đã thất bại trong việc giải thích một cách hiệu quả tại sao các thể chế thị trường xuất hiện. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển về thị trường giả định người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về: (i) đối tác bên kia của giao dịch, (ii) chất lượng, đặc điểm của hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi, và (iii) cấu trúc thị trường. Giả định trên là hoàn toàn hợp lý nếu như ta dễ dàng có được các thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế phải tốn chi phí mới có được thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp một đối tượng tham gia giao dịch không thể biết được thông tin của đối tác bên kia cho dù có bỏ bao nhiêu tiền để thu thập thông tin đi nữa. Trong nhiều thị trường hàng hóa, người mua thường khó phân biệt được giữa sản phẩm chất lượng tốt với sản phẩm chất lượng tồi. Trong thị trường lao động, các công ty và người sử dụng lao động thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định kỹ năng và năng lực của nhân viên trong công ty mình khi mới bắt đầu tuyển dụng.
Trong thị trường tài chính, người cho vay thường phải mất chi phí khá cao để xác định được mức độ uy tín hay thành tích tín dụng của người đi vay tiềm năng.
Lý thuyết Thông tin bất cân xứng đi vào nghiên cứu tình trạng các bên tham gia vào giao dịch không có các lượng thông tin cân xứng nhau. Một bên trong giao dịch có lợi thế về thông tin (informed party) còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed party). Thông tin ở đây có thể là một hành động (action) hay một đặc điểm (characteristic) của bên có lợi thế về thông tin. Ví dụ của sự bất cân xứng thông tin về đặc điểm của một bên có thể thấy ở thị trường hàng hóa cũ, như xe cũ chẳng hạn: người bán hàng thường có thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thực trạng chất lượng của chiếc xe mình đã sử dụng, còn người mua thường rơi vào trạng thái bất lợi về thông tin. Còn ví dụ cho sự bất cân xứng thông tin về hành động là mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp với những nhân viên của mình như nhân viên bán hàng. Người chủ doanh nghiệp không thể biết một cách chính xác liệu nhân viên của mình có thực sự tận tâm với công việc hay không, có tìm mọi cách để tăng doanh số bán hàng hay không, vì sự nỗ lực không phải lúc nào cũng có thể được quan sát trực tiếp và đo lường một cách chính xác.
Lý thuyết này đưa ra ba lớp bài toán quan trọng là lựa chọn ngược (hay còn gọi là lựa chọn bất lợi - adverse selection), rủi ro đạo đức (hay còn được dịch là tâm lý ỷ lại - moral harzard) và phát tín hiệu (signalling). Lựa chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hai hệ quả trực tiếp của hiện tượng thông tin bất cân xứng, còn phát tín hiệu là biện pháp để hạn chế tình trạng này.
1.1. Lựa chọn ngược
Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi
tiến hành giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một
đặc điểm nào đó (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lành mạnh về tài chính, …) mà bên kia không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đối khiến bên kia không thể đưa ra quyết định chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế về thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp méo thông tin theo hướng có lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu được bất lợi này để tìm các biện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc điểm hay thông tin cần biết.
Hãy xem xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm phát hành một hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả năng xảy ra là đa số những người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ mua bảo hiểm. Thông tin về nơi mà người sử dụng xe hay gửi xe là thông tin chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nói một cách khác, đó là thông tin mà người ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm không thể quan sát được. Do vậy, công ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảo hiểm khác nhau với độ rủi ro khác nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở những nơi an toàn để hy vọng được hưởng phí bảo hiểm thấp. Trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng một mức phí bảo hiểm bình quân. Với một mức phí bảo hiểm bình quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe ở nơi an toàn – khách hàng mà công ty bảo hiểm muốn hướng tới - sẽ thấy không đáng để mua bảo hiểm, còn những người có độ rủi ro cao - đối tượng khách hàng công ty bảo hiểm muốn tránh - sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi ro mất xe cao mới mua bảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong tình trạng lựa chọn ngược vì thực chất, công ty bảo hiểm chỉ muốn bán bảo hiểm cho những khách hàng gửi xe ở nơi an toàn.
Hãy xem xét một ví dụ khác trong thị trường xe cũ 4 . Những người muốn mua xe thường không thể biết một cách chính xác chất lượng của những chiếc xe đã qua sử dụng. Vấn đề này còn được miêu tả trong kinh tế học với hình ảnh “những trái chanh” (The Lemons problem *)5
Họ không thể phân biệt được đâu là chiếc xe tốt (một quả đào), đâu là chiếc xe đã quá cũ, chất lượng tồi (một quả chanh). Vì thế, cái giá mà họ sẵn sàng trả để mua một chiếc xe cũ sẽ phản ánh chất lượng trung bình của những chiếc xe cũ trên thị trường, sẽ là một mức giá nằm giữa giá của một chiếc xe tồi và giá của một chiếc xe tốt.
Về phía người bán xe cũ, anh ta biết rõ hơn ai hết chất lượng thực sự của chiếc xe của mình. Nếu chiếc xe của anh ta là một “trái chanh”, thì người chủ xe sẽ cực kì sẵn lòng bán cho bạn với mức giá trung bình mà bạn chấp nhận, bởi mức giá này cao hơn giá trị thực sự của chiếc xe. Trong khi đó, nếu chiếc xe của anh ta là một “trái đào”, tức là một chiếc xe chất lượng tốt, thì anh ta sẽ không muốn bán cho bạn theo mức giá trung bình đó. Bởi vì như chúng ta đã nói ở trên, mức giá trung bình đó cao hơn mức giá của chiếc xe tồi nhưng lại thấp hơn mức giá của một chiếc xe tốt thực sự. Anh ta biết rằng chiếc xe tốt của mình đã bị trả giá thấp hơn giá trị, vì thế sẽ không muốn bán nó trên thị trường. Chính vì hiện tượng này, trên thị trường sẽ chỉ có rất ít những chiếc xe tốt và người mua xe sẽ chỉ mua được những chiếc xe
4 Frederic S. Mishkin, Columbia University, 2004. The Economics of Money, banking and Financial markets, Chapter 1: Why study money, banking and financial markets? Asymmetric Information: Adverse Selection and Moral Hazard, Pearson Addison Wisley, New York, USA.
5 Nghiên cứu cụ thể và những thảo luận xung quanh Vấn đề những trái chanh (Lemons problem) có thể được tham khảo ở địa chỉ : www.nobel.se/economics/laureates/2001/public.html
chất lượng kém, với mức giá cao hơn giá trị thực sự của nó. Đây chính là hiện tượng lựa chọn ngược.
Hiện tượng này có thể thấy rõ ở thị trường xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. Thị trường này có 2 loại xe: xe chất lượng tốt và xe dỏm. Giả sử xe chất lượng tốt chiếm một phần tư số xe bán. Và giả sử những người có xe tốt sẵn lòng bán với giá 700$, còn những người có xe dỏm sẵn lòng bán với giá 300$. Người mua xe sẵn lòng trả 800$ cho xe tốt nhưng chỉ trả 400$ cho xe dỏm. Nếu có cách biết rõ được loại xe mà mình mua, thì người mua xe sẽ trả trong khoảng 700 - 800$ cho một chiếc xe tốt, và khoảng 300 - 400$ cho một chiếc xe dỏm.
Tuy nhiên thực tế là người bán xe biết được chất lượng của chiếc xe anh ta bán, còn người mua thì không có cách nào quan sát được chất lượng của những chiếc xe trước khi mua. Động cơ của người bán xe dỏm là luôn che dấu thông tin và nói rằng xe anh ta là xe tốt. Do luôn có khả năng mua phải xe dỏm (với xác suất là 3/4) nên người mua không bao giờ trả 700 - 800$ cho một chiếc xe. Anh ta sẽ trả một mức giá kỳ vọng là 3/4*400 + 1/4*800 = 500$. Như vậy người có xe tốt sẽ không bán vì anh ta đòi 700$. Vấn đề lựa chọn ngược nảy sinh vì những người có động cơ bán xe chỉ toàn là những người có xe dỏm.
1.2. Rủi ro đạo đức
Hiện tượng rủi ro đạo đức là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra sau giao dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hành động của bên kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông tin hơn có thể dễ dàng che đậy hành động của mình, nên họ có xu hướng hành động đi ngược lại lợi ích của bên kia và theo hướng có lợi cho mình. Hiện tượng này còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn đề người ủy thác
- đại lý (principal - agent problem). Vấn đề nảy sinh khi có sự phân ly về quyền lợi. Một công ty muốn nhân viên bán hàng của mình chủ động tìm kiếm khách hàng, nhưng các nhân viên thì thích ngồi không và uống trà. Khác biệt về quyền lợi đi kèm với thực tế là chủ công ty không thể quan sát được hành động của các nhân viên bán hàng của mình. Nói một cách khác, ta gặp phải vấn đề hành động bị che đậy. Nếu như người chủ sở hữu có thể quan sát được nhân viên làm việc có trách nhiệm như thế nào, thì sẽ không có vấn đề về động cơ khuyến khích nhân viên bỏ bê công việc để làm việc riêng. Bởi lúc đó, người chủ sở hữu đơn giản chỉ cần trả lương căn cứ trên nỗ lực người nhân viên bỏ ra. Nhưng thường thì việc đo lường các hoạt động của nhân viên, việc kiểm chứng các thông tin được báo cáo đối với người chủ sở hữu là vô cùng tốn kém hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về bảo hiểm, nơi thuật ngữ này bắt nguồn. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở trên, chúng ta đã sử dụng ví dụ về rủi ro mất xe máy để minh họa cho khái niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy rằng trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của các khách hàng (thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký hợp đồng, công ty bảo hiểm cũng không cũng không quan sát được hành vi của khách hàng. Những người sau khi đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họ không còn giữ xe cẩn thận như trước nữa vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được công ty bảo hiểm đền bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức. Kết quả là xác suất mất xe của những người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chi phí đền bù của công ty bảo hiểm tăng lên.
Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vào trong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi (bất cẩn)