Hệ Thống Thông Tin Và Cơ Sở Dữ Liệu Đầy Đủ, Đáng Tin Cậy

Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng được quy định bởi văn bản cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Việt Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ và theo thông lệ chung với các hướng dẫn rõ ràng, quyền tự chủ dành cho bên cấp tín dụng trên cơ sở bảo đảm những quy định về an toàn. Tuy nhiên, cần quy định chi tiết, chặt chẽ hơn nữa về các điều kiện cấp tín dụng, quy định về đảm bảo tiền vay và quy định về việc thẩm định, xét duyệt cho vay và giám sát thu hồi vốn vay nhằm hướng dẫn các tổ chức tín dụng. Đồng thời, các quy định pháp lý cần tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng được tự chủ và phải chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình, đảm bảo điều kiện để ngân hàng có thể tìm đúng khách hàng, đúng dự án để cấp tín dụng (giảm thiểu tình trạng lựa chọn ngược) và giám sát để khách hàng thực hiện những hành vi đúng sau khi được cấp tín dụng để hoàn trả cho ngân hàng khoản tín dụng được cấp (phòng tránh rủi ro đạo đức).

1.1.2. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy

a. Phát triển trung tâm thông tin tín dụng tư nhân

Vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tín dụng tồn tại khiến các tổ chức cho vay không có đủ thông tin về đối tượng xin cấp tín dụng, dẫn tới tình trạng lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng và khiến cho hoạt động phân phối tín dụng trở nên kém hiệu quả. Các dự án rủi ro lại được lựa chọn để cấp tín dụng trong khi đó các dự án kinh doanh khả thi, có độ rủi ro thấp lại không thể vay được vốn do chi phí trở nên cao một cách tương đối. Một biện pháp để đảm bảo cho vay mà ngân hàng thường sử dụng là thế chấp. Tuy nhiên, việc đòi hỏi thế chấp lại là cản trở lớn đối với nhiều doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và những doanh nghiệp mới thành lập vì họ thường không có tài sản cố định hoặc không có đủ giấy tờ hợp pháp của tài sản để thế chấp. Thay vì đòi hỏi thế chấp, một giải pháp khác hiệu quả hơn đang được tổ chức cho vay ở nhiều nước sử dụng là chỉ phục vụ những khách hàng có khả năng trả nợ thông qua việc lựa chọn và theo dõi họ thường xuyên. Giải pháp này đòi hỏi tổ chức cho vay phải nắm được thông tin về lịch sử thanh toán của những khách hàng tiềm năng khi ra quyết định cho vay và xác định lãi suất vay. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở những quốc gia mà thông tin tín dụng sẵn có sẽ có nhiều doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận được các nguồn tài chính. Để đạt được điều đó, việc hết sức cần thiết hiện nay là phải xây dựng các trung tâm thông tin tín dụng (TTTD) độc lập.

Trung tâm thông tin tín dụng là các tổ chức trung gian đúng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức cho vay, qua đó giúp các tổ chức này tăng dung lượng cho vay và gián tiếp giúp bên đi vay (doanh nghiệp và cá nhân) tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn21. Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân là một mô hình đang rất phát triển ở nhiều nước và đã được chứng minh là có thể giúp tăng cường tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và cá nhân. Ở Việt Nam, mô hình trung tâm TTTD còn rất mới. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Credit Information Center, viết tắt là CIC) mới được thành lập từ năm 1999. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm còn mang tính hình thức, thông tin nghèo nàn, thiếu chính xác và có độ trễ trong việc cập nhật, chưa thực sự hiệu quả và chưa trở thành một nguồn thông tin tham khảo tin cậy


21 Trung tâm thông tin kinh tế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, 02/2006, Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân - một định chế còn thiếu để tăng cường tiếp cận tài chính ở Việt Nam, Bản tin Môi trường kinh doanh, số 15 tháng 2/2006.

cho các tổ chức cho vay. Bên cạnh đó, còn thiếu vắng các trung tâm TTTD tư nhân. Do hạn chế này, phạm vi thu thập thông tin tín dụng ở Việt Nam là rất hẹp so với ở nước có trung tâm TTTD tư nhân. Ở Việt Nam, trên 1000 người trưởng thành thì chỉ có thông tin tín dụng của 11 người - trong khi đó ở Thái Lan con số này là 184 người và ở Australia là 1000 người22. Đây có thể là một trong những lý do giải thích tại sao DNNVV và cá nhân ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tín dụng.

Ở hầu hết các nước, trung tâm TTTD nhà nước thông thường do Ngân hàng Nhà nước thành lập với mục đích giám sát các ngân hàng là chính, còn trung tâm TTTD tư nhân thường được thành lập bởi các tổ chức tín dụng hay những thành viên tham gia thị trường tín dụng khác để giúp các thành viên chia sẻ thông tin tín dụng vì mục đích kinh doanh. Các trung tâm TTTD Nhà nước có xu hướng chỉ thu thập thông tin về các khoản vay giá trị lớn có thể có ảnh hưởng tổng thể đến nền kinh tế. Những thông tin mà họ thu thập là từ những tổ chức tài chính thuộc quyền giám sát của Ngân hàng Nhà nước, do đó thường không bao gồm các định chế tài chính phi ngân hàng đang rất phát triển như các công ty thuê mua, công ty tài chính. Hơn nữa, trung tâm TTTD Nhà nước cũng chỉ cung cấp thông tin tín dụng hiện tại mà không cung cấp thông tin lịch sử thanh toán của người vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trong khi đó, trung tâm TTTD tư nhân thu thập thông tin trên phạm vi rộng hơn nhiều, bao gồm cả những khoản vay của DNNVV và cá nhân. Đặc biệt thông tin được lưu giữ không chỉ giới hạn ở những khoản vay lớn. Trung tâm TTTD tư nhân cung cấp thông tin về lịch sử thanh toán của người đi vay và nhiều dịch vụ khác như công cụ xử lý đơn xin cấp tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng,Để kiểm soát thành tích tín dụng thì báo cáo

22 Báo cáo toàn cầu về Môi trường kinh doanh 2006: Việc làm, Ngân hàng thế giới và Công ty Tài Chính quốc tế, tháng 9/2005.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11

kỷ luật tín dụng của các doanh nghiệp phải được kiểm toán độc lập, thẩm định chéo trước khi công bố. Như vậy, trung tâm TTTD tư nhân mới đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về thông tin tín dụng của các tổ chức cho vay để phục vụ đối tượng xin vay là DNNVV và cá nhân tốt hơn.

Một điều tra năm 2003 của Ngân hàng Thế giới ở nhiều nước đã đưa ra những bằng chứng cho thấy không có mối liên hệ đáng kể nào giữa hoạt động của trung tâm TTTD Nhà nước với sự giảm bớt các rào cản về tín dụng; trong khi đó với sự có mặt của trung tâm TTTD tư nhân, rào cản tiếp cận tài chính giảm bớt một cách rõ rệt và tỷ lệ được cấp tín dụng của doanh nghiệp nhỏ gia tăng23 Những phát hiện cụ thể là tỷ lệ % các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn về vốn ở những nước có trung tâm TTTD tư nhân là 27% trong khi đó, ở những nơi không có trung tâm này, tỷ lệ này là 49%; xác suất doanh nghiệp nhỏ vay được từ ngân hàng ở những nước có trung tâm TTTD tư nhân là 40%, cao hơn nhiều ở những nước không có (28%).

Tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho DNNVV và tín dụng tiêu dùng trong những năm gần đây, đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng mà khả năng và nguồn lực của CIC không thể đáp ứng hết. Trong một hội thảo gần đây do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với IFC- MPDF và Visa tổ chức, hơn 150 đại diện đến từ các ngân hàng đang hoạt động ở thị trường Việt Nam đã ủng hộ việc thành lập trung tâm TTTD tư nhân ở Việt Nam. Nhu cầu thông tin tín dụng về DNVVN và cá nhân tăng cao không được đáp ứng đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Có thể thấy thị trường tài chính Việt Nam đang tồn tại một nhu cầu bức thiết phải thành lập các trung tâm TTTD độc lập. Điều này cần sự hỗ trợ kịp thời từ phía chính phủ và các cơ quan nghiên cứu kinh tế.

23 Inesa Love và Natalya Mylenko,10/2003, Thông tin tín dụng và các cản trở về tiếp cận tài chính, World Bank.

Song cũng cần nhận thức rằng thông tin tín dụng là một lĩnh vực khá nhạy cảm vì nó không chỉ liên quan đến quyền và trách nhiệm của các tổ chức tín dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư và bảo mật về dữ liệu của các doanh nghiệp và cá nhân. Để đảm bảo độ tin cậy, tổ chức đánh giá tín dụng cần đảm bảo sáu điều kiện sau đây24:

Tính khách quan: Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá cần phải liên tục được rà soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính. Để được các cơ quan chủ quản ngân hàng công nhận, phương pháp đánh giá đối với mỗi khu vực thị trường, trong đó có việc đối chiếu lại một cách chặt chẽ (rigorous back testing), cần phải được sử dụng trước đó ít nhất một năm và nên là ba năm

Tính độc lập: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải độc lập và không chịu các sức ép về kinh tế hoặc chính trị có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Quá trình đánh giá càng ít bị ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích có thể phát sinh do thành phần của hội đồng quản trị hoặc cơ cấu cổ đông của công ty gây ra càng tốt.

Khả năng tiếp cận quốc tế/ Tính minh bạch: Các kết quả đánh giá cần được cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài nước để sử dụng trong các mục đích hợp pháp và với các điều kiện cung cấp tương đương nhau. Ngoài ra, phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng của các tổ chức đánh giá cần phải được công khai, hầu hết các dự án vay vốn từ World Bank hoặc Asian Development Bank đều công khai trên web rõ ràng phương pháp luận


24 Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài, 04/2005, Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, bộ môn Tài Chính phát triển.

cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ bên phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá.

Cung cấp thông tin: Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần cung cấp

các

thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không trả được nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng; tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng; và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá, ví dụ khả năng từ xếp hạng AA xuống xếp hạng A theo thời gian.

Các nguồn lực: Một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cần phải có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép các tổ chức này tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá cần phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng. Nguồn lực thẩm định tín dụng cũng nên làm việc theo nhóm, có nghĩa là bản thân ngân hàng cũng nên có những chuyên gia độc lập thẩm định từ phía nước ngoài nhằm áp dụng cho những dự án qui mô lớn.

Tính tin cậy: Trong một chừng mực nhất định, độ tin cậy của các kết quả đánh giá đạt được nhờ các tiêu chí đã nêu trên. Ngoài ra, lòng tin của các tổ chức độc lập (nhà đầu tư, nhà bảo hiểm, các đối tác kinh doanh) đối với các kết quả đánh giá của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng là bằng chứng của độ tin cậy của các kết quả đánh giá này. Độ tin cậy của một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập cũng thể hiện ở việc các tổ chức này sử dụng các quy trình nội bộ nhằm tránh không cho các thông tin mật được sử

dụng sai mục đích. Để được công nhận, một tổ chức đánh giá tín dụng độc lập không nhất thiết phải đánh giá các công ty ở hai quốc gia trở lên..

Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, việc thành lập trung tâm TTTD tư nhân là một công việc rất khó khăn. Để có được một trung tâm TTTD tư nhân hoạt động hiệu quả, cần (i) xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp; (ii) có sự cam kết tham gia của các đối tác liên quan, đặc biệt là các tổ chức tài chính lớn; (iii) có sự hợp tác giữa khu vực côngtư và sự hiểu biết của toàn xã hội; và cuối cùng là (iv) tham khảo chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế. Trong gần ba năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm tới vấn đề này và tham vấn sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Những nỗ lực này cần được đẩy nhanh hơn nữa để trung tâm TTTD tư nhân có thể ra đời và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.

b. Hệ thống thông tin nội bộ của bản thân các tổ chức tín dụng

Để phục vụ cho việc sàng lọc và giám sát các cá nhân và tổ chức vay vốn, thẩm định dự án, bản thân các tổ chức tín dụng không thể chỉ trông chờ vào các nguồn thông tin từ các tổ chức trung gian mà phải tự mình xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ để lưu trữ, xử lý thông tin về khách hàng hiệu quả và có hệ thống. Việc lưu trữ một cách có hệ thống thông tin khách hàng không chỉ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch mà còn hạn chế được tình trạng lựa chọn ngược. Bản thân ngân hàng có thể theo dõi tình hình tài chính, kế hoạch hoạt động, và tính toán được một cách khoa học định mức tín nhiệm của các đơn vị xin cấp tín dụng để đưa ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ngân hàng sẽ chỉ thu thập được thông tin về một số lượng hạn chế người đi vay tiềm năng, chủ yếu là những đối tượng đã có quan hệ tín dụng trước đó với ngân hàng.

Ngoài hệ thống thông tin dùng để đánh giá khách hàng, khi thẩm định dự án, phương án kinh doanh, các tổ chức tín dụng cần phải có hệ thống thông tín nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào và đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đàu ra của sản phẩmThực tế, hiện nay các tổ chức tín dụng thường sử dụng các thông lấy được trên mạng internet với tính hệ thống không cao. Việc truy cập, tìm kiếm những số liệu này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của các bộ tín dụng với yêu cầu phải có khả năng đọc tốt tiếng anh. Do vấn đề về hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn đang là vấn đề rất lớn. Những biến số quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của dự án như giá nguyên vật liệu, giá bán, khả năng tiêu thụlại thiếu thông tin nhất trong quá trình thẩm định.

1.1.3. Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá thống nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là một trong những cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét “sức khỏe”của doanh nghiệp. Trước hết, cần phải đưa chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) tiến gần hơn nữa so với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, phải nâng cao kỷ luật kế toán trong các doanh nghiệp, loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp làm báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế và ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần yêu cầu chặt chẽ hơn nữa về sự xác nhận của các công ty kiểm toán độc lập đối với các báo cáo tài chính. Nghị định về kiểm toán độc lập hiện nay chỉ mới yêu cầu một số loại hình doanh nghiệp phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022