thực hiện kiểm toán như Bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, số còn lại Nhà nước chỉ khuyến khích thực hiện kiểm toán. Đây chính là kẽ hở để các doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo kế toán khác nhau để đối phó: một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh thấp hơn thực tế), một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế), một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng nên yêu cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán và xem báo cáo được kiểm toán đó như một cơ sở để xét độ tín nhiệm và thẩm định cho vay.
1.1.4. Hệ thống đăng kí tài sản hiệu quả
Một hệ thống đăng ký quyền sở hữu tài sản rõ ràng là vô cùng quan trọng cho nền kinh tế nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Nếu tất cả các tài sản được đăng ký và xác nhận quyền sở hữu, thì người chủ sở hữu tài sản đó có thể đem tài sản này thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng. Hay nói cách khác, nếu tất cả các tài sản (nhất là các bất động sản) được đăng ký quyền sở hữu (hay quyền sử dụng) khi đó mới thực sự là tài sản, nếu không chỉ là một công cụ của người có nó vì việc chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện nay, việc đăng ký tài sản đã có quy định, nhưng nhìn chung việc thực hiện chưa được triệt để và rộng khắp.
Cần thiết lập hệ thống đăng kí tài sản như đăng kí động sản, bất động sản, xác nhận có tiền gửi ngân hàng, chứng minh có lợi nhuận giữ lại chặt chẽ để giảm bớt khó khăn của ngân hàng trong việc xác định tính hợp lý, hợp lệ để ra quyết định cấp tín dụng; đồng thời cũng loại trừ được tình trạng
thông tin bất cân xứng khi các đơn vị xin cấp vốn dùng các thủ thuật để che mắt ngân hàng. Cần phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan thực hiện đăng kí tài sản, tạo thành một hệ thống đăng kí giao dịch đảm bảo với sự tham gia của các cơ quan đăng kí giao dịch đảm bảo gồm: Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Sở Địa chính hoặc Tài nguyên mô trường; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Mỗi cơ quan nêu trên thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo một số loại tài sản theo quy định.
1.2. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong sử dụng vốn vay
1.2.1. Vật thế chấp và số dư bù
Trong điều kiện hiện nay, mặc dù có một vài hạn chế nhưng vật thế chấp vẫn được các ngân hàng sử dụng khá nhiều để làm căn cứ cho vay vốn. Một dạng riêng của vật thế chấp bắt buộc khi một ngân hàng cho vay thương mại gọi là số dư bù. Một hãng khi nhận được tiền vay phải giữ lại một số vốn tối thiểu bắt buộc trong tài khoản séc tại ngân hàng mà nó cho vay. Ví dụ, một doanh nghiệp nhận được một món vay 10 triệu đô la có thể bị bắt buộc phải giữ số dư bù ít nhất 1 triệu $ trong tài khoản tại ngân hàng cho vay. Một triệu đô la số dư bù này có thể bị ngân hàng đó lấy nếu doanh nghiệp đó vỡ nợ để bù đắp lại một phần tổn thất của món vay đó.
Ngoài việc có tác dụng như một vật thế chấp, các số dư bù tăng được khả năng món tiền cho vay sẽ được hoàn trả. Số dư bù đóng vai trò này giúp ngân hàng giám sát người đi vay, ngăn ngừa rủi ro đạo đức. Việc duy trì tài khoản séc giúp ngân hàng dễ dàng kiểm soát các giao dịch thông qua séc của người đi vay - việc này có thể mang lại rất nhiều thông tin về điều kiện tài chính của người đi vay nói trên. Ví dụ, một sự sụt giảm kéo dài về số dư ở tài khoản séc của người đi vay đó cho biết rằng người này đang có khó khăn về tài chính, hoặc hoạt động kế toán có thể cho biết người vay đó đang thực hiện những hoạt động rủi ro, có thể một sự thay đổi về người cung cấp có nghĩa là người đi vay đang theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh mới,…Bất kỳ một sự thay đổi quan trọng nào trong hoạt động thanh toán của người đi vay này đều là một tín hiệu báo cho ngân hàng rằng phải tiến hành điều tra. Những số dư bù đó giúp cho ngân hàng giám sát những người vay tiền hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Rủi Ro Đạo Đức Của Các Công Ty Phát Hành Chứng Khoán
- Thông Tin Bất Cân Xứng Trên Thị Trường Tiền Tệ:
- Hệ Thống Thông Tin Và Cơ Sở Dữ Liệu Đầy Đủ, Đáng Tin Cậy
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13
- Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
1.2.2. Các điều kiện hạn chế:
Những điều kiện hạn chế được đưa vào hợp đồng vay vốn nhằm giảm rủi ro đạo đức bằng cách loại bỏ những hành vi không mong muốn và khuyến khích những hành vi mong muốn. Có 4 kiểu quy định hạn chế để đạt được mục tiêu này:
(1) Những quy định ngăn ngừa các hành vi không mong muốn: Để ngăn ngừa người đi vay tham gia vào các dự án rủi ro, những quy định này đòi hỏi rằng một món tiền vay chỉ có thể được dùng để tài trợ những hoạt động đã được chỉ định sẵn, chẳng hạn như mua thiết bị đã định hay đầu tư vào dự án đã nói trước. Có thể ghi rõ loại trừ những hoạt động rủi ro cụ thể như mua lại các doanh nghiệp khác,…
(2) Những quy định khuyến khích hành vi mong muốn: Đối với cho vay cá nhân, quy định này có thể là yêu cầu người trụ cột nuôi sống một gia đình phải mua bảo hiểm sinh mạng loại sẽ thanh toán hết số tiền vay thế chấp khi người đó chết. Đối với các doanh nghiệp, quy định này có thể là khuyến khích công ty giữ cho giá trị tài sản ròng của công ty cao, vì khi giá trị ròng cao thì công ty sẽ phải mất nhiều hơn nếu tham gia vào các dự án rủi ro, do đó hạn chế tình trạng rủi ro đạo đức.
(3) Những quy định yêu cầu giữ vật thế chấp trong điều kiện tốt: Ví dụ những hợp đồng vay mua ô tô đòi hỏi người mua ô tô đó có bảo hiểm chô một số tối thiểu loại va đụng và bảo hiểm mất trộm và ngăn ngừa việc bán chiếc xe trừ khi món vay đó đã thanh toán xong. Tương tự, người nhận một món vay thế chấp nhà ở phải có đủ bảo hiểm cho ngôi nhà đó và phải thanh toán hết khoản nợ khi vật thế chấp này được đem bán.
(4) Những quy định yêu cầu cung cấp thông tin: Những quy định này có thể yêu cầu công ty vay cung cấp thông tin về các hoạt động của công ty đó một cách định kỳ ở dạng báo cáo kết toán quý và báo cáo thu nhập, hoặc quy định bên cho vay có quyền kiểm tra và thanh tra sổ sách kế toán của công ty này, nhờ vậy mà người cho vay dễ dàng giám sát công ty đó và ngăn ngừa rủi ro đạo đức.
1.3. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng
1.3.1. Điều chỉnh hợp lý các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng
a. Dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh.
Việc quản lý các ngân hàng thương mại quốc doanh được các chuyên gia đánh giá là nhược điểm lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay. Việc các ngân hàng vẫn duy trì các mối quan hệ kinh doanh khăng khít với các DNNN cho thấy các ngân hàng này vẫn chưa đa dạng hóa được đối tượng khách hàng cho phù hợp với cơ cấu sở hữu thay đổi trong nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, Chính phủ cần tạm ngừng các hoạt động tái cấp vốn bổ sung cho ngân hàng quốc doanh. Thay vào đó, việc cần làm là để các ngân hàng này tái định hướng hoạt động trên cơ sở lợi nhuận. Chúng cần được điều hành bởi một ban giám đốc chuyên nghiệp thay vì một bộ phận của Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bởi lẽ nếu duy trì như hiện nay tức là tiếp tục duy trì sự xung đột lợi ích bởi người lãnh đạo ngân hàng vừa là đại diện chủ sở hữu vừa là cơ quan điều tiết tài chính.
b. Xây dựng một chính sách bảo hiểm tiền gửi phù hợp.
Như đã phân tích ở chương II, chính sách bảo hiểm tiền gửi và mạng lưới an toàn của chính phủ góp phần ổn định hệ thống tài chính, tạo tâm lý
yên tâm cho người gửi tiền và phòng tránh khả năng đổ vỡ ngân hàng. Tuy nhiên, một chính sách bảo hiểm quá rộng rãi sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động, và kéo theo tâm lý ỷ lại của những người gửi tiền, khiến họ lơ là trong việc giám sát hoạt động của ngân hàng để đảm bảo an toàn vốn cho chính mình. Như vậy, một vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi thiết lập chính sách bảo hiểm tiền gửi chính là xác định mức trả bảo hiểm và tốc độ thanh toán bảo hiểm phù hợp, trong đó phải đặc biệt chú ý đến sự cân bằng giữa bảo đảm ổn định tài chính một cách triệt để thông qua phương pháp trả bảo hiểm toàn phần với bảo đảm duy trì kỷ cương thị trường. Cần xác định được mức trả bảo hiểm tối ưu để tạo được lòng tin cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng mà không tạo ra rủi ro đạo đức do sự ỷ lại của các ngân hàng; không làm xao nhãng trách nhiệm cùng giám sát ngân hàng của những người có số gửi tiền lớn; cẩn trọng đối với người có số tiền gửi nhỏ nhưng vô thức có thể tạo ra sự hoảng loạn ảnh hưởng đến mục tiêu an toàn hệ thống tài chính...Bất kỳ một hệ thống bảo hiểm công khai nào khi triển khai chính sách đều phải trả lời các câu hỏi: thực hiện bảo hiểm toàn phần hay hạn chế; mức trả bảo hiểm hạn chế là bao nhiêu và tính theo nguyên tắc nào; mức trả bảo hiểm được giới hạn theo loại tiền gửi hay theo người gửi tiền; khi nào điều chỉnh mức bảo hiểm; điều chỉnh thế nào để vừa phản ánh được sự tăng trưởng GDP và tăng tỉ lệ lạm phát, vừa đảm bảo để công chúng theo kịp với mức điều chỉnh mới. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi cần có quyền quyết định cấp phép, chấm dứt và xóa khỏi danh sách thành viên đối với các ngân hàng không đáp ứng tiêu chuẩn. Xu
hướng lâu dài, mở rộng phương pháp trả bảo hiểm có giới hạn sẽ góp phần ổn đinh hệ thống tài chính, đồng thời không bóp méo kỷ cương thị trường.25
25 Mai Đinh Đệ, trưởng ban Kiểm soát HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2006, bài
1.3.2. Tăng cường giám sát Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng Để ngăn chặn rủi ro đạo đức của các ngân hàng, cần phải nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, tăng cường cơ chế giám sát để hạn chế ngân hàng tham gia quá nhiều vào các hoạt động có độ rủi ro cao. Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã ra chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN Về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ nhằm thắt chặt kỷ luật tài chính đối với ngân hàng quốc doanh và DNNN sẽ là điều thiết yếu để ngăn chặn sự lặp lại vòng luẩn quẩn phát sinh và tích tụ nợ khó đòi.
a. Hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản và yêu cầu về vốn
Để hạn chế việc ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư vào các hoạt động quá rủi ro, Chính phủ cần có các yêu cầu cụ thể về chất lượng tài sản nắm giữ, đồng thời quy định mức dự trữ tối thiểu dành cho mỗi ngân hàng.
Theo Khảo sát của ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở tất cả các ngân hàng hiện nay đang ở mức thấp, khoảng 2,5% tổng dư nợ. Trong đó, 12 ngân hàng cổ phần đã cho vay vượt mức 3% tổng dư nợ (bình quân là 7%), còn các ngân hàng quốc doanh - hiện chiếm khoảng 70% thị trường tín dụng - thì tỉ lệ này chỉ dưới 2%. Tuy nhiên trong cuộc gặp với các ngân hàng sáng ngày 28/6/2007, một con số lần đầu tiên được lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ - ngân hàng Nhà nước đưa ra khiến đại diện các ngân hàng giật mình: tỉ lệ cho vay loại chứng khoán tại một số ít ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng nhỏ, lên tới 40-50% tổng dư nợ, một tỉ lệ chưa từng có trong nghiệp vụ này và có thể khó lặp lại trong tương lai.
tham luận “Tiếp cận mục tiêu của chính sách bảo hiểm tiền gửi”.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 03/2007/CT- NHNN để kiểm soát qui mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ thị này chưa phát huy tác dụng do (1) bản thân nội dung chỉ thị chưa rõ ràng và chặt chẽ, gây nhiều tranh cãi và nhiều cách hiểu khác nhau, và có nhiều kẽ hỡ để lách. Chẳng hạn, nhiều nhà đầu tư cho rằng chỉ thị cần chỉ rõ khái niệm chứng khoán là bao gồm những loại cụ thể nào, có bao gồm các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ, đô thị, địa phương, kho bạc... là một loại chứng khoán đang được nhận cầm cố như một tài sản giá trị và có hệ số an toàn cao hay không. Riêng việc hạn chế tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không quá 3% cũng được các nhà đầu tư hiểu theo 2 cách: một là tỉ lệ cho vay để đầu tư chứng khoán trên tổng tín dụng không vượt quá 3%, hai là tỉ lệ cho vay bằng cầm cố các loại chứng khoán không quá 3% tổng cho vay để đầu tư chứng khoán. (2) Chỉ thị ra đời phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước không có hướng dẫn từ trước mà đợi đến khi các ngân hàng thương mại đã cho vay thì mới “chạy theo thổi còi”. Ngoài ra, nên quy định tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán trên tổng tài sản có của ngân hàng, chứ không phải tổng dư nợ và nên khuyến khích các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động này ở tỷ lệ cao hơn so với các loại cho vay khác. Đây là phương pháp quản lý gián tiếp, hiện NHNN mới chỉ quy định mức độ rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là 150% để tính tỷ lệ đủ vốn, chứ chưa phải là để trích lập dự phòng rủi ro.
Như vậy, việc hạn chế nắm giữ các tài sản rủi ro cao, yêu cầu trích lập dự phòng và mức dự trữ tối thiểu là rất quan trọng để ràng buộc các ngân hàng trong các quyết định đầu tư, phân phối tín dụng có tính mạo hiểm cao. Tuy nhiên, việc tính toán các thông số, chẳng hạn như mức dự trữ tối thiểu