Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 6

Linh và một kiểu tư duy về lời; VILI là ai? (Trần Thiện Khanh); Đọc lại Vi Thùy Linh (Trần Đăng Khoa); Từ "thơ vọt trào" đến hội chứng khen trào vọt: Cứ tiếp tục đanh đá, lắm lời, cứ xổ hết ra đi! (Trần Mạnh Hảo), … Phần lớn các ý kiến đều cho rằng Vi Thùy Linh là một gương mặt khác lạ, độc đáo trên thi đàn. Vi Thùy Linh thực sự đã đêm một luồng gió mới vào thơ tình. Tình yêu không chỉ là nội dung mà còn chi phối nghệ thuật của Thơ Linh. Không gian nghệ thuật trong thơ Vi Thùy Linh là còi yêu và trong thi giới của Vi Thùy Linh chỉ có một mùa, đó là mùa tình. Nhịp điệu thơ Linh là nhịp điệu của tình tự (Nguyễn Thanh Tâm); Thơ Vi Thùy Linh bời bời những chữ, mỗi bài thơ là mỗi trận mưa lũ ngôn từ xối xả, cuồng hứng; Nhìn trên tổng thể, thơ Linh đã thể hiện hình ảnh người nữ này trong hai tư cách: người tình và người mẹ (Ngô Văn Giá). Tình yêu có nhiều cung bậc lắm nhưng ViLi lại chủ yếu dùng một giọng nói, một điệu thức để diễn tả tình yêu: lúc nào cũng cuồng say mãnh liệt. Ngôn ngữ của ViLi tạo ra những cảm nhận, cảm giác trần tục, những dục vọng mạnh mẽ (Trần Thiện Khanh). Cái tôi trong thơ Vi Thuỳ Linh là cái tôi dồi dào cảm hứng lãng mạn. Một cái tôi lúc nào cũng đòi yêu và đòi được yêu. Phía nào cũng phải hết mình. Bên nào cũng phải tận lực (Nguyễn Đăng Điệp). Vi Thùy Linh đã dựng lên trong thơ một đế chế yêu, cô chính là thi sĩ của ái quyền (Chu Văn Sơn). Nhưng cũng có người phản cảm với thơ Vi Thùy Linh, cho rằng sex mới là thương hiệu của thơ Linh, hoặc cho rằng thơ Vi Thùy Linh “chưa mới”, “chưa hay”, và những lời khen dành cho thơ Linh chẳng qua là “hội chứng khen trào vọt cho thơ vọt trào” (Trần Mạnh Hảo).

Phan Huyền Thư cũng là “gây bão” dư luận khi cho ra mắt tập thơ Nằm nghiêng. Có nhiều người trân trọng lối viết mới, cảm xúc mới của cô: Phan Huyền Thư là cây huyền cầm đau vùng sao sáng (Văn Cầm Hải); Lao động và nỗi buồn trong tập thơ “Nằm nghiêng” của Phan Huyền Thư (Đào Duy Hiệp); Phan Huyền Thư - ngọn cây tìm nỗi cô đơn trên trời (Lý Đợi); Thơ Phan Huyền Thư - nằm nghiêng về cách tân (Nguyễn Thuỵ Kha); Phan Huyền thư, người đàn bà nằm nghiêng (Hà Tâm)… nhưng cũng có người thấy phản cảm bởi màu sắc của chủ nghĩa tự nhiên, phóng túng, trần trụi (Nằm nghiêng - báo động về tính thẩm mỹ của một tập thơ, Chu Thị Thơm, Báo Giáo dục thời đại, số đặc biệt tháng

8.2002);… Cái khác lạ trong thơ Phan Huyền Thư đó là “công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoăc không dám hoặc chỉ làm lén lút” là “sự giễu nhại, giễu nhại truyền thống, giễu nhại những cái đã sáng tạo trước chị, khiến câu thơ thường hay đặt bẫy người đọc, nhịp thơ có vẻ rời rạc, rất khó nắm bắt” (Hà Tâm), “Thư khước từ gieo vần để đẩy thơ hôm nay cách xa ca mà đã có một thời dài ta từng lầm lẫn, ca đã từng "đánh lận con đen" là thơ, và có lúc đã ngự trị, trừng trị thơ” (Nguyễn Thụy Kha); “Ý thức về việc “tìm nghĩa của từ có mặt ở khắp nơi trong tập thơ” (Đào Duy Hiệp).

Ngoài ra, còn rất, rất nhiều các bài viết về các tác giả, tác phẩm khác nữa mà chúng tôi không thể liệt kê hết được ra đây. Trong số đó, đáng chú ý là chùm bài viết của Inrasara giới thiệu những gương mặt thơ mới và lạ như: Lê Vĩnh Tài, Đi tìm huyền thoại mới cho Tây Nguyên (Viết về trường ca Vỡ ra mưa ấm); Giáp mặt đêm, Lê Vĩnh Tài lần nữa, tập nói; Đinh Thị Như Thúy giữa hai lực nhị nguyên; Đoàn Minh Châu, sau chiêm nghiệm nỗi buồn; Thử nhận diện Lam Hạnh; Tuệ Nguyên, bừa bộn cái tôi – bề bộn chữ nghĩa; Lưu Mêlan, hơi thơ đến từ miền lạ.


Tiểu kết chương 1

Từ việc nghiên cứu tổng quan về thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, thơ Việt Nam đài thế kỷ XXI chưa thực sự được nghiên cứu như một giai đoạn thơ với những đặc điểm và diện mạo riêng đáng chú ý. Các nhà nghiên cứu, phê bình phần lớn ghép giai đoạn thơ này vào giai đoạn thơ Việt Nam sau 1975 hoặc sau 1986 và gọi chung là thơ đương đại; bởi vậy chưa thấy được nét riêng của thơ giai đoạn này.

Thứ hai, chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu về thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI (về tổng quan cũng như về một khía cạnh cụ thể của nội dung và nghệ thuật). Mới chỉ có một số bài viết nhỏ và cũng chỉ dừng lại ở việc nêu những nhận định chủ quan, chưa có những khảo cứu chuyên sâu để chứng minh cho nhận định; do đó, tất yếu dẫn đến những ý kiến đánh giá trái chiều về thơ giai đoạn này.

Thứ ba, phần nhiều các bài viết liên quan đến thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI là bàn về tác giả tiêu biểu và tác phẩm tiêu biểu. Đó là các nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi hình dung về diện mạo và đặc điểm của cả giai đoạn thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Từ thực tế trên, một khảo cứu chuyên sâu về thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI là rất cần thiết để phác họa những nét chung nhất về diện mạo và đặc điểm của giai đoạn thơ. Và đó cũng chính là nhiệm vụ của luận án.

Chương 2

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 6

KHÁI QUÁT THƠ VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦUTHẾ KỶ XXI

2.1. Lực lượng sáng tác

2.1.1. Các thế hệ nhà thơ

Giữa lực lượng sáng tác và số lượng tác phẩm có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Cứ nhìn vào lượng tác phẩm đồ sộ trên thi đàn trong những năm gần đây cũng có thể nghĩ đến một lực lượng những nhà sáng tác vô cùng đông đảo.

Chu Văn Sơn cho rằng: “Một thế hệ văn học thực sự phải là chủ thể cốt lòi của một chặng đường văn học. Đó là một lớp người cầm bút được kết nối bởi cùng một hệ giá trị chung của thời mình. Họ vừa là kẻ sản sinh lại vừa là con đẻ của hệ giá trị đó” [165, tr.10]. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng, trong mỗi chặng đường văn học lớn, lực lượng sáng tác có cơ cấu gồm “ba lớp người được phân vai khá rò, tạm gọi là lớp trước, lớp giữa và lớp sau”. Trong đó, lớp trước, vốn là chủ lực của chặng trước. Họ là đại diện cho một hệ giá trị đã lên ngôi và ngự trị giai đoạn trước đó. Có thể có người đến lúc này vẫn còn tỏa sáng hoặc, có người mãi khi này mới bừng sáng nhưng về căn bản, độ sung sức nhất trong ngòi bút của cả thế hệ đã ở sau lưng. Có thể có cá nhân tinh anh nào đó của lớp ấy còn tự phủ định, tự lột xác, tự dò đường để tiếp tục thắp sáng trong hệ giá trị mới nhưng rất hiếm. Lớp sau thì đã bắt đầu góp mặt và hăng hái đồng hành và có thể ít nhiều đã có thành tựu. Nhưng, về căn bản, họ sẽ là nguồn lực của chặng sắp tới, những chồi mầm của hệ giá trị kế tiếp. Do vậy, chủ lực của một chặng đường văn học bao giờ cũng là lớp giữa “Họ là lớp người có sứ mạng chính trong việc kiến tạo, xác lập và hoàn thiện hệ giá trị của thời mình. Không lớp nào tranh chấp được với họ và họ cũng không thể đùn đẩy được cho lớp khác. Sáng tạo của họ vừa là chân dung tự họa riêng của thế hệ mình vừa quyết định đến gương mặt nghệ thuật chung của cả chặng. Nhìn vào từng cá nhân, có thể có trường hợp vượt khung, ngoại cỡ. Nhưng, nhìn chung, các cá nhân trên mỗi chặng thường thuộc về một trong ba lớp người như vậy.” [165, tr.10]

Theo chúng tôi, đây là một ý kiến rất xác đáng, không chỉ đúng với lực lượng sáng tác của chặng đường văn học sau 1975 nói chung mà còn đúng với giai

đoạn đầu thế kỷ XXI nói riêng. Qua khảo sát, chúng tôi tạm xếp lực lượng sáng tác giai đoạn này vào ba nhóm sau đây:

- Thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ thời kỳ chống Mỹ

Đây là những nhà thơ phần lớn thuộc thế hệ 3X, 4X, (có những người thuộc thế hệ 2X) đã bắt đầu sáng tác và phần lớn là thành danh từ thời kỳ chống Mỹ, thậm chí là từ chống Pháp trước đó như Nguyễn Đình Thi, Lê Đạt, Gia Ninh. Trong thế hệ những nhà thơ này có thể kể đến các tên tuổi như: Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Ý Nhi, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Y Phương, Bằng Việt, Trần Nhuận Minh; Thi Hoàng; Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu, Mã Giang Lân; Nguyễn Xuân Thâm; Vũ Từ Trang; Hoàng Trần Cương, Vân Long, Chử Văn Long, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Tùng, Bùi Minh Quốc, Trần Nhật Lam… Thế hệ các nhà thơ này còn lại không nhiều nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của họ cho thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI. Giống như ánh hoàng hôn rực rỡ trước khi nhường bước cho một bình minh khác sẽ ló rạng, thế hệ nhà thơ này vẫn trình làng những thi phẩm xôn xao thi đàn như: Tìm trầm – Nguyễn Xuân Thâm, Một ngọn đèn xanh – Trúc Thông; Sóng và khoảng lặng – Từ Quốc Hoài; Còi lặng – Nguyễn Khoa Điềm, Trường ca Chân đất – Thanh Thảo, Những lớp sóng ngôn từ - Mã Giang Lân, Nheo mắt nhìn thế giới – Bằng Việt, Bản Xô-nat hoang dã, Miền dân gian mây trắng – Trần Nhuận Minh, Thương lượng với thời gian – Hữu Thỉnh, U75... Từ tình, Đường chữ - Lê Đạt, Trường ca Long mạch – Hoàng Trần Cương,… Qua thống kê, trong danh sách 65 tác giả có tác phẩm đạt giải thưởng, tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và một số giải thưởng tư nhân như giải Bách Việt, Lá Trầu từ năm 2000 đến năm 2015 thì có tới 25 nhà thơ thuộc thế hệ 4X (chiếm 38,5% số tác giả đạt giải). Con số đó đã khẳng định vị thế không nhỏ của các nhà thơ thế hệ 4X trên thi đàn đầu thế kỷ XXI. Là những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy vinh quang nhưng cũng nhiều mất mát cho nên không ngạc nhiên khi hồi ức chiến tranh vẫn là đề tài truyền thống trong thơ họ. Bên cạnh đó kinh nghiệm cuộc sống cũng thổi vào trong thơ của các nhà thơ thế hệ này những triết lý thâm trầm về cuộc đời. Thơ của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến tuy không có cách

tân quyết liệt như thơ của các nhà thơ thuộc thế hệ sau nhưng điều đó không có nghĩa là thơ họ không có những tìm tòi, sáng tạo mới.

- Những nhà thơ thế hệ 5X, 6X trưởng thành sau 1975

Thế hệ này có các tên tuổi như: Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Quỳnh Nam, Đặng Thị Thanh Hương, Trần Tiến Dũng, Inrasara, Trần Quang Quý, Nguyễn Bình Phương, Trần Anh Thái, Thảo Phương, Mai Linh, Nguyễn Linh Khiếu, Phạm Công Trứ, Đặng Huy Giang, Trần Tuấn, Giáng Vân, Tuyết Nga, Lê Thị Kim, Thu Nguyệt, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, Lê Thị Mây, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Tùng, Phan Nhiên Hạo, Trương Đăng Dung, Đỗ Minh Tuấn, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thúy, Thu Nguyệt, Đỗ Bạch Mai, Phan Hoàng, Bùi Hoàng Tám, Đỗ Trọng Khơi, Lãng Thanh, Lê Khánh Mai, Lương Ngọc An, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Trọng Văn, Nông Thị Ngọc Hòa, Trần Thị Huyền Trang, Trịnh Bửu Hoài, Trang Thanh, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Bùi Tuấn Anh, Trần Kim Anh,… Ngoài ra, cũng có thể kể đến những nhà thơ sinh trước đó một chút (thuộc thế hệ 4X) nhưng bước vào con đường sáng tác muộn và thơ họ chỉ được biết đến từ sau 1975 như Đồng Đức Bốn, Trần Quốc Thực, Lê Thành Nghị, Hoàng Vũ Thuật,…. Đây là thế hệ các nhà thơ chủ đạo trên thi đàn hiện nay và có những đóng góp đáng kể cho nền thơ đầu thế kỷ XXI. Có thể thấy rò điều này qua bảng thống kê các tác phẩm thơ đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn Hà Nội, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và một số giải thưởng tư nhân khác (xem Phụ lục). Trong số 65 nhà thơ đạt giải thưởng, tặng thưởng uy tín từ năm 2000 đến nay thì có 25 nhà thơ thuộc thế hệ 4X trở về trước; 31 nhà thơ thuộc thế hệ 5X, 6X; 09 nhà thơ thuộc thế hệ 7X, 8X, qua đó có thể thấy phần lớn các tác phẩm đạt được giải thưởng là của các nhà thơ thế hệ 5X, 6X. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi thế hệ các nhà thơ này đang ở độ chín của tài năng cũng như độ từng trải. Là người cùng thời, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói rất sâu sắc và thấm thía về thơ của thế hệ mình: “Các nhà thơ sau 1975 không mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao, cũng viết về những cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng thơ họ đã hướng tới những số phận, khắc hoạ được những nỗi đau mất mát, nó thấm thía và lay động lòng người

hơn trước. Nỗi buồn được cảm thông và chia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy. Đọc thơ họ, chúng ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng rậm đặc, trong bóng đêm ẩm ướt của những câu thơ đang tuôn trào như một sự hối thúc ám ảnh. Thơ của họ như bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng - cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm” [11, tr.53]. Có thể nói đây là lực lượng chủ đạo của nền thơ đương đại Việt Nam, trên vai họ gánh nặng thi ca của một thế hệ đổi mới đang được khai sáng với sự chín chắn và kinh nghiệm tích luỹ được cùng thời gian. Các nhà thơ này đã mang lại những phát hiện mới, có giá trị khắc hoạ bằng ngôn ngữ của thơ, nỗi đau của những phận người - cái mà chỉ ít năm trước đây, không ít người làm thơ còn né tránh. “Họ đã chạm được vào còi sâu của tâm hồn, không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí mà còn bằng cảm xúc của trái tim, điều đó làm cho người đọc thấy gần gũi và đồng cảm với nhà thơ, khi độc giả không bị áp đặt bởi một chủ thể ngôn ngữ có ý định mà được tham dự cùng tác giả vào những cảm xúc được tái hiện từ cái chất liệu đời thường còn rớm máu và khó nhọc này. Sự dồn nén, bức xúc của tâm trạng bật dậy trong họ những câu thơ không chịu bằng phẳng và sự chuyển tải của những nỗi niềm, những ẩn ức đang còn khuất lấp trong tâm hồn thi sĩ đã tự tìm cho mình một hình thể mới, một nhịp vận động riêng trong cách tổ chức câu chữ và những bài thơ đổi mới của họ ra đời” [11; tr.53].

- Thế hệ những nhà thơ trẻ 7X, 8X

Nếu như thành tựu chủ yếu của thơ đầu thế kỷ XXI in dấu ấn đậm nét của thế hệ nhà thơ 5X, 6X, thì những nét riêng về diện mạo của thơ đầu thế kỷ XXI, để thơ giai đoạn này có những khác biệt với thơ cuối thế kỷ trước lại thuộc về công lao của thế hệ những nhà thơ trẻ. Có thể kể ra đây những tên tuổi tiêu biểu: Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Tuệ Nguyên, Trương Quế Chi, Nguyệt Phạm, Nguyễn Phong Việt, Thủy Anna, Đỗ Doãn Phương, Huỳnh Thúy Kiều, Lữ Thị Mai, Nguyễn Phan Quế Mai, Dạ Thảo Phương, Đường Hải Yến, Nguyễn Thúy Hằng, Phạm Vân Anh, Ngô Thị Hạnh, Ngô Thị Thanh Vân, Lynh Bacardy, Thanh Xuân, Phương Lan, Khương Hà, Lê Thị Mỹ Ý, Trần Lê Sơn Ý, Trương Gia Hòa, Tú Trinh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Jalau Anưk, Lưu Mêlan, Lam

Hạnh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Lynh Bacardi, Lê Hưng Tiến, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Quang Hưng… và nhiều gương mặt mới khác đang từng ngày xuất hiện trên thi đàn. Về mặt lực lượng, thế hệ này đang không ngừng phát triển bắt kịp với thế hệ 5X, 6X. Họ tài năng, tràn đầy nội lực, khát khao sáng tạo. Trong họ ẩn chứa khả năng đột phá mãnh liệt. Vì vậy, không ngạc nhiên khi một vài gương mặt trong số họ khi vừa bước chân vào làng văn đã gây náo động cả thi đàn: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Hữu Hồng Minh, những cô gái Ngựa Trời,… Sự xuất hiện của họ làm cho nhiều người quan tâm đến thơ khấp khởi hy vọng vào một cuộc cách mạng thi ca giống như các nhà thơ Mới ở đầu thế kỷ trước. Tuy vậy, xét về mặt giải thưởng thơ, thế hệ các nhà thơ trẻ có vẻ lép vế trước các thế hệ đi trước. Những tên tuổi ồn ào như Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Nhiên Hạo… không thấy xuất hiện trong các giải thưởng văn học uy tín trong nước. Phải chăng nỗ lực bứt phá của các nhà thơ trẻ chưa được các hội đồng thơ ghi nhận, hay là thơ trẻ dù phá cách, dù độc đáo những vẫn chưa thực sự đạt được nhiều thành tựu?

Một trong những nguyên nhân căn bản khiến cho thế hệ các nhà thơ trẻ, dù có tài, nhưng vẫn chưa thể làm nên cuộc lột xác ngoạn mục của thi đàn, đó là mỗi người trong số họ, cái tôi quá lớn. Mỗi người trong họ cứ mải lao vào khám phá những lối đi riêng mà không ai tạo được một trào lưu rộng rãi ủng hộ sau lưng mình. Thơ trẻ tỏa ra nhiều hướng đi và không có hướng nào chiếm ngôi vị độc tôn, thống lĩnh. Sự đa dạng đó một mặt phản ánh sức sáng tạo của tuổi trẻ, mặt khác cũng thể hiện sự phân hóa trong tư duy, nhận thức của thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay. Có lẽ vì thế thơ trẻ chưa phát triển thành một trào lưu thống nhất, lớn mạnh để xác lập một thời đại thi ca mới. Có thể ghi nhận thành tựu của thơ trẻ ở một số phương diện như: nỗ lực xác lập cái tôi và khẳng định cái tôi một cách mạnh mẽ. Những thể nghiệm táo bạo của các nhà thơ trẻ buộc người đọc phải nhìn nhận lại một số vấn đề như: ngôn ngữ thi ca, chất thơ, đặc tính của thơ… Nhìn chung thơ trẻ đã mở ra nhiều giọng điệu, nhiều phong cách sáng tạo, tạo cho người đọc nhiều bất ngờ, cũng như gợi mở người đọc vào cuộc chơi đồng sáng tạo với các nhà thơ.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí