Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 5

giác về mùa) và thời gian ảo (vận động qua tâm linh sáng tạo), và với Dương Kiều Minh, chỉ thơ mới đủ năng lượng để kết nối hai thế giới ấy....

Một tác giả nữa trong những năm gần đây cũng rất thu hút sự chú ý của giới phê bình, đó là Trần Nhuận Minh. Các bài viết về thơ Trần Nhuận Minh được tuyển tập trong 02 cuốn sách tập hợp tất cả các bài phê bình về thơ Trần Nhuận Minh trong những năm gần đây, bao gồm: Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơ (Nxb Văn học, 2009) và Trần Nhuận Minh và một hướng tìm diện mạo mới cho thơ (Nxb Hội nhà văn, 2015).

Theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu thì điểm nổi bật trong thơ Trần Nhuận Minh đó là cảm hứng thế sự đậm nét. Tác giả Phong Lê trong bài viết Trần Nhuận Minh ba lần định vị cho thơ đã thấu suốt quan niệm sáng tác này của nhà thơ. Theo ông, Trần Nhuận Minh đã “bám chặt và áp mặt vào đời để gợi thức và đánh động lương tâm” [130, tr.11]. Mai Quốc Liên khi Đọc thơ Trần Nhuận Minh đã phát hiện thấy ẩn chứa đằng sau mỗi vần thơ là “một tâm hồn thành thực, chân quê, nhưng lại tích hợp bao tầng văn hóa xưa nay đã nhạy cảm làm sao trước dư chấn của thời đại mình đang sống” [130, tr.39]. Đó chính là lí do khiến thơ ông đi đến được cái chân thực, cái đích thực và dò ra cái “rốn bể” của thơ là nỗi niềm chính mình. Tác giả còn khẳng định: “Thi pháp cuối cùng và cao nhất của thơ, là chỗ nó chở cuộc đời nhẹ như không thơ, không cần đến câu chữ nữa” [130, tr. 43- 44]. Hữu Tuân trong bài viết Giọt phù sa vạn dặm thì nhận xét: “Sức nặng của thơ Trần Nhuận Minh chính là ở chỗ, niềm ưu ái đối với cuộc sống, đối với con người, chất đời thường được lồng trong triết lý nhân sinh” [105, tr.48]. Trần Nhật Thu trong bài Câu thơ như mảnh hồn người, đã viết: “Thơ Trần Nhuận Minh có những bài, những câu, đẹp đến nao lòng, nhưng lại có những bài, những câu, đau đến xé lòng. Có lẽ anh không thể viết khác được, khi mà anh muốn “áp tải sự thật – Đến những bến cuối cùng”… [130, tr.230]. Nguyễn Xuân Đức khi viết bài Thơ Trần Nhuận Minh, đã đánh giá cao giá trị cảm hứng thế sự, đời tư trong thơ Trần Nhuận Minh. Ông nhận định, Trần Nhuận Minh “không đứng ngoài quan sát một cách duy lí mà tự hòa đồng để cảm nhận số phận của mỗi kiếp người. Có thể nói anh không chỉ sống có một kiếp người” [130, tr.130].

Về đặc trưng thi pháp Trần Nhuận Minh, Trần Minh Thái chỉ ra một số khía cạnh “Trần Nhuận Minh vận dụng nhuần nhuyễn nhiều lối thơ… tạo cho thơ anh chứa đựng sự chắt lọc tinh tế của thơ Đường, sự hóm hỉnh tinh túy của hồn thơ dân tộc, cái humour của người Anh, cái mạnh mẽ dồn dập của thơ đương đại. Tính hài hước trong thơ Trần Nhuận Minh vừa gần với lối nói đùa thân mật, hóm hỉnh của nhân dân, vừa phảng phất cái hài hước trí tuệ của người châu Âu,… Tính triết lý biểu hiện qua các úc cảm sâu lắng về thiên nhiên, con người và cuộc sống. Các câu kết của bài thơ thường tạo ra sự đột biến và bùng nổ” [130, tr. 237 -238].

Trong các sáng tác của Trần Nhuận Minh, Bản Xô nát hoang dã được giới phê bình đánh giá cao. Tác giả Đặng Văn Sinh viết bài Khát vọng về một tình yêu thần thánh đã chỉ ra rằng “Hình tượng quán xuyến trong toàn bộ tác phẩm là cái tôi trữ tình biến động, lúc hữu hình, lúc vô ảnh, lúc là hiện thực khách quan, lúc chỉ là giả tưởng”. Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn nhận thấy trong Bản Xô nát hoang dã “thế giới hình tượng ở đây, là thế giới lưỡng phân, hai mảng sáng tối thường phân tầng và luôn được xem xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của triết học cổ phương Đông” [163]. Nghiên cứu Bản Xô nát hoang dã từ góc độ thiền học, tác giả Nguyễn Văn Sơn cho rằng tác phẩm đã “phản ánh năng lực tư duy nghệ thuật hết sức nhạy cảm trong việc khéo léo lựa chọn hình thức thể hiện hình tượng nghệ thuật và chất liệu ngôn ngữ thi ca”. Tất cả để nhằm thể hiện tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là tư tưởng giác ngộ, nhận biết về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 5

Ngày đăng: 22/07/2022