Những Nhận Định Về Tác Giả, Tác Phẩm Tiêu Biểu

biểu tượng; Ẩn dụ đơn, ẩn dụ kép sử dụng với mật độ cao hơn; Phản đề, nghịch lý được sử dụng trong thơ cách tân nhiều hơn; Thơ cách tân thường thiết kế đa tuyến, phức điệu, đa cực hơn; Thơ cách tân không khuôn vào một hướng mà mở ra nhiều hướng liên tưởng, không chỉ có một mà nhiều cách cảm và hiểu [202]. Tuy nhiên, tiểu luận của Nguyễn Vũ Tiềm chỉ bàn đến dòng thơ cách tân chứ không phải tất cả các dòng thơ của giai đoạn thơ này. Mặt khác những nhận định của tác giả mới chỉ là những gợi ý mang tính gợi mở chứ chưa phải là những kết luận rút ra từ sự khảo cứu chuyên sâu.

Hà Quảng trong bài viết Nghĩ về thơ Việt đương đại cho rằng mở rộng biên độ cảm xúc và đối tượng thẩm mỹ là nhu cầu thiết yếu của thơ hiện nay. “Cái mới của thơ trước hết đó là cách cảm xúc mới của con người Việt Nam đương đại, nổi bật là xúc cảm của nhà thơ trước cuộc sống hiện tại, một cuộc sống sôi nổi trong một đất nước độc lập đang trên đường phát triển, hội nhập trong một thế giới không còn chia cách. Từ cái xúc cảm mới mẻ này nó kéo theo những mới mẻ khác của đặc trưng nghệ thuật, của thi pháp mà truyền thống chưa có”. Việc mở rộng biên độ cảm xúc trong thơ gắn liền với việc mở rộng phạm vi đối tượng thẩm mỹ. Đề tài của thơ không còn độc tôn cho những vấn đề thời sự chính trị, những vấn đề gắn với thông tấn báo chí, thơ có thể đề cập đến mọi vấn đề của đời sống con người miễn là với “cái nhìn của thơ” để tái hiện chân lý cuộc sống. Về nghệ thuật, tác giả khẳng định thơ đương đại đang cách tân về các hình thái tổng hợp thẩm mỹ, các thủ pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu ứng cảm xúc “Loại thơ thiên về thanh, vần, điệu về cái nhịp nhàng đưa đẩy dần được thay bằng những thi phẩm bộn bề tự do mang âm hưởng đời sống. Hình tượng nghệ thuật thơ đa dạng và mới mẻ. Nhà thơ ít chú ý đến các biện pháp đơn lẻ mà định hướng vào “hình tượng tổng thể” của toàn bài thơ. Hình tượng thơ đương đại thường là một phức thể kết hợp nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, từ miêu tả hiện thực một cách cụ thể - lịch sử, thể hiện cuộc sống như vốn có, tiến một cấp chấp nhận các yếu tố tượng trưng, ước lệ, kỳ ảo, đến bây giờ các thủ pháp tổng hợp thẩm mỹ của văn học đặc biệt là thơ đã tiến thêm một bước vào địa hạt tâm linh, vô thức”. Về ngôn ngữ, thơ đương đại nói chung “lấy việc hoà nhập đời thường làm tiêu chí, sử dụng vốn từ vựng không câu nệ bác học hay dân dã, kể cả từ

địa phương, từ tục”. Về cú pháp “các tác giả sử dụng các dấu chấm, phẩy, viết hoa, sang dòng… rất phóng khoáng. Có khi cả bài là một câu, lại có khi nhiều câu trong một dòng. Lối vắt dòng tạo đột biến trong cảm xúc, các khoảng lặng gây sự chú ý kéo dài…”. Nhiều nhà thơ thử nghiệm lối viết hậu hiện đại như kết cấu đa tầng, hình tượng kỳ ảo - huyễn tưởng, cắt dán - lắp ghép, tục hoá và giễu nhại… Nhiều thủ pháp tân kỳ mới nhập vào từ nền thơ phương Tây, tuy chỉ tồn tại như những khúc dạo đầu nhưng cũng có nhiều hứa hẹn. [157]

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 1975 dưới những góc độ cụ thể. Lê Hồ Quang tìm hiểu về Tư duy thơ Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của một số tác giả thế hệ Đổi mới để thấy được sự thay đổi của cái tôi trữ tình trong thơ thời kỳ này. Đó là cái tôi ấy luôn ý thức về mình trong tư cách kẻ hành nghề sáng tạo; cái tôi luôn được ý thức như một thế giới tinh thần cá nhân hết sức đa dạng, phong phú trong đó đặc biệt đề cao tiếng nói bản năng, vô thức, tâm linh. Sự thay đổi đó kéo theo những thay đổi về hình thức biểu hiện, đó là việc phổ biến kiểu kết cấu mở; sử dụng nhiều hơn các chất liệu đời thường và các chất liệu “siêu thực” [155].

Về nội dung, thể tài, nhiều ý kiến cho rằng, thơ đầu thế kỷ XXI thiên về hướng nội, tiêu biểu như nhận định của Đoàn Ánh Dương trong bài viết Văn học trẻ: lịch trình và những định hướng: “Văn học trẻ từ đầu thế kỷ 21 ít cất lên tiếng nói đại diện cho lý tưởng tập thể, mà chủ yếu khẳng định cái tôi cá thể của mình, từ nhu cầu xác lập căn cước cho mình. Việc ít phải chứng nghiệm các hậu quả chiến tranh và hòa nhập nhanh chóng vào quá trình toàn cầu hóa khiến cho những biểu hiện văn học của giới trẻ Việt Nam ngày càng khác lạ với truyền thống văn học được kiến tạo bởi ông cha họ. Màu sắc giáo huấn, phúng gián nhường chỗ cho các sắc màu khác, được dệt bởi những nhận thức và trải nghiệm mới, khi văn học hiện diện như một sân chơi tinh thần mà luật chơi dân chủ của nó chấp nhận tất cả các ý hướng dấn thân, ngẫu hứng, phá phách… của những cái tôi tự trị” [26].

Đồng quan điểm trên, Yến Nhi trong bài viết Thơ Việt trên đường hội nhập cũng khẳng định đặc điểm của thơ hiện nay là thiên về hướng nội, tuy nhiên tác giả nhấn mạnh thơ đương đại Việt Nam thiên về hướng nội, không có nghĩa là nó chỉ

toàn hướng nội mà muốn giới thuyết ở phương diện nó “mạnh” hơn, thành công hơn phía kia - thơ hướng ngoại, thơ thông tấn, thơ tự sự… mà thôi. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một đặc điểm mới về nội dung của thơ thời kỳ này đó là sự thay đổi về cảm xúc: “Cảm xúc mới là động lực của cách tân. Lòng yêu nước vẫn là một nội dung quan trọng, nhưng những chủ đề đạo lý, thế sự cũng như những vấn đề riêng tư cá nhân ngày càng được lưu ý. Thơ thời nay thể hiện đầy đủ, toàn vẹn tình cảm con người, không có địa hạt bỏ qua hoặc né tránh, vẻ đẹp của Cái Tôi nhân bản trong Thơ hiện đại cũng chính là vẻ đẹp của Cái Ta nhân loại” [123].

Hình thức nghệ thuật thơ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Trong bài viết Mỹ cảm nghệ thuật trong thơ trẻ, Yến Nhi nhận định: “Về nghệ thuật, thơ đương đại đang đổi mới trên hai phương diện, một về việc đổi mới thủ pháp xây dựng hình tượng, hai về sự đổi mới thể tài cùng kỹ thuật tạo tác câu chữ”. Sáng tác một bài thơ, tác giả ít chú ý các biện pháp đơn lẻ mà định hướng vào “hình tượng tổng thể” bao trùm toàn bài thơ. Hình tượng trong thơ đương đại ngoài việc vượt khỏi lối kết cấu tuyến tính duy cảm với những chi tiết nặng tính cụ thể - lịch sử truyền thống, để biểu đạt trọn vẹn sâu sắc các chiêm nghiệm, các suy tư, tình cảm về đời sống, thông qua các thông điệp mà tác giả gửi tới bạn đọc, hình tượng thơ đương đại thường là một phức thể kết hợp nhiều yếu tố, nhiều biện pháp cả thực lẫn ảo, từ ý thức đến vô thức, từ khả giải đến bất khả giải…, những thủ pháp nghệ thuật mà trước đây rất dè dặt. [122]

Trong luận án tiến sĩ Sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ Việt Nam đương đại, Nguyễn Thanh Tâm lại nghiên cứu thơ sau 1986 dưới góc nhìn thi pháp thể loại. Tác giả đã phân tích những biểu hiện của chất văn xuôi trên các phương diện: Hình thể câu văn xuôi trong thơ; Ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi trong thơ; Kết cấu tự sự trong thơ; Nhân vật kiểu văn xuôi trong thơ và nghệ thuật lưu giữ kí ức thể loại và hiệu ứng thẩm mĩ của sự thâm nhập chất văn xuôi vào thơ đương đại. Từ những phân tích trên, tác giả rút ra kết luận sự gia tăng chất văn xuôi là một đặc điểm của thơ Việt Nam đương đại [133]. Đồng tình với quan niệm này, Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Thơ đương đại và sự trở lại của tính chất truyện kể nhận định: “Cú pháp của thơ đương đại đặc trưng bằng tính chất truyện kể của các biểu tượng

và bằng tính phức tạp của các lớp ngữ nghĩa chồng chéo lên nhau – một tính phức tạp rò ràng phản ánh hay phản ứng tính phức tạp của từ vựng nền văn hóa hiện đại chồng chất chủ nghĩa khoa học với chủ nghĩa thần bí-tâm linh, pha trộn tinh hoa và đại chúng, bị ép chặt vào nhu cầu giải trí đồng thời buộc phải vươn vào tầng trí tuệ, v.v.” [124].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Dưới góc nhìn văn hóa học, Trần Ngọc Hiếu đã vận dụng lý thuyết trò chơi để nghiên cứu một số hiện tượng thi ca đương đại trong luận án Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại. Tác giả đã chỉ ra trò chơi là một khuynh hướng trong thơ Việt đương đại đồng thời khảo sát một số mô hình trò chơi trong thơ giai đoạn này như: Trần Dần và những biến hóa trên mô thức đồng dao; Lê Đạt và sự kiến tạo thi pháp trên mô thức câu đố; Nói vè và chế nhại – trò chơi carnival trong thơ đương đại [56]. Trong một bài viết khác Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại – ghi nhận qua một số hiện tượng, Trần Ngọc Hiếu chú ý đến ngôn ngữ thơ nhận thấy có những sự thể nghiệm lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ đầu thế kỷ XXI. Nguyên nhân của hiện tượng này là do “đến những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, ý hướng muốn vượt thoát cái khung đã trở nên chật chội của Thơ mới đã trở thành một bức xúc, một “khát vọng khẩn thiết” (chữ mượn của Hoài Thanh) ở nhiều cây bút trẻ. Nỗi bức xúc, khẩn thiết đó nhiều khi được giải toả bằng những hành động sáng tạo có tính chất cực đoan”. Và hệ quả là xuất hiện một cuộc nổi loạn về ngôn từ - chất liệu chính để tạo thơ. Đó là việc sử dụng tràn lan những con số, kí hiệu thay cho từ ngữ cụ thể; hoặc ngôn từ phơi mặt trên trang giấy, trơ tráo phô trương sự vô nghĩa; ý nghĩa của từ, các quy tắc văn phạm - những đơn vị nền móng để một cộng đồng ngôn ngữ thêu dệt nên những huyền thoại của mình - bị giễu nhại không thương tiếc; hay sử dụng ngôn từ thô tục, bụi bặm, chợ búa,… [55]

Trần Quang Đạo trong Cấu trúc thơ trẻ sau 1975 tìm hiểu cấu trúc thơ trẻ sau 1975 trên hai phương diện câu thơ và bài thơ. Tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt về cấu trúc câu thơ của thơ trẻ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1987 là câu dài ngắn không theo trật tự của chữ, không viết hoa đầu dòng, không tuân thủ ngữ pháp

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 3

truyền thống (trật tự ngữ pháp bị đảo lộn); sử dụng nhiều động từ, giảm thiểu sử dụng từ trung tính. Nhiều bài thơ có cấu trúc theo trật tự giấc mơ [28].

Trần Thiện Khanh thì tìm hiểu Cấu trúc nhịp thơ và quan hệ của nó với đổi mới thơ. Ðối với thơ cổ điển tính thống nhất của cấu trúc nhịp điệu do thể loại qui định, còn ở thơ hiện đại tính thống nhất của nó lại do cái nhìn, cảm xúc của nhà thơ tạo thành. Thơ hiện đại tạo ra nhịp điệu của ngữ cảnh. Ngữ cảnh trữ tình đổi thay thường xuyên, nên nhịp thơ tất yếu biến đổi theo. Chỉ đến thơ hiện đại mới có nhịp của chủ thể – biểu hiện cá tính của chủ thể. Thật khó xác định được mức độ tối thiểu và tối đa của nhịp thơ hiện đại. Thơ hiện đại tự do trong cách tổ chức câu thơ, tổ chức nhịp thơ. Nhịp thơ hiện đại với tư cách một hệ thống nguyên tắc tổ chức dòng thơ luôn được biểu hiện thành các thao tác cấu trúc sinh động một tác phẩm [75].

Nhận xét về nhịp điệu thơ đương đại, Đoàn Ánh Dương cho rằng thơ đương đại là sự hòa giải các kiểu thơ cổ và thơ lãng mạn “Thơ đương đại do được điều hoà bởi nhịp điệu nên mang trong nó cả mầm mống của thơ cổ và thơ lãng mạn. Tuy vẫn có những đối lập gắt gao (như thơ cổ trọng vần còn thơ hiện đại thì xoá nhoà vai trò của vần, thơ lãng mạn trọng sự phô bày thì thơ hiện đại thiên về ngụ ý) nhưng trong một cấu trúc thẩm mỹ khác, ít nhiều có thể coi thơ hiện đại là một chỉnh hợp chập đôi của hai kiểu thơ đã có” [27].

Từ các nhận định về đặc điểm của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có thể thấy phần nhiều các ý kiến còn tản mát, đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của thơ thời kì này. Tiểu luận của Nguyễn Vũ Tiềm đề cập tương đối toàn diện đặc điểm của thơ đầu thế kỷ XXI nhưng sự khái quát không cao, phần lớn các nhận định xuất phát từ chủ quan của tác giả chưa có sự phân tích, lý giải thấu đáo.

Những nhận định trong các công trình nghiên cứu trên có tác dụng gợi mở hướng nghiên cứu về thơ đầu thế kỷ XXI. Nhưng qua các công trình đó người ta vẫn chưa thấy được những nét riêng biệt về diện mạo, đặc điểm của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI; chưa nhìn ra được những đặc sắc riêng chỉ có ở thơ giai đoạn này so với giai đoạn cuối thế kỷ XX.

1.3. Những nhận định về tác giả, tác phẩm tiêu biểu

Tuy chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu về Thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI nhưng công trình, bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này rất phong phú, tỉ lệ thuận với số lượng tác giả cũng như khối lượng tác phẩm đồ sộ của giai đoạn này. Thống kê hết tất cả các bài viết, công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm thơ đầu thế kỷ XXI là điều không thể, do vậy chúng tôi sẽ điểm qua những nhận định về các tác giả, tác phẩm gây được sự chú ý nhiều nhất của dư luận cũng như giới phê bình.

Nguyễn Quang Thiều có lẽ là hiện tượng thơ tạo được nhiều dấu ấn nhất từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều (do Viện Văn học tổ chức ngày 28/6/2012) có nhiểu ý kiến đánh giá cao vị trí của Nguyễn Quang Thiều đối với nền thơ đương đại.

Nguyễn Đăng Điệp trong Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều ca ngợi tinh thần sáng tạo tuyệt đối ở Nguyễn Quang Thiều. “Có lẽ yếu tố đầu tiên tạo nên sự khác biệt trong thơ Nguyễn Quang Thiều là ý thức khai tử những thói quen và thái độ đoạn tuyệt những diễn ngôn đã ngả màu mòn sáo. Sự lựa chọn ấy nguy hiểm và cô đơn. Nhưng bằng linh cảm nghệ thuật và tinh thần dấn thân, Nguyễn Quang Thiều hiểu rò, chấp nhận điều đó. Chỉ có thế, tất cả mới THỨC DẬY ĐỂ CHÀO ĐÓN MỘT GIỌNG NÓI (tác giả viết hoa)”; “Không cần cường điệu, có thể khẳng định dứt khoát: tính đến thời điểm này, những cách tân nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều vào những năm đầu 90 của thế kỷ XX là những cách tân tạo được hiệu ứng nghệ thuật sâu đậm nhất trong thơ Việt sau 1975”. Cội nguồn của sự cách tân đó là do xuất phát từ những cơn mơ hoang tưởng của Nguyễn Quang Thiều. Người đọc khó tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều là bởi nhà thơ ly khai sự độc sáng và chối bỏ những điểm nhấn. Cơ chế tạo thi ảnh Nguyễn Quang Thiều là xây dựng liên tiếp các chuỗi ẩn dụ và trình hiện nó trong hình hài của những câu thơ đậm chất văn xuôi mang tính hoán dụ. Về biểu tượng, nổi bật nhất trong hệ thống biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều là lửa, cánh đồng, dòng sông và phụ nữ. [34]

Thi pháp Nguyễn Quang Thiều: Nhìn từ dòng thơ cần giải thích giá trị là một tiểu luận công phu của Đỗ Quyên. Trước hết tác giả khẳng định thơ Nguyễn Quang Thiều là sáng tác “có vấn đề”, gây ám ảnh và âm ỉ, sự hiểu và cảm cần con mắt thứ ba. Sở dĩ có nhiều ý kiến trái chiều về thơ Nguyễn Quang Thiều là bởi nguyên nhân bên trong: Thơ Nguyễn Quang Thiều như một dạng nghệ thuật bấp bênh, bấp bênh giữa quan niệm thẩm mỹ cổ điển và hiện đại; bấp bênh về thể loại thơ và văn xuôi; bấp bênh về văn bản tác phẩm và dịch phẩm; bấp bênh về văn bản tác phẩm và nhân thân văn học của tác giả. Về nội dung và thi pháp thơ Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Quyên cho rằng “nếu chỉ xét chung chung thì hệ thống chủ đề, nội dung hiện thực và ý nghĩa tư tưởng ở thơ Nguyễn Quang Thiều không đặc sắc” chỉ dựa vào một số đề tài kinh điển: Thân phận con người; sự sống chết và tồn tại; hạnh phúc và bất hạnh; hiện hữu và tương lai… Cái đặc sắc của Nguyễn Quang Thiều nằm ở phương diện thi pháp. Nguyễn Quang Thiều không cách tân thể loại, mà biến dạng thể loại đã có. Không có ranh giới hình thức thể loại là một đặc điểm nhận thấy rò ở các trang thơ, bài thơ, trường ca; thậm chí trong mỗi đoạn, câu thơ. Thơ Nguyễn Quang Thiều ít tứ nhưng ngôn ngữ hình ảnh, với phương tiện văn xuôi hóa mang chở số lượng hình ảnh lớn và lạ. Về nhịp điệu, Nguyễn Quang Thiều và các nhà thơ của bút pháp nhịp điệu đã văn xuôi hóa nhịp thơ tự do mà Nguyễn Đình Thi và Thanh Tâm Tuyền khai phá, mở đường. Về giọng điệu, giọng thơ trữ tình không còn mang tính chủ quan nữa. Nó trần thuật hơn là kết luận. Nó giãi bày, thuyết phục hơn là lôi kéo, động viên... [162].

Mai Văn Phấn trong tiểu luận Hiện tượng Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân khẳng định Nguyễn Quang Thiều là một trong những thi sĩ tiên phong của dòng chảy thơ cách tân đương đại trong nước. Nhận định ấy được minh chứng qua nhiều luận chứng. “Bóng dáng thời đại và thi pháp là hai vấn đề lớn, mang tính quyết định để định danh định tính thơ Nguyễn Quang Thiều trong lộ trình cách tân thi pháp. Thơ ông (Nguyễn Quang Thiều) tỏa sáng và khuynh loát trong nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau, với nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực và cả siêu thực”. Không gian thơ Nguyễn Quang Thiều luôn động chuyển, biến hóa bất ngờ. Mỗi câu thơ, hoặc đoạn thơ chỉ là một phần

nhỏ không hoàn thiện của thi ảnh Nguyễn Quang Thiều. Thơ Nguyễn Quang Thiều ít chú trọng vào những điểm “nhói sáng” của cảm thức mà dần trải ra trong chiều dài và độ sâu của thi ảnh. Những đứt gãy, rời rạc, như không có liên kết liên tiếp, tạo ra độ giãn cách giữa những nhóm hình ảnh được làm sáng lên trong không gian thẫm tối, tạo độ tương phản rò rệt, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, trước hết dẫn dắt chính tác giả rồi tới vào trạng thái tê dại, như lạc mê cung. Hiện thực đời sống trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện lên phức tạp và đa diện, từ mặt người, mặt ma quỷ, mặt súc vật, mặt gỗ… [141]

Chu Văn Sơn lại khám phá ra cảm quan tôn giáo đậm nét dưới lớp vỏ nghệ thuật đậm tính sử thi trong thơ Nguyễn Quang Thiều trong tiểu luận Nguyễn Quang Thiều và khuynh hướng sử thi tôn giáo. Thể chất sử thi, cảm quan tôn giáo “cả hai dường như song sinh, thậm chí, đồng thể trong cảm quan thơ Nguyễn Quang Thiều… Trong cơ chế sáng tạo của Thiều, nếu phía này chi phối linh hồn, nhan sắc của thi ảnh, hình tượng, thi tứ, thi liệu, thì phía kia chi phối tầm vóc, chiều kích, biên độ của chúng để tạo nên từng sinh thể nghệ thuật nói riêng, toàn bộ thế giới nghệ thuật Thiều nói chung.” [166]

Nguyễn Thị Hiền trong bài viết Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều phát hiện ra cái tôi trữ tình trong thơ của Nguyễn Quang Thiều là cái tôi của những đối cực nằm chông chênh trên đường biên của tuyệt vọng cuối cùng và hy vọng đầu tiên; là sự giằng xé giữa tinh thần và thể xác; đồng thời cũng là cái tôi khát vọng kiếm tìm cái đẹp trong cả sự dung tục cũng như sự linh thiêng, tìm kiếm đời sống trong cái chết, sự tái sinh từ trong lụi tàn [51].

Hồ Thế Hà lại đi tìm mẫu gốc trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đó là Làng Chùa; là đất, đất đai hay châu thổ niềm sầu xứ (nostalgie) khôn nguôi, cứ kéo dài mãi trên hành trình yêu thương và hoài vọng - cổ mẫu gợi nhiều ám ảnh; là nấm mộ

- biểu tượng về mặc cảm chết (complexe de mort) liên quan đến thế giới hiện sinh, những ám ảnh về sự ra đi, sự tan rã vào đất đai, cây cỏ và hư vô [43].

Về tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, Trường ca Châu thổ (Nxb Hội nhà văn năm 2010) là tập trường ca gây nhiều chú ý, không chỉ ở kích thước đồ sộ của nó mà đây còn là tuyển thơ của hành trình sáng tác Nguyễn Quang Thiều – gương

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí