Về Công Tác Mở Rộng Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội (Đối


lý nghiệp vụ thuộc bộ ngành vẫn đảm bảo tính chặt chẽ. Cụ thể là, BHXH Ninh Bình hàng năm trung bình đã giải quyết chế độ chính sách BHXH cho:

- 1.505 đối tượng hưởng chế độ hưu trí thường xuyên

- 318 đối tượng hưởng chế độ tuất thường xuyên.

- Giải quyết cho hàng nghìn lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn

hạn, một lần.

- Cắt giảm đối tượng hưởng BHXH trên 800 người.

- Di chuyển hồ sơ hưởng BHXH trên 500 hồ sơ.

Ra quyết định hưởng tiếp cho 267 đối tượng mất sức lao động, hưởng tiếp trợ cấp hàng tháng theo công văn 329/BHXH- CĐCS của BHXH Việt Nam, 06 đối tượng mất sức lao động đã mất 81% khả năng lao động hưởng tiếp trợ cấp hàng tháng và 01 đối tượng hưởng lại do tạm dừng từ tháng 1 năm 2004.

Duyệt tăng, giảm đối tượng, phục vụ công tác chi trả cho 8 huyện, thị xã, thành phố đảm bảo đúng, đủ, kịp thời.

Sau khi có văn bản mới về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp và thực hiện việc giải quyết chính sách đối với những trường hợp hưởng chế độ mất sức lao động được giải quyết tiếp sau thời gian thôi hưởng, ngành BHXH đã kịp thời tổ chức tập huấn cán bộ nghiệp vụ hướng dẫn BHXH huyện, thị xã tiến hành kê khai làm thủ tục tăng điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo mức mới và xét duyệt giải quyết chính sách đảm bảo kịp thời cho người lao động hưởng BHXH.

Hai là, đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ, đối tượng, tập trung cán bộ

kiểm tra đối chiếu hồ sơ đối tượng hưởng chính sách BHXH thường xuyên. áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý đối tượng, quản lý chính

sách đã rút ngắn được thời gian thụ lý hồ sơ. Mặt khác, chương trình thẩm kế và in ấn hồ sơ trên máy tính giúp cho việc xác định chính xác mức lương, giảm nhẹ khối lượng giấy tờ viết tay. Đây là những tiến bộ đáng kể trong công tác giải quyết chế độ chính sách BHXH ở tỉnh Ninh Bình.


Kết quả giải quyết chính sách trong 5 năm (từ năm 2003 đến năm 2007)

thể hiện ở các số liệu chi tiết trong biểu 2.2.

Biểu 2.2: Số lượng đối tượng được giải quyết chính sách BHXH

tại Ninh Bình từ năm 2003 - 2007

Đơn vị tính: người


TT

Loại đối tượng

2003

2004

2005

2006

2007

I

Thường xuyên

1 228

1 508

2 024

2 642

1 855

1

Hưu trí

813

1 015

1 276

1 904

1.505

2

TNLĐ - BNN

42

38

44

35

32

3

Cán bộ xã, phường

9

20

83

100

-

4

Tuất

364

435

621

603

318

II

Trợ cấp 1 lần

1 444

1 623

2 115

3 457

2 359

1

Trên 30 năm

520

815

923

1 560

1203

2

Theo điều 28

25

11

15

-

-

3

Cán bộ xã, phường

215

223

425

621

627

4

Mai táng phí

452

456

654

925

311

5

Tuất

232

118

98

351

218


Cộng

2 672

3131

4 139

6 099

4 214

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 10

Nguồn: BHXH Ninh Bình - Báo cáo kết quả giải quyết chế độ chính sách

các năm 2003 - 2007.

Các chỉ tiêu ở biểu 2.2 cho thấy do đổi mới quy trình và áp dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các khâu công tác do đó kết quả giải quyết chính sách cho các đối tượng ngày càng tăng và bảo đảm đúng chế độ chính sách. Đây là công việc khó, rất phức tạp liên quan đến nhiều loại đối tượng và có tính nhạy cảm xã hội cao. Phát huy được hiệu quả công tác trên là sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành, đây là kết quả tốt đáng ghi nhận và phát huy.

2.2.2.3. Công tác chi trả lương hưu, trợ cấp

Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp được tiến hành thường xuyên, hàng tháng cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn đang sinh sống tại các địa bàn phường, xã, thị trấn của tỉnh Ninh Bình.


Hiện nay, Ninh Bình có 49.193 đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng đang sinh sống tại 142 xã, phường, thị trấn. Con số này liên tục thay đổi theo hướng tăng lên. Số tiền chi trả bình quân mỗi tháng xấp xỉ khoảng 51 tỷ đồng. Với số lượng phải chi trả lớn như vậy và mức chi trả khác nhau với từng loại đối tượng. Đồng thời, việc chi trả phải tiến hành thường xuyên hàng tháng, phải đảm bảo đúng yêu cầu đúng kỳ hạn, đủ số lượng, đến tận tay người hưởng. Do vậy, nếu không tổ chức tốt, phù hợp với từng địa bàn quản lý sẽ xảy ra nhầm lẫn, mất mát ảnh hưởng đến đối tượng có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh, hơn nữa có thể làm mất uy tín đối với các đối tượng quản lý....

Chi trả trợ cấp BHXH hàng tháng hiện nay do 2 nguồn: một là, ngân sách nhà nước chi cho các đối tượng nghỉ việc trước 1/1995 (thời điểm áp dụng Bộ Luật lao động) với số tiền hiện tại khoảng 2/3 số chi hàng tháng. Số chi này giảm dần theo thời gian vì đối tượng không phát sinh và số nghỉ hưu lâu năm do tuổi già mất đi. Hai là, nguồn quỹ BHXH hiện chi khoảng 1/3 số chi hàng tháng, số chi từ quỹ đang tăng dần theo thời gian vì từ tháng 1/1995 toàn bộ số chi do quỹ BHXH chi trả [1, tr.9].

Chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng tại Ninh Bình được thực hiện

thông qua hai hình thức.

Một là, dán tiếp: các Ban chi trả xã, phường, thị trấn được thành lập theo

chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình.

Hai là, trực tiếp: cán bộ huyện, thị trực tiếp đi chi trả đến tận tay đối tượng hưởng BHXH.

Việc chi trả thực hiện bằng tiền mặt là một công việc khá nặng nề và phức tạp phải thực hiện thường xuyên, kịp thời hàng tháng của BHXH Ninh Bình.


Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, BHXH tỉnh đã chủ động phối kết hợp với các đơn vị có liên quan như Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, Công an...để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để tổ chức mạng lưới chi trả. Bằng việc, các địa phương cử người có uy tín, trách nhiệm… ký hợp đồng chi trả với BHXH các huyện, thành phố thuộc tỉnh đảm nhiệm, tránh lợi dụng vốn tiền mặt vào các mục đích khác hoặc cố tình trả chậm. Trường hợp phát hiện cán bộ có biểu hiện tiêu cực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ thì thay thế ngay…

Vì vậy, trong suốt thời gian qua, do tổ chức tốt dịch vụ này, Ninh Bình luôn đảm bảo chi trả an toàn, đến tay người hưởng, đúng kỳ, đủ số được đông đảo người hưởng BHXH đồng tình, dư luận xã hội ủng hộ.

Những năm gần đây, do ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả. Việc thiết lập hồ sơ các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng trên máy theo chương trình thuận lợi cho việc lập danh sách. Xác định mức chi trả, tổng hợp nguồn chi, điều chỉnh mức chi khi nhà nước thay đổi chính sách lương hưu, trợ cấp BHXH. Công tác này sẽ càng đi vào ổn định và sẽ được thực hiện tốt hơn trong những năm tới.

2.2.2.4. Về công tác mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (đối

với các thành phần kinh tế)

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003 đến nay, công tác phát triển đối tượng luôn được BHXH tỉnh chú trọng quan tâm, tìm tòi các biện pháp để thực hiện. Các biện pháp chủ yếu đã áp dụng để mở rộng đối tượng tham gia BHXH ở Ninh Bình bao gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh việc tuyên truyền để phổ biến các quy định của pháp

luật về BHXH dưới các hình thức khác nhau. Đối với các cơ quan, đoàn thể,


doanh nghiệp có thành lập tổ chức Công đoàn, thông qua chương trình phối hợp liên ngành BHXH và Liên đoàn lao động thành phố để tổ chức tuyên truyền. Thực hiện tuyên truyền qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình...

Thứ hai, phối kết hợp cơ quan có liên quan như Liên đoàn lao động, các Chi cục thuế, nhất là UBND xã, thị trấn, thị xã để điều tra, thống kê nắm bắt các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH để hướng dẫn và đôn đốc kê khai trích nộp BHXH cho người lao động.

Thứ ba, giao kế hoạch phát triển đối tượng mới phải phấn đấu thực hiện hàng năm đến BHXH các huyện, thị để đề ra kế hoạch chương trình thực hiện cho phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tư, thực hiện các biện pháp cải cách về thủ tục tham gia BHXH, giảm bớt giấy tờ, mẫu biểu, công khai thủ tục. Giao trách nhiệm cho cán bộ thu phải đi sát cơ sở để hướng dẫn, không để đối tượng đi lại nhiều lần. Đồng thời có chế độ thưởng phạt rất rõ ràng, cụ thể như hàng năm cơ quan bảo hiểm giao chỉ tiêu thu trong đó việc mở rộng đối tượng là một trong những tiêu chí để đánh giá xét thi đua khen thưởng. Nếu tỷ lệ thu thấp là không hoàn thành kế hoạch, nếu tỷ lệ thu cao thì được khen thưởng bằng vật chất.

Thứ năm, kết hợp với các đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về BHXH hoặc các cơ quan pháp luật như Sở Lao động, Viện Kiểm sát, Công an kinh tế... tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý để buộc các chủ sử dụng lao động tham gia đóng BHXH cho người lao động.

Thứ sáu, thực hiện một số khuyến khích vật chất cho các đơn vị làm tốt công tác khai thác phát triển đối tượng thông qua các hình thức khen thưởng, hỗ trợ.

Với cách tổ chức sâu sát như vậy, kết quả đối tượng đóng BHXH tăng

liên tục, thể hiện ở biểu 2.3 như sau:


Biểu 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng của đơn vị, lao động tham gia BHXH

(2003 - 2007)


Chỉ tiêu tăng trưởng

2003

2004

2005

2006

2007

Số đơn vị tăng so với năm trước liền kề (đơn vị)

75

278

137

67

141

Tỷ lệ đơn vị tăng so với năm trước liền kề (lao động)

14.4

15.7

15.7

6.6

13.1

Số lao động tăng so với năm trước liền kề (lao động)

1022

1952

406

-672

1482

Tỷ lệ lao động tăng so với năm trước liền kề

(%)

2.6

4.8

0.90

.0

3.5

Nguồn: BHXH Ninh Bình - Báo cáo công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH các năm 2003 - 2007.

Trong bảng số liệu, số đơn vị tham gia BHXH trong những năm gần đây có tăng trưởng. Năm 2007 có thêm 141 đơn vị mới tham gia BHXH tăng 13,1% so với năm trước. Năm 2006 số lao động giảm 672 người là do Nhà nước chuyển đổi cơ chế đối với Công ty nhà nước thành công ty cổ phần nên số lao động nghỉ theo NĐ 41/2002/NĐ - CP tăng đột biến. Kết quả trên đóng góp hoàn thành chương trình mục tiêu kế hoạch mà ngành BHXH đặt ra đúng hướng, kịp thời.

Từ kết quả biểu trên cho thấy đến năm 2007, sau nhiều nỗ lực phấn đấu,

số đối tượng tham gia tăng 1,45 lần so với năm 2003. Ninh Bình hiện có

43.428 đối tượng tham gia BHXH. Bình quân mỗi năm số lao động tăng ròng

1.385 lao động. Nếu tính cả số lao động tăng bù so với người nghỉ việc; trợ cấp 1 lần, di chuyển...(khoảng 2.777 người/năm). Số lao động thực tế hàng năm tăng mới khoảng 4.162 lao động.

2.2.2.5. Đối với quản lý đối tượng đóng và hưởng bảo hiểm xã hội

Việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH là một trong việc có

nhiều khó khăn, nhưng từ kinh nghiệm, cách quản lý khoa học và phân công


chuyên trách BHXH Ninh Bình đã đơn giản hoá thủ tục và quản lý ngày càng chặt chẽ.

Đến nay, với 43.428 đối tượng đang đóng BHXH và 49.193 đối tượng hưởng BHXH hàng tháng tại các xã, phường, thị trấn công tác quản lý theo dõi di biến động cũng là một việc rất lớn của BHXH tỉnh Ninh Bình.

Đối với đối tượng đóng BHXH, việc thay đổi mức lương tham gia BHXH, di chuyển trong và ngoài địa bàn diễn ra khá phổ biến, các đơn vị vẫn theo dõi thủ công nên việc quản lý biến động đối tượng cũng rất khó.

Người lao động tham gia BHXH ở các đơn vị thường rất đông, việc quản lý lao động của các cơ quan, doanh nghiệp thông qua các mẫu biểu, tờ khai BHXH thay đổi thường xuyên nên việc kê khai danh sách lao động tham gia BHXH có nhiều sai sót, trùng lặp, khó kiểm soát. Có hiện tượng một người lao động đóng BHXH ở hai nơi, hoặc có trường hợp người lao động bị bỏ sót hoặc việc kê khai tên đệm, ngày, tháng, năm sinh không chính xác. Điều này làm cho việc quản lý đối tượng đóng BHXH của cơ quan BHXH còn gặp rất nhiều khó khăn.

Với đối tượng đang hưởng BHXH ở các xã, phường, thị trấn, tỉnh Ninh Bình đang quản lý các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng. Số lượng hàng tháng tăng khoảng 500 người. Do đối tượng chi trả hàng tháng thường xuyên biến động (tăng, giảm, do chuyển đến, chuyển đi, chết, hết hạn hưởng…) nên việc quản lý đối tượng phức tạp.

Riêng đối tuợng chuyển đi tỉnh ngoài, hoặc từ tỉnh ngoài chuyển đến lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ năm 2003 đến năm 2007 là: 2.883 trường hợp. Số liệu di chuyển thể hiện ở biểu 2.4.

Biểu 2.4. Số liệu đối tượng chuyển ngoại tỉnh từ năm 2003 đến 2007


Đơn vị tính: người



Năm


Loại đối tượng


Hưu

CNVC


Hưu QĐ

Mờt sức lao

động

Tai nạn lao

động

Bệnh nghề nghiệp

Tuất hàng tháng


Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

2003

Chuyển đi

124

4

39

2

1

3

173

Chuyển đến

113

98

16

3

-

11

241

2004

Chuyển đi

96

2

2

0

0

0

100

Chuyển đến

400

35

15

2

0

0

452

2005

Chuyển đi

140

0

3

0

0

0

143

Chuyển đến

450

20

4

0

0

0

477

2006

Chuyển đi

80

12

40

0

0

6

138

Chuyển đến

500

119

30

0

0

5

654

2007

Chuyển đi

200

6

20

0

0

0

226

Chuyển đến

218

29

35

0

0

0

282

Tổng Cộng

Chuyển đi

640

24

104

2

1

9

780

Chuyển đến

1.681

301

100

5

0

16

2.103

Nguồn: BHXH Ninh Bình - Báo cáo công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH các năm 2003 - 2007.

Từ năm 2003 đến 2006, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11/4/2002 của chính phủ.

Người lao động dôi dư đủ điều kiện về hưu nhiều nên số người về hưu trên địa bàn tỉnh tăng cao.

Vấn đề quản lý đối tượng hưởng BHXH còn khó khăn vì các đối tượng sống ở địa phương, quản lý theo hộ khẩu thường trú nên phụ thuộc rất nhiều vào UBND các xã, phường, thị trấn. Việc đối tượng tạm trú, tạm vắng, di chuyển không khai báo càng làm khó khăn cho công tác quản lý. Ví dụ như một số trường hợp chết không báo giảm vẫn được chi trả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2024