Đánh Giá Tài Nguyên Sinh Khí Hậu Phục Vụ Du Lịch


- Gió Tây khô nóng (gió Lào) diễn ra từ tháng 6 – 8.

3.6. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch

Bảng 8: Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe [38, trang 4]


Mức độ đánh giá

Số tháng có nhiệt độ

≥ 270C

Số tháng có độ ẩm

≥ 90%

Số giờ nắng toàn năm

Số ngày trời đầy mây

Tốc độ gió trung bình (m/s)

Rất xấu

5

4

1000

100

1

Bình thường

4 - 5

3

1200

80

1 – 1,5

Tốt

2 - 3

2

1200

80

1,5

Rất tốt

0

0

1500

50

2 - 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Yên - 24


Bảng 9: Chỉ tiêu sinh khí hậu học đối với con người [35, trang 44]


Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng nóng

nhất (0C)

Biên độ nhiệt năm (0C)

Lượng mưa năm (mm)

1

Thích nghi

18 - 24

24 - 27

< 6

1250 - 1900

2

Khá thích nghi

24 - 27

27 - 29

6 – 8

1900 - 2550

3

Nóng

27 – 29

29 – 32

8 – 14

> 2550

4

Rất nóng

29 – 32

32 – 35

14 – 19

< 1250

5

Không thích nghi

> 32

> 35

> 19

< 650

So sánh các số liệu từ bảng 2 đến bảng 7 với các tiêu chí ở bảng 8 và bảng 9, ta có bảng đánh giá sau:

Bảng 10: Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Phú Yên


Số thứ

tự

Tiêu chí đánh giá

Tuy Hòa

Sơn Hòa

1

Số giờ nắng

Rất tốt

-

2

Nhiệt độ trung bình năm

Khá thích nghi

Khá thích nghi


3

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

Nóng

Khá thích nghi

4

Số tháng có nhiệt độ ≥ 270C

Rất xấu

Rất xấu

5

Biên độ nhiệt năm

Nóng

Khá thích nghi

6

Số tháng có độ ẩm ≥ 90%

Rất tốt

Rất tốt

7

Lượng mưa năm

Thích nghi

Thích nghi

8

Tốc độ gió trung bình

Rất tốt

Tốt



4. Đánh giá tài nguyên khí hậu du lịch bằng chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp (chỉ số RSI)

Chỉ số căng thẳng tương đối (Relative Strain Index) được đưa ra bởi Burton (1944), với các điều kiện chuẩn (người mặc áo màu sáng, đi bộ với vận tốc 4km/giờ, và tốc độ gió là 0,5m/s).

RSI=

[10,7+0,74(𝑇−35)]

44−e

Với: e = 0,254H (0,00739T + 0,807)

Trong đó:

e: sức trương hơi nước (mb) T: nhiệt độ không khí (0C) H: độ ẩm không khí (%)

RSI < 0,1: tiện nghi; 0,1 ≤ RSI < 0,2: khá tiện nghi; 0,2 ≤ RSI: bất tiện nghi []. Bảng 11: Các mức cảm giác RSI [39, trang 195]

Cảm giác

Người bình thường

Người đã thích nghi khí hậu

Người già

Tiện nghi

<0,1

<0,2

<0,1

Bất tiện nghi

0,2-0,3

0,3-0,5

0,1-0,2

Khốn khổ

0,4-0,5

0,6-1,0

0,3

Thất vọng

>0,5

>1,0

>0,3


Bảng 12: Chỉ số nhiệt căng thẳng tương đối RSI


Tên trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Tuy Hòa

0,08

0,10

0,15

0,21

0,25

0,26

0,25

0,24

0,22

0,19

0,15

0,10

Sơn Hòa

0,04

0,08

0,14

0,21

0,25

0,25

0,23

0,23

0,20

0,16

0,11

0,05


Phụ lục 13: Một số tiêu chuẩn để đánh giá sức chứa du lịch

[Tổng hợp từ 6, 14, 15]

- Diện tích cho du khách tham quan: 4 m2/người

- Trung bình mỗi nhóm khách tham quan: 15 người

- Chiều dài đường đi cho mỗi du khách leo núi: 1m

- Khoảng cách tối thiểu giữa các nhóm leo núi: 50m

- Mật độ khách sử dụng trên bãi biển: 10 m2/người

- Thời gian mỗi lần tắm biển, lặn biển: 30 phút

- Diện tích cho du khách tắm biển, lặn biển: 25 m2/người

- Diện tích cho du khách lặn có khí tải: 50 m2/người

- Chiều dài bờ biển để du khách dạo chơi thư giãn: 10 m/người

- Diện tích mặt biển dùng để chèo thuyền: 1 ha/thuyền

- Diện tích mặt biển để sử dụng thuyền buồm: 0,5 ha/thuyền

- Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng và đảm bảo chất lượng môi trường: 50 m2/người

- Mật độ resort: 60 – 100 giường/ha


Phụ lục 14: Tính sức chứa cho một vài điểm du lịch tiêu biểu ở Phú Yên


1. Đặc vấn đề

Ngày nay, ở nước ta du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ và đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP. Ngành du lịch hiện là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Phú Yên, du lịch thực sự khởi sắc từ năm 2011 khi tỉnh đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ và cùng với nó là nhiều sự kiện lớn đi kèm. Với xu thế phát triển đó, những tác động của du lịch đến môi trường là không thể


tránh khỏi. Vì vậy, để phát triển du lịch một cách bền vững, việc tính sức chứa cho những điểm tham quan là rất cần thiết. Điều này đảm bảo rằng các khu vực du lịch được quản lý ở mức độ cho phép.

Theo định nghĩa của WTO (1992): “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”.

Khái niệm trên cho thấy rằng có những giới hạn cho việc sử dụng của du khách. Nếu vượt qua giới hạn này, nguồn tài nguyên du lịch sẽ bị hủy hoại, làm giảm sự hài lòng của du khách và tác động ngược lại đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của khu vực.

2. Công thức tính sức chứa du lịch

2.1. Sức chứa tự nhiên (PCC – Physical carrying capacity): là số khách tối đa mà khách tham quan có khả năng chứa đựng trên tiêu chuẩn cá nhân trung bình. PCC được tính như sau:

PCC = A x V/a x Rf

Trong đó:


khách/m2

A: Diện tích dành cho du lịch (Area for tourist use). Đơn vị: m2

V/a: Tiêu chuẩn cá nhân trung bình (Individual standard). Đơn vị: số


Rf: Hệ số quay vòng (Rotation factor). Rf được tính như sau:

Tổng thời gian mở cửa tham quan

Rf =Thời gian trung bình một lần tham quan


2.2. Sức chứa thực tế (RCC – Real carrying capacity): là sức chứa tự nhiên trừ đi các biến số điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về sinh học, môi trường, sinh thái… RCC được tính như sau:

RCC = PCC x

100−Cf1

100 x

100−Cf2

100 x x

100−Cfn

100

Trong đó: Cf là các biến số điều chỉnh. Đơn vị: %. Cf được tính như sau:

M1

Cf = Mt x 100


Trong đó:

M1: Mức độ hạn chế của biến số Mt: Tổng số khả năng của biến số

2.3. Sức chứa cho phép (ECC – Effective carrying capacity): là sức chứa thực tế bị hạn chế bởi mức độ quản lý du lịch. ECC được tính như sau:

ECC = RCC x X%

Trong đó: X% là mức độ quản lý chỉ đáp ứng được một tỷ lệ phần trăm yêu cầu nhất định của hoạt động du lịch.

Như vậy, so với sức chứa tự nhiên, sức chứa cho phép thấp hơn rất nhiều lần.

Có thể xác định 4 mức độ của sức chứa cho phép là:

3. Áp dụng tính sức chứa cho một vài điểm du lịch tiêu biểu ở Phú Yên

3.1. Gành Đá Đĩa

3.1.1. Tính sức chứa khu gành đá

Mô tả khu gành đá

Gành Đá Đĩa có diện tích 2 km2, phần gành đá có chiều rộng 50 m, chiều dài 200 m. Đây là một kiệt tác được hình thành cách đây 200 triệu năm. Khu gành là những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau như miếng sáp ong khổng lồ. Nó được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú như ngày nay. Kế bên Gành Đá Đĩa có một bãi cát chạy dài khoảng 3 km. Khí hậu Gành Đá Đĩa thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 – tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 – tháng 12. Mỗi ngày, thời gian từ 11h – 14h trời nắng gắt không thuận tiện cho các hoạt động tham quan. Mùa mưa thường xuất hiện mưa lớn, giông bão, sóng dữ dội nên cũng không thuận tiện cho các hoạt động du lịch.

Năm 1997, Gành Đá Đĩa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia. Tuy đã được khai thác du lịch từ lâu nhưng cho đến hiện nay hoạt động du lịch ở Gành Đá Đĩa vẫn chưa thực sự được đầu tư thích đáng. Từ năm 2011, đường dẫn xuống Gành Đá Đĩa mới được trải nhựa. Xung quanh khu vực này vẫn chưa có khách sạn lưu trú, chưa có nhà hàng hay các dịch vụ phục vụ du lịch đi kèm


khác, chưa tổ chức bán vé thăm quan, chưa có biển chỉ dẫn. Du khách khi đến thăm Gành Đá Đĩa thường đi theo tour xuất phát từ TP Tuy Hòa. Chuyến tham quan diễn ra ngắn và đơn điệu. Bãi biển bên cạnh Gành Đá Đĩa vẫn chưa được đầu tư đưa vào khai thác.

Loại hình du lịch có thể khai thác: tham quan ngắm cảnh, nghiên cứu khoa học, tắm biển, tắm nắng, du thuyền…

Tính sức chứa tự nhiên

Các thông tin cụ thể:

- Diện tích dành cho du lịch: 10.000 m2.

- Giờ cho phép tham quan: 10 h/ngày (từ 7h – 17h).

- Thời gian mỗi lần tham quan: 1h.

=> Hệ số quay vòng: Rf = 10/1 = 10 lần/ngày.

- Mỗi người cần 4 m2 khi tham quan [].

Vậy: Sức chứa tự nhiên PCC = 10.000 x 1/4 x 10 = 25.000 khách/ngày.

Tính sức chứa thực tế

Các thông tin cụ thể:

- Hệ số hiệu chỉnh thời gian mưa: Tổng số ngày mưa: 130 ngày/năm. Vậy: Cf mưa = 130/360 ≈ 36 %.

- Hệ số hiệu chỉnh thời gian nắng:

+ Số giờ nắng trung bình năm: 6,7 h/ngày.

=> Tổng số giờ nắng trong năm: 6,7 x 360 = 2412 h.

+ Thời gian nắng gắt bất lợi cho thăm quan từ 11h – 14h.

=> Tổng số giờ nắng gắt trong năm: 3 x 360 = 1080 h. Vậy: Cf nắng = 1080/2412 ≈ 45 %.

Sức chứa thực tế: RCC = 25000 x 64 % x 55 % = 8.800 khách/ngày.

Tính sức chứa cho phép

Để hoạt động tham quan diễn ra thuận lợi, các đoàn khách được tổ chức theo nhóm 15 người và thêm 1 hướng dẫn viên đi kèm. Như vậy số lượng hướng dẫn viên cần có là 586 người.


Hiện số lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch cả tỉnh chỉ có 134 người và phân bổ ở nhiều nơi khác nhau. Riêng điểm du lịch Gành Đá Đĩa thì chưa có hướng dẫn viên riêng cho khu. Các hướng dẫn viên phần lớn từ các công ty du lịch có trụ sở ở TP Tuy Hòa và Tx. Sông Cầu. Nếu chia bình quân cho 18 điểm du lịch cấp quốc gia thực hiện đánh giá thì mỗi điểm chỉ có được 7 hướng dẫn viên. Vì hệ số Rf là 10 nên số hướng dẫn viên ta có nhờ quay vòng là 70 người.

Như vậy khả năng đáp ứng X% = 70/586 = 11,9 %.

Sức chứa cho phép: ECC = 8.800 x 11,9 % = 1047 khách/ngày. Mức độ đánh giá sức chứa du lịch: rất cao

3.1.2. Tính sức chứa khu bãi tắm

Tính sức chứa tự nhiên

Các thông tin cụ thể:

- Diện tích bãi tắm có thể khai thác du lịch: 60.000 m2.

- Giờ cho phép tắm biển: 10h/ngày (từ 7h – 17h).

- Thời gian mỗi lần tắm biển: 30ph.

=> Hệ số quay vòng: Rf = 10/0.5 = 20 lần/ngày.

- Diện tích mỗi người cần khi tắm biển: 25 m2 [].

Vậy: Sức chứa tự nhiên PCC = 60.000 x 1/25 x 20 = 48.000 khách/ngày.

Tính sức chứa thực tế

Các thông tin cụ thể:

- Hệ số hiệu chỉnh thời gian mưa: Tổng số ngày mưa: 130 ngày/năm Vậy: Cf mưa = 130/360 ≈ 36 %.

- Hệ số hiệu chỉnh thời gian nắng:

+ Số giờ nắng trung bình năm: 6,7 h/ngày

=> Tổng số giờ nắng trong năm: 6,7 x 360 = 2412 h.

+ Thời gian nắng gắt không tốt cho tắm biển từ 10 h – 15 h.

=> Tổng số giờ nắng gắt trong năm: 5 x 360 = 1800 h. Vậy: Cf nắng = 1800/2412 ≈ 75 %.

Sức chứa thực tế: RCC = 48.000 x 64 % x 25 % = 7680 khách/ngày.


Tính sức chứa cho phép

Hiện tại khu bãi tắm gần Gành Đá Đĩa vẫn chưa đưa vào khai thác du lịch do đó những tính toán chỉ dừng lại ở sức chứa thực tế. Khi khu bãi tắm được đầu tư và đi vào hoạt động, sức chứa cho phép sẽ phụ thuộc vào khả năng đáp ứng X%. X% tùy thuộc vào các yếu tố: số lượng người quản lý, nhân viên cứu hộ, khả năng cung cấp các dịch vụ tắm biển: đồ bơi, kính lặn, phao…

3.2. Một số điểm du lịch khác


Điểm

du lịch

Địa điểm

đánh giá

PCC

RCC

ECC

Vũng Rô

Đảo Hòn Nưa

Diện tích: 60ha

Diện tích cho du lịch: 3ha

Loại hình: ngắm cảnh, lặn biển, tắm biển, du thuyền, cắm trại Tiêu chuẩn: 25m2/người

Thời gian cho phép tham quan: 10h/ngày

Thời gian 1 lần tham quan: 3h

PCC = 3.960 khách/ngày

Cf mưa ≈ 36 %. Cf nắng ≈ 45 %. RCC = 1393

khách/ngày

X% ≈ 30%

ECC = 417

khách/ngày Sức chứa: thấp

Vịnh Vũng Rô

Diện tích: 1.640ha

Diện tích cho du lịch: 1.100ha Loại hình: ngắm cảnh, lặn biển, tắm biển, tắm nắng, thuyền buồm, cắm trại, tìm hiểu lịch sử, chụp ảnh…

Tiêu chuẩn xây dựng: 50 m2/người

Tiêu chuẩn tắm biển: 25m2/người Tiêu chuẩn thuyền buồm:

0,5ha/chiếc

Cf mưa ≈ 36 %. Cf nắng ≈ 45 %. RCC = 2059

khách/ngày

X% ≈ 30%

ECC = 618

khách/ngày Sức chứa: trung bình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/01/2024