Nghiệp vụ thanh toán - CĐ nghề Du lịch Vũng Tàu - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Thanh toán là một khâu rất quan trọng trong chuỗi các nghiệp vụ dịch vụ du lịch và khách sạn. Gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng xác định mở rộng mạng lưới thanh toán qua hệ thống ngân hàng là một trong những mục tiêu để phát triển đất nước, hòa nhập với xu hướng phát triển của thế giới. Để đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam đã nỗ lực gắn kết với mạng lưới thanh toán quốc tế. Hiện nay, việc thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc du lịch đã trở nên phổ biến ở các khách sạn, các trung tâm du lịch lữ hành.


Nghiệp vụ thanh toán là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của nhiều nghề như Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Lễ tân khách sạn hệ Cao đẳng cũng như Trung cấp. Khác với môn học Thanh toán quốc tế trong du lịch, “Nghiệp vụ thanh toán” chú trọng vào việc cung cấp cho học sinh sinh viên các kỹ năng cần thiết trong hoạt động thanh toán tại khách sạn, giúp họ phát triển những kỹ năng thực hành để có được tác phong chuyên nghiệp trong thanh toán tại khách sạn. Trọng tâm của chương trình rơi vào các qui trình thanh toán bằng các phương tiện thanh toán hiện đại trong du lịch như séc du lịch, thẻ tín dụng, voucher thế hệ mới.


Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp thời gian qua để chúng tôi hoàn thành giáo trình Nghiệp vụ thanh toán này.


MỤC LỤC




Trang


LỜI NÓI ĐẦU

1


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CHỨNG TỪ THANH TOÁN PHỔ BIẾN TRONG DU LỊCH

4

1

Khái niệm về chứng từ

4

2

Một số loại chứng từ liên quan đến nghiệp vụ

thanh toán trong du lịch

5

3

Nguyên tắc lập chứng từ

15

4

Nguyên tắc xử lý chứng từ

15

5

Hướng dẫn viết số tiền trên hóa đơn giá trị gia

tăng

16

6

Hướng dẫn lập một hợp đồng

18

7

Bài tập thực hành

24


CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

27

1

Tên – Mã quốc tế của một số đồng tiền

27

2

Khái niệm tỷ giá hối đoái

27

3

Phương pháp yết giá

28

4

Phương pháp đọc tỷ giá

29

5

Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo

30

6

Vận dụng nguyên tắc tính chéo trong nghiệp vụ

ngoại hối

31

7

Các loại tỷ giá hối đoái

33

8

Một số bài tập vận dụng

34


CHƯƠNG 3: THANH TOÁN TRONG DU LỊCH

36

1

Thanh toán bằng tiền mặt

36

1.1

Nội tệ

36

1.2

Ngoại tệ

36

1.3

Qui trình thanh toán bằng tiền mặt

36

1.4

Những lưu ý khi khách thanh toán bằng tiền mặt

36

2

Thanh toán bằng séc

37

2.1

Khái niệm séc

37

2.2

Nội dung một tờ séc

37

2.3

Thời hạn xuất trình của séc

38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Chuyển nhượng séc

38

2.5

Phân loại séc

39

2.6

Các điều kiện đặc biệt trong việc sử dụng

phương tiện thanh toán séc

42

2.7

Các loại séc thanh toán của Việt Nam

44

2.8

Séc du lịch

44

2.9

Một số lưu ý khi khách thanh toán bằng séc du

lịch

47

3

Thanh toán bằng thẻ

48

3.1

Khái niệm thẻ thanh toán

48

3.2

Mô tả kỹ thuật của thẻ thanh toán

49

3.3

Phân loại thẻ

54

3.4

Những vấn đề cần lưu ý trong cơ chế lưu thông

thẻ tín dụng

55

3.5

Các bước thực hiện khi khách thanh toán bằng

thẻ tín dụng

56

3.6

Hướng dẫn sử dụng máy cà thẻ bằng tay

57

3.7

Hướng dẫn sử dụng máy đọc và kiểm tra thẻ tín

dụng tự động

58

3.8

Một số tình huống đặc biệt trong khi sử dụng

máy đọc thẻ tự động để thanh toán thẻ tín dụng

59

4

Khách thanh toán bằng Phiếu dịch vụ du lịch do hãng lữ hành phát hành (voucher)

59

4.1

Khái niệm

59

4.2

Nội dung của một phiếu dịch vụ du lịch

60

4.3

Các thể loại phiếu dịch vụ du lịch

64

4.4

Qui trình thanh toán bằng phiếu dịch vụ du lịch

64

4.5

Phiếu dịch vụ du lịch “thế hệ mới”

65

5

Khách thanh toán bằng hình thức chuyển khoản

67

5.1

Khái niệm

67

5.2

Qui trình thanh toán bằng phương thức chuyển

khoản trong du lịch

67


TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

2.4


CHƯƠNG 1


MỘT SỐ CHỨNG TỪ THANH TOÁN PHỔ BIẾN TRONG DU LỊCH


Mục đích: Cung cấp khái niệm về những loại chứng từ sử dụng trong du lịch. Cách lập và xử lý chứng từ.


Yêu cầu: Học xong bài này học sinh sẽ biết được có những loại chứng từ thanh toán nào, phạm vi áp dụng trong thanh toán tại khách sạn, bộ phận thanh toán của các đại lý du lịch; biết cách lập, sửa và xử lý chứng từ đó.


1- Khái niệm về chứng từ.


Những giấy tờ dùng để ghi chép để phản ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành gọi là chứng từ.

Chứng từ ngoài công dụng dùng để ghi chép còn có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý kinh tế ở đơn vị.

Chứng từ phân loại theo qui định quản lý của Nhà nước gồm 2 loại:

- Chứng từ bắt buộc: Hệ thống chứng từ bắt buộc là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này, Nhà nước tiêu chuẩn hóa về qui cách mẫu biểu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Ví dụ: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường, biên lai thu tiền, vé thu phí, …

- Chứng từ hướng dẫn: Chủ yếu là những chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị, phục vụ cho yêu cầu thông tin hạch toán nội bộ. Đối với loại chứng từ này, Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu quan trọng có tính chất đặc trưng để các đơn vị vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Các đơn vị có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu sao cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.


Một số loại chứng từ thường sử dụng trong khách sạn: biên nhận đặt cọc, phiếu đặt buồng có bảo đảm, phiếu theo dõi dịch vụ của khách, phiếu thu đổi ngoại tệ, hóa đơn, voucher…


Các yếu tố cơ bản của chứng từ:


Thông thường một chứng từ kế toán phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố sau đây:

- Tên gọi của chứng từ

- Số hiệu của chứng từ

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ

- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ

- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.

- Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ ký của người kiểm soát (kế toán trưởng) và người phê duyệt (giám đốc đơn vị), đóng dấu đơn vị.

- Đối với những chứng từ có liên quan đến việc bán hàng, cung cấp dịch vụ thì ngoài những yếu tố đã qui định phải có thêm các chỉ tiêu liên quan đến thuế.


2- Một số loại chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán trong du lịch.


2.1- Phiếu thu


2 2 Phiếu chi 2 3 Hóa đơn Hóa đơn Giá trị gia tăng Bộ Tài chính phát hành Hóa 1


2.2- Phiếu chi


2 3 Hóa đơn Hóa đơn Giá trị gia tăng Bộ Tài chính phát hành Hóa đơn bán hàng 2


2.3- Hóa đơn:

Hóa đơn Giá trị gia tăng (Bộ Tài chính phát hành)

Hóa đơn bán hàng thông thường 3

Hóa đơn bán hàng thông thường


Hóa đơn Giá trị gia tăng Bộ Tài chính phát hành Hóa đơn bán hàng thông thường 4

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023