Một Số Đặc Điểm Về Hình Thức Nghệ Thuật


rất quan tâm đến việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho văn nghệ sĩ, làm cho họ thấm nhuần đường lối văn hoá văn nghệ trong giai đoạn mới.

Tiếp nối thành tựu đạt được trong thơ chống Pháp, các nhà thơ chống Mỹ, đủ mọi thế hệ đã “bay theo đường dân tộc đang bay”. Họ dốc hết tài năng và tâm huyết của mình góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Có thể nói, chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam lại tập trung thể hiện sâu sắc, sinh động những tư tưởng, tình cảm và khát vọng lớn lao của dân tộc như thơ ca chống Mỹ.

Trước hết, tư tưởng yêu nước vẫn là nguồn động lực tinh thần lớn nhất, cao nhất của tất cả mọi người trong cuộc kháng chiến và cũng là nguồn tình cảm lớn lao, sâu đậm, bao quát toàn bộ sáng tác thơ ca. Phát huy tư tưởng yêu nước trong thơ ca dân tộc, nhất là thơ kháng chiến chống Pháp, các nhà thơ chống Mỹ đã nâng tình cảm đất nước lên một tầm cao và chiều sâu mới. Đất nước được cảm nhận với tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất:

- Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng

(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)

- Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy

(Hai đợt sóng - Xuân Diệu)

Nhất là đối với những nhà thơ trẻ ngoài mặt trận, nói như Thanh Thảo “nơi cao nhất thử lòng ta yêu nước” (Thử nói về hạnh phúc), trong trạng huống giằng co quyết liệt với quân thù, hơn ai hết họ càng thấu hiểu sự hi sinh của mình cho Tổ quốc: “Chết

- hi sinh cho Tổ quốc Hùng ơi / Máu thấm đỏ lời ca bay vào đất / Hi sinh lớn cũng là hạnh phúc / Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng” (Nấm mộ và cây trầm - Nguyễn Đức Mậu).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Đất nước trong thơ chống Mỹ còn được đặt trong tương quan với nhân loại và thời đại để khẳng định sứ mệnh của dân tộc, khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm vóc của cuộc cuộc kháng chiến vĩ đại. Đặc điểm này, thơ kháng chiến trước đây chưa thể hiện: “Đi trước thời gian, đánh thức buổi bình minh / Thúc thời đại tiến nhanh


Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 6

hơn chút nữa / Ta đứng ở trung tâm của phong trào chống Mỹ / Nhìn bốn phương vẫy gọi cả loài người” (Quyết thắng - Sóng Hồng).

Điểm mới nữa so với thơ chống Pháp và thơ ca truyền thống là tư tưởng yêu nước trong thơ chống Mỹ (ở miền Bắc) luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là hai đề tài, hai nguồn sáng tạo lớn trong thơ ca giai đoạn này. Khi giặc Mỹ leo thang chiến tranh, điên cuồng đánh phá miền Bắc thì tình yêu Tổ quốc lại được nhân lên gấp bội bởi sự gắn bó của mỗi người với những thành quả bước đầu mà mình gây dựng. Tình yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội đan cài vào nhau trong mỗi câu thơ: “Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu và bảo vệ / Mây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn…/ Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả / Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông / Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả / Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng” (Chế Lan Viên). Khi tư tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội (khát vọng hướng tới) được phát huy thì làn sóng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại càng dâng cao, tạo thành một thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”. Sống trong không khí rạo rực, hào sảng như thế, thơ ca không thể đứng ngoài dòng chảy của thời cuộc; lúc này quyền sống của từng con người hoàn toàn lệ thuộc vào sự tồn vong của đất nước, của cộng đồng; yêu nước, cứu nước là tối thượng. Hơn nữa,“Cuộc kháng chiến chống Mỹ mà dân tộc ta tiến hành với biết bao nhiêu hi sinh tổn thất là vì độc lập, tự do của dân tộc, đồng thời cũng là vì con người, bởi vậy, nó mang ý nghĩa nhân đạo cao cả” [3, tr.113]. Tư tưởng chủ đạo trong thơ chống Mỹ trước hết là tập trung thể hiện thật hùng hồn, sinh động chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn quân, toàn dân ta: “Dù mở rộng, đi xa đến đâu, thơ vẫn xoay quanh một vầng sáng trung tâm, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta trong những năm đánh Mỹ” [3, tr.108].

Một đặc điểm khác cũng nổi bật, dễ nhận thấy trong thơ chống Mỹ, đó là tình Bắc Nam ruột thịt (tư tưởng thống nhất nước nhà). Tình cảm cộng đồng đậm sắc thái sử thi trước hết được hiện thực hoá bằng tình Bắc Nam trong những năm tháng chia cắt: “Nam Bắc như cội với cành / Anh em ruột thịt đấu tranh một lòng / Rồi đây thống nhất non sông / Bắc Nam ta lại vui chung một nhà” (Chúc mừng năm mới, Xuân 1964

- Hồ Chí Minh). Có thể nói, chưa bao giờ tình Bắc Nam lại trở thành nguồn xúc cảm sâu nặng, thiết tha như trong thơ chống Mỹ:


Rằng nước ta chung một sơn hà Rằng Bắc Nam cũng là ruột thịt Rằng vòng tay hòa bình ta tha thiết Ôm anh em nghe máu chảy vào tim

(Ta đi tới - Trần Quang Long)

Đó cũng nghĩa của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, nó sẵn có, phổ biến trong cộng đồng gần như vô thức: “Hạt gạo làng ta / Gửi ra tiền tuyến / Gửi về phương xa…” (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa).

Bên cạnh tình Bắc Nam ruột thịt, thơ chống Mỹ còn thể hiện sinh động những tình cảm cao đẹp khác như tình đồng đội, tình quân dân,… Những tình cảm cộng đồng này vốn đã xuất hiện trong thơ chống Pháp, đến thơ chống Mỹ càng trở nên thiết tha, sâu nặng và phổ biến hơn. Nhà thơ Chính Hữu rất có “duyên” với tình đồng đội. Nếu trước đây ông viết bài Đồng chí nổi tiếng thì trong kháng chiến chống Mỹ, tình cảm đó tiếp tục được khơi sâu và mở rộng thêm: “Sung sướng bao nhiêu tôi là đồng đội / Của những người đi vô tận hôm nay” (Đường ra mặt trận).

Cùng tình đồng đội là tình quân dân. Nếu thơ chống Pháp mới có bà Bủ, bà Bầm, cô gái Bắc Giang trong thơ Tố Hữu tham gia kháng chiến thì đến thời chống Mỹ đã có rất nhiều nhà thơ viết về họ. Vẫn là những người mẹ, người chị tần tảo, hi sinh, hết lòng thương yêu bộ đội sẵn sàng nuôi dấu, chở che cán bộ cách mạng: “Mẹ chẳng thế nào nhớ nổi con đâu / bởi con biết hai mươi năm bao đêm rồi, vậy đó / trăm đứa con / ngàn vạn đứa con / đã qua căn lều nhỏ / để nhận lấy phần mình ngọn lửa / cháy âm thầm từ lòng mẹ mênh mông” (Mẹ chẳng thế nào nhớ nổi con đâu - Dương Hương Ly).

Trong vùng đô thị miền Nam, tư tưởng yêu nước được bộc lộ ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ở nỗi đau trước cảnh tượng quê hương bị ngoại xâm tàn phá, đồng loại, giống nòi bị cuốn vào khói lửa chiến tranh: “Đất Tổ quê ai nào sá kể / Mả mồ rên xiết dưới giày đinh / Giấc mộng tham tàn bao năm tháng / Dập vùi bao kiếp mái đầu xanh” (Xuân nhân loại - Lê Vĩnh Hòa). Đặc biệt, kể từ khi Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam (1965), trực tiếp tham chiến trên chiến trường, bản chất xâm lược của họ đã không che đậy được nữa; hơn lúc nào hết, tư tưởng yêu nước trong thơ vùng đô thị


càng thể hiện rõ tính chất quyết liệt chống xâm lăng, thơ “xuống đường” đấu tranh đòi hòa bình - độc lập cho Tổ quốc, tự do - dân chủ cho nhân dân: “Bằng tất cả hãy về đây nhận diện / Vạch mặt kẻ thù cướp nước hại dân… / Bằng tất cả hãy đổ về như thác nước / Cuốn trôi đi những rác rưởi đê hèn” (Vực thẳm và hi vọng - Trần Quang Long).

Khác những nhà thơ ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa hay những nhà thơ vùng giải phóng thường xuyên được sáng tác dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng; các nhà thơ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam có thể được giác ngộ cách mạng ở một mức nào đó, nhưng chủ yếu là họ sáng tác theo nhịp đập thôi thúc của trái tim mình. Ấy là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước thiết tha, là khát vọng tự do và sự tự nguyện xả thân - cống hiến: “Ta mang trong tim một nguồn lửa cháy / Đáp lại lời quê hương

/ Đáp lại lời Tổ quốc / Vùng dậy / Lên đường!” (Tiếng gọi thanh niên - Thái Ngọc San). Những lời thơ “lửa cháy”, hừng hực khí thế chống ngoại xâm như vậy, theo chúng tôi, không thể nói tư tưởng yêu nước ở vùng thơ này cao hơn vùng thơ kia.

Đúng là thời đại đã sản sinh ra con người và thơ ca. Thời chống Mỹ là thời “đất nước gian lao”, lớp lớp người hành quân ra trận. Tư tưởng, tình cảm trong thơ chống Mỹ là sự khúc xạ tư tưởng, tình cảm lớn của dân tộc và thời đại. Nó là sản phẩm tinh thần của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mang tầm vóc quốc tế. Cuộc đối đầu với một siêu cường đế quốc đã kéo căng toàn bộ sức lực bên trong của đất nước, làm xáo trộn toàn bộ đời sống của cả cộng đồng. Thơ ca cũng không ngoại lệ. Nếu đánh giá phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng “Có một thời đại trong thi ca” thì cũng không phải phân vân khi khẳng định: “Có một thời đại thơ chống Mỹ”.

1.1.2.2. Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật

Sự biến đổi nội dung đòi hỏi phải biến đổi hình thức, hình thức phù hợp nội dung. Thơ chống Mỹ nằm trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, kế tục các chặng đường thơ trước đó, nhất là thơ chống Pháp 1946 - 1954. Tuy nhiên, trên nền tảng cái đã gây dựng, thơ chống Mỹ có một số đặc điểm riêng, tương hợp với bối cảnh lịch sử và diễn trình vận động của nó. Trong phạm vi một tiểu mục của luận án chúng tôi chỉ khảo sát một số đặc điểm liên quan đến ngôn ngữ thơ và thể thơ.


Gia tăng chất khẩu ngữ, thu hẹp khoảng cách giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường

Kì thực, thời Thơ mới 1932 - 1945, cuộc cách tân ngôn ngữ theo hướng này đã diễn ra quyết liệt: ngôn ngữ thơ chuyển dịch về đời sống thường nhật của con người; những điển tích, điển cố, lớp từ Hán - Việt trong thơ trung đại giảm hẳn. Tuy nhiên, do lãng mạn hóa, thi vị hóa cuộc sống theo xu hướng đi sâu vào thế giới riêng tư, nên giữa ngôn ngữ Thơ mới và ngôn ngữ đời thường vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Lớp từ bóng bẩy, ước lệ như “liễu”, “mai”, “tuyết”, “nguyệt”, “khói hoàng hôn”, “bóng hồng”, “thiếu nữ”, “kỹ nữ”, “giang hồ”, “lữ khách”, “phong sương”, “biên ải’, “chinh phu”,… xuất hiện với tần số khá cao. Đến thơ chống Pháp, khoảng cách đó được thu hẹp dần. Tuy nhiên, thu hẹp cốt để đưa cái bề bộn của hiện thực vào thơ chứ không đồng nhất ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường; hay nói khác đi, thu hẹp nhưng nó vẫn nằm ở bên này ranh giới của thơ, vẫn thuộc về ngôn ngữ hình tượng. Ấy là chưa nói đến việc gia tăng khẩu ngữ trong thơ, chuyển ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ thơ đòi hỏi nhà thơ phải thực sự tinh xảo, đủ khả năng “làm xiếc ngôn từ” (chữ của Lê Trí Viễn), và đủ khả năng đi vững trên lằn ranh mong manh giữa “thơ” và “không thơ”, nghệ thuật và ngoài nghệ thuật.

Và đó đích thực là quá trình cách tân, sáng tạo hình thức thơ. Do giới hạn phản ánh cuộc sống của thơ không thể như văn xuôi, nên muốn tăng chất hiện thực theo yêu cầu của thơ kháng chiến thì nhà thơ phải sử dụng yếu tố khẩu ngữ, phải đa dạng các hình thức diễn đạt. Thời chống Pháp, lúc đầu thơ kháng chiến vẫn hiển thị khá đậm lớp từ thi ca thường gặp trong thơ trung đại: “thây rơi”, “áo bào”, “li khách”, “tống biệt”, “biên cương”, “viễn xứ”, “hồn mười phương”, “khói kinh thành”, “hồn lau”, “bụi trường chinh”, “hài vạn dặm”,… tức vẫn phảng phất hơi hướng tráng sĩ, lữ khách của một thời vang bóng. Dần dần, làn sóng “thơ đội viên”, “thơ báng súng” (dạng thơ đại chúng) ùa vào thi đàn, số lượng ngày càng nhiều; theo đó, ngôn ngữ thơ tất phải biến đổi theo hướng xích gần hơn với cuộc sống. Vả lại, chủ trương “Cách mạng - Khoa học - Đại chúng” từ phía lãnh đạo văn hóa văn nghệ của Đảng, cũng tác động mạnh đến việc đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. Khi đã sáng tác theo phương châm “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” thì tất nhiên, nhà thơ phải học ca dao, học cách ăn nói


của quần chúng: “Nói làm sao cho hợp với dân mình / Mang sắc thái và tâm hồn dân tộc” (Gửi một nhà thơ trẻ - Sóng Hồng). Đó là một mặt, mặt khác còn xuất phát từ bản thể của loại thơ tuyên truyền. Muốn hay không cũng phải công nhận, tuyên truyền là nhiệm vụ bắt buộc của thơ ca kháng chiến. Thơ tuyên truyền cốt đi nhanh, đi thẳng vào tâm hồn người đọc, do đó ngôn ngữ cần giản dị, chân chất, hợp “khẩu vị” của số đông công chúng.

Ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) được các nhà thơ khai thác là ở lớp từ địa phương, lớp từ giao tiếp thông dụng (kể cả lớp từ sinh hoạt) và lối biểu đạt hồn nhiên, tự nhiên trong dân chúng. Từ chỗ chưa thật tinh luyện như ở các bài Ghi chép (Bảo Định Giang), Tình súng đạn (Minh Bắc), Em tắm (Bạc Văn Ùi), Nhớ vợ (Cầm Văn Ui); đến những sáng tác đỉnh cao như Nhớ (Hồng Nguyên), Nhớ máu, (Trần Mai Ninh), Bao giờ trở lại (Hoàng Trung Thông), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),… thơ chống Pháp đã có bước tiến khá xa về cách tân ngôn ngữ: “Nó kế thừa thành tựu ngôn ngữ của Thơ mới và tiến xa hơn một bước, đưa ngôn ngữ thơ từ chỗ của một số tầng lớp trở thành ngôn ngữ của số đông người dân Việt Nam” [178, tr.120].

Kế thừa cách tân ngôn ngữ trong thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ tiếp tục gia tăng chất khẩu ngữ, đưa thơ về sát cuộc sống thực tại, khoảng cách giữa thơ và lời nói thường được rút ngắn mà tiên phong là những nhà thơ trẻ: “Sự xuất hiện của ngôn ngữ đời thường, của khẩu ngữ như là một xu hướng tất yếu của thơ trẻ chống Mỹ cứu nước. Đây là bằng chứng cụ thể của mối liên hệ mật thiết giữa thơ và cuộc sống” [94, tr.378]. Về phương diện này, theo chúng tôi, Phạm Tiến Duật là cây bút nổi trội nhất. Ông vượt các nhà thơ khác, kể cả những nhà thơ lớp trước ở chỗ: Có nhiều khẩu ngữ tưởng chừng không bao giờ xuất hiện trong thơ, nếu xuất hiện sẽ làm “hỏng” thơ, nhưng Phạm Tiến Duật đã chứng minh ngược lại: nhiều khẩu ngữ khó thành thơ, qua sáng tạo của ông vẫn thành thơ, mà lại là thơ hay. Chẳng hạn: “Không có kính không phải vì xe không có kính /… Không có kính, ừ thì có bụi… / Không có kính, ừ thì ướt áo” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính); “Cái vết thương xoàng mà đưa viện” (Nhớ); “Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn / Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để” (Gửi em cô gái thanh niên xung phong),... Những câu thơ như nói chơi “Không có kính, ừ


thì có bụi”, “Cái vết thương xoàng mà đưa viện”…; những từ và cụm từ thuộc khẩu ngữ: “xoàng”, “ngoa”, “buồn cười”, “đáo để”, “ừ” được Phạm Tiến Duật “cài cắm” vào thơ rất tinh xảo. Cái hay của Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm ở chỉnh thể, câu thơ này đỡ câu thơ kia; những câu thơ như nói chơi không hề lan man, mà tất cả đều hướng về tiêu điểm nghệ thuật, làm bật nổi một số “nhãn tự” của cả bài: “Ung dung buồng lái ta ngồi / Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”, “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Trong giao tiếp thông dụng, khẩu ngữ dễ tan biến sau phát ngôn, nhưng khi nằm trong chỉnh thể nghệ thuật thì nó lại có “độ bám” khá vững; hơn nữa, nhờ sự nâng đỡ của ngữ cảnh mà nó tạo sắc thái biểu cảm cao, tính hiện thực rõ nét. Những bài thơ của Phạm Tiến Duật viết trong thời chống Mỹ đều khai triển theo hướng tư duy này. Và ông đã thành công. Có thể nói, diễn ngôn thơ Phạm Tiến Duật phải đặt vào bối cảnh chiến tranh, vào không gian Trường Sơn thì mới cảm nhận được giá trị thẩm mỹ của nó.

Lớp nhà thơ trước phải nói đến Tố Hữu. Ông được coi là “lá cờ đầu” của thơ trữ tình chính trị. Mặt khác, ông cũng là người làm chính trị bằng thơ rất thành công. Thơ chính trị đòi hỏi phải kịp thời, phải bám sát tình hình chiến sự, gắn với từng giai đoạn cách mạng; ưu tiên hàng đầu của nó là cổ vũ toàn quân, toàn dân chiến đấu. Bởi vậy, thơ Tố Hữu hướng về đại chúng như lẽ đương nhiên. Ngôn ngữ giao tiếp thông dụng được ông “huy động” tối đa, trong đó, lớp từ “quảng trường” nổi lên khá đậm. Có lẽ ông là nhà thơ sử dụng lớp từ này nhiều nhất: Hoan hô anh Giải phóng quân

… / Hoan hô Xuân 68 anh hùng” (Bài ca xuân 68), Chào cô dân quân tay súng tay cày /... / Chào các cụ bạch đầu quân trồng cây chống Mỹ / Chào các mẹ già run tay vá may cho chiến sĩ / Chào các em, những đồng chí của tương lai”… (Chào xuân 1967),... Dấu ấn Tố Hữu rõ nhất là ở những câu thơ mà ông biểu đạt bằng lối xưng hô dân gian, bằng phương ngữ ngọt ngào xứ Huế, hay bằng những lời thoại thân mật, đời thường:

Gan chi gan rứa, mẹ nờ ?

Mẹ rằng: cứu nước mình chờ chi ai!

… Ghé tai mẹ, hỏi tò mò

Cớ răng ông cứ ưng cho mẹ chèo ?


Mẹ cười: Nói cứng phải xiêu

Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!

(Mẹ Suốt)

Theo chúng tôi, giọng tâm tình dịu ngọt làm nên phong cách thơ Tố Hữu cũng từ những diễn ngôn nhẹ nhàng, thủ thỉ như vậy. Ngôn ngữ bung phá, đột biến không phải thế mạnh của Tố Hữu.

Khác Tố Hữu, Chế Lan Viên thời chống Pháp sáng tác không nhiều nhưng hòa bình lập lại, nhất là giai đoạn cả nước chống Mỹ, thơ ông nở rộ, có nhiều thi phẩm đặc sắc. Có thể nói, trong “thế hệ vàng” thời Thơ mới, Chế Lan Viên là một trong số ít nhà thơ sau khi “lột xác” vẫn giữ được “phong độ” của một cây bút đỉnh cao. Khi đã dứt khoát chuyển từ “ta là ai” sang “ta vì ai”, Chế Lan Viên không ngần ngại đưa vào thơ kiểu diễn đạt rất gần khẩu ngữ:

Nhưng có mùi mẽ gì đâu! Đất nước này

cân” được tuốt Dù cho có chim mèo kêu, chim cú hót Vàng vạnh Vầng -Trăng-Nghìn -Năm vẫn

là Gương-Mặt- Việt Nam cười

(Suy nghĩ 1966)

Một biểu hiện khác của việc tăng cường khẩu ngữ, gia tăng tính chiến đấu cho thơ là việc sử dụng lớp từ thông tục mỗi khi viết về “phía bên kia”. Lớp từ này cũng xuất hiện trong sáng tác của một số nhà thơ Trung Quốc ủng hộ Việt Nam chống Mỹ (và có thể đã ảnh hưởng qua lại). Những “mày” , “tao”, “tên”, “thằng”, “lũ”, “bầy”, “diều hâu”, “lang sói”, “quỷ”, “chó”,... đều đưa vào thơ như phép tu từ biểu cảm. Chẳng hạn, thơ Trung Quốc: “Mỹ hốt hoảng như chó leo tường chạy trốn /... / Mỹ bất thình lình nhảy vào cắn trộm” (Tống cổ bọn kẻ cướp Mỹ - Quách Mạt Nhược [101, tr.19]); “Con diều hâu Mỹ từ đâu ập tới / Hòng che bầu trời, cướp lấy mây xanh” (Mừng chiến công của các chiến hữu Việt Nam - Kỷ Bằng [101, tr.126]),… Đến thơ Việt Nam: “Hãy nghe từ miền Nam tiếng rú / Xé trời xanh lũ quỷ phượng hoàng bay / Bầy chó dữ, những con người thú / ăn gan người, uống máu no say” (Miền Nam - Tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023