Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 7


Hữu); “Cổ cồn chạy hiệu, cái chết lau nhau / nhậu nhẹt say no, / Các má, các chị miền Nam / đánh quần lên đầu nó(Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Xuân Diệu),… Để củng cố niềm tin vào cuộc kháng chiến, một số nhà thơ còn sử dụng lớp từ

thông tục nhằm “hạ bệ” uy lực đối phương. Chẳng hạn: “Thằng Mỹ vừa ác vừa ngu/ Nó như con cọp mắt mù đó thôi / Thằng ngụy vừa dại vừa tồi/ Nó như con rắn theo đuôi ăn tàn” (Chuyện em - Tố Hữu). Ngay cả thơ trẻ em: “Bắn tàu Mỹ cháy / Là khẩu súng trường / Người em yêu thương / Là chú bộ đội / Chăm ngoan học giỏi / Là bạn thiếu nhi / Ngu xuẩn nhất nhì / Là Tổng thống Mỹ” (Trần Đăng Khoa). Thậm chí, có một số từ thô tục mà trong giao tiếp thường ngày cũng ít sử dụng; thế nhưng, để tăng tính chiến đấu, một số nhà thơ vẫn đưa vào sáng tác của mình. Chẳng hạn: “Hà Nội có cầu Long Biên từng thấy bọn thực dân len lén cút / Nhà xí Thụy Khê bắt sống phi công hạng “Át” Huê Kỳ” (Một mùa thu không biết sớm hay chiều - Việt Phương); hay: “Thành phố mọc như nấm độc những x-nách-ba / Mỹ và đĩ / Lưỡi dao găm và đồng đô la / Xe nhà binh trút vào đây hối hả” (Con gà đất, cây kèn và khẩu súng - Nguyễn Khoa Điềm).

Như chúng tôi nghĩ, viết về kẻ thù thì không ai sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Nhưng đưa quá nhiều lớp từ thô tục vào thơ thì chưa hẳn đã tối ưu, nếu không muốn nói là làm giảm cái trang nhã, lịch lãm cần thiết của thơ. Có thể coi đó là mặt hạn chế của việc “lạm dụng” khẩu ngữ trong thơ. Tuy nhiên cũng phải đặt vào trạng huống chiến tranh để xem xét. Để giữ nước, người Việt Nam phải huy động tất cả vũ khí đánh giặc, kể cả lớp từ thô tục. Thơ chống Mỹ không loại trừ một thứ ngôn ngữ nào, miễn là nó có tác dụng tuyên truyền, phục vụ chiến đấu.

Nhìn chung, ngôn ngữ thơ chống Mỹ giàu chất hiện thực, hàm lượng khẩu ngữ cao, khoảng cách thơ và cuộc sống được thu hẹp. Đây cũng là sự cách tân đáng kể của nền thơ này. Việc gia tăng khẩu ngữ góp phần làm cho thơ điệu nói thêm khởi sắc, bên cạnh thơ điệu ngâm song hành tồn tại và vẫn giữ nguyên hấp lực của nó. Nhà thơ Chế Lan Viên xác nhận: “Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói / Chỉ nói thôi mới nói hết được đời” (Sổ tay thơ).

Đa dạng, tự do hóa các thể thơ


Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, đa thanh. Đây là lợi thế của người Việt trong sáng tạo thơ ca. Do mỗi tiếng là một âm tiết rõ ràng, tách rời tiếng khác, nên người ta lấy số tiếng trong một câu thơ để xác định thể thơ. Nói ngắn gọn, “tiếng” là căn cứ để xác lập các thể thơ, khi viết, nó được khu biệt bởi một con chữ.

Thơ kháng chiến nói chung, thơ chống Mỹ nói riêng tiếp tục sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng ít nhiều đã biến đổi ở những mức độ khác nhau trong từng thể. Thơ lục bát vẫn chứng tỏ sức sống bền bỉ của một thể thơ thuần dân tộc, có khả năng thích ứng với nhiều đối tượng, nhiều nội dung bởi bí quyết sinh tồn của nó nằm ngay trong những đặc điểm về âm thanh và hình vị tiếng Việt. Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Duy và một số nhà thơ khác đã thực sự làm mới thể thơ này. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, Chế Lan Viên, mỗi người mỗi vẻ, mực thước nhưng ít nhiều đã được hiện đại hóa về ngôn ngữ, hình ảnh, về cấu trúc dòng thơ, bài thơ. Đặt vấn đề như vậy để thấy rằng, đa dạng, tự do hóa thể thơ trong thơ chống Mỹ là tất yếu và nó vận động theo quy luật biện chứng: cách tân, hiện đại nhưng không đối lập, không loại bỏ những giá trị truyền thống. Đồng thời cũng không thể quả quyết, hễ cứ đa dạng, tự do hóa thể thơ thì tất sẽ có thơ đỉnh cao. Vấn đề còn tùy thuộc vào tài năng sáng tạo của nhà thơ, thể loại dù “linh nghiệm” đến đâu cũng chỉ là phương tiện. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong những đóng góp của thơ chống Mỹ vào tiến trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại không thể không nói đến việc đa dạng, tự do hóa các thể thơ.

Có ba thể mà chúng tôi nhận thấy cần khảo sát sau đây:

- Thơ tự do:

Trong Từ điển thuật ngữ văn học [38] chưa có mục từ “thơ tự do”. Chúng tôi nghĩ, không phải các nhà biên soạn bỏ sót mà có lẽ do nghĩa của nó còn mơ hồ nên chưa thể xác lập thành một thuật ngữ chuyên biệt. Dẫu vậy, trong thực tế người ta vẫn mặc nhiên thừa nhận “thơ tự do” như một thể riêng, bên cạnh các thể thơ khác. Theo Vũ Duy Thông: “Thực ra chúng ta buộc phải dùng thuật ngữ thơ tự do bởi chưa tìm được một thuật ngữ khác”; và đề xuất: “Tạm thời, như đã nói ở trên, thơ tự do là loại thơ phá vỡ các quy phạm cổ điển để hình thành một quy phạm mới, đó là quy phạm ngôn ngữ phải tuân theo mạch cảm xúc, gạt bỏ những gì cản trở mạch cảm xúc” [178, tr.133]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng lấy tiêu chí “phá vỡ quy phạm” để giải


nghĩa thơ tự do: “Khi nói đến thơ tự do là muốn nói đến một thể ít bị ràng buộc nhất về mặt vần điệu, về sự hạn định câu và cho tác giả điều kiện diễn tả đối tượng một cách thích hợp nhất, cho tứ thơ thoát lên bay bổng, cho nhịp điệu câu thơ phục vụ đắc lực nhất việc thể hiện nội dung” [33, tr.339]. Tương tự, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân nhận thấy: “Khả năng biểu hiện của thơ tự do rất lớn. Nó hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ như các thể thơ dân tộc” [73, tr.346].

Nhìn chung, sự phân chia các thể thơ chỉ mang tính tương đối. Ngay cả tên gọi “thơ tự do” đã quen sử dụng thì cứ để thế sử dụng, cắt nghĩa cho thật rạch ròi là không đơn giản. Có điều được nhiều người đồng thuận là, nói “thơ tự do” nhưng vẫn phải giữ tính hài hòa về hình thức, vẫn “đi bằng nhịp điệu”, tức vẫn là thơ chứ không phải “cái giống thơ” hay “cái ngoài thơ”. Cũng cần nói thêm, với thế mạnh của lối tư duy tích hợp, của văn hóa tiếp biến, người Việt Nam rất linh hoạt trong mọi sáng tạo, kể cả sáng tạo thơ ca. Thơ cách luật quy định chặt chẽ về mặt thi pháp, về tính quy phạm, nhưng vẫn chấp nhận phá vỡ quy phạm. Chẳng hạn thơ lục bát, thơ song thất lục bát đều có chính thể và biến thể; ngay cả thơ luật Đường, tính quy phạm rất nghiêm ngặt, nhưng nhập vào Việt Nam vẫn có thể bị “phá luật” như thường (chẳng hạn bài Tỉnh ra mới biết - Khuyết danh). Như vậy, thơ tự do bùng phát từ Thơ mới (1932 - 1945) nhưng nó đã nảy sinh trong thơ truyền thống, nhất là ở sáng tác dân gian - “nền văn học mẹ” (chữ của Huy Cận).

Trong diễn trình vận động của thơ Việt Nam hiện đại, thơ tự do có vần, không vần hoặc rất ít vần, nếu ở chặng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp còn bị phê phán thì vào chặng cuối trở nên quen thuộc; đến những năm hòa bình lập lại (1954), nhất là khi cả nước chống Mỹ thì phát triển mạnh; có nhiều nhà thơ sáng tác chủ yếu bằng thể thơ này: “Sang thời kháng chiến chống Mỹ, thơ tự do chiếm một vị trí quan trọng đã trở nên quen thuộc với công chúng yêu thơ, đặc biệt nó là công cụ chính của trường ca” [54, tr. 252 - 253].

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi khảo sát các tập: Thơ kháng chiến (1945 - 1954), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986; và Tuyển tập thơ Việt Nam (giai đoạn chống Mỹ), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999. Kết quả thu được như sau:


Bảng 1: Thơ kháng chiến (1945 - 1954)


Thể

thơ


4


5


6


7


8

Thất

ngôn

Lục

bát

Song thất

lục bát

Tự

do

Cộng

Số

bài


5


20


1


16


3


1


18


6


66


136

Tỉ lệ

%

3,68

%

14,71

%

0,74

%

11,76

%

2,2

%

0,74

%

13,24

%

4,41

%

48,5

%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ - Cảm hứng và giọng điệu - 7


Bảng 2: Tuyển tập thơ Việt Nam (Giai đoạn chống Mỹ)


Thể

thơ


4


5


6


7

Tứ

tuyệt

Lục

bát


Tự do

Cộng

Số bài

5

32

3

16

2

34

267

362

Tỉ lệ

1,38

%

8,84

%

0,82

%

5,25

%

0,55

%

9,40

%

74, 20

%



Nhìn vào số liệu trong hai bảng khảo sát trên, có thể thấy thể thơ tự do phát triển khá nhanh. Nếu ở tuyển tập Thơ kháng chiến (1945 - 1954) bao gồm 136 bài thơ, mới có 66 bài viết theo thể tự do, chiếm 48,5 % thì đến Tuyển tập thơ Việt Nam (Giai đoạn chống Mỹ), số bài viết theo thể tự do là 267 trong tổng số 362 bài, chiếm tỷ lệ hơn 74 %. Còn đem so sánh với con số 8 bài trong 168 bài thơ sáng tác theo thể tự do (chiếm 5 %) được Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển vào Thi nhân Việt Nam thì càng thấy rõ hơn sự nở rộ của thể thơ tự do trong vườn thơ chống Mỹ.

Căn cứ vào tỉ lệ phần trăm trong hai bảng thống kê, rõ ràng, chỉ số thơ tự do giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Đó là tính theo tiêu chí thời gian; còn tính theo tiêu chí thế hệ nhà thơ, chỉ số cũng tương tự. Tức càng về thế hệ sau, thể thơ tự do càng được sử dụng nhiều hơn. Chứng cứ là, qua khảo sát các tập thơ của từng thế hệ, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân công bố kết quả như sau: “Thơ tự do chiếm tỉ lệ cao nhất là ở các tập thơ của những cây bút trẻ (từ 60% đến 70%), thứ đến là các nhà thơ hình thành trong kháng chiến chống Pháp (từ 50% đến 60%). Và cuối cùng là các nhà


thơ có quá trình sáng tác trước Cách mạng tháng Tám (từ 30% đến 50%)” [73, tr.355].

Ở vùng đô thị miền Nam, chúng tôi chưa thấy tài liệu nào tập hợp tất cả các sáng tác thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 dưới dạng một tổng tập, hay tuyển tập. Do vậy, khó xác định chính xác số liệu cụ thể về sử dụng thể thơ tự do trong thơ đô thị miền Nam qua các chặng. Tuy nhiên, khảo sát mảng thơ ca này trong sáng tác của một số tác giả, các nhà nghiên cứu đã có cơ sở để khẳng định sự cách tân quyết liệt của các nhà thơ vùng đô thị. Nhiều nhà thơ thể nghiệm và đã thành công về sử dụng thể thơ tự do. Tiêu biểu như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa,... họ mạnh dạn đưa thơ tự do đến với số đông công chúng, thơ họ trút bỏ hết những ràng buộc về vần, luật để cảm xúc thăng hoa. Những nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng yêu nước tiến bộ (Trần Quang Long, Trần Vàng Sao, Ngô Kha, Tần Hoài Dạ Vũ, Thái Ngọc San,...) đều nằm trong xu hướng cách tân này. Đặc biệt, trong các tập Tiếng hát những người đi tới, Hát trên đường tranh đấu của phong trào học sinh, sinh viên đã có nhiều bài sáng tác theo thể thơ tự do, phá vỡ hoàn toàn quy định về câu chữ. Một số thi phẩm có khi kéo dài vài trang viết với hàng trăm dòng thơ, kết chứa nhiều hình tượng trữ tình, chuyển tải nhiều suy cảm từ đời sống riêng tư đến những vấn đề lớn lao của thời đại. Chẳng hạn, Đi giữa rừng súng máy của Trần Phá Nhạc; Về những con đường khô cây của Thái Ngọc San; Sóng vẫn đập vào eo biển, Đất của những người bất phục, Vì sao những vùng quyết liệt của Lê Văn Ngăn,...

Như trên đã đề cập, thơ tự do là thể thơ ít bị ràng buộc về vần điệu, về hạn định số chữ, số câu; tác giả có điều kiện biểu hiện tâm trạng, cảm xúc và miêu tả đối tượng một cách tự do và phù hợp nhất. Với yêu cầu mở rộng phạm vi phản ánh, gia tăng chất trí tuệ, chính luận trong thơ, các thể thơ cách luật tỏ ra khó chuyển tải hết nội dung cần biểu đạt; việc các nhà thơ chống Mỹ phải tìm đến thể thơ tự do và “canh tác” nhiều ở thể thơ này như lẽ đương nhiên. Có thể nói, Nguyễn Đình Thi là một trong những nhà thơ “hết mình” với thể thơ tự do. Hay nói cách khác, chỉ với thơ tự do ông mới có thể “gài” vào đó nhiều hàm ý sâu xa:

Chào Hà Nội của ta sáng đẹp

Giữa đêm trăng trong biếc mênh mang


Thành phố tình yêu thành phố thép Ta chào trái tim đất nước anh hùng Em

Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em

(Chia tay trong đêm Hà Nội)

Viết như thế thì khó có chỗ để bắt bẻ nhà thơ. Thơ miền Bắc thời ấy, nếu chỉ “ôm em” thì rất dễ bị quy vào lỗi “ướt át tiểu tư sản” (thơ Nguyễn Đình Thi thường “vướng” phải “lỗi” này). Nhưng “ôm cả khẩu súng trường bên vai em” (em - đồng chí

- đánh giặc) thì lại “an toàn”; hơn nữa còn được các một số nhà phê bình đánh giá cao. Đương nhiên, tứ thơ này nếu không tìm đến thể tự do thì khó kết thành nghệ thuật.

Nhìn chung, với bề dày kinh nghiệm, kiến văn sâu rộng nhưng ít vốn sống chiến trường, các nhà thơ lớp trước sử dụng thể thơ tự do chủ yếu phục vụ cho việc bình luận chiến tranh (Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu,...). Đến các nhà thơ trẻ, với sức trẻ, sức mới, nhiều trải nghiệm nơi trận mạc, thể thơ tự do đối với họ tỏ ra phù hợp và rất có lợi thế để mô tả chiến tranh. Về phía công chúng, sang thời chống Mỹ, thơ tự do đã trở nên quen thuộc; đồng thời, nó còn là “công cụ” chính để nhà thơ sáng tác trường ca. Trước hiện thực đời sống phong phú, các trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người trở nên đa dạng, đòi hỏi thơ phải có hình thức phù hợp. Xu hướng tự do hóa hình thức thơ trong thơ chống Mỹ là tất yếu. Ngoài ra, việc dịch thơ nước ngoài sang tiếng Việt cũng góp phần thúc đẩy sự tự do hóa hình thức thơ giai đoạn này.

- Thơ văn xuôi

Thơ văn xuôi là thuật ngữ chỉ một thể thơ có hình thức gần văn xuôi. Hay nói cách khác, do nhu cầu diễn đạt những trạng huống, cảm xúc cụ thể, phức tạp của chủ thể và xu hướng tăng yếu tố trần thuật nên thơ phải vay mượn hình thức văn xuôi. Rõ nhất là “vay mượn” ở cấp độ cấu trúc câu thơ. Tức cấu trúc câu thơ rất gần cấu trúc câu văn xuôi nhưng vẫn giữ được những phẩm chất cốt lõi của thơ (tiết tấu, nhịp điệu, âm hưởng ngân vang...). Tuy nhiên, khác thơ tự do, thơ văn xuôi “không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ làm đơn vị nhịp điệu, không có vần” [38, tr.319].


Theo nhà nghiên cứu Mã Giang Lân,“Thơ văn xuôi là một nẻo đường phát triển của thơ tự do” [73, tr.349].

Chúng tôi cho rằng, thực chất thơ văn xuôi chính là thơ không vần, hay nói cách khác nó là biến cách của thơ tự do, “một nẻo đường phát triển của thơ tự do” (chữ của Mã Giang Lân). Mà thơ không vần là thơ thoát ra ngoài quy phạm của thơ cách luật nhưng vẫn chịu sự ràng buộc bởi tiết tấu và âm thanh trầm bổng của thơ, cái mà người ta thường gọi là nhịp điệu. Nhờ đặc trưng này mà phân biệt được thơ văn xuôi với văn xuôi có chất thơ. Văn xuôi cũng có nhịp điệu và có thể có chất thơ. Nhưng yếu tố nhịp điệu, chất thơ trong văn xuôi không tập hợp thành hệ thống, không tạo chỉnh thể trọn vẹn như thơ văn xuôi. Nhịp điệu, chất thơ không phải “gen trội” của văn xuôi. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức phân biệt: “Về nhân tố hình thức thì nhân tố khác nhau cơ bản là ở chỗ sáng tác thơ có nhịp điệu. Nhịp điệu đó không phải là nhịp điệu thông thường vốn có của ngôn ngữ văn xuôi mà là nhịp điệu được cách điệu hóa, nhịp điệu được quy định, do đó cú pháp thơ ca khác cú pháp văn xuôi” [33, tr.623]. Cho nên muôn thuở, thơ vẫn là thơ, văn xuôi là văn xuôi, không “sáp nhập” vào nhau được. Theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ thơ thiên về biểu hiện, còn ngôn ngữ văn xuôi thiên về tạo hình, giữa chúng có ranh giới: “Tạo hình chủ yếu là vương quốc của văn xuôi nhưng có một khoảng trời dành cho sử thi và thơ ứng dụng, còn biểu hiện trước hết là lãnh địa của thơ nhưng lại cắt một phần đất cho văn xuôi trữ tình” [14, tr.69]. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi căn cứ vào đặc trưng thể loại để phân biệt: “Thơ là tổng hợp kết tinh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi toàn bích” [169, tr.59]. Nói gọn lại, thơ văn xuôi là thơ có yếu tố văn xuôi, có chất văn xuôi nhưng bản thể vẫn là thơ. Thơ văn xuôi và văn xuôi có chất thơ rõ ràng khác nhau; văn Thạch Lam, Tô Hoài giàu chất thơ nhưng không ai gọi tác phẩm của họ là thơ.

Ở Việt Nam, thơ văn xuôi xuất hiện muộn hơn so với các thể thơ khác, phải đến những năm 50, 60 nó mới khẳng định được vị trí trong hệ thống thể loại. Chẳng hạn, sự xuất hiện Những người trên cửa biển của Văn Cao, Cách mạng tháng Tám của Trần Dần vào giữa những năm 50 đánh dấu bước phát triển của thể thơ văn xuôi mà trước đó các nhà thơ khác đã gây dựng. Đến đầu những năm 60, Chế Lan Viên viết


chùm thơ về vùng mỏ Quảng Ninh: Cành phong Lan bể, Tàu đến, Tàu đi, ông đặt cho tên gọi “Văn xuôi về một vùng thơ”. Thơ văn xuôi được sáng tác khá nhiều vào những năm cả nước chống Mỹ. Những sự kiện nóng hổi, những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ dội vào thơ, có khi nhà thơ phải mô tả, phải ghi nhanh, ghi nhiều hình ảnh, sự việc,... Tất cả những điều ấy đòi hỏi hình thức câu thơ phải chuyển biến, nới rộng, kéo dài mới có thể chứa đựng được nội dung phản ánh. Càng về cuối cuộc chiến, khi xu hướng tăng chất chính luận cho thơ trở nên phổ biến, thơ không chỉ mô tả chiến tranh mà còn bình luận chiến tranh, sự nới rộng tiết diện câu thơ, dòng thơ là đòi hỏi cần thiết. Sự bung phá, bứt tung những ràng buộc về hình thức thơ của thơ văn xuôi thể hiện ở sự linh hoạt trong tổ chức kết cấu văn bản. Không chỉ dừng lại ở vần hay không vần, thơ văn xuôi còn phá vỡ cả việc ngắt dòng, xuống dòng; có thể nói, nó là thể tự do nhất về hình thức thơ. Bài thơ có thể được trình bày tương tự một văn bản của văn xuôi, hay dưới dạng một truyện ngắn như Cánh rừng nhiều đom đóm bay của Nguyễn Đức Mậu; hoặc có thể trình bày dưới dạng một màn kịch nhỏ như Đối thoại mới về câu chuyện cổ của Chế Lan Viên:

“Em ơi! sự chịu đựng cái khát bao giờ cũng lớn hơn cái khát. Và chính lúc này kẻ thù còn chết khát hơn ta.

- Anh ơi, suối thứ hai này con mụ yêu tinh cũng đánh thuốc độc rồi. Không hóa hổ nhưng mà anh hóa sói.

Hổ vồ em, còn sói móc trái tim em

- Em ơi! Nhân loại không bao giờ lại chọn cho mình thành hổ tốt hơn, hay tốt hơn là chó sói.

Những người chết khát xưa nay ư, vẫn chết trong tư thế của người”

Bài thơ khai triển hết cuộc thoại này đến cuộc thoại khác, mỗi cuộc thoại tương ứng một khổ thơ, vận hành hoàn toàn tự do. Tuy cấu trúc không khác văn xuôi bao nhiêu nhưng tiết tấu của nó vẫn hài hòa cân đối, vẫn đậm đà chất thơ. Cho nên nó là văn bản thơ chứ không phải văn xuôi.

Với những nhà thơ trẻ, thơ văn xuôi là phương tiện để họ chuyển tải xúc cảm da diết, uẩn khúc của mình, rõ nhất là thơ trẻ vùng đô thị miền Nam: “Bấy giờ anh kể em nghe chuyện những người yêu nhau không ngôn ngữ. Người con trai thường vượt

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí