Thơ Võ Sa Hà - Hồn Thơ Hóa “Cánh Chim Về Núi”

Như đốt nương to ngực anh”

(Theo đuổi hình bóng đẹp )

Nỗi khao khát trong tình yêu khiến chàng trai như có lửa đốt trong lòng. Nhưng nói như thế chưa đủ, nhà thơ phải muợn hình ảnh so sánh „„đốt nương to ngực anh‟‟ để thể hiện niềm mê đắm trong tình yêu của chàng trai .

Hay hình ảnh „„cầu vồng‟‟ lung linh đầy sắc màu cũng là phương tiện để nhà thơ nói về tình yêu :

“Bảy sắc màu lung linh Cầu vồng cong cong bắc Từ hai nơi mặt đất

Vồng lên trời ngóng nhau Bây giờ em ở đâu”

(Bắc cầu vồng thăm nhau)

Câu thơ giúp ta hình dung ra được tâm hồn phóng khoáng, tình yêu cháy bỏng ,bộc trực, thẳng thắn, táo bạo mà không kém phần lãng mạn của chàng trai miền núi.

Đặc biệt, trong thơ Ma Trường Nguyên xuất hiện hình ảnh „„câu hát‟‟

đầy sức biểu cảm. Đó là phương tiện để con người thể hiện tình cảm. Khi là :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

„„Câu hát mảnh mềm như gié mạ củ khoai‟‟, „„Câu hát‟‟ buộc bước chân người như muốn dừng, „„Câu hát‟‟ vướng vào núi chiều- vắt lên vai êm mượt...Đây là cách thức riêng để thể hiện tình cảm của người miền núi. Cùng với tiếng sáo, tiếng khèn, câu hát là phương tiện hữu hiệu giúp họ bày tỏ và cảm nhận tình yêu. Nhà thơ Ma Trường Nguyên từng khẳng định : Về đôi tai, có lẽ do người miền núi luôn tiếp xúc với tiếng chim gọi bày thánh thót, tiếng thác dạt dào, tiếng gió thổi vi vu tiếng thú gầm náo động mà thích âm nhạc chăng ?. Những câu hát say mê trong thơ Ma Trường Nguyên đã trở thành hình ảnh đặc trưng để con người giãi bày tình cảm.

Có thể nói rằng, những ảnh hưởng của thơ ca truyền thống đã tác động tích cực vào sự phát triển của thơ ca Ma Trường Nguyên thập niên đầu của

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 12

thế kỷ XXI. Nhà thơ Ma Trường Nguyên đã có đóng góp lớn cho nền thơ ca Thái Nguyên thời kỳ hiện đại cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Những bài thơ của ông đã mang đến một tiếng nói riêng, một bản sắc riêng, góp phần gìn giữ và làm đẹp thêm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Góp phần khẳng định rõ nét đặc điểm thơ ông là „„hiện đại mà dân tộc‟‟.

3.2. Nhà thơ Võ Sa Hà

3.2.1. Khái quát về nhà thơ Võ Sa Hà

Võ Sa Hà tên thật là Ngô Gia Võ. Ông sinh năm 1959. Quê gốc nhà thơ ở Vọng Nguyệt - Tam Giang - Bắc Ninh nhưng lại được sinh ra tại Quảng Uyên- Cao Bằng. Đây là mảnh đất đã nuôi dưỡng tác giả lớn lên, cũng là nơi chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của tác giả. Mảnh đất yêu dấu này cũng là nguồn cảm hứng dạt dào trong thơ Võ Sa Hà.

Tuổi thơ thiếu thốn tình cảm. Mẹ mất sớm (khi nhà thơ sinh ra được 17 ngày tuổi). Lớn lên, luôn khao khát được biết mặt mẹ. Đó là điều làm ông băn khoăn, day dứt. Cho đến giờ, khi nhà thơ đã đi quá nửa đời người mà vẫn chưa thực hiện được ước muốn ấy. Khuôn mặt, dáng hình mẹ chỉ có thể hiện về trong tưởng tượng, trong những giấc mơ. Đây là sự trống thiếu không gì có thể bù đắp nổi, nhà thơ chỉ có thể bù đắp bằng nghệ thuật.

Năm 1980, tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Võ Sa Hà ra nhập quân đội. Năm 1984 xuất ngũ, trung úy Võ Sa Hà trở lại mái trường sư phạm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và làm công tác quản lý. Với Võ Sa Hà, thơ ca luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Võ Sa Hà là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên, Hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Võ Sa Hà đã xuất bản 4 tập thơ: „„Sóng nhạc hồn tôi‟‟- (1998), „„Ngựa đá‟‟- (2001), „„Cánh chim về núi‟‟- (2004), „„Lửa trắng‟‟- (2009). Ngoài ra ông còn có khoảng hơn 10 truyện ngắn đăng trên các báo.

Thơ Võ Sa Hà rất giàu tính nhạc. Nhiều bài thơ của ông đã được các nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát gây được ấn tượng như: „„Quê anh‟‟ - Nhạc sĩ Hoàng Sòi (Đọat huy chương vàng Liên hoan ca khúc Cao Bằng),

„„Thổ cẩm‟‟ - Nhạc sĩ Vũ Lực (Đoạt giải xuất sắc trong Liên hoan âm nhạc các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2009), „„Chữ O đầu đời‟‟ - Nhạc sĩ Phạm Đình Chiến…

Võ Sa Hà đã đạt được nhiều giải thưởng: Giải thơ Cao Bằng về đề tài chiến tranh biên giới năm 1980; Đọat giải nhì (không có giải nhất) Giải thưởng VHNT 5 năm (1998-2002) tỉnh Thái Nguyên cho tập “Sóng nhạc hồn tôi”; Giải C của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ “Cánh chim về núi”; Giải B cuộc thi Thơ tình năm 2006 - 2007 - Tuần báo Văn nghệ; Giải khuyến khích cuộc thi thơ 2008-2009 của Tạp chí Văn nghệ quân đội.... Võ Sa Hà có đóng góp lớn cho sự phát triển của phong trào thơ khu vực miền núi.

3.2.2. Thơ Võ Sa Hà - Hồn thơ hóa “cánh chim về núi”

Trong ba tập thơ :“Ngựa đá”- (2001), „„Cánh chim về núi‟‟- (2004), “Lửa trắng”- (2009), Võ Sa Hà đã thể hiện khá nhiều nội dung. Đó là cảm hứng hướng về cội nguồn, về tình yêu đôi lứa, về trải nghiệm và suy tư với cuộc đời và về sự sáng tạo thơ ca. Nhưng có lẽ nội dung lớn nhất, bao trùm nhất tạo nên sự thành công trong thơ Võ Sa Hà là Cảm hứng hướng về quê núi, về cội nguồn. Điều đó tạo nên nét riêng đầy ấn tượng trong thơ Võ Sa Hà

– một hồn thơ nặng lòng với quê núi.

Là người con gốc miền quan họ Bắc Ninh nhưng được sinh ra, trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, lớn lên từ mảnh đất Cao Bằng. Quê núi nghèo khó đã nuôi dưỡng nhà thơ thành người. Với ông, mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của mình. Phải rời xa nó về chốn thị thành quả là điều không dễ dàng. Đó là những phút giây dài bằng cả đời người. Võ Sa Hà đã trải qua cái thời khắc khó khăn như thế. Khi nhà thơ phải rời núi xuống đồng bằng: “Núi Sa Hà u uất tiễn tôi đi” (Mùa thu ấy), bóng núi đã lùi xa vĩnh viễn con người ấy. Khi nhà thơ xa xót thốt lên “Một mình tôi trơ trọi với mênh mông

thì có nghĩa cuộc sống xa quê núi đã đẩy con người ấy vào một thế giới cô đơn trống trải đến hụt hẫng vì không còn bóng núi chở che để nương tựa. Nhưng có điều, hồn núi thì chắc chắn không bay mất khỏi hồn thơ Võ Sa Hà. Và phải chăng vì thế, kể từ đó, mỗi bài thơ đều như một lần hồn non mơ về núi. Võ Sa Hà hóa thân làm một cách chim, một hồn thơ Võ Sa Hà “bay” về quê núi, mang theo tình yêu tha thiết.

„„Con chim bay mang bóng dáng nỏ thần Mỗi ngọn núi đều mang hình ngọn lửa Mỗi dòng sông một tình yêu ấp ủ

Tấm áo chàm mang hồn của quê hương‟‟

(Khúc hát quê hương )

Võ Sa Hà được thừa hưởng những nét đẹp trong đời sống văn hóa miền núi. Vốn văn hóa ấy đã thấm đẫm trong con người ông, từ lời ăn tiếng nói đến tính cách và nếp nghĩ, nếp sống. Vì vậy, trong thơ Võ Sa Hà, dù gián tiếp hay trực tiếp, ông luôn nhắc đến quê núi và cội nguồn một cách tha thiết. Quê hương đã cho nhà thơ một tài sản vô giá:“Tôi chỉ mang theo hồn thơ mà nặng đến bại người”. Quê núi đã tạo nên tâm hồn Võ Sa Hà, dẫn ông đến với thơ và tạo nên hồn thơ Võ Sa Hà. Hồn thơ ấy tìm về với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của quê núi.

. Qua khảo sát 171 bài thơ trong ba tập thơ “Ngựa đá”- (2001), „„Cánh chim về núi‟‟- (2004), có 57 bài thơ viết về quê núi. Nó như một ám ảnh trở đi trở lại trong thơ Võ Sa Hà.

Có rất nhiều hình ảnh đặc trưng của quê núi được Võ sa Hà lựa chọn để viết. Quê hương yêu dấu hiện ra trong mỗi trang thơ của Võ Sa Hà là những con đèo cao “mây chạm mặt đất”, là những cơn mưa ngâu sụt sùi mùa thu, mát mẻ mùa hè và mùa đông phủ đầy sương muối, là cánh rừng, dòng sông, con suối, là những cơn gió thổi vi vút quanh năm trên những dải đèo cao, là thế giới của đá, của trăng....

Núi rừng luôn là hình ảnh gắn bó với người dân quê ông. Võ Sa Hà về với quê hương là về với núi rừng. Phải chăng vì thế, kể từ đó, mỗi bài thơ đều như một lần hồn non mơ về núi. Đó là hình ảnh ngọn núi hiện ra với tầm vóc vũ trụ và mang màu sắc huyền thoại kì vĩ của sử thi:

“Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời Vẫn vững chãi qua ngút ngàn sóng gió..”

(Khúc hát quê hương)


Đọc những câu thơ trên, ta hình dung như dáng núi đang ưỡn tấm ngực kiêu hãnh trước thời gian. Đó là biểu tượng ngọn nguồn sức mạnh cho tính cách mạnh mẽ và dũng khí ngang tàng của con người miền núi.

Đặc biệt, trong tâm thức của nhà thơ, núi non là một thế giới chất chứa những kỷ niệm đẹp đến mê đắm:

Anh đã từng cõng em lên núi Núi Sa Hà mờ xanh

…Anh đã từng hát cho em nghe

Bài hát của gió rền, núi nghiêng, sông cuộn Anh đã từng gối đầu lên tay em ngủ

Giấc ngủ tròn trăng rừng”

(Anh khóc)

Ở đây, núi non hiện ra trong một sắc điệu khác. Không lừng lững uy nghiêm kiêu hãnh, mà thướt tha và nồng nàn. Nó chính là biểu tượng ngọn nguồn thẳm sâu cho tâm hồn chất phác chân thành và giàu tình cảm của con người miền núi.

Đặc biệt, thiên nhiên trong thơ Võ Sa Hà còn hiện lên bởi vẻ đẹp tình tứ, giao hòa của núi, của trăng:

„„Núi ngửa mặt sững sờ muôn thuở

Ngắm nàng trăng đi dạo giữa rừng sao

Trăng diêm dúa xiêm y nô giỡn

Đâu biết núi si tình cứ đứng ngóng trời cao‟‟

(Núi Sa Hà)

Núi, trăng đá còn có sự hòa nhập thú vị: làm nảy nở giữa đất trời những bông hoa tình yêu rực ánh vàng trong màn sương tơ mịn.

„„Trăng nở vàng ngực núi Đá rực ánh huyền linh Sương buông màn tơ mịn Hoa núi cười rung rinh‟‟

(Hoa núi)

Thiên nhiên trong thơ Võ Sa Hà còn hiện lên với cơn mưa rừng tinh khiết, có khả năng rửa sạch mọi buồn lo khiến con người như được hồi sinh, trẻ lại: “Trong mưa ta thành trẻ nhỏ/ Cả đời ước cũng không ra”(Mưa rừng).

Một dòng suối trong mát, thơ mộng:

„„Anh đưa em về quê

Đến con suối đầu nguồn ta hãy tắm Suối bản anh trong mát lắm

Hoa rừng thơm từng giọt nước lung linh‟‟

(Về đi em)

Với cả ngọn gió trời Võ Sa Hà cũng ngầm nhắn gửi tâm tư:

„„Gió à, gió ơi Chia tay gió nhé

Về Cao Bằng thôi‟‟

(Về Cao Bằng)

Về quê núi , còn là đến với nhiều điều thi vị kỳ thú nữa:

„„Đã cao mà lại vẫn bằng

Đã lên quá núi lại ngang với trời

… Vì bằng tiếng Lượn bay quanh Vì cao câu nói nghe thành líu lo‟‟

(Cao Bằng)

Như vậy, Võ Sa Hà đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên sinh động bằng tình yêu quê hương tha thiết của mình. Đối với ông, về với quê núi mãi là về với thế giới của miền cổ tích:

„„Suối hát bài ca năm cũ Gió rừng rủ rỉ rung cây Đá giấu nỗi niềm rêu phủ

Núi mơ trong mộng sương bay”


(Về với người cổ tích)


Vì vậy, nhà thơ tìm về quê hương bắt đầu từ niềm tự hào:

„„Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời Vẫn vững chãi qua muôn ngàn nắng gió Người thương đất nên từng mỏm đá

Dù giặc giã bao lần vẫn ôm đất không đi

…Quê hưong mình vẫn sừng sững không đi‟‟

(Khúc hát quê hương)

Con người nói chung và nhà thơ nói riêng luôn lấy đời sống văn hóa dân tộc mình làm điểm tựa cho tâm hồn. Chỉ khi nào thấm đẫm trong văn hóa của dân tộc mình, ta mới bộc lộ được đầy đủ bản ngã. Đúng như nhà văn Aimatop đã khẳng định: Trước hết anh phải là người con của dân tộc anh đã.

Đọc thơ Võ sa Hà, ta dễ nhận thấy đời sống văn hóa miền núi hết sức đậm nét. Nó thể hiện tiêu biểu nhất qua phong tục, tập quán, nếp sống nếp nghĩ và tính cách con người.

Đó là các lễ hội mùa xuân:

„„Mùa xuân vui trong tiếng Lượn dập dìu Hội lùng tùng của con trai, con gái

Quả còn bay đi nặng lòng chờ đợi Quả còn bay về, hò hẹn tìm nhau‟‟

(Khúc hát quê hương)

Đó là tập tục uống rượu bởi “rượu nhiều như nước sông cứ uống”, tập tục tảo mộ, đi chơi hội…

Ngay cả nếp ứng xử của con người nơi đây cũng đặc biệt. Khi đón nhận một thành viên mới, tình yêu thương giữa con người cũng có cách bộc lộ độc đáo:

“Anh sẽ dắt em leo bậc sàn chông chênh

...Bố sẽ đón em bằng cái gật đầu rồi im lặng Mẹ sẽ xuống cầu thang sau bếp chọn gà Đêm em ngủ với bà

Bà sẽ kể cho em nghe những bài ca mùa xuân đi hội

...Rồi họ hàng kéo đến hỏi thăm em”

(Về đi em)

Hay miêu tả sự ra đi của con người, từ giã cõi đời và cả cách đưa tiễn người đã khuất cũng mang nét khác biệt:

„„Rồi bà lên giường đắp chăn Cứ thế bà đi

...Đám ma bà, con cháu đều say rượu‟‟

(Bà Ké)

Con người quê núi là vậy : vui cũng say, buồn cũng say, đón và tiễn biệt đều say.Đưa tiễn một người thân yêu về cuối trời, người sống cũng có

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí