Thơ Ma Trường Nguyên Hồn Nhiên, Chân Thật, “Vụng Về Nói Một Lời Yêu”

(Người đi)

Những cụm từ như trùm kín nhớ mong, rút sợi ấm, chiều gày guộc, được sử dụng có dụng ý. Đó là một hệ thống các từ vừa thực vừa ảo, giản dị nhưng mới, hiện đại trên nền truyền thống. Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ thơ Thái Nguyên trong giới hạn của đề tài, chúng tôi nhận thấy, sự đổi mới theo hướng “lạ hóa” ngôn ngữ của thơ Thái Nguyên chưa đưa ngôn ngữ đi vào miền siêu thực hoặc lạm dụng những từ ngữ suồng sã trong thơ. Thơ Thái Nguyên có sự vận động nhưng cơ bản vẫn trên nền truyền thống, không có hiện tượng “cú sốc” trong hành trình phát triển vừa qua như thơ của một số địa phương khác. Người Thái Nguyên làm thơ và đọc thơ vẫn chuộng vẻ đẹp trong sáng của cảm xúc, ngôn từ và hình ảnh thơ.

2.4. Hình thành rõ hơn diện mạo thơ.

Khi viết lời mở đầu cuốn “Tuyển thơ 1987 – 1991” của Hội văn nghệ Bắc Thái (Thái Nguyên ngày nay), nhà thơ Trần Văn Loa (tác giả của bài thơ “Suối Lênin” đã được nhạc sỹ Phạm Tuyên phổ nhạc) có giới thiệu về thơ Thái Nguyên: “Thơ Bắc Thái năm năm qua là vậy. Rồi ai đó sẽ hỏi: “Bản sắc Bắc Thái ở đâu?” - Chịu!...” [64 , Tr.6].

Thế mà chỉ khoảng mười năm sau, người ta đã có thể nói đến “Bản sắc thơ Thái Nguyên”. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên hình thành rõ hơn diện mạo riêng. Nhìn toàn cảnh, có thể khái quát ba đặc điểm cơ bản sau: Một nền thơ hội tụ đa sắc thái; Có sự phát triển linh hoạt; Một nền thơ đa phong cách.

Thứ nhất: Một nền thơ hội tụ đa sắc thái.

Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, cách mạng; là nơi hội tụ của nhiều dân tộc, nhiều vùng miền mang nhiều nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán bởi vậy đến với thơ Thái Nguyên là ta đến với nền thơ hội tụ đa sắc thái. Người làm thơ Thái Nguyên hôm nay có nhà thơ là người dân tộc Kinh như Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Võ Sa Hà,

Lưu Thị Bạch Liễu; cũng có nhà thơ là người dân tộc thiểu số như Ma Trường Nguyên, Phạm Văn Vũ...; có người quê ở Thái Nguyên; có người quê gốc miền xuôi theo gia đình lên sinh cơ lập nghiệp tại Thái Nguyên từ lâu. Nhưng cũng có người chỉ mới đến Thái Nguyên từ khi trưởng thành để học tập, công tác. Sự hội tụ và tiếp xúc đó là cơ sở hình thành đặc điểm “đa sắc thái” của thơ Thái Nguyên.

Các nhà thơ dân tộc thiểu số có cách thể hiện tâm hồn bằng cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng. Hình ảnh núi, rừng, ruộng, nương...ngập tràn trong thơ. Những sinh hoạt văn hóa tinh thần với những trò chơi dân gian đặc sắc như tung còn, hát then, sli cũng trở thành những hình ảnh quen thuộc của thơ. Dù viết thơ bằng tiếng dân tộc mình hay tiếng Kinh, họ vẫn thể hiện chân thực lối cảm, lối nghĩ và cách diễn đạt chân tình, mộc mạc mà giàu hình tượng. Tiêu biểu như Ma Trường Nguyên - một hồn thơ mộc mạc, hồn nhiên, giản dị. Ta không thể quên những câu thơ đậm chất văn hóa Tày của ông. Các nhà thơ là người dân tộc Kinh đem đến những trang thơ mang cảm xúc và hình thức hình thức biểu đạt riêng của người Việt: ý nhị, tinh tế

Có điều đáng lưu ý là, các nhà thơ Thái Nguyên luôn chịu ảnh hưởng phong cách văn hóa của nơi mình sống (dù là người Kinh hay người dân tộc thiểu số). Có nhà thơ là người Kinh nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc có phong tục văn hóa văn hóa của đồng bào Tày. Ví dụ như Võ Sa Hà quê gốc Bắc Ninh nhưng thơ ông đậm chất miền núi với những hình ảnh của đá, của núi, của trăng; với những phong tục tập quán như ném còn, hát sli, hát lượn.v.v...Tính “đa sắc thái” đưa lại cho thơ Thái Nguyên những cung bậc cảm xúc và cách thể hiện đa dạng, phong phú - một yếu tố làm nên sự hấp dẫn của thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Thứ hai: Một nền thơ phát triển linh hoạt

Những thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển vượt trội của thơ Thái Nguyên về cả số lượng và chất lượng, về nội dung và nghệ thuật. Có

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 10

được điều này là do các tác giả Thái Nguyên có sự nhanh nhạy, linh hoạt trong quá trình hội nhập, hòa vào dòng chảy chung của thơ ca đất nước.

Cuộc sống đang tự vận động đi lên. Trên hành trình đi tìm cái hay, cái đẹp cho thơ ca, người làm thơ Thái Nguyên phải chấp nhận cả cái hay, cái dở. Nhưng trước yêu cầu bức bách của cuộc sống, của thời đại thông tin bùng nổ. Nhà thơ Thái nguyên đã có sự linh hoạt trong việc lựa chọn con đường đi cho mình. Họ cố gắng tìm tòi tạo ra sự mới lại trong thi pháp thơ, trong tư tưởng. Họ không hài lòng với cái với những gì mình được hưởng từ truyền thống mà luôn cố gắng tiếp nhận sự chuyển biến thông tin thơ hiện đại để thay đổi bút pháp. Có thể kể đến những người đầu tiên nhen nhóm ngọn lửa ấy là nhà thơ Trần Thị Vân Trung, Võ Sa Hà, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Thúy Quỳnh… Tiếp đến là các nhà thơ trẻ như: Mai Liễu, Nguyễn Kiến Thọ, Dương Thu Hằng, Phạm Văn Vũ…Họ là những người được đào tạo bài bản, có tri thức vững chắc, có đủ niềm đam mê để đến với thơ và làm mới nó. Thơ Thái Nguyên hôm nay đem đến cái nhìn mới mẻ về thế giới, con người, cuộc sống.

Sự linh hoạt, cố gắng tìm tòi của các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI là điều đáng ghi nhận. Một bằng chứng rõ nét là nhiều hoạt động văn chưong, nhiều cuộc giao lưu, những sinh hoạt văn hóa lớn đều có sự góp mặt của nhà thơ Thái Nguyên. Điều đó tạo tiền đề cho thơ ca Thái Nguyên tiếp tục phát triển trong những chặng đường sau.

Thứ ba: Một nền thơ có hướng đa phong cách.

Ngọn gió “đổi mới” trong văn học cũng là điều kiện tác động để các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI thêm mạnh dạn, tự tin khi phát huy sở trường và năng lực cá nhân; mở rộng, khơi sâu ngòi bút để khám phá hiện thực, biểu hiện tư tưởng và tìm tòi phương thức biểu hiện, tạo dấu ấn riêng trong thơ: “Nguyễn Thúy Quỳnh cùng những độc bạch nội tâm, giàu triết lý, thấp thoáng hình ảnh thơ siêu thực. Lưu Thị Bạch Liễu với giọng lạnh lùng, bất an chất chứa nhiều ẩn số. Rồi Nguyễn Đức Hạnh, Thế Chính, Nguyễn Kiến Thọ, Phạm Văn Vũ.v.v…, mỗi người một vẻ đã góp phần thổi

bùng lên ngọn lửa thi ca Thái Nguyên hôm nay” [73, tr.19]. Ở một số cây bút tiêu biểu như Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà...đã có thể mạnh dạn nói đến sự hình thành phong cách thơ.

Dù đã đạt được nhiều thành công về đổi mới cảm hứng và hình thức thể hiện, nhưng thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn chưa có được sự cách tân mang tính đột phá. Sự đổi mới chỉ tập trung ở một số tác giả có nội lực mạnh. Một số tác giả vẫn giữ cách thể hiện mang tính truyền thống, thiếu những tìm tòi thử nghiệm mới. Có lẽ vì vậy, đọc thơ Nguyễn Long, nhà lý luận phê bình văn học Nguyễn Bích Thu cảm nhận: “ Đổi mới cũng là sự sống còn của thơ. Là người đọc và cũng là đồng nghiệp của Nguyễn Long, tôi ao ước tác giả có có sự chuyển kênh, đổi giọng, tránh sự lặp lại trong chất liệu và thi tứ trước đây”. Nhận xét này cũng đúng với một số cây bút khác của thơ Thái Nguyên.

Với bản thân một số tác giả có ý thức tự giác về sự đổi mới thơ thì sự thành công chỉ mới dừng lại ở một số phương diện nhất định và một số tác phẩm cụ thể. Nó chưa thành một chân dung sáng tạo hoàn toàn mới, chưa thành một hệ thống thi pháp. Đề cập vấn đề này, đề tài hy vọng vào sự phát triển vượt trội hơn nữa của thơ Thái Nguyên, mặc dù biết rằng đó là cả một quá trình khó khăn, lâu dài, đòi hỏi dám chấp nhận thể nghiệm, kiên tâm sáng tạo để đạt đến thành công mới của mỗi nhà thơ.

Chương 3


MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU


3.1. Nhà thơ Ma Trường Nguyên

3.1.1. Khái quát về nhà thơ Ma Trường Nguyên

Nhà thơ Ma Trường Nguyên, dân tộc Tày, sinh ngày 17 tháng 5 năm 1944 bên dòng suối Quỳnh Nhị, thuộc xóm Đồng Chẩn, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên - Vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá.

Năm 1963, Ma Trường Nguyên tham gia quân đội. Vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước,ông là bộ đội pháo cao xạ rồi tham gia lãnh đạo nghành Văn hóa Thái Nguyên. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, Bí thư Đảng đoàn Hội văn nghệ, Tổng biên tập báo Văn nghệ Thái Nguyên. Tác giả là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1993.

Ngay từ nhỏ, nhà thơ đã được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, những bài hát ví, hát lượn… Chất dân gian miền núi thấm vào hồn thơ của ông một cách tự nhiên. Nhà thơ tâm sự “Khi đôi tai tôi biết lắng nghe thì những câu lượn (bằng tiếng Tày) và hát ví (bằng tiếng Kinh) mà chính mẹ tôi, chị tôi hát đã đi vào tôi”. Khi còn nhỏ, Ma Trường Nguyên đã từng tham gia hát lượn cùng những người dân bản, để rồi những câu ca ấy trở thành một phần không thể thiếu trong hồn thơ của ông. Cái vốn ban đầu của hồn thơ Ma Trường Nguyên là dân ca Tày. Cứ như thế, vốn văn hoá Tày dần được tích luỹ và trở thành tài sản vô giá giúp nhà thơ vững bước trên con đường thơ của mình.

Với những gì đã trải qua, Nhà thơ Ma Trường Nguyên đã có được một vốn tri thức phong phú, một tay nghề vững vàng và đặc biệt là một nhân cách đáng kính trọng, có một tình yêu tha thiết với quê hương và cuộc sống v.v…Ông luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người Tày. Điều đó trở thành một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn cho thơ ông.

Ma Trường Nguyên bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng con đường thơ. Kể từ khi bắt đầu cầm bút với bài thơ đầu tiên“Cờ hồng” in trong tập sách

Tiếng trống đông-xuân” do Ty văn hoá Thái Nguyên xuất bản, xuân 1960 cho đến nay, Ma Trường Nguyên đã có hơn 50 năm trong nghề. Nhìn lại chặng đường đã qua của nhà thơ có thể thấy: từ 1960 đến 1990, Ma Trường Nguyên chủ yếu sáng tác thơ. Nhiều bài thơ được in trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương; nhiều tập thơ in chung và riêng lần lượt ra đời, đến với bạn đọc: “Đường qua kỷ niệm” (1975), “Rừng sáng” (1980), Quê núi” (1987), “Mát xanh rừng cọ” (1985), Trái tim không ngủ” (1988), “Câu hát vắt qua vai” (2005), “Cây nêu” (2006) và “Bắc cầu vồng thăm nhau” (2007), “Mở núi” (tập thơ và trường ca , 2011) .

Quãng thời gian từ 1991 đến 1998, ông chuyển sang viết tiểu thuyết và truyện kí. Chỉ trong 8 năm, nhà văn cho ra đời 7 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện kí. Có thể kể đến các tác phẩm như: Mũi tên ám khói”, “Gió hoang”, “Tình xứ mây”, “Trăng yêu”, “Bến đời”, “Rễ người dài”, “ Mùa hoa hải đường” v.v…

Ma Trường Nguyên nhận được nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hợp Hội VHNT Việt Nam trao cho tiểu thuyết “Rễ người dài” (1996). Giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho tập thơ “Cây nêu” (2007). Giải C Giải thưởng VHNT 5 năm (1987-1992) của tỉnh Thái Nguyên cho tập thơ “Trái tim không ngủ”, Giải B giải thuởng VHNT 5 năm tỉnh Thái Nguyên trao cho tiểu thuyết “Mũi tên ám khói”. Giải B Giải thưởng VHNT 5 năm (1992-2002) tỉnh Thái Nguyên trao cho tiểu thuyết Mùa hoa hải đường”. Giải B VHNT 5 năm tỉnh Thái Nguyên (2002-2007) cho tập thơ “Câu hát vắt qua vai”.

Các giải thưởng lớn Ma Trường Nguyên giành được là một minh chứng cho một quá trình sáng tác không biết mệt mỏi của ông. Nó cũng chính là những mốc son ghi nhận thành tựu và sự đóng góp của ông đối với nền văn nghệ Thái Nguyên nói riêng và nền văn nghệ dân tộc nói chung.

3.1.2. Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một lời yêu”

Qua các chặng sáng tạo nghệ thuật của Ma Trường Nguyên, có thể khẳng định phần nổi bật nhất trong thơ ông là mảng thơ tình. Thơ tình của Ma

Trường Nguyên mang đậm chất miền núi, là những khám phá riêng của nhà thơ. Suốt đời cầm bút, Ma Trường Nguyên vẫn “vụng về nói một lời yêu” trong thơ. Đây cũng là mảng sáng tác có đóng góp nhiều nhất của nhà thơ đối với thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI.

Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng và lạ lùng mà tạo hoá đã ban cho con nguời. Khi đã yêu thì ai cũng nếm trải tận cùng những cung bậc khác nhau của xúc cảm: đó là niềm vui - nỗi buồn, hạnh phúc - khổ đau; là sự xốn xang, rạo rực, giận hờn, tiếc nuối... và một điều lạ lùng nữa là tình yêu không chỉ xuất hiện khi người ta trẻ mà luôn tiềm ẩn trong mỗi con người ngay cả khi tuổi xuân của họ đã đi qua, hay lúc tuổi họ đã xế chiều. Bởi lẽ:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Xuân Diệu)

Đọc thơ Ma Trường Nguyên, có thể nhận ra nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng về cuộc đời, những số phận con người với niềm khát khao mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc.

Từ những tập thơ đầu tiên của Ma Trường Nguyên: “Trái tim không ngủ”, “Tiếng lá rừng gọi đôi” đến tập thơ sau này như “Câu hát vắt qua vai”, “Bắc cầu vồng thăm nhau”... sắc thái, cung bậc tình yêu đã được thể hiện một cách tha thiết, chân thành trong thơ ông. Nó mang một nét riêng, đậm phong vị Tày, giàu chất miền núi. Nói như Lâm Tiến: “Ma Trường Nguyên là người của xứ mây mang đậm cái tình của xứ mây và nó thể hiện rõ trong thơ và tiểu thuyết của anh” [89, tr.8 ].

Thơ Ma trường Nguyên biểu hiện sự tha thiết, mộc mạc, chân thành của chàng trai miền núi. “Chàng trai” ấy đã tìm những cách riêng để thể hiện tình yêu của mình đó là nhờ vào chiếc kèn lá.

“Một rừng lá cây đêm

...Qua miệng anh thổi nát

Xếp chồng lên chân nỗi nhớ gọi em

Xếp chồng lên tiếng lẻ đi tìm

...Ướt đẫm môi gọi đôi”

(Tiếng lá rừng gọi đôi)

Đến thập niên đầu thế kỷ XXI, cảm hứng chủ đạo trong thơ Ma Trường Nguyên vẫn là tình yêu đôi lứa. Có thể khẳng định điều này qua những con số thống kê sau: Tập thơ “Câu hát vắt qua vai”- (2005) có 35/47 bài thơ tình, tập thơ “Cây nêu”- (2006) có 23/35 bài, tập thơ “Bắc cầu vồng thăm nhau”- (2007) có 33/43 bài, tập thơ “Mở núi”- (2010) có 5/27 bài thơ tình.

Một điều đặc biệt là trải qua năm tháng, tình yêu trong thơ Ma Trường Nguyên vẫn luôn trẻ trung, trong sáng, vẫn luôn “tràn đầy, rối rít bởi chữ yêu” [nói như TS Nguyễn Đức Hạnh]. Nhiều bài thơ của tác giả mang sự chất phác, hồn nhiên của người vùng cao.

Với nhà thơ, tình yêu là một phần máu thịt của cuộc sống. Con người sống và cần được yêu. Bởi lẽ nếu sống mà không được yêu thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Và cũng bởi khi chết đi rồi chắc gì đã được yêu:

“Một giọng trong thì thào

- Chết rồi không biết còn được yêu nhau Như lúc này đang sống

(Tự tình dưới vầng sao)

Tình yêu trong thơ Ma Trường Nguyên thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau. Trước hết là tình yêu đắm say, mãnh liệt. Sự đắm say, mãnh liệt trong tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ khiến con người thao thức suốt đêm:

“...Cả đêm hết nằm lại ngồi Đợi lòng đi yêu về ngủ

Xoay ngửa nghiêng người đủ chỗ Lăn lóc như vỏ đỗ queo”

(Lòng đi yêu về thôi)

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí