Thơ Ma Trường Nguyên Giàu Tính Dân Tộc Trong Hình Thức Thể Hiện

Nỗi nhớ người yêu đến mức không thể ngủ được của chàng trai si tình miền núi được bộc lộ thật khác lạ. Nhân vật trữ tình tách mình ra làm hai: tách thân xác một đằng, tách lòng mình đi một nẻo. “Xác” đã định ngủ yên mà “lòng” lại ra ngoài ngõ vì nó đang yêu nên phải đi tìm người yêu. Điều ấy khiến thân xác thêm khổ sở: “hết nằm lại ngồi”, “xoay nghiêng người đủ chỗ” “lăn lóc như vỏ đỗ queo”. Tình yêu sâu nặng, nỗi nhớ nhung tha thiết người yêu của chàng trai người Tày đã cất lên thành thơ một cách chân thành và giản dị.

Có khi lại là nỗi ghen tuông; Có khi là mất mát, cô đơn trong tình yêu:

“Đã gặp em yêu rồi mê

Thấy người được tăng đôi sức mạnh Bị xa em như mất đi nửa gánh

Nửa con tim và nửa chân tay”

(Tựa vào nhau soi bước)

Và có lúc cũng muốn quên mà không sao quên được.

“Những muốn khuất mặt cách lòng Sao khuất mặt, tránh lòng mình được

Từ buổi yêu em chập hai trái tim làm đuốc Khác tựa vào nhau soi bước cuộc đời”

(Tựa vào nhau soi bước)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Nó vẫn là lối bày tỏ tình cảm chất phác, thật thà của chàng trai người Tày. Dám nói thật, bày tỏ thật lòng: yêu em nhưng chẳng dám gần em/ muốn quên nhưng không thể tránh lòng mình được.

Ma Trường Nguyên là một thi sĩ đa tình. Bởi vậy, những gì đã qua dù là nhỏ nhất, nhanh nhất, cũng khiến lòng người mơ mãi:

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 11

“Em như khách miền rừng một nhà Mà một bếp cùng chung ngọn lửa Em thoáng đến rộng hồn anh mở

Biết đời còn lắm ấm, nhiều nồng”

(Em đến như người xin lửa)

Câu thơ mang lại cho ta tình cảm ấm áp, khiến ta trân trọng hơn cuộc đời hôm nay bởi ai cũng có thể san sẻ cho nhau tình người vốn có. Bởi cuộc đời này vẫn còn “lắm ấm”, “nhiều nồng”.

Thoáng thấy người yêu xuất hiện, chàng trai cũng thấy “dạ luống ngẩn ngơ”: “Thoáng thấy mặt em đẹp hiện

Miệng anh lúng búng như thừa

...Nên anh dạ luống ngẩn ngơ

...Như gà con mắc tóc đi”

(Theo đuổi bóng hình đẹp)

Một tiếng hát bất chợt của cô gái vùng sơn cước cất lên cũng đủ để chàng trai ngây ngất, xao xuyến, quên đi vất vả:

“Anh về đến ngõ núi mường Quên bó củi trên vai đang vác

...Mê mẩn lắng nghe

... Ngây ngất theo lời ca

(Câu hát vắt qua vai)

Câu thơ chất chứa nhiều chi tiết đời thường của miền rừng núi. Tiếng hát của người con gái nơi bản mường làm chàng trai Tày của Ma Trường Nguyên ngây ngất, lâng lâng. Khiến bó củi trên vai anh hết nặng, anh„„đứng im như núi mọc‟‟ thả hồn và ngây ngất theo lời ca, bàn chân anh bước luống cuống, không thấy lối cửa, lối nhà. Trên vai là bó củi vốn nặng, giờ lại thêm một câu hát vắt lên vai vậy mà vẫn không hề khiến chàng trai mệt mỏi, nó vẫn là những làn điệu du dương êm mượt. Câu hát hay chính là sự đa tình của chàng trai đã khiến cuộc sống lao động bớt đi mệt nhọc, có thể xuyên rừng già băng qua rừng trẻ. Để rồi: „„Được em rồi anh nhóm lên bếp lửa‟‟. Đây đích thực là tình yêu của chàng trai miền núi. Đối với họ, củi và lửa là những vật

quan trọng cho cuộc sống, là biểu tượng của hạnh phúc nên cho để được thắp nên ngọn lửa yêu thương, tràn đầy hạnh phúc, chàng trai người Tày vượt qua được tất cả.

Và nếu có làm cô gái khó chịu thì:

„„Anh chỉ giữ lấy lời hát say mê

Không cho lan ra bốn bề được thấy Bởi lời hát em mọc dậy

Sự sống tràn đầy”

(Câu hát vắt qua vai)

Đây là sự kiên nhẫn đáng trọng của chàng trai miền núi trong tình yêu. Một tiếng hát bất ngờ thoảng qua của cô gái vùng sơn cước đã khiến chàng trai thương nhớ, đắm say. Chàng trai cũng hiểu, tình yêu đó có thể chỉ từ một phía mà thôi nhưng dù thế nào anh vẫn tin tưởng tuyệt đối vào nó và không ngừng ước muốn được xây đắp hạnh phúc.

Được người con gái cho một đồng tiền mừng tuổi chàng trai cũng không dám tiêu mà dành làm vốn cho nỗi nhớ thương của mình:

„„Đồng tiền kim loại mới em mừng tuổi

Làm vốn nhớ em anh đếm đi đếm lại liên hồi Mỗi lần đếm mùa xuân nhân lên mãi

Tuổi xuân anh nhuận lại với xuân tươi”

(Tiền em mừng tuổi xuân)

Dù thế nào đi nữa, thơ Ma Trường Nguyên luôn khao khát được yêu. Tình yêu ấy luôn tràn đầy, vượt mọi không gian, thời gian, biến điều không thể thành có thể: „„Từ hai phía trời xanh/ Tình vắt dài dằng dặc/ Bắc cầu vồng sáng rực/ Vượt cầu vồng thăm nhau”-(Bắc cầu vồng thăm nhau)

Dù tình yêu ấy chẳng được đáp đền, người con trai vẫn không ngừng yêu.

Lúc nào cũng mong được nói lời yêu:

„„...Đến bao giờ cho đến...bao giờ

Em sẽ để anh nói câu này câu này

ngún nồng lồng ngực

Rằng anh muốn được em hạnh phúc

Lời vẫn còn nguyên đang bị nhốt nóng ran”

(Anh muốn nói được câu này)

Nhà thơ muợn thiên nhiên để tỏ bày khao khát mãnh liệt trong tình yêu:

„„Đồi mọc nghiêng chao Chungchiêng ngực đất

Mơn mởn Nhô cao Rạo rực Khát ‟‟

(Đồi)

Có thể nói, người đẹp luôn ngự trị trong thơ Ma Trường Nguyên, đem đến cho thơ ông sự khát khao vươn tới cái đẹp. Cô gái Mường hịên ra thật quyến rũ:

“Lại bỗng hiện da em ngần trắng Tóc bố mẹ buông óng như mây

Váy Mường áo chẽn hoa văn cuốn Đôi mắt nhìn „Nơi cất rượu say”

(Tiền em mừng tuổi xuân)

Cái đẹp của người con gái còn được kết tinh nên từ đất trời, bền vững:

“Em đẹp như trời đúc nên

Em vững bền như anh mơ ước Anh cần em là mũi tên

Anh đến được nôi hạnh phúc”

(Em đẹp làm anh vươn tới)

Như vậy, Ma Trường Nguyên đã để lại những trang viết rất chân thật, đậm đà tình cảm. Có lẽ bởi tâm hồn nhiều đắm say của ông. Lối nói năng chất phác, thật thà của người Tày nguyên gốc và chất rừng núi đã thấm đậm trong thơ tình Ma Trường Nguyên. Và điều đáng trân trọng ở nhà thơ là sự say đắm trong tình yêu không bao giờ bị thời gian làm cho vơi cạn, trải qua thử thách của thời gian và đời người mà “cái xuân tình” trong hồn thơ ấy vẫn tươi trẻ, dạt dào. Tất cả điều đó tạo nên một sắc điệu riêng trong cây đàn muôn điệu của thơ Thái Nguyên hôm nay.

3.1.3. Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện

Mặc dù là nhà thơ sống ở thời kỳ hiện đại nhưng Ma Trường Nguyên là người dân tộc Tày, lớn lên trong không gian văn hóa Tày. Chất văn hoá Tày đã trở thành một phần máu thịt trong thơ ông. Điều này tạo nên đặc điểm nổi bật của thơ Ma Trường Nguyên về hình thức thể hiện là giàu tính dân tộc.

Thứ nhất : Về thể thơ

Qua khảo sát 152 bài thơ trong bốn tập thơ: „„Câu hát vắt qua vai” (2005), Cây nêu” (2006), Bắc cầu vồng thăm nhau” (2007), Mở núi” (2011) chúng tôi thu được kết quả sau: thơ 5 chữ có 46/152 bài- chiếm 30,3%, thơ 7chũ, 8 chữ hoặc biến thể có 39/152 bài chiếm 25,7%, lục bát có 32/152 bài chiếm 21,1%, thơ 4 chữ, 6 chữ có 19/152 bài chiếm 12,4%, thơ tự do có 16/152 bài chiếm 10,5%.

Một trong những phương thức góp phần thể hiện đời sống tâm hồn của người dân tộc quê ông chính là điệu hát dân ca. Ca dao, dân ca đã gắn bó lâu đời với đất và người Thái Nguyên. Nó được tồn tại trong những hình thức lễ hội, lễ nghi, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nếu người Mông ở Đồng Hỷ- Thái Nguyên có hát gầu plềnh (hát giao duyên), gầu sống (hát cưới xin), gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma) thì ngưòi Tày - Nùng ở Định Hóa, Võ Nhai - Thái Nguyên có hát sli hát luợn (hát trữ tình). Đó là những

làn điệu dân ca trữ tình để bày tỏ tình yêu nam nữ, tình cảm trong đám cưới hoặc bày tỏ tình cảm của con cháu với bố mẹ, ông bà… Dạng thức đầu tiên của thơ ca dân tộc Tày chính là ca từ của bài hát lượn, hát then

Chẳng hạn như câu hát lượn sau:

“Đôi lời nhắn bạn, ta về quê Vườn đào chốn đây ta phải lìa

Nhạn nhắn én, nhạn bay về chốn Hẹn mùa hoa thắm bướm trở về!”

Ma Trường Nguyên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của các làn điệu dân ca này. Trong các bài thơ của tác giả ta thấy nhiều nhất là bài thơ làm theo thể 5 chữ, 7 chữ hoặc 8 chữ. Đây là những thể loại được tác giả sử dụng nhiều nhất trong 4 tập thơ. Đọc những đọan thơ dưới đây, ta không thể không liên tưởng tới những bài dân ca Tày:

Biệt nhau về biệt lại Trên chặng dài chia tay

Ngàn mây trắng vây vây Chập chờn bưng con mắt Đôi chân đi bỏng vấp

Lối nhấp nhô đường rừng Con chim không nghe hót Chỉ lòng đầy rưng rưng

(Biệt nhau về)

Thứ hai : Về ngôn ngữ thơ

Trong thơ Ma Trường Nguyên ta còn găp „„lối nói thơ‟‟ rất tự nhiên của tác giả. Điều đó thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc lối diễn ngôn dân gian của người Tày.

Diễn ngôn dân gian của người Tày được thể hiện trong các điệu hát then, hát lượn, phong slư... Ma Trường Nguyên được đắm mình trong văn hóa

Tày nên chịu ảnh hưởng sâu sắc lối nói diễn ngôn dân gian. Ta thấy rất rõ điều này trong thơ Ma Trường Nguyên như :

“Em về xa lâu, anh về xa lâu

Trên đường rậm chớ giật mình bất chợt Cây lá bên đường rơi theo gót

Đáy hồn em theo sát anh về mường Hồn bay theo đậu cây dọc đường Lá giật mình lá rơi lác đác

Chim giật mình xao xác cánh vù”

(Câu hát vắt qua vai)

Diễn ngôn dân gian của người Tày sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ và điệp ngữ. Đây là một yếu tố truyền thống đã được nhà thơ Ma Trường Nguyên kế thừa sâu sắc. Đọc thơ Ma Trường Nguyên, ta bắt gắp lối nói ví von đậm chất miền núi:

Đàn ông nhìn bằng trời Đàn bà nhìn bằng đất Loài vật nhìn mắt vật

Loài người nhìn mắt người”

(Mắt trăng mọc)

Thậm chí những câu dân ca Tày đầy hình ảnh so sánh cũng được tác giả sử dụng trong bài thơ của mình :

“Đêm đốt đuốc lim tìm thầy viết hộ bức phongslư Nhờ tay gió đưa giùm thăm bạn

Chết thì chết em chẳng buông lìa anh đâu Buông anh như buông muối xuống nuớc

...

Thả anh như thả trăng tít lên trời cao”

(Mở núi)

Nhà thơ Ma Trường Nguyên cũng sử dụng biện pháp điệp từ điệp ngữ khá nhiều. Đây cũng là sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian. Thơ ca dân gian tồn tại trong môi trường diễn xướng và truyền khẩu nên để dễ thuộc, dễ nhớ, tác giả dân gian thường sử dụng phổ biến. Ma Trường Nguyên đã sử dụng các thủ pháp này như một phương tiện nghệ thuật đích đáng để truyền tải nội dung:

“Anh sẽ chỉ giữ lấy lời hát say mê

...Bởi lời hát em mọc dậy Sự sống tràn đầy

Mặc cho núi đứng ngất ngây Mặc cho chim rừng ngơ ngác Mặc cho gà gô quên bới đất

Mặc cho sóc bám lưng chừng cây Mặc cho sương rơi ngược lên mây Không bằng anh lấy câu hát em về

Xây hạnh phúc”

(Câu hát vắt qua vai)

Thứ ba : Về hình ảnh thơ

Hình ảnh thơ trong thơ Ma Trường Nguyên cũng mang đậm sắc màu miền núi. Những hình ảnh quen thuộc trong đời sống người Tày đã trở thành những dấu ấn khó phai mờ trong hồn thơ Ma Trường Nguyên và đi vào thơ ông một cách tự nhiên, chân thực. Đó là vạt nương „„đơm vàng mẩy‟‟, là dòng sông „„nước ngầu qua mùa lũ‟‟, là „„đỉnh Pú Cấy nhọn nóc nhà sàn‟‟, là „„con suối của đất rừng‟‟...

Hình ảnh thơ trong thơ ông thường mộc mạc, giản dị không cầu kỳ.

Đây là cách thể hiện tình yêu mãnh liệt của chàng trai người Tày :

“Theo đuổi hình em đẹp nhiều Say ngấu từng lời em nói

Mê cái nhìn em chiếu rọi

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí