“Có thể khi các con lớn lên, cuộc đời rồi sẽ khác. Sẽ bớt đi đói nghèo, nước mắt, nỗi cô đơn. Những trái tim đa cảm của các con sẽ chỉ còn rung lên trước vẻ đẹp hoa hồng, thơ ca và hương thơm của lòng nhân ái.
Nhưng mỗi ngày qua, mẹ vẫn trở về không dấu nổi nỗi buồn tê tái. Đi nửa vòng đời chưa tin nổi đã có thật một điều ngang trái: ở hiền chưa dễ gặp lành”
(Gửi các con)
Đó là những lời đau xót, những lời mạnh mẽ, những lời gan ruột của người mẹ nói với con. Phải trải đời, hiểu người lắm, mới nói được những điều gan ruột như thế.
Có lúc, nhà thơ thấy cuộc đời trong cơn mưa mùa đông: “Không có gì đáng sợ hơn khi nhận ra
Mình nhỏ nhoi bất lực trước sự bủa vây của kẻ khác Cúi xuống, mặt nhòe nước
Ngẩng lên, mưa quất tả tơi”
(Mưa mùa đông)
Mưa không chỉ gợi cái lạnh da thịt, mà còn gợi cái giá buốt trong óc trong tim. Nó chỉ có thể là kết quả những trải nghiệm thấm thía qua đời sống của một thân kiếp đang cô đơn, bất hạnh. Quả thực, cảm thức cô đơn trong điệu hồn thơ Nguyễn Thúy Quỳnh không chỉ thể hiện rõ rệt ở bài thơ này, mà còn trong khá nhiều tác phẩm khác. Có lẽ đó là một ám ảnh trong chiều sâu tâm thức của tác giả.
Có khi, sự cô đơn đằng đẵng cả đời người phụ nữ.“Em – mặt trời hết nắng/ Suốt nửa - đời - không - anh”- (Nửa)
Có lúc, sự cô đơn được đẩy đến tận cùng, tưởng như gần với tuyệt vọng.
“Lớn hơn nỗi cô đơn
Là nhận ra không ai có thể mang gánh nặng hộ mình”
(Lạc đà)
Những khi nỗi cô đơn không thể giải thoát hay chia sẻ, nhà thơ chọn cách đến với thế giới của những nỗi đau quyến rũ của nhạc Trịnh:
“Những thanh âm dịu dàng xoa lên vết đau, dịu dàng nâng tôi bay Qua mênh mông địa đàng
Mọi khổ đau, hận thù, cả sự cô đơn Giờ ở lại phía sau xa lắc
Trở về tận cùng sự thanh khiết cỏ cây sau chuyến mưa qua”
(Nhớ Trịnh)
Tưởng chừng như đã tìm ra lối thoát, vậy mà người thơ ấy rốt cuộc vẫn rơi lại vòng cô đơn:
“Cả triệu năm qua sông đơn độc Sự đơn độc nào chia cho ai được”
(Trong quán cà phê)
Rõ ràng, sự cô đơn ám ảnh hồn thơ ấy, không chỉ cô đơn trong tình yêu, mà lớn hơn là nỗi cô đơn giữa nhân thế, giữa cuộc đời. Đó là sự cô đơn vĩnh cửu, là nỗi cô đơn nhân bản.
Trong mạch suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống và con người, Nguyễn Thúy Quỳnh có một lối đi riêng đặc biệt đáng trân trọng. Đúng như quan niệm thơ phải hướng đến con người và cộng đồng, phải mang tính nhân loại phổ quát, Nguyễn Thúy Quỳnh dành phần nhiều sự trăn trở cho thân phận con người. Phải chăng điều ấy khiến cho thơ chị càng ngày càng ít nói đến cái cá nhân mà chuyển sang nói đến chuyện người, chuyện đời, chuyện thế sự.
Một em bé bán củi bị ướt mưa, làm cho lòng nhà thơ se lại:
“Phiên chợ ngày mưa, thưa thớt bóng người Em cõng củi dầm chân đứng đó
Tôi khoác túi bồn chồn về phố
Có vệt khói dài lặng lẽ lan theo”
(Một sáng Đồng Văn)
Một người hát rong cũng đủ làm cho nhà thơ lặng đi không nói nên lời:
“Những lời ca đã qua thời giặc giã
Giờ chia cùng người nỗi mưu sinh gieo neo
Dõi theo người mà không dám hát theo…”
(Nghe câu hát từ xe hàng rong)
Những người dân lao động nghèo khổ phải tìm ra xứ người đất khách để kiếm sống làm chị xót đau:
“Bao nhiêu người đàn ông hăm hở bán mồ hôi xứ dầu?
Bao nhiêu người đàn bà gửi lại con mình vượt trùng khơi nuôi con thiên hạ?
Bao nhiêu người ngồi hóa thạch đầu sàn?
Bao nhiêu bé lớp một đến trường không cha đưa mẹ đón?”
(Một chuyến xe khách)
Những phụ nữ oằn lưng trên đồng ruộng trong giá rét làm cho tâm hồn nhạy cảm ấy nhói buốt:
“Những người đàn bà bì bọp dặm trên mặt ruộng
Những dảnh mạ chắt chiu xanh từ cân thóc giống cuối cùng Cách nhau một hàng rào B40
Bóng những tòa nhà chọc trời
đổ trên lưng họ”
(Viết giữa ngày rét hại)
Đây chính là sự khác biệt đáng quý trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh. Cái nhân văn hướng đến cộng đồng trở thành tinh thần chính, cái tôi cá nhân cũng chỉ được đặt đó. Cái tôi cá nhân sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp chân chính nếu nó không được đặt trong mối quan hệ xã hội. Chỉ khi được đặt trong mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ được trọn vẹn giá trị thực sự của mình. Chất nhân văn trong thơ Thúy Quỳnh nằm ở điều giản dị đó.
Như vậy, ta thấy đến đây, thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã trầm tư hơn, day dứt hơn, không những buồn mà còn đau hơn. Nó như một tất yếu bởi
người thơ ấy không chỉ cảm nhận cuộc sống, mà còn luôn quan sát để luận giải cuộc sống.
3.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức nghệ thuật Thứ nhất: Hình ảnh thơ
Là một nhà thơ luôn tìm tòi, cách tân, nhưng Nguyễn Thúy Quỳnh lại không tạo ra cho thơ mình một thế giới hình ảnh mang tính cầu kỳ, hoa mỹ. Hình ảnh thơ chị được xây dựng theo hướng giản dị, biểu cảm, giàu tính biểu tượng.
Trong hệ thống hình ảnh đó, nhiều hình ảnh đã trở đi trở lại nhiều lần và đã đạt đến mức hình tượng, như: đêm, con đường, cơn mưa. Nó được sử dụng rất linh hoạt trong một trường liên tưởng thống nhất.
Trước hết, biểu tượng “đêm” xuất hiện trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh khá nhiều: 62 lần trên tổng số 78 bài thơ trong tập “Giá mà em từ chối” và “Mưa mùa đông”.
Đọc thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, người đọc dễ nhận thấy thơ chị phần lớn là buồn và không gian “đêm” chính là nơi để nhà thơ bộc lộ những suy tư, cảm xúc; để chiêm nghiệm. Đây vốn là điều dễ hiểu bởi lẽ “đêm” không chỉ là quãng thời gian của giấc ngủ và những cơn mơ mà còn là thời gian của tâm trạng, của những mối lo âu. “Đêm” là hình ảnh của cái vô thức, trong giấc ngủ đêm, vô thức được giải phóng. Đọc thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, bức chân dung tinh thần của chị cũng được bộc lộ một cách vô thức. “Đêm” là nơi chứng kiến những đau khổ, dằn vặt của người thơ.
“Nửa đêm dài không anh Run một quầng gối trắng”
(Nửa)
Đó còn là không gian của những ký ức khiến lòng người tiếc nuối
“ai bảo người giữ của ta ký ức
ký ức ngân như chuông, hằng đêm lôi ta thức
..Giá có thể làm được điều gì khác Để thôi nhớ nhau”
(Giá có thể làm được điều gì khác)
Khi thấy mình cô đơn, không có ai đồng cảm, chia sẻ, nhà thơ buộc phải chấp nhận: “Đành úp mặt vào đêm ẩm ướt/ Giờ còn ai chia lối ta về”- (Tâm tư). “Đêm” xuất hiện trong thơ Thúy Quỳnh khá nhiều, nó trở thành cứu
cánh cho tâm hồn thơ đầy tâm trạng, những bất lực của một trái tim đang thổn thức “giấu nỗi niềm quả phụ vào đêm” và luôn “khắc khoải nỗi đêm không xoải cánh”.
Biểu tượng “con đường” cũng xuất hiện trở đi trở lại trong thơ Thúy Quỳnh . “Con đường” hiện ra ngay trong tên các bài thơ của chị. Khi thì là “Thơ viết trên tàu”, khi lại là “Thơ trên đường về nhà”, có lúc là “Người đàn ông đi qua con đường của tôi”, có lúc lại là “Vừa đi vừa nghĩ”, “Đồng hành”v.v… Những nhan đề đó không khỏi khiến người đọc hình dung và nghĩ về những hành trình.
Đi vào nội dung cụ thể, có thể thấy hình tượng “con đường” đã được sử khá nhiều. “Con đường” xuất hiện đến 25 lần trong thơ chị. Đó là: “đường xa” gắn nỗi vất vả của người chồng, là “nửa đường về không anh” của con người cô đơn, là “con đường mưa” của con người “một đời chưa trọn một người thưong, đó là “đường danh vọng”…Điều đó buộc ta phải thừa nhận nó xuất hiện không phải như một sự ngẫu nhiên đơn lẻ mà với tư cách một hệ thống trong trường tư duy của tác giả.
Có lúc, tác giả nghĩ về đường đời của một kiếp người:
“Chắp tay, đợi một tuần hương
Cõi người dằng dặc, lần đường lại đi.”
(Đi chùa)
Có lúc, tác giả như lạc trong một cuộc trốn chạy bất tận:
“Lầm lũi đi về phía mặt trăng
Mặt trăng gầy guộc còn đợi qua rằm Cắm đầu đi về phía mặt trời
Mặt trời ngủ vùi chờ mùa hè xa lắc
Bỗng nhiên lạc vào mưa mùa đông.”
(Mưa mùa đông)
Có lúc tác giả lo lắng cho các con trước đường đời gian khó:
“Trao các con những trái tim chỉ biết yêu thương để mai này lớn lên, mẹ cay đắng biết rằng chưa đủ. Nên gom những nỗi buồn hôm nay gửi vào ngọn lửa, soi đường dài cho những trái tim ngoan”
(Gửi các con)
Đây là những suy tư nặng trĩu về hành trình cuộc đời.
“Những bàn chân lầm lũi bước Còn xa lắm cái ngày kết thúc
Những bước chân xoáy ngược chiều bão cát Khúc trường – ca – độc – hành”
(Thơ về lạc đà)
Như vậy, trong mỗi tình huống, hình tượng “con đường” lại mang một ý nghĩa biểu tượng. Nó là cuộc hành trình, là định hướng, là ký ức, là mục tiêu và đích đến, là khát vọng ước mơ, là khoảng cách v.v… Có thể thấy, hình tượng này không hề là một sự lựa chọn ngẫu nhiên may mắn, mà nó đã nằm trong chủ đích sáng tạo mang tính hệ thống của tác giả. Đây là một sáng tạo thành công độc đáo của chị. Và nhờ đó, cuộc đời và thơ ca của Nguyễn Thúy Quỳnh cũng đang tạo thành một con đường.
Thứ hai: Giọng kể lạ trong cấu tứ chặt chẽ
Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh không chỉ độc đáo về hình ảnh, ngôn từ, mà còn độc đáo ở giọng điệu và cách thức cấu tứ tác phẩm.
Về giọng điệu
Một đặc trưng làm nên phong cách thơ Nguyễn Thúy Quỳnh không hòa lẫn, là giọng kể. Tác giả rất ít chọn lục bát hay những thể thơ cách luật, mà chủ yếu là thể thơ tự do. Nó giúp cho mạch kể, mạch tâm tình bộc bạch được linh hoạt hơn, góc cạnh hơn và cũng đời hơn.
Đây là một mối tâm tư được bộc bạch:
“Tôi buồn rầu nghĩ về điều có thể và cả điều không thể Chỉ cách nhau…một nụ hôn thôi”.
(Người đàn ông đi qua con đường của tôi)
Đây là những suy nghiệm nặng trĩu của thân phận:
“Không chỉ sinh ra để mang những gì người ta chất lên Còn mang cả chính mình
Những chiếc bướu như tiền kiếp úp xuống lưng Thế mà những dấu chân
Không để lại hình hài trên sa mạc”
(Thơ về lạc đà)
Có lúc, nó là những tâm sự sâu thẳm không dễ nói ra:
“ Em lo sợ một ngày chẳng biết ai có lỗi
Khi hạnh phúc ngả nghiêng dưới mái ấm nhà mình”
(Viết cho người say)
Những nỗi niềm như thế được truyền tải bằng một giọng kể nhẹ nhàng mà thấm thía, đằm thắm mà chua chát, đắng đót. Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh được đón nhận và đồng cảm, sẻ chia cũng một phần nhờ giọng kể độc đáo ấy.
Cách thức cấu tứ tác phẩm
Phần nhiều người viết thơ thường để cho kết cấu bài thơ chạy theo mạch cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Riêng Thúy Quỳnh, chị đặc biệt chú trọng cách thức cấu tứ tác phẩm. Vì vậy, các bài thơ của chị bao giờ cũng có cấu tứ chặt chẽ, mạch lạc. Bài thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh bao giờ cũng được xây dựng trên một ý tưởng thống nhất, xác định, từ ý tưởng đó tác giả mới triển khai ra bằng những con chữ và hình ảnh cụ thể. Nghĩa là tứ thơ luôn được xây dựng trước, việc hoàn thiện về câu từ đến sau.
“Quả bóng lung linh trên tay bé con Bình pha lê ngủ yên trong tủ kính
Bé con tuột tay bóng bay đi mất
Con mèo vờn đuôi, bình rơi xuống đất
...Bóng bay lên trời, bé con òa khóc Pha lê tan tành, mèo chui một góc
..Em pha lê vỡ, khóc niềm bé con”
(Không đề 1)
Rõ ràng, ý tưởng về tam giác ba hình ảnh mèo – bóng bay – pha lê đã được sắp đặt đan cài hết sức chặt chẽ để bộc bạch về câu chuyện của nhân vật trữ tình em.
Trong một bài thơ viết về tổ ấm hạnh phúc gia đình, tác giả có một cấu tứ đặc sắc:
“Nhà mình nhiều chuyện buồn lắm Các con là cả nguồn vui
Vũ trụ nhà mình bé nhỏ
Mà sáng những hai mặt trời‟‟
(Thơ về nhà mình)
Một tứ thơ được tác giả triển khai nhịp nhàng, tự nhiên mà đăng đối đến độ hoàn chỉnh. Nhà mình hiện ra như một thế giới của những khiếm khuyết, thiếu hụt, bởi vì chật, nhỏ, rỗng túi, chuyện buồn, bé nhỏ, khuyết.v.v…Vậy mà tất cả trở nên trọn vẹn bởi nó được bù đắp bởi một tâm thế tự tại: đỡ lo,tiếng cười to, nguồn vui, mặt trời, hi vọng tròn đầy.v.v… Nhờ kết cấu đăng đối hoàn chỉnh ấy, bài thơ đưa ra một định nghĩa đẹp và sâu sắc về hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc vượt lên từ bất hạnh, hạnh phúc viên mãn từ những khuyết thiếu. Như vậy, một lần nữa, cách kết cấu tác phẩm đem lại hiệu quả cho tư tưởng thẩm mỹ của bài thơ. Đây chính là một thế mạnh, một vẻ đẹp đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ Thúy Quỳnh.
Thứ ba: Thể thơ
Là nhà thơ xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Thúy Quỳnh luôn tìm tòi, thể nghiệm trong việc lựa chọn thể thơ. Cụ thể:
Tự do | 5 chữ | 6 chữ | 7 chữ | 8 chữ | Lục bát | Thơ văn xuôi | |
Giá mà em từ chối | 19/41 bài | 11 | 3 | 3 | 4 | 0 | 1 |
Mưa mùa đông | 20/39 bài | 3 | 4 | 3 | 6 | 3 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ Võ Sa Hà - Hồn Thơ Hóa “Cánh Chim Về Núi”
- Thơ Võ Sa Hà Linh Hoạt Trong Hình Thức Thể Hiện
- Giới Thiệu Khái Quát Về Nhà Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
- Tạ Văn Sĩ (2008), “Võ Sa Hà Nặng Lòng Quê Núi”, Trang Báo Điện Tử 360Plus, Ngày 13/07/2008.
- Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 17
- Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 18