Thơ Võ Sa Hà Linh Hoạt Trong Hình Thức Thể Hiện

niềm nhớ thương khôn xiết nhưng không buồn vì người thân đã đi trọn một quãng đường dài thanh thản, nhẹ nhàng.

Đặc biệt Võ Sa Hà có tình cảm đằm thắm với các bài hát quê hương.

Đó là sức sống, là linh hồn của quê hương:

„„Bà tóc bạc như mây vẫn hát cháu nghe Điệu Phong-Slư để cháu mình giữ lại Điệu Hà Lều, điệu Then, Nàng Ới

Từ khi có ông trăng giờ vẫn ngọt ngào‟‟

(Khúc hát quê hương)

Với nhà thơ, bài hát quê hương không chỉ là giai điệu, cung bậc của âm thanh mà còn là một sinh thể mang “hồn cốt” của quê hưong. Vì vậy nhà thơ không chỉ nghe nó mà còn gắn bó với nó, trân trọng nó. Nhà thơ cảm thấy xót xa khi bài hát ấy trở thành lời hát cũ xa xôi. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc những giá trị cổ truyền của quê hương bị mai một:

„„Chỉ còn một cụ bà hát bài hát ấy thôi

...Một người hát nên lời ca buồn rũ Nó không đủ sức chạy ra ngoài cửa Nó phải tựa lưng vào vách nứa

Nó ngã vào bếp lửa...‟‟

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

(Bài hát cũ)

Bài hát cũ chính là hình ảnh tượng trưng cho giá trị văn hóa cổ truyền vậy mà giờ người hát nó chỉ có một. Những lời ca vui từng làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn ngày nào giờ thay thế bằng lời ca buồn rũ, ảo não. Dường như nó bị lạc lõng giữa thế giới này, trở nên yếu ớt nhường nào.

Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI - 13

Những năm tháng tuổi thơ luôn là những dấu ấn đậm nét nhất, có sức ám ảnh trong suốt hành trình cuộc sống mỗi người. Một nhà thơ khi tìm về ký ức tuổi nhỏ là tìm về những vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, cũng có khi còn là những vất vả, cơ cực một thời. Vì vậy, Võ Sa Hà gắn bó và tìm về với quê hương còn là tìm về với kỷ niệm.

Võ Sa Hà sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Uyên. Ông có những năm tháng thơ ấu đầy vất vả, nhọc nhằn, không chỉ thiếu thốn về đời sống vật chất mà còn nhiều thiệt thòi trong đời sống tình cảm. Quê núi như một ám ảnh trở đi trở lại trong thơ Võ Sa Hà. Võ Sa Hà hóa thân thành „„cánh chim‟‟ tìm về với núi chính là tìm về với kỷ niệm. Kỷ niệm dắt nhà thơ đi. Khi là những hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày với hình ảnh đặc trưng : ngọn đèn dầu li ti, bếp lửa đỏ suốt ngày đêm, sương muối phủ đầy :

“Những ngọn đèn dầu li ti bóng núi Bếp lửa đó suốt đêm ngày

Mùa đông sương muối phủ dày

Bảy giờ tối cả làng chất vào mộng mị”

(Quê tôi)

Khi là cái đói nghèo đến mức thật khó hình dung:

“Quê tôi

Những căn nhà khép nép ven khe Cây trái thì nhiều mà gạo ít

...Vắt đầy rừng

Dĩn bóng tròn hạt vừng Muỗi to bằng ruồi

Chỉ có bắp ngô ngày càng bé lại..”

(Quê tôi)

Quê hương nghèo đói cũng chính là một phần kỷ niệm trong thơ Võ Sa Hà. Đó là những ám ảnh khó quên. Cái nghèo đói vẫn đeo bám người dân nơi đây. Vùng quê ấy „„tụt trong đáy rốn rừng‟‟, „„chín phần mười trẻ con không cần học chữ‟‟, được nối liền văn minh bởi câu chuyện của những người đi chợ.

Khi là nỗi đau đớn tột cùng, xiết chặt tâm can:

“ Mẹ ra đi đúng lúc trăng tròn

Bố chưa kịp thịt gà mừng con đầy tháng

...Con sắp thành sinh viên, bố về với mẹ rồi Núi Sa Hà thêm một vòng mây phủ

Trăng ở xa mà núi thì gần quá Hai dải mây chì đè xiết đời con”

(Dải tang mây)

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một sự khác biệt rất rõ của thơ Võ Sa Hà với những nhà thơ khác khi nói về tuổi thơ. Trong ký ức của ông, dường như chỉ có những trăn trở, nỗi buồn, ám ảnh đến mức nặng nề, còn những kỷ niệm vui, những tiếng cười hầu như vắng bóng. Điều đó một lần nữa cho thấy thơ là tiếng nói chân thực và kết lắng nhất của tâm tưởng con người.

Viết về con người quê núi, thơ Võ Sa Hà có giọng điệu riêng, thành kính và xúc động. Trước hết, đó là hình bóng những người thương yêu nhất: Em, Bố, Mẹ,Chị v.v…Họ đã chìm khuất vào bóng núi, để nhà thơ mải miết mơ tìm:

Không em tôi biết về đâu Thôi thì bệt luôn xuống cỏ Thôi đành tự ru mình ngủ Ô kìa! Bóng núi vươn che”

(Chiều)

Đặc biệt, trong thơ Võ Sa Hà luôn tràn ngập hình ảnh người mẹ thân yêu. Lớn lên trong sự chăm sóc, nâng niu của người cha, mang theo nỗi đau mất mẹ từ lúc lọt lòng. Đối với Võ Sa Hà, đây là nỗi đau đớn tột cùng, chỉ có thể nói được bằng thơ. Mẹ hiện về trong những giấc mơ, qua những lời trò chuyện với nỗi buồn thương vô hạn „„Mẹ/ Có nỗi buồn đè lên mọi niềm vui/ Nụ cười con nửa chừng chợt tắt../ Con nghẹn ngào gọi mẹ”, qua nỗi nhớ tha thiết và qua những lời ru “Lời ru của mẹ/ Từ dưới mồ vọng lên/ À ơi suốt đời con‟‟. Nỗi đau vắng bóng mẹ, khiến nhà thơ luôn cảm thấy cô độc: „„Con cô

độc giữa cuộc đời náo động/ Dù sống trăm năm chưa thành kiếp con người”. Đây cũng là lý do khiến nhà thơ luôn tìm về quê núi, vì ở đó nhà thơ được sống trong thế giới ngập tràn cổ tích và vì ở đó có mẹ. Bởi vậy nhà thơ luôn kiếm tìm hình bóng thân thương của mẹ:

Mẹ ở đâu sợi khói lả giữa chiều


Chút yên tĩnh đi hoang vào lũng núi Bóng núi xô nghiêng căn nhà của mẹ

Lưng đá gầy run rẩy giữa sương trăng”

(Về quê)

Quê núi hiện về gắn liền với cuộc đời của những con người bình dị nhưng cũng có biết bao thăng trầm: Ông ngoại, Bà Ké, những bà già phố núi. Họ là những con người chứng kiến bước đi thăng trầm của quê hương, mang hồn của quê hương:

„„Họ đã ngồi đấy từ thế kỷ trước Phố núi ngày càng nhiều người

Nhưng các bà già ngồi dưới mái hiên ít dần Hồn phố cũng mờ theo‟‟

(Những bà già phố núi)

Ông ngoại, Bà Ké luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa: “Ông ngồi cúi mặt trong nhà/ Bóng ngã xuống tàn tro lạnh lửa”; „„Bà dính vào bếp lửa/ Tay cời tro, than cháy cả tay”. Bên bếp lửa là hình ảnh những người già nua nhưng chính họ lại là người giữ lửa cho căn nhà ấm áp, hồn quê luôn ấm nóng.

Tự hào về quê núi, Võ Sa Hà còn có hướng khái quát lịch sử ngồn cội của quê hương ông :

„„Chân đạp mòn đá tai mèo nhọn sắc Con dao quắm tự rèn, lưỡi cày tự đúc

Khẩu súng Phẩy đuổi thú giữ nương ngô‟‟

(Khúc hát quê hương)

Khái quát về truyền thống anh hùng, bất khuất của con người đất núi :

„„Người thương đất nên ôm từng mảnh đá Dù giặc giã bao lần vân ôm đất không đi‟‟

(Khúc hát quê hương)

Như vậy, về phương diện nội dung Thơ Võ Sa Hà đã có những đóng góp đáng kể cho thơ ca Thái Nguyên đương đại. Qua những trang thơ, ông thể hiện một cách sâu sắc bức chân dung tâm hồn mình. Đó là một hồn thơ có tình sâu, nghĩa nặng với mảnh đất miền núi. Dường như không một bài thơ nào không “dính dáng” đến cảnh sắc, con người miền núi quê ông. Tất cả được nhìn dưới con mắt của một người Kinh đã được “tráng men Tày”, của một nhà giáo đam mê với văn chương và của một nhà thơ có ý thức rất rõ về công việc sáng tạo thơ ca.

3.2.3. Thơ Võ Sa Hà linh hoạt trong hình thức thể hiện

Không có một thế giới chung cho các nhà thơ, mà mỗi nhà thơ có một thế giới. Võ Sa Hà có một thế giới như thế .Trong ba tập thơ tập thơ “Ngựa đá”- (2001), Cánh chim về núi”- (2004), “Lửa trắng”- (2009), Võ Sa Hà có sự linh hoạt trong hình thức thể hiện.

Thứ nhất: Hình ảnh thơ

Võ Sa Hà có một hệ thống hình ảnh phong phú tạo nên nét riêng cho thơ ông. Nhà thơ luôn tạo ra được những hình ảnh mới lạ, gợi ra những suy ngẫm, liên tưởng đầy thú vị.

Ta thấy xuất hiện một loạt hình ảnh mới lạ trong các bài thơ: hình ảnh “dải tang mây” nói về tâm trạng đứa con mồ côi, hình ảnh lời hát “hổn hển” khắc họa đậm nét nỗi đau của nhà thơ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Hoặc hình ảnh “lửa trắng” trong bài thơ “Lửa trắng” để nói về bản chất sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ:

„„Chụm lại nào khát vọng Cùng gác chéo nỗi buồn Thêm cành cô đơn nữa

Âm thầm ta nhóm lên‟‟

(Lửa trắng)

Hình ảnh “lửa trắng” là hình ảnh biểu tượng giàu thẩm mỹ, là lửa trắng chứ không phải lửa đỏ, lửa hồng. Muốn có thơ, thi nhân phải góp tất cả sự cô độc, nỗi buồn đau âm thầm, lặng lẽ “nhóm lên” thành khát vọng. Khi đã cháy lên niềm đam mê thì thơ có thể nói lên được tất cả: vui- buồn nhân thế, cái đẹp, cái vô cùng vô tận và sự huyền ảo “mảnh hồn mù khơi”.

Không chỉ vậy, Võ Sa Hà còn tạo được cho trang thơ của mình thế giới riêng của núi, của trăng. Hình ảnh núi xuất hiện đậm đặc trong thơ Võ Sa Hà. Qua khảo sát 170 bài thơ trong ba tập thơ “Ngựa đá”- (2001), Cánh chim về núi”- (2004), “Lửa trắng”- (2009) từ núi xuất hiện 101 lần. Núi có mặt khắp chốn, khắp nơi trong các tập thơ, khi thì “núi cao ngửa mặt nhìn trời”, khi thì “núi già ồ ề hát”, khi thì “bóng núi vươn che”, khi thì “núi ngửa mặt sững sờ”, khi thì “hoa núi cười rung rinh”... núi trong thơ Võ Sa Hà không còn là vật thể đơn giản mà là một thực thể, sinh linh có hồn, đầy tâm trạng: cũng biết thổn thức, si tình và tương tư: “Trăng diêm dúa xiêm y nô giỡn/ Đâu biết núi si tình cứ đứng ngóng trời cao.” (Núi Sa Hà). Tình yêu của con người cũng mượn núi nói hộ. Chàng trai khi yêu phải sống trong xa cách, chìm đắm trong nỗi nhớ nhung khiến con người như già đi vì mong nhớ. Dáng vẻ ấy, tâm trạng ấy của con người cũng nhờ Núi nói hộ:

„„Em ơi mùa này biên giới Trời đang sụt sùi mưa dầm Núi buồn già hơn mấy tuổi

Không gian nhợt nhạt sương giăng‟‟

(Biên giới mùa ngâu)

Núi gắn liền với cuộc sống con người quê ông. Những ngày đầu tiên con người khai hoang mảnh đất để sinh sống, lập nghiệp, núi cũng chứng kiến: “Những lớp người đi phá núi mở đường/ Chân đạp mòn đá tai mèo nhọn sắc” (Khúc hát quê hương). Ngay cả cái dáng già nua, cô đơn,vất vả của con người cũng vận vào núi: “Trơ lại một thân già/ Im lìm còng vóc núi” (Ông ngoại).

Trăng trong thơ Võ Sa Hà cũng vậy. Qua khảo sát 170 bài thơ trong ba tập thơ“Ngựa đá”- (2001), Cánh chim về núi”- (2004), “Lửa trắng”- (2009) từ trăng xuất hiện 82 lần: trăng sắc, trăng trong , thác trăng, trăng vàng, trăng bạc, trăng mướt, trăng nhan sắc, trăng tái tê…Võ Sa Hà đã tạo ra được những ám ảnh trăng. Điều đáng nói là trong thơ Võ Sa Hà, Trăng đã hòa cùng với Núi, tạo nên cặp hình ảnh thơ đầy ấn tượng. Nỗi buồn đau của con người khi phải xa cách mãi mãi với người thân cũng được núi và trăng chia xẻ:

„„Một dải khăn đen cuốn vòng trăng mười sáu Bóng núi Sa Hà chùm bóng bố cô đơn

…Bao năm qua cứ độ trăng tròn Con lại mơ được trở về thơ dại

…Cùng núi cùng trăng chung một dải tang mây‟‟

(Dải tang mây)

Hay những câu thơ như: “Ngôi nhà mẹ ta tròn đẹp như trăng rừng/ Ta bỗng hiểu từ đây trăng mang hình mộ mẹ” (Tảo mộ). Có thể thấy, nhà thơ tạo nên những câu thơ thật sự xúc động. Mất mẹ từ khi mới lọt lòng, tròn 17 ngày tuổi, với nhà thơ, đây là nỗi đau đớn quá lớn. Nhà thơ đã tìm đến “trăng” đến “núi” để giãi bày, để mong được sẻ chia, để nhẹ bớt lòng. Phải chăng sinh ra là đứa bé mồ côi, luôn thiếu vắng tình cảm nên Võ Sa Hà mong muốn, khao khát được trọn vẹn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Nhà thơ tìm đến núi, đến trăng như một giải pháp. Núi tượng trưng cho những gì mạnh mẽ, là dương còn trăng tượng trưng cho sự dịu dàng, là âm. Đến với núi, với

trăng là đến với sự vẹn tròn bởi âm dương đã hòa hợp. Nó giúp nhà thơ bớt cô độc, lẻ loi hơn chăng?

Lời ca buồn của kiếp người cũng được gửi gắm nhờ núi và trăng : “Đầm mình trong bóng núi/ Lời ca rơi từng giọt xuống hồn/ Lời ca làm bải hoải cả trăng non” (Bài hát cũ).

Võ Sa Hà có một loạt hình ảnh lạ hóa khi viết về núi, trăng: Trăng nở vàng ngực núi- (Hoa núi), Trăng uốn vành môi thiếu nữ/ Hôn dài mặt núi mờ xanh- (Trăng non), Núi cúi đầu ưa lệ/ Mặt đá toát mồ hôi- (Cánh chim về núi).

Trăng núi trong thơ Võ Sa Hà thực sự đã tạo nên những ám ảnh, gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Con người miền núi là vậy, thiên nhiên vô cùng thân thuộc, chúng đã trở thành người bạn đồng hành, không thể tách rời trong đời sống. Trăng núi chứa đầy tâm trạng của con người: hạnh phúc, ưu phiền; cô đơn, khổ đau. Từng khuôn mặt, dáng vẻ con người quê núi được hiển hiện trong núi, trong trăng: trong trẻo, thơ ngây, nhọc nhằn, u sầu...Núi trăng đã góp phần tạo nên bản sắc quê núi trong thơ Võ Sa Hà.

Thứ hai : Về thể thơ


Thơ lục bát : Võ Sa Hà không dùng nhiều thể thơ này. Có 7/171 bài thơ được nhà thơ làm theo lối lục bát. Tuy nhiên, mỗi bài thơ lục bát tạo ra đều được nhà thơ lựa chọn kỹ lưỡng về từ ngữ, giọng điệu, gợi âm điệu muợt mà và cân đối về hình thức. Bài thơ “Tiếng trăng” là một ví dụ:

“Tiếng gì như tiếng lá rơi


Ồ không phải, là tiếng trời đổ mưa Ồ không, không phải tiếng mưa

Trăng trườn sau núi, trăng vừa bò lên”


Bài thơ Sông trôi” được làm theo thể lục bát xuất hiện hình ảnh mới lạ bên cạnh hình ảnh truyền thống đem lại sự mới lạ trong cách diễn đạt :

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí