khói bốc mù/ Bản mường vui nhộn, nắng trời thu/ Tiếng kẻng, đồng quê vàng chói màu/ Cả nước nhân dân đều nhất trí/ Tay cày, tay súng diệt quân thù.
Trong số những tác giả của thế hệ thứ nhất với nhiều thành tựu, Nông Quốc Chấn được xem là “cánh chim đầu đàn của những người làm văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số”. Thơ Nông Quốc Chấn đã đặt một dấu mốc lịch sử quan trọng, đưa thơ ca dân tộc Tày sang một giai đoạn mới, bước vào quỹ đạo hiện đại của nền thơ Việt Nam. Nếu tính từ tập thơ đầu tiên của Nông Quốc Chấn (Việt Bắc đánh giặc) thì thơ hiện đại dân tộc Tày đã có quá trình tồn tại hơn 60 năm. Nông Quốc Chấn là người kháng chiến. Thơ Nông Quốc Chấn là tiếng ca người Việt Bắc được giải phóng, nhìn cái gì cũng thấy đẹp, thấy yêu mến: Nước trong xanh dòng suối/ Trải mưa nắng bao đời/ Khi Cụ Hồ chưa tới/ Ai biết dòng đầy vơi/ … Suối có họ có tên/ Có bóng hình ông Cụ/ Nước chảy đi trăm miền/ Như tiếng vang lãnh tụ (Bài thơ Pác Bó). Nguồn cảm hứng chính của thơ Nông Quốc Chấn là cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân, đặc biệt là những người con Việt Bắc, thể hiện bằng bút pháp dung dị, gắn bó mật thiết với mạch nguồn văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày. Những bài thơ đặc sắc nhất của Nông Quốc Chấn chủ yếu tập trung ở giai đoạn còn chiến tranh. Sau này, từ tập Dòng thác, rồi đến Bài thơ Pác Bó, Suối và biển, thơ Nông Quốc Chấn mượt mà hơn trong vần điệu, cấu trúc hiện đại hơn nhưng cái nhìn bớt đi nhiều sự hồn nhiên và bộc trực, bởi thế kém hấp dẫn một phần.
Là người đặt dấu mốc cho tác phẩm văn xuôi đầu tiên (Ché Mèn được đi họp, 1958), Nông Minh Châu (1924) còn sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ. Tuyển tập Nông Minh Châu do Nông Phúc Tước tuyển chọn (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2005) gồm 140 bài, trong đó có 83 bài thơ tiếng Tày, 1 trường ca và 56 bài thơ tiếng Kinh. Về cấu trúc bài thơ, ngôn từ đến giọng điệu chịu ảnh hưởng sâu đậm của phong slư mà ông là tác giả của không ít tác phẩm làm say mê trái tim những thanh niên nam nữ Tày:
Nay nắng về trên đỉnh núi Óng ánh cả dòng suối
Cả làng ta biết yêu ai ghét ai Chị em ơi! Hát lượn một câu Đời ta ấm no với nắng
Có cơm, có áo, có muối
Có cả chữ viết cho người yêu
Xa ngàn dặm như chung một bản...
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 2
- Những Công Trình Về Các Tác Giả, Tác Phẩm Cụ Thể
- Ba Xu Hướng Biến Đổi Của Thơ Tày Từ 1945 Đến Nay
- Hai Giai Đoạn Phát Triển Của Thơ Dân Tộc Tày Sau 1945
- Đời Sống Và Tâm Thế Con Người Dân Tộc Tày
- Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 8
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
(Nắng tháng Mười)
Nhà thơ Nông Viết Toại thì ngay từ đầu những năm 1945, 1946 trong đội tuyên truyền kháng Nhật ở Ngân Sơn đã nhen nhóm ngọn lửa yêu nước và dùng thơ văn khích lệ lòng yêu nước của những người dân lao động miền núi. Sự nghiệp sáng tác của Nông Viết Toại với Rại róa vít pây (Điều xấu bỏ qua), Kin ngay phuối khát (Ăn ngay nói thẳng), Đét chang nâư (Nắng ban trưa) ghi dấu tên tuổi ông là một trong những nhà thơ cách mạng thành công của thơ dân tộc thiểu số. Giai đoạn sau này, Ngoảc đếnh (Ngoảnh lại nhìn, 2006) tạo được một sự bứt phá thú vị so với những gì đã làm trước đó nhưng những vần thơ khiến người đọc nhớ vẫn thuộc về cách diễn tả gần với ngôn ngữ dân gian: Kể chuyện đánh Mỹ không mang hết gánh/ Xương chúng hóa vôi vẫn còn chưa hết chuyện/ Có dịp gặp nhau hẵng kể thêm/ Giờ thì nhà tôi giục đi theo bà gánh thóc...(Kể chuyện đánh Mỹ).
Thuộc thế hệ thứ hai của thơ dân tộc Tày hiện đại nhưng Ma Trường Nguyên (1944) vẫn giữ cách viết theo lối truyền thống. Tác phẩm thơ đầu tiên của Ma Trường Nguyên là tập Mát xanh rừng cọ - một trong số ít những trường ca của thơ dân tộc thiểu số nói chung. Tiếp đến với Trái tim không ngủ (1988) và Tiếng lá rừng gọi đôi (1996) thống nhất một phong cách giản dị nhưng không hẳn là không có nhiều nét độc đáo. Ba tập thơ gần đây nhất của Ma Trường Nguyên là Câu hát vắt qua vai (2005), Cây nêu (2006), Bắc cầu vồng thăm nhau (2007). Thơ Ma Trường Nguyên thể hiện cái nhìn hồn hậu, mộc mạc nhưng không kém phần thi vị đối với cuộc sống: Bảy sắc màu lung linh/ Cầu vồng cong cong bắc/ Từ hai nơi mặt đất/ Vồng lên trời ngóng nhau/ Bây giờ em ở đâu?/ Dưới cầu vồng xa hút/ Trên vòm cao sũng nước/ Nhớ đẫm trời thênh thênh... (Bắc cầu vồng thăm nhau). Trải qua gần 30 năm sáng tác, Ma Trường Nguyên vẫn giữ được nét tươi mới, trẻ trung trong cách sống và viết như ông từng khẳng định: Là đàn ông anh dám sống đến cùng/ Và dám yêu đến cùng nữa chứ/ Nếu không tin, em còn lưỡng lự/ Em cứ việc đi tìm người nào hơn anh (Là đàn ông).
Có thể thấy, qua thơ của Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Ma Trường Nguyên... truyền thống của văn học dân gian Tày được kế thừa một cách xuất sắc. Những tác phẩm của họ chính là truyền thống, là cái nhìn tươi mới khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong chiến đấu, trong xây dựng đất nước khi hòa bình... Thơ Tày hiện nay đang dần bước vào quỹ đạo của sự hiện đại, cách tân, có những cây bút khẳng định cái độc đáo của mình một cách quyết liệt. Tính từ thế hệ thứ hai của thơ ca Tày, đặc biệt là những sáng tác hình thành sau năm 1975, thơ ca Tày có sự biến đổi lớn. Nhưng dấu ấn đậm nhất của sự biến đổi lại nằm ở thế hệ thứ ba - những tác giả tạm tính là thuộc vào thời kỳ đương đại.
Xu hướng dân tộc và hiện đại
Xu hướng dân tộc và hiện đại tiêu biểu có Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông... thế hệ trẻ có Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ… Trong thơ của họ, ảnh hưởng của văn hóa Tày rất rõ, họ ý thức được vai trò của nguồn cội, truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật và thiên chức cao cả của những người cầm bút, và thường lấy cảm hứng sáng tác từ những tiết tấu trong cuộc sống đời thường của con người miền núi.
Từ tập thơ đầu tiên - Tiếng hát tháng Giêng đến nay, Y Phương (1948) đã có hơn 30 năm sáng tác, con đường nghệ thuật củ a nhà thơ g ắn với nhiều sự kiện và biến cố quan trọng cũng như những thành tựu của văn học dân tộc. Điều nổi bật nhất có thể nhận ra trong thơ Y Phương đấy là niềm khát vọng, niềm tin nhiều như sông như suối, muốn “đục đá kê cao quê hương” Tày của mình với một bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc. Y Phương viết nhiều đề tài, nhưng thành công nhất là đề tài chiến tranh - số phận con người - số phận dân tộc. Cũng trong đề tài ấy ông gói gọn được cả tình quê hương, tình yêu lứa đôi và tình cảm gia đình một cách sâu sắc nhất. Từ Tiếng hát tháng giêng (1987) đến Thất tàng lồm - Ngược gió (thơ song ngữ Tày - Việt, 2006), trường ca Đò trăng (2009) đều nhất quán điều ấy.
Thơ Y Phương ở những sáng tác trước 2001 đã thể hiện khá rõ yếu tố dân tộc và hiện đại: Đất nước/ Sinh ra từ ngực người đàn bà/ Sau đó sinh ra làng quê xóm mạc/ Sinh ra tình yêu sinh ra bi kịch/ Sinh ra trí khôn đánh giặc chống trời/ Sinh ra/ Khan/ Khắp/ Cọi... Sau 2001, sáng tác trong môi trường văn hóa khác,
không còn là “Những đứa con của đá/ Lăn lóc đi vào đời” nữa nhưng tính dân tộc không vì thế mà phai nhạt. Lối nói, lối nghĩ, hình ảnh, cách tạo dựng biểu tượng vẫn đậm chất Tày. Giai đoạn sau này, cách tư duy đậm chất miền núi trong thơ ông đôi khi bị sự khái quát hóa, dụng công cầu kì lấn át.
Mai Liễu (1949) với Suối làng (1994), Mây vẫn bay về núi (1995), Lời then ai buộc (1996), Tìm tuổi (1998), Giấc mơ của núi (2001), Đầu nguồn mây trắng (2004)... trở đi trở lại là hình ảnh quê hương với suối nguồn, gió rừng, thác đổ tạo nên một không khí mới cho những trang viết: Suố i là ng tôi bắ t ngu ồn từ nơi ấy/ Là ngọn nguồn trong trẻ o củ a đờ i tôi ; Tôi đã đi qua bao đồi bao núi/ Đã vượt nhiều bể cả sông to.../ Mỗi khi nghĩ về rừng/ Hồn tôi lại vi vu/ Gió thổi...
Triệu Lam Châu (1952) từ các tập thơ Trăng sáng trên non (1998), Ngọn lửa rừng (1999), Giọt khèn (2001) đạt được thành công đến Thầm hát trên đồi (2004) hầu như vẫn thể hiện một bút pháp khá tinh tế với nhiều suy tưởng, nhưng sau đó lại chuyển sang tiểu thuyết. Không chỉ là nhà thơ kiên trì với việc sáng tác song ngữ, Triệu Lam Châu còn được biết đến còn với tư cách là một dịch giả có nhiều thành tựu. Ông đã dịch nhiều tác phẩm thơ từ tiếng Nga sang tiếng Việt và mới đây nhất là dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh ra tiếng Tày (2011).
Hà Lâm Kỳ (1952) với Lời riêng (2009) cũng thể hiện một bước tiến so với Xôn xao rừng lá ra mắt từ trước đó rất lâu (1992); Hoàng Hữu Sang tuy viết không nhiều nhưng với Câu sli xứ Lạng đủ để khẳng định bút lực: Câu sli qua dốc gập ghềnh/ Va vào vách đá tan thành sao đêm...; Lương Định (1957) với Tương tư (1991), Núi và hòn đá lẻ (1995), gần đây là Lối trong rừng nhất quán một phong cách thơ mộc mạc mà nhiều thể nghiệm, như tuyên ngôn nghệ thuật gián tiếp thể hiện trong thơ: Không ai mở sẵn/ Bằng con dao sắc của mình/ Con tự mở lối đi… (Lời người cha Lũng Núi).
Thơ dân tộc thiểu số giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI bắt đầu có sự chuyển mình mạnh mẽ, một trong những đặc điểm quan trọng là sự gia tăng đáng kể trong đội ngũ. Nếu như trong thời kỳ trước có Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu thường xuyên sáng tác bằng hai thứ tiếng, thì giai đoạn này xuất hiện thêm các tác giả như: Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường… Với 17 tập thơ đã xuất bản, thơ Dương Thuấn (1959) lúc nào cũng đau
đáu một khát khao “đi tìm bóng núi” và “hát những lời cho quả sai”. Những bài thơ của anh tựa như những khúc ca, những chất liệu để có thể hát thành lượn cọi, lượn nàng ới, hay theo điệu phong slư. Dù hạ sơn về phố từ lâu nhưng Dương Thuấn vẫn không đánh mất chất Tày, chất núi rừng trong con người mình.
Giai đoạn hiện tại của thơ Tày, những tác giả còn rất trẻ nhưng đã thể hiện một xu hướng sáng tác rõ rệt, hình thành cho mình một phong cách riêng, báo hiệu những dấu hiệu tốt như Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường… Điểm nổi bật được chú ý trong thơ Dương Khâu Luông với 4 tập Gọi bò về chuồng (2003), Dám kha cần ngám điếp (Bước chân người đang yêu, 2005), Bắt cá ở sông quê (2006), Co nghịu hưa cần (Cây gạo giúp người, 2008) là khả năng tạo dựng những bức tranh sinh động, cảnh vật, con người luôn hiện ra tươi mới, sống động như được tắm gội trong suối nguồn mát trong của hồ Ba Bể. Những bài thơ anh viết về văn hóa phong tục quê hương thường bộc lộ được nhiều ý tình vang vọng: Ta hát cho ngọn lửa tàn đêm/ Ta hát cho trăng tròn, trăng khuyết/ Ta hát cho trăng lặn lại trăng lên/ Cho tình yêu ta chung một nhịp tim hay như: Trời sáng rồi/ Người hát có biết không?/ Lửa tắt/ Tàn đêm/ Câu hát vẫn bùng lên/ Than trong lòng cháy đỏ…
Thơ Nông Thị Tô Hường có sự đằm thắm của người thiếu nữ vùng cao. Dù viết cho thiếu nhi, viết cho gia đình, bè bạn hay viết về tình yêu đôi lứa, chị cũng giữ được cái chất đơn sơ, tinh khôi trong từng câu chữ. Cách cảm, cách nghĩ của Nông Thị Tô Hường trong thơ mang đậm chất Tày, chất miền núi: Đừng mà anh/ Rừng thật lắm lối/ Đừng thả củi trôi dốc/ Mắc gốc cây/ Lạt đứt/ Mắc lối ngoặt/ Gẫy củi/ Mắc tiếng cười chê/ Lời không xuôi…
Đinh Thị Mai Lan với Tiếng đàn đêm cũng tạo được ấn tượng tốt: Một đời khó nhọc/ Cha vun lên những mùa màng tình yêu/ Không chờ ngày gặt hái/ Những đứa con dù chắc như lim/ Dù vững như núi/ Vẫn tròn như đá sỏi/ Lăn về phía cha... Thế hệ trẻ hiện nay của thơ dân tộc Tày có thể kể đến một số gương mặt triển vọng như Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ... bắt đầu thể hiện được bản lĩnh của một người sáng tác gắn bó với truyền thống dân tộc mình mà không bị cũ mòn trong cách viết.
Nhiều tác giả trẻ cũng có những cố gắng trong việc tái hiện và lưu truyền văn hóa dân tộc trong những sáng tác. Dù sinh sống ở miền núi hay miền xuôi, cơ chế nhập thân văn hóa khẳng định sự tham gia của cá nhân vào một hình thức cụ thể của
văn hóa. Đây là khái niệm chìa khóa đối với M. Herskovits trong việc xây dựng quan niệm nhân học văn hóa toàn vẹn của ông. Chính quá trình gia nhập văn hóa mới xuất hiện các cơ chế sản xuất ra các cộng đồng văn hóa tộc người và khả năng thay đổi của một xã hội (văn hóa) này hoặc khác, tức là nhập thân văn hóa không chỉ tạo ra con người văn hóa mà còn chứa đựng cơ chế thực hiện những thay đổi trong văn hóa. Trong văn hóa học thường nhắc tới khái niệm “tâm thức” (mentalité) như “một tập hợp tương đối toàn vẹn những ý tưởng, tín ngưỡng, tập quán tinh thần tạo nên bức tranh thế giới và sự củng cố sự thống nhất của truyền thống văn hóa hay một cộng đồng nào đó”. Thơ các tác giả trẻ của dân tộc Tày thể hiện rõ ý thức dung hòa yếu tố dân tộc và hiện đại, Hoàng Chiến Thắng tự họa về những người của núi: Người của núi có cái nhìn màu xanh/ Có nụ cười của suối.../ Người của núi vụng nói/ Người của núi chăm nghe.../ Khi người của núi yêu/ Khắp rừng vang câu hát.../ Người của núi/ Thở, yêu, nói bằng lời của núi!. Thơ Hoàng Chiến Thắng thể hiện sự táo bạo của người viết trẻ, thử nghiệm và không ít những thành công. Bên cạnh đây đó những câu chữ quen thuộc kiểu như: Rệu rạo những ngày không em/ Vắt kiệt mình cho câu thơ rong ruổi/ Lãng đãng sương mờ đỉnh núi... là những mới mẻ, bứt phá mà không xa rời truyền thống: Câu then ngủ quên/ Mắt ngày rực xém nỗi đau/ Câu then ru vào đêm sâu/ Khúc đại ngàn/ Cho người về nhặt lá/ Ta lên rừng hái quả/ Câu then cựa mình/ Đắng hoa mùa mật ngọt/ Ta cõng ngày lên nương/ Người địu ngày xuống suối/ Câu then ngái ngủ/ Ru phía ngược chiều.
Thơ của Mai Liễu, Y Phương, Dương Thuấn, Nông Thị Tô Hường… có sự từng trải trong cuộc sống, với cách diễn tả hồn nhiên mà sâu lắng, các đề tài rộng mở, “có đồng bằng và biển, có phố phường sầm uất thị thành” nhưng đậm nhất, nhiều nhất và hay nhất vẫn là hình ảnh cuộc sống người miền núi với những cảnh vật, con người, tâm tư, tình cảm bình dị. Điều đáng nói là họ dung hòa được chất hiện đại và truyền thống trong sáng tác. Trong số họ có nhiều người sinh sống và sáng tác trong một bầu khí quyển, môi trường văn hóa khác nhưng ở những tác giả có bản lĩnh, có ý thức không đánh mất chính mình, và ngược lại. Một môi trường văn hóa mới phần nào khiến thơ dân tộc thiểu số nói riêng, văn học dân tộc thiểu số nói chung có sự thay đổi (gần với hiện đại hơn, khẳng định một tiếng nói vừa tự tin
vừa trách nhiệm trong bản hợp thanh của văn học đương đại với ý thức thường trực về bản sắc dân tộc).
Xu hướng hiện đại hóa
Xu hướng hiện đại hóa bao gồm sáng tác của các tác giả thực sự vươn tới sự đổi mới trên tinh thần thời đại, mang yếu tố hiện đại, không mang ảnh hưởng sâu đậm của văn học dân gian Tày. Nhiều khi chúng ta khó nhận ra dấu ấn Tày trong đó, có thể kể đến Bế Thành Long, Triều Ân, Nông Thị Ngọc Hòa (trong giai đoạn sau của sự nghiệp sáng tác), Hoàng Kim Dung, Vi Thuỳ Linh… Trong thơ họ cách diễn tả, nguồn cảm hứng, cách tư duy đã bắt đầu có sự thay đổi rõ.
Bế Thành Long (1938) với Cỏ may (1996) và gần đây là Ở nguồn nhất quán một phong cách. Thơ Bế Thành Long lãng đãng, xúc cảm nhẹ nhàng, có chút tài hoa như chính con người ông. Tuy không mới và độc đáo nhưng ta thấy ông cũng không cũ, và cũng không hẳn là không thú vị: Đất nhẹ nở đầy hoa cúc dại/ Hương thơm khắc khổ vậy ư? Hay: Râu tóc cũng phải lòng mây gió/ Du hành, suy tưởng, trắng phơ phơ.
Triều Ân (1931) từ Quê ta, anh biết chăng (1961, giải Nhì, không có giải Nhất cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ) đến nay đã 50 năm, Triều Ân vẫn miệt mài sáng tác (Nắng ngàn, Bốn mùa hoa, Kin mác, Chốn xa xăm, Hoa vông, Hoa và nắng). Bên cạnh tiểu thuyết, biên soạn, nghiên cứu, sưu tầm... là thơ. Thơ Triều Ân vẫn đề tài ấy, vẫn con người miền núi, tình yêu, bè bạn và vẫn phong cách ấy, chân thực, không cao giọng, không cố tình triết lý mà vẫn sâu sắc. Sang những năm đầu của thế kỷ XXI tuy không đậm đặc hình ảnh đồng bào Tày từng bước đấu tranh giành thắng lợi và xây dựng cuộc sống mới nhưng vẫn là những đề tài quen thuộc. Giai đoạn sau này ông chủ yếu chuyển sang nghiên cứu, sưu tầm, nhiều công trình về Nôm Tày của ông là những đóng góp quý, nổi trội hơn cả.
Ở xu hướng này có thể kể đến nhiều tác giả, đóng góp của họ chính là khẳng định cái sung sức của đội ngũ những người viết văn làm thơ dân tộc Tày đương đại, dù nhiều tác giả thuộc vào thế hệ thứ hai, thứ ba của thơ Tày từ 1945 đến nay. Đoàn Lư (1959) với tập thơ đầu tiên Mùa khẩu lam (1997), sau một thời gian thành công với văn xuôi cũng ra mắt Dòng sông nghiêng (2003) chủ yếu nói về tình yêu, những suy ngẫm của một người nhiều trải nghiệm, thể 7 chữ quen thuộc là phổ biến hơn
cả. Đoàn Ngọc Minh (1959) với Lời hẹn (1997), Gọi nắng (2004), Sông ngàn lau (2001), gần đây nhất là Gió hoàng hôn (2012)… Triệu Sinh có Chẩp căn tềnh kéo điếp (Gặp nhau trên đỉnh đèo yêu thương, 2006) bước đầu tạo được dấu ấn cá tính riêng khi viết về đất chợ Slo; Triệu Đức Xuân có Hai bờ dòng chảy (2005) với chất giọng mộc mạc, tuy nội dung và cách viết không có gì mới; Hoàng Kim Dung có Bỡ ngỡ (2005), Chốn xưa (2006), Khúc giao mùa (2008) cả tiếng Tày và tiếng Việt; Hoàng Diệu Tuyết với Mùa nắng mới (2005)... Các tác giả thường sử dụng những hình ảnh, ngôn từ, cách diễn tả quen thuộc với cách viết theo hướng hiện đại, Đoàn Ngọc Minh với những liên tưởng hoàn toàn khác lạ với cách tư duy người Tày: Ta không đợi/ Sao người lại tìm về/ Người như manh áo/ Xua đi cái rét cuối đông/ Người như giọt mặn/ Chan vào ta năm tháng nhạt phai... Thu Bình thì: Dẫu năm tháng/ Chất chồng/ Dẫu tóc xanh/ Hóa bạc/ Dẫu đời buồn vui...
Có một nét khá riêng của thơ ca Tày hiện nay là sự xuất hiện của rất nhiều gương mặt thơ nữ. Thơ của họ phần nhiều gặp nhau ở một điểm là sự thể hiện cái thiên tính nữ, cái nhẹ nhàng, đa cảm trong tâm hồn… Nông Thị Ngọc Hòa (1955) với các tập Trước gương (1988), Lời ru cho mình (1999), Lời của lá (2000), Vườn duyên (2002), Con đường cho mây đi (2004), Nước hồ mãi trong xanh (trường ca, 2006). Giữa rất nhiều dáng vẻ, phong cách, chị tạo cho mình một tiếng nói riêng với những vần thơ đẹp, không cầu kỳ, không bi lụy mà nồng nàn, nhiều dự cảm. nhưng cách dùng từ, sử dụng thể thơ không khác các nhà thơ miền xuôi: Hình như đã có một thời xa lắm/ Gió mải yêu quên hết mọi nẻo về…/ Hình như có hôm nào, hình như thế/ Người trao ta báu vật với câu thề/ Trăng khờ dại khuyết dần như hẹn trước/ Để bây giờ người tiếc lại đòi đi…
Thơ Hoàng Kim Dung có chất say say của hạnh phúc tràn đầy, như chạm tới, cầm nắm được; vừa gắn bó với thực tại nhưng vẫn phảng phất nét mơ hồ, xa xăm: Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thôi/ Mưa không hề báo trước/ Bất ngờ, ướt cỏ cây/ Như một chiều xa lắc! Tạ Thu Huyền (1960, Yên Bái) với Đầy vơi (2001) cũng thể hiện một chất thơ tươi mới, có triển vọng nhưng sau đó không thấy làm thêm được nhiều… Nhiều bài thơ của chị có cách diễn đạt, giọng điệu rất “Kinh”: Em viết bài thơ đầu tiên/ Ở tuổi bốn mươi/ Như lời tự hát/ Cũng như nham thạch/ Vụt trào lên từ những mạch ngầm/ Đất vặn mình đau đến ngàn lần/ Giọt nước mắt trên môi mặn chát/ Cầm trái đắng trên tay/ Đi qua những tháng năm khó nhọc/ Để tìm lại chính mình.