Hai Giai Đoạn Phát Triển Của Thơ Dân Tộc Tày Sau 1945


Gương mặt đặc biệt của xu hướng này phải kể đến Vi Thùy Linh. Sinh năm 1980 nhưng đến nay đã cho ra mắt bạn đọc 6 tập: Khát (1999), Linh (2000), Đồng tử (2006), ViLi in love (song ngữ Việt - Anh, 2008), Phim đôi - tình tự chậm (2010), Chu du cùng ông nội (2011) không chỉ tiêu biểu cho sự sáng tạo và dám làm mới trong những tác giả trẻ của thơ dân tộc Tày mà còn của chung những tác giả thơ trẻ đương đại. Chỉ trong một thời gian ngắn, với sự ra đời của hai tập thơ: Khát (1999) và Linh (2000), Vi Thùy Linh đã trở thành một “hiện tượng”, đã ghi tên mình một cách ấn tượng trong làng thơ trẻ và trong lòng công chúng yêu thơ. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự ra đời hai tập thơ ấy, Vi Thùy Linh cũng trở thành một chủ đề gây xôn xao dư luận, đến nỗi có một khoảng thời gian, nhắc đến sự khác lạ, sự phá cách trong thơ ca là người ta dẫn Vi Thùy Linh như một điển hình tiêu biểu.

Với Vi Thuỳ Linh, điểm hạn chế khi xếp chị vào đội ngũ những nhà thơ dân tộc thiểu số là sự thiếu vốn văn hóa Tày. Ông Vi Thuỳ Linh là người Tày, bố Vi Thuỳ Linh cũng là người Tày nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội. Vi Thuỳ Linh mang gốc Tày nhưng thực chất đã bị “bứng” khỏi quê hương mình. Thơ Vi Thuỳ Linh gia nhập quỹ đạo của thơ hiện đại một cách nhanh chóng và quyết liệt. Nói theo cách của nhà thơ Y Phương, thơ Vi Thùy Linh giống như vải thiều Hải Dương mang lên trồng ở đất Cao Bằng - cái biến đổi lớn là không thể tránh khỏi. Linh viết những câu thơ đầy khao khát:

Thềm mưa thềm mưa

Phấn hoa bay trên làn da cẩm thạch Trời trong vắt như bình vang trắng Cơn gió đực

Làm tình một mình trên mái(1)

Anh tô son môi em chín chín lần

trong một buổi tối bằng môi anh

…Những người điếc nghe nhạc mải mê Những người mù say sưa chụp ảnh Những người câm reo cười nhún nhảy Những người liệt chạy tung tăng hoan hỉ

Cùng cởi bỏ đời mình bằng tâm trạng đang yêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

(Bản đồ tình yêu)


Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 6


(1) Thơ Dương Tường.


Trong không gian và thời gian mơ hồ ấy, giữa giấc mơ và hiện thực, người đàn bà trong thơ Vi Thùy Linh như chạm vào giới hạn đầy trái ngang của mơ ước, đó là thực tại, đó là hữu hạn của chính mình. Thơ chị nói nhiều đến thời gian, cứ ngẫm ngợi và trải nghiệm thời gian trong đêm, chị lại thêm thảng thốt. Đó là cái thứ thời gian không bằng năm, bằng tháng mà hằn dấu ấn riêng: thời gian đọng dài vệt mắt, thời gian đang chai vào em; hoặc những cách đong đếm: chiếc lá xác xơ như lông mày quả phụ, tóc màu lá khô

Tập thơ ViLi in love (năm 2008 với 29 bài, chia làm 3 phần: Mãi mãi ngày thơ bé, Tình tự Hà Nội, Con và Paris) là tập thơ song ngữ Việt - Anh đầu tiên của Vi Thùy Linh với sự tham gia chuyển ngữ của hai dịch giả Dương Tường và Trịnh Lữ. Chị tâm sự: “Đừng tìm ở đây sự dữ dội, cuồng bạo, cũng đừng “nhầm” tôi nổi loạn. Tôi chưa bao giờ nổi loạn. Xung lực mạnh mẽ của tôi chính là sức mạnh thường hằng, tôi là thế. Cố gắng lao động, tìm những câu chữ hình ảnh, cách diễn đạt mới, gìn giữ tâm hồn, sức tưởng tượng; chứ không cố gắng làm cái gì đó không phải là mình, đập phá hay phủ nhận gì khác” rồi Phim đôi - Tình tự chậm (2010) với nhiều phá cách táo bạo... những tưởng phong cách của Vi Thùy Linh được “đóng đinh” với sự nổi loạn và đam mê, coi tình yêu như một tôn giáo, một đế chế với một Anh luôn được viết hoa... nhưng Chu du cùng ông nội (2011) chị lại khiến người đọc không khỏi băn khoăn nhìn lại, bởi ở đó lại là một Vi Thùy Linh khác lạ, một người con của văn hóa quê hương, của những hồi ức tuổi thơ dung dị, nhân văn...

Xu hướng hiện đại hóa dường như là một sự phát triển tất yếu của thơ ca Tày nói riêng và văn học, văn hóa các dân tộc. Nền văn hóa không chỉ của riêng dân tộc Tày đã có những biến động lớn trước xu thế toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng và mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa. Cũng chính vì thế mà một vấn đề khiến rất nhiều người quan tâm là sự biến đổi ra sao của nền văn hóa, văn học, hẹp hơn là thơ ca trước sự giao lưu đó.

Văn học Tày nói chung và thơ ca Tày nói riêng có sự biến đổi qua thời gian, một bộ phận sáng tác phát triển theo chiều hướng gia nhập vào quỹ đạo chung của thơ ca đương đại Việt Nam. Sau 1986, thơ dân tộc thiểu số phát triển khởi sắc và chuyển mình mạnh mẽ hơn giai đoạn trước đó. Điều đáng nói là các nhà thơ có bản


lĩnh ý thức rõ hơn đầy đủ hơn tầm vóc dân tộc mình, đi từ khẳng định bản sắc dân tộc mình đến hội nhập văn hóa, rồi từ đó lại khẳng định một vị thế mới. Nội dung sáng tác từ chỗ tập trung cho nhiệm vụ tuyên truyền, ca ngợi quê hương, đất nước, đến nay đã đi sâu khai thác thân phận con người vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Một số những nhà văn trẻ không theo lối viết truyền thống nữa; một số lại dung hòa yếu tố truyền thống và hiện đại. Ngược lại, nhiều người tầm tuổi cao vẫn bị ràng buộc nhiều bởi lối viết truyền thống, chưa bứt mình ra khỏi khuôn sáo cũ của cách viết ngày trước. Tuy nhiên nhìn tổng thể, thơ dân tộc Tày ngày càng hay hơn, hiện đại mà vẫn giữ đặc sắc dân tộc, có chiều sâu trong cách viết với ngôn ngữ tạo hình; bên cạnh một vài hạn chế tồn tại như đơn giản trong cách diễn tả, nhiều bài thơ chỉ kể, tả đơn thuần; cách viết lặp lại, quẩn quanh, cũ, sáo mòn; một số cách viết gượng ép, “học đòi” theo hướng hiện đại nhưng không đưa lại hiệu quả.

Đối với những nhà thơ dân tộc thiểu số khi “hạ sơn về phố” mang trong mình cái hơi thở miền rừng, hòa nhập vào “đồng bằng rộng tựa bên nào cũng trống” (câu thơ của Dương Thuấn) sẽ càng ngày càng có ý thức hơn về sự gìn giữ văn hóa dân tộc mình. Ở những người cầm bút có bản lĩnh, có sự gắn bó sâu nặng với dân tộc mình thì điều ấy không khó, dù có lúc không làm một cách chủ ý nhưng sáng tác của họ vẫn đến với đông đảo bạn đọc nhờ yếu tố dân tộc mà hiện đại như trên chúng tôi vừa phân tích. Xem xét sáng tác của một số nhà thơ dân tộc thiểu số có thời gian dài sinh sống và sáng tác tại miền xuôi như Nông Quố c Chấ n , Mai Liễu, Y Phương, Dương Thuấn... cũng thấy điều này rất rõ. Nông Quốc Chấn không chỉ là người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ là người các dân tộc thiểu số mà trong sáng tác của mình ông còn thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa và con người dân tộc Tày. Ông vẫn làm thơ, viết nhiều tập tiểu luận phê bình về văn học dân tộc thiểu số khi đã giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa rồi Hiệu trưởng trường Viết văn Nguyễn Du... Có thể thấy trong sáng tác của các tác giả này đều biến chuyển nhất định qua những giai đoạn khác nhau trong những điều kiện văn hóa khác nhau. Phải thừa nhận một mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh khi các hoạt động chính trị, xã hội cùng với môi trường sống có tác động không nhỏ đến sáng tác. Quá trình cộng cư dẫn đến cộng sinh văn hóa, cũng như Hoàng Ngọc Hiến cho rằng, quan hệ giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt trong chế


độ thực dân là quan hệ cộng sinh (symbiose). Giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số không chỉ là sự giao lưu văn hóa mà cần sự hội nhập văn hóa tuy “các tộc người Việt Nam đều có chung một cơ tầng văn hóa cổ đại. Dẫu cho văn hóa không thể vạch thành ranh giới như các lãnh thổ hành chính, thì vẫn cứ phải nói đến một miền đất cụ thể, nơi con người sinh sống và sáng tạo” [81, tr. 284].

Sự thay đổi về đời sống xã hội tạo ra một tâm lý xã hội mới, cách nhìn, cách nghĩ mới. Chính điều này đã khiến những sáng tác văn học nghệ thuật có sự biến đổi rõ nét, không chỉ dừng lại ở sự ảnh hưởng mà là sự tiếp biến (acculturation - còn có người gọi là hỗn dung văn hóa). Khi cùng ăn ở, cùng sinh sống có nhiều tác giả viết rất hay về cuộc sống vùng cao (Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyên Ngọc...). Cũng cần thêm một lý giải nữa cho vấn đề ngược lại là có những tác giả không tiếp xúc sâu, không sống trong môi trường văn hóa miền xuôi nhưng thơ vẫn mất đi chất dân tộc của chính mình. Vấn đề là ở thế giới quan, cách tư duy. Thời đại và giai cấp tạo ra một trường khả năng (champ des possibilités) nhất định. Nhưng môi trường cụ thể, đời sống cụ thể, cá tính cụ thể của nhà văn sẽ quyết định lựa chọn một khả năng nào đó trong vô vàn khả năng có thể xảy ra. Hyppolite Taine căn cứ vào chủng tộc (race), hoàn cảnh môi trường (milieu), thời điểm (moment) để giải thích sự hình thành một tác giả. Ở đây cần nhắc lại khái niệm nhập thân văn hóa, tức là nắm được kinh nghiệm của văn hóa tộc người, đặc biệt đối với nền văn hóa địa phương - lịch sử nào đó, cần phân biệt nhập thân văn hóa với xã hội hóa văn hóa là sự nắm được kinh nghiệm tương tác của con người nói chung, và chỉ có nhập thân văn hóa mới xuất hiện con người văn hóa [9, tr.345].

Văn học dân tộc thiểu số, văn học dân tộc Tày và văn học người Kinh không còn nhiều đường biên khi đều là những bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, người dân tộc sáng tác ở miền xuôi và người miền xuôi sáng tác tại dân tộc ngày càng phổ biến bởi sự giao lưu ngày càng đậm đặc. Thơ văn của các nhà thơ dân tộc Tày nói riêng, thơ dân tộc thiểu số nói chung có đóng góp đáng kể vào diện mạo và sự phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Đến nay, qua hơn nửa thế kỷ phát triển, bốn thế hệ tác giả của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số vẫn viết với một tâm niệm: Tôi có một dòng suối mơ/ Ra biển lớn vẫn chưa bằng lòng/ Bạc đầu sóng không một ngày ngơi nghỉ (Y Phương).


Chương 2


HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG

TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY


2.1. Hai giai đoạn phát triển của thơ dân tộc Tày sau 1945

Cách mạng tháng Tám là mốc son không chỉ trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn mở ra chặng đường mới cho văn học nước nhà. Thơ ca bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ. Lớp nhà thơ trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám cùng với các nhà thơ của phong trào Thơ mới tạo thành một lực lượng sáng tác hùng hậu, ôm chứa những nguồn đề tài phong phú của hiện thực cuộc sống và cuộc đấu tranh cách mạng suốt ba mươi năm. Đến 1975, khi hòa bình lập lại ở cả hai miền Nam Bắc, Tổ quốc thống nhất trọn vẹn, một bước ngoặt mới nữa lại được mở ra. Văn học lúc này cũng vận động trong không khí và điều kiện xã hội mới, có thể thấy “dân chủ hóa, tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm, phát triển đa dạng và phức tạp” [48, tr.367] trong văn học sau 1975.

Từ 1945 đến nay, hai chặng đường phát triển của văn học Việt Nam cũng như văn học dân tộc thiểu số, văn học dân tộc Tày nói riêng có nhiều điểm khác biệt trong cảm hứng. Từ 1945 đến 1975, thơ dân tộc Tày (cũng như thơ dân tộc thiểu số) hình thành và phát triển trên cái nền của hiện thực nhiều biến động - đó là cuộc kháng chiến của dân tộc, cùng với đó là sự quan sát học hỏi từ một nền thơ nhiều thành tựu (trong tương quan với thơ của các tác giả miền xuôi). Bởi thế, nó vận động theo lý tưởng thẩm mỹ của thơ miền xuôi, và sự đi sau/đi chậm hơn đôi chút là điều hợp lý. Giai đoạn này, cũng như thơ của các tác giả người Kinh, thơ dân tộc Tày cũng khai thác những con người lý tưởng của xã hội mà tiêu biểu nhất, kết tinh trọn vẹn nhất là hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ”. Các nhà thơ dân tộc thiểu số cũng như những nhà thơ dân tộc Kinh thời kỳ này có một cơ sở, một xuất phát điểm chung cho những sáng tạo nghệ thuật - đó là lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ thấy đi theo cách mạng là đổi đời, là tái sinh. Những tình cảm trong thơ đến một cách tự nhiên và thể hiện bộc trực, chân thành. Thơ Nông Quốc Chấn (Tày), Bàn Tài Đoàn (Dao), Cầm Biêu, Hoàng Nó, Lương


Quy Nhân (Thái), Đinh Sơn (Mường), Mã Thế Vinh (Nùng)... cũng cùng một ý thức về vai trò công dân trong cuộc chiến đấu chung: Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô/ Lên đường dẻo bước khóac ba lô/ Mang theo ý chí người dân Việt/ Thà chết không làm vong quốc nô (Tú Mỡ).

Sự đổi thay trong nhận thức của các nhà thơ thời kỳ này mang tính chất nội tại. Nếu như các tác giả miền xuôi với một lực lượng đông đảo như: Hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Minh Huệ... là lớp nhà thơ “do cách mạng mà có, từ cách mạng mà ra, vì cách mạng mà làm” [48, tr.151] thì các tác giả dân tộc thiểu số cũng góp sức một lực lượng tuy không thật hùng hậu nhưng sự trưởng thành và bứt phá cũng từ những năm tháng chiến đấu gian khổ mà nên. Lúc này, cảm hứng chính trong sáng tác cũng chính là nguồn cảm hứng từ tâm hồn, tình cảm mỗi nhà thơ. Đó là cái say sưa, dạt dào khi có ánh sáng Đảng soi đường, cái bừng bừng khí thế của những ngày ra trận, cái căm thù đến tận xương tủy với bè lũ xâm lăng. Thơ dân tộc Tày trước năm 1945 cũng có những tác phẩm đáng chú ý. Nông Quốc Chấn với Mưa gió (1942), Khóc đồng chí (1944) nhưng đến sau Cách mạng tháng Tám với Việt Bắc đánh giặc Khâu áo (1948), Dọn về làng (1950) mới thực sự ghi dấu ấn đậm nét. Bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn, được các nhà nghiên cứu trong cuốn 40 năm văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 - 1985 đánh giá “xứng đáng ngang hàng những bài thơ xuất sắc trong nền thơ Việt Nam kháng chiến” [1, tr.210]. Thời kỳ này còn có thể kể đến Nông Minh Châu nổi tiếng với Đêm Ba Khe, Người thanh niên giữ Đèo Giàng (1953), Nông Viết Toại với Pây bộ đội (Đi bộ đội)...

Lớp nhà thơ đầu tiên của thơ ca dân tộc Tày chủ yếu dùng thơ ca như một thứ vũ khí hoạt động cách mạng. Theo Lâm Tiến, “cách mạng, nhân dân và văn hóa dân gian là ba nguồn mạch cảm hứng nuôi dưỡng thơ các dân tộc thiểu số trong những năm tháng của cách mạng” [92, tr.100]. Giai đoạn đầu này, thơ Nông Quốc Chấn diễn tả rất rõ lý tưởng của những người làm cách mạng, cái kiên định của con người trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy: Mặc gió mặc mưa, chúng ta đừng hoảng hốt/ Ngày mai trời nắng, sông núi sẽ huy hoàng (Mưa gió). Sau Cách mạng tháng Tám, thơ dân tộc Tày chủ yếu viết về những cảm nhận của đồng bào miền núi khi có ánh


sáng Đảng soi đường, sự thức tỉnh của những người giác ngộ cách mạng và cái anh dũng quật cường của con người trong chiến đấu chống giặc. Sự thức nhận về số phận con người, dân tộc: Các anh chị: Tày, Nùng, Kinh, Mèo, Mán…/ Tạm xếp nương chàm, khung dệt, quả còn/ Tạm biệt nhà sàn về ngủ lán/ Giữ Đèo Giàng là giữ bản thôn (Người thanh niên giữ Đèo Giàng - Nông Minh Châu).

Tinh thần chiến đấu của những anh hùng được khắc họa một cách giản dị bằng một thứ ngôn ngữ còn thô mộc là điểm dễ thấy trong thơ dân tộc Tày cũng như thơ dân tộc thiểu số thời kỳ này. Nhiều tác giả nặng về những vần thơ kiểu hô hào, tuyên truyền khẩu hiệu:

Trai tráng trong làng chúng bắt phu bắt lính Vợ con ta chúng hãm hiếp nhục hình

… Những ai yêu nước thương nòi

Hãy vững chí bền gan gian khổ không sờn…

(Ở vùng căn cứ - Hoàng Nó, dân tộc Thái)

Quê tôi chưa phải chỗ thiên đường Còn áo vá vai, ăn bắp nương

Lối bước còn gai còn khúc khuỷu Nhưng theo Đảng vạch sẽ quang đường.

(Việt Bắc - Tây Nguyên - Nông Quốc Chấn)

Trong khoảng mươi năm tiếp theo, thơ dân tộc Tày ngày càng tái hiện cuộc sống chân thực và sâu sắc hơn. Lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo, bởi thế mang đến tiếng nói phong phú hơn. Có tiếng nói hướng đến cái sôi nổi của cuộc sống lao động miền Bắc, có tiếng nói ngợi ca những con người xả thân chiến đấu vì thống nhất nước nhà... tất cả hiện lên trong cái dáng vẻ đa dạng như chính hiện thực cuộc sống. Khi miền Nam Bắc cắt chia, đề tài trong thơ cũng vì thế có sự chuyển biến rõ rệt. Các tác giả không chỉ khai thác tinh thần chiến đấu mà tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện trên nhiều phương diện: thiên nhiên, con người, lao động... và cả những khoảng lặng khi khắc họa một miền Nam còn đau thương.

Hình ảnh miền Bắc xây dựng cuộc sống mới trong thơ miền xuôi được tái hiện nhiều và hay: Ta đi tới (Tố Hữu), Trên đèo Phia Đén (Hoàng Trung Thông),


Thanh Nga (Xuân Diệu), Họp tổ đêm trăng, Nông trường cà phê (Tế Hanh), Cô thợ dệt (Phạm Hổ)... Cảm xúc chung về một nửa đất nước: Tôi lim dim cặp mắt/ Không thấy nơi nào không đẹp/ Không giàu (Trần Mai Ninh). Những tác giả của giai đoạn kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục sáng tác như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại... với ngày càng nhiều tác phẩm có giá trị. Giai đoạn này ghi dấu thêm Triều Ân (Tung còn và suối đàn - in chung với Nông Minh Châu, Nắng ngàn, Bốn mùa hoa), Bế Dôn, Nông Văn Bút... Do điều kiện tiếp xúc của các tác giả nhiều hơn nên các đề tài trải rộng từ miền núi đến miền xuôi, thậm chí cả quốc tế. Nông Quốc Chấn ngợi ca cuộc sống Việt Bắc “núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa” và tâm tình với những người bạn Tây Nguyên. Chùm thơ Chung một bài ca gồm 14 bài thơ của ông lại hướng đến ngợi ca mối tình hữu nghị Việt Nam với các nước trên thế giới: Bản tôi là dân cày/ Người Nùng người Thổ/ Cách xa Pơragơ muôn ngàn cây số/ Chưa biết núi sông Tiệp giống đất Việt những gì/ Nhưng tôi biết làng chợ bên kia/ Đều cắm cờ màu đỏ (Chào các đồng chí). Triều Ân dùng hình ảnh tiếng ngựa hý để ẩn dụ cho hoàn cảnh đất nước còn chịu cảnh áp bức, khổ đau: Tiếng ngựa hí như tiếng dao/ Để quan lách ruột chạm vào tim ta... đến khi đất nước được giải phóng: Miền đồng ruộng, miền rẻo cao/ Cầm cờ đỏ, phất ánh sao, rực trời/ Nắng hồng rọi chiếu khắp nơi/ Giờ nghe ngựa hí khác thời năm xưa.

Hình ảnh chiến đấu của miền Nam không được khai thác nhiều trong thơ dân tộc Tày. Khi các nhà thơ miền xuôi đã rất thành công với Mặt quê hương, Nói chuyện với sông Hiền Lương (Tế Hanh), Sóng vỗ Cửa Tùng (Lưu Trọng Lư), Lá thư Bến Tre (Tố Hữu)... thì thơ dân tộc Tày (cũng như Mường, Dao, Thái...) chưa thực sự ghi dấu ấn đậm: Tôi định xin nghỉ phép/ Về thăm quê, thăm nhà/ Nhưng nghe tin giặc Pháp/ Lại đánh miền Nam ta/ Nửa đêm tôi lại đi/ Tàu chở đầy đồng chí/ Đất nước lại lâm nguy/ Đường hành quân không nghỉ (Người Tân Trào - Nông Quốc Chấn). Các nhà thơ dân tộc Tày dành nhiều ưu ái cho “sự kiện” kết nghĩa giữa Việt Bắc - Tây Nguyên: Nông Quốc Chấn có Việt Bắc - Tây Nguyên, Gửi anh du kích Krông-nô, Nông Minh Châu có Kết tồng ngày nay, Triều Ân có Gửi Tây Nguyên... tuy nhiên những vần thơ còn mang tính ước lệ: Chúng tôi biết miền Tây Nam bộ/

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí