138
Vì vậy, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng (Sở VH, phòng VH cần phối hợp với đồng bào DTTS thường xuyên, đều đặn tổ chức ngày hội VH các DTTS các cấp để duy trì truyền thống trong xã hội hiện đại và tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao mức sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH do chính đồng bào sáng tạo nên.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ từ khâu tổ chức cho đến nội dung chương trình thể hiện, tránh sự hời hợt, tổ chức cho xong lần, như vậy sẽ không những không duy trì và phát huy, lan tỏa được những giá trị VH truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào các DTTS mà còn thất vọng, tạo tâm lý chán nản của đội biểu diễn văn nghệ, các nghệ nhân và khán giả theo dõi. Khiến cho họ không nhiệt tình tham gia biểu diễn hoặc có cũng chỉ là xuất phát từ tâm lý tham gia cho xong lần, không truyền được cảm hứng đến cho khán giả để họ hiểu, yêu mến về những giá trị trong kho tàng VH các DTTS. Nội dung chương trình cần được đa dạng hóa, hình thức tổ chức cần có sự đổi mới qua mỗi lần tổ chức để thu hút sự đông đảo đồng bào tham gia, tạo tâm lý nuối tiếc qua mỗi lần kết thúc ngày hội để họ hồ hởi, phấn khởi chờ đợi những ngày hội của các năm tiếp theo diễn ra. Khi đó chính là lòng tự hào DT được nâng cao, ý thức về giữ gìn, phát huy BSVH của DT mình được quan tâm sâu sắc.
Đồng bào các DTTS thường có tâm lý cho rằng mình là những chủ nhân của nền VH của DT mình nên hiểu rõ nhất về nền VH đó, những trên thực tế, không phải ai cũng thấy được hết cái hay, cái đẹp trong VH của DT mình. Vì vậy, hình thức tuyên truyền cho đồng bào trong các buổi triển lãm, trưng bày trong các bảo tàng địa phương cần tập trung vào giới thiệu những ấn phẩm sưu tầm vốn VH cổ truyền của họ cùng với đó là sự đánh giá, ca ngợi cái hay, cái đẹp trong BSVH của mỗi DT một cách khách quan, khoa học của những nhà VH có uy tín, đặc biệt là những nhà khoa học là người DTTS. Các ấn phẩm trình bày ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, hình ảnh đẹp thể hiện rõ sự trân trọng, nâng niu VHDT của các tác giả và người trình bày trước công chúng. Cách tuyên truyền này vừa tránh được sự khô khan, cứng nhắc vừa giúp đồng bào tự thấy được sự hiểu biết về VH và cội nguồn DT của mình còn hạn chế mà quan tâm tìm hiểu nhiều hơn vấn đề này với ý thức tự hào DT.
Thứ tư, thông qua thiết chế gia đình, dòng họ, bản làng: Đây chính là môi trường cho sự hình thành, tồn tại và phát triển các giá trị VH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Để các giá trị VH này tiếp tục được duy trì, phát huy qua các thế hệ thì bản thân mỗi gia đình, dòng họ cần tiếp tục thực hành một cách thường xuyên. Các ngày lễ tết, lễ hội, các phong tục tập quán của DT, các bậc cha mẹ, các bậc trưởng họ nên thường xuyên tổ chức tham gia và nhắc nhở các thành viên trong gia đình, dòng họ tích cực tham gia để gìn giữ BSVH tộc người. Các bậc ông bà, cha mẹ nên tích cực trao truyền cho thế hệ con cháu BSVH của tộc người mình thông qua những câu truyện kể, những hoạt động truyền dạy ngôn ngữ, dân ca, dân vũ cũng như những tri thức dân gian.
Đối với bản làng, sự tuyên truyền, giáo dục về BSVHDT và ý thức giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cần tiếp tục được thực hiện thông qua các nghệ nhân, các già làng, trưởng bản - người có uy tín trong cộng đồng. Bởi lẽ, họ là người đúc kết, hội tụ, gìn giữ được những nét bản sắc độc đáo của DT, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động VH, là trụ cột trong các hoạt động VH, tiếng nói của họ có giá trị cao và được nể trọng trong cộng đồng. Họ có khả năng khơi dậy được ý thức giữ giữ gìn, phát huy BSVH của DT trong cộng đồng bằng những việc làm cụ thể như tổ chức các hoạt động VH truyền dạy cho đồng bào trong cộng đồng những giá trị BSVH như ngôn ngữ, cách may trang phục truyền thống, các điệu múa, bài hát truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của DT…. Đây là lớp người có vai trò không thể thay thế trong thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục giữ gìn BSVH của DT. Do đó, chính quyền địa phương cần nắm bắt được đội ngũ các nghệ nhân, già làng, trưởng bản còn lưu giữ được trong mình những nét đẹp trong BSVH của các DTTS để có những chính sách ưu tiên, khuyến khích, động viên để họ tích cực tuyên truyền cho đồng bào trong dòng họ, bản làng thấy được cái hay, cái đẹp trong BSVH của mình từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy nó trong đời sống cộng đồng. Chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ để các nghệ nhân tổ chức các lớp dạy cho đồng bào các DTTS về các giá trị VH phi vật thể của đồng bào. Có như vậy mới tạo động lực để họ thiết tha duy trì, trao truyền những giá trị VH giàu bản sắc trong cộng đồng.
4.2.2. Xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Có thể bạn quan tâm!
- Khoảng Cách Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Những Bất Cập Giữa Yêu Cầu Phát Triển Kinh Tế Với Yêu Cầu Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc.
- Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Bằng Việc Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 20
- Nịnh Văn Độ (Chủ Biên) (2003), Văn Hoá Truyền Thống Các Dân Tộc Tày, Dao, Sán Dìu Ở Tuyên Quang. Nxb Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 22
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Đội ngũ cán bộ tại các địa phương vùng Đông Bắc thì nhiều, nhưng đội ngũ làm công tác liên quan và trực tiếp đến VH các DTTS còn thiếu. Đặc biệt, ở cấp cơ sở chỉ định biên một cán bộ phụ trách toàn bộ lĩnh vực VH - xã hội rộng lớn. Đội ngũ cán bộ VH ở cơ sở vùng đồng bào các DTTS có ý nghĩa to lớn cả về phương diện chính trị và phương diện VH. Họ vừa là người dại diện cho DT mình tham gia quản lý, điều hành bộ máy ở cơ sở, vừa là người triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ VH thông tin, vừa giữ gìn và phát huy BSVH của chính DT mình. Do đó, để công tác giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS có hiệu quả thì việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trong lĩnh vực VH hiện đang là đòi hỏi cấp bách.
Trước tiên, cần phải làm nghiêm túc hơn nữa khâu tuyển chọn. Muốn có được nguồn cán bộ làm công tác VH đủ, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt huyết, đam mê, tận tâm với công việc thì khâu tuyển chọn vô cùng quan trọng. Để có đội ngũ cán bộ làm công tác VH có trình độ chuyên môn cần tuyển chọn người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành VH. Có như vậy, mới đảm bảo được mặt chuyên môn, tránh tình trạng tuyển chọn trái ngành xong về đi làm lại tiếp tục cử đi học theo diện vừa học, vừa làm. Tuyển chọn như vậy sẽ được một lực lượng cán bộ không làm được việc ngay mà lại mất thời gian, kinh phí đào tạo lại. Mặt khác, ngoài trình độ chuyên môn, cũng cần tập trung vào đối tượng có niềm đam mê, tâm huyết với lĩnh vực VH, nhất là VH các DTTS. Muốn vậy, nguồn tuyển chọn cần được chắt lọc, tập trung vào đối tượng là người DTTS. Các cơ quan địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ VH và du lịch, Bộ giáo dục và đào tạo tháo gỡ vướng mắc trong khâu tuyển sinh để tuyển chọn được những hạt nhân VH cơ sở đưa vào đào tạo tập trung dưới dạng cử tuyển.
Đối với các em học sinh đang theo học tại các trường DT nội trú tỉnh, dự bị đại học mà có khả năng về lĩnh vực VH - nghệ thuật của đồng bào các DTTS hay có sự am hiểu, đam mê về nghiên cứu, tìm hiểu BSVH của các DT tại địa phương thì thầy cô, gia đình nên phân tích, hướng các em theo học tại
các trường VH nghệ thuật cấp tỉnh, các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành VH, VHDTTS… để các em phát huy được sở trường, thế mạnh. Từ đó, nuôi dưỡng niềm đam mê, nhiệt huyết, tận tâm với nghề cùng với những chính sách ưu đãi của địa phương tạo điều kiện để các em trở về quê hương công tác. Có như vậy mới tạo ra được một lực lượng cán bộ mạnh về chuyên môn, giàu có về phẩm chất để tham gia hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trong vùng, trong tỉnh.
Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu VH các DTTS. Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp vào công việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS.
Đối với đội ngũ cán bộ VH chuyên tham gia vào những hoạt động liên quan đến mảng VH các DTTS, cần có chế độ đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý cho công việc, thường xuyên xuống cơ sở để nắm bắt tình hình, tuyên truyền đồng bào giữ gìn những nét đẹp trong VH truyền thống, loại bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu, tiếp thu những giá trị mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng bào. Đối với cán bộ VH cấp huyện thị và thành phố, cần đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng chuyên môn, có sự phân bổ cho hợp lý, tránh tình trạng chỉ tập trung đội ngũ cán bộ vào mảng thể thao và du lịch, tập trung vào những mảng nổi như các hoạt động phong trào mà thiếu đi đội ngũ cán bộ VH chuyên về mảng nghiên cứu, sưu tầm, tuyên truyền, quản lý các hoạt động VH của đồng bào các DTTS. Thực tế mới có cấp tỉnh là Sở VH mới có đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực này, còn cấp huyện (phòng VH) và cấp xã thì đội ngũ cán bộ VH vẫn bao quát chung mọi lĩnh vực. Trong khi, ở cơ sở - nơi gần gũi nhất với đồng bào rất cần có đội ngũ am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực VH các DTTS, từ đó, họ mới nắm bắt, tuyên truyền và giải quyết kịp thời mọi vướng mắc liên quan đến mọi hoạt động VH của đồng bào các DTTS.
Với nguồn cán bộ VH tại cơ sở không qua đào tạo chính quy mà được luân chuyển từ vị trí khác sang thì cần yêu cầu đi học tập, bồi dưỡng, tập huấn chuyên ngành để hoàn thiện và nâng cao kiến thức chuyên môn. Chính quyền cơ sở cần khuyến khích cán bộ VH tham gia những đề tài nghiên cứu khoa học hay những sáng kiến liên quan đến công tác giữ gìn và phát huy BSVH
142
các DTTS ở địa phương, vừa để họ rèn rũa nâng cao kiến thức chuyên môn, sự am hiểu, về BSVH các DTTS tại địa phương, vừa để họ có cơ hội kiểm chứng những ý tưởng về giải pháp giữ gìn và phát huy BSVH trên thực tế. Có như vậy, mới đào tạo được đội ngũ cán bộ VH tại cơ sở mạnh về chất lượng, dày dạn kinh nghiệm để hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Cần phát huy vai trò của các trí thức người DT đã nghỉ hưu trong sưu tầm, giới thiệu vốn VH truyền thống của họ. Bản thân họ là những người dày dạn kinh nghiệm, có tri thức về vốn VH truyền thống của đồng bào các DTTS, có niềm đam mê, sự tận tâm, tận tụy, nên các ngành chức năng cần có sự hợp tác dưới vai trò là các cộng tác viên, để cùng tham gia vào công tác giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS nhằm đạt được hiệu quả cao.
Với một đội ngũ làm công tác VH đủ mạnh về số lượng và chất lượng (có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp) thì mới đảm bảo được tiến độ và hiệu quả của công việc. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách linh hoạt, tránh cứng nhắc, bảo thủ, có tư duy biện chứng để nhìn nhận khách quan những mặt tích cực, mặt hạn chế trong BSVH các DTTS, để có cách thức giải quyết phù hợp trên cơ sở nhận thức được vai trò, vị trí địa lý cũng như hoàn cảnh lịch sử của đồng bào các DTTS tại địa phương. Đồng thời, tham mưu cho các cấp kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách VH. Tránh tập trung cho sự phát triển kinh tế mà hủy hoại các giá trị VH.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải xây dựng một đội ngũ làm công tác VH có chuyên môn, lương tâm và bản lĩnh nghề nghiệp thì trong công tác giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS mới không làm biến dạng các giá trị truyền thống do xu hướng thị trường, thương mại hóa chi phối hay sự mất mát vĩnh viễn những giá trị VH truyền thống do những hành vi thiếu hiểu biết khoa học gây ra.
4.2.3. Đầu tư một cách cân xứng, hài hòa giữa nguồn lực kinh tế và nguồn lực phát triển văn hóa
Cần khẳng định một thực tế rằng, các tỉnh vùng Đông Bắc do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng với trình độ dân trí chưa cao, nên
143
đồng bào các DTTS nơi đây có đời sống vật chất còn thiếu thốn, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đặc biệt, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, hệ thống giao thông thủy lợi, điện, đường, trường, trạm còn thiếu thốn, nhiều khó khăn. Do đó, những năm vừa qua, nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án lớn tập trung cho phát triển kinh tế, cải thiện sinh hoạt và nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào vùng này. Sự tập trung quá mức để đầu tư cho phát triển kinh tế, cho đời sống vật chất mà chưa để ý hoặc coi nhẹ sự đầu tư cho lĩnh vực VH. Dẫn đến đời sống vật chất dần được cải thiện nhưng kéo theo sự mai một, mất dần bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, làm cho đời sống tinh thần suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì thế, rất cần có sự đầu tư lớn trong lĩnh vực VH trong đó có sự đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS để BSVH thực sự trở thành điểm tựa, sức mạnh nội sinh đưa vùng Đông Bắc tiến kịp xu thế phát triển chung của đất nước.
Sự đầu tư để phát triển VH có thể huy động từ nhiều nguồn lực: Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, đóng góp của nhân dân, nguồn viện trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác. Huy động sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội vào công tác giữ gìn và phát huy BSVH Các DTTS như: Các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà VH, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bản thân đồng bào các DTTS, họ chính là chủ thể chính trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của DT mình.
Với nguồn lực đầu tư của nhà nước, cần tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả. Đây chính là nguồn lực chủ yếu trong mục tiêu giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở các tỉnh vùng Đông Bắc. Do điều kiện khó khăn, nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp nên trong mục tiêu giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS ngân sách trung ương chiếm tới 70%, ngân sách địa phương chiếm 20%, còn lại là nguồn vốn hợp pháp khác.
Trong ngân sách trung ương cần có sự phân bổ, điều chỉnh hợp lý về chính sách đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất, tránh sự dàn trải mà cần xác định được nội dung ưu tiên để đầu tư của nhà nước có tính trọng tâm, trọng điểm, đủ mạnh để giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên.
Ngoài nguồn đầu tư của nhà nước, cũng cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn từ địa phương và nguồn vốn từ xã hội hóa. Trong những năm gần đây,
144
vùng đồng bào các DTTS nói chung và đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng đã được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trong tổng thể nguồn vốn đầu tư về các tỉnh vùng Đông Bắc cũng như nguồn vốn địa phương, cần có sự phân bổ hài hòa giữa nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế với nguồn vốn đầu tư cho phát triển VH trên địa bàn của tỉnh. Có những chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực VH du lịch như: kinh doanh nhà hàng ẩm thực DT, xây dựng các làng VH du lịch, khu sinh thái ở vùng đồng bào DTTS, xây dựng bảo tàng VH DTTS tư nhân…. Đây cũng là cách thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trên địa bàn. Ngoài ra, với việc tạo được hành lang pháp lý, môi trường làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn yên tâm làm ăn kinh doanh, tăng thu nhập, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp đó, bản thân đồng bào các DTTS là chủ các doanh nghiệp công tác trong và ngoài nước cùng tham gia đóng góp nguồn vốn xã hội hóa cho các nhiệm vụ như: phục dựng các ngôi nhà truyền thống, thành lập các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng dân gian, các hội thi, hội diễn, các lễ hội …. Có như vậy mới huy động được tổng thể nguồn vốn để thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể như: Đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị VH của đồng bào các DTTS một cách liên tục, cấp kinh phí để tổ chức các hoạt động VH nhằm tuyên truyền đồng thời duy trì, thực hiện các hoạt động VH cộng đồng như tổ chức ngày hội VH các cấp, tổ chức trưng bày, triển lãm các giá trị VH vật thể, phi vật thể, tổ chức các hội thi, hội diễn, tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo để trao đổi tri thức, kinh nghiệm của các nhà quản lý, nhà khoa học, nghệ nhân trong việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Đồng thời, có nguồn kinh phí để động viên, khuyến khích, hỗ trợ cho các nghệ nhân đồng bào DTTS đang nắm giữ những giá trị VH phi vật thể và đang có những hoạt động trao truyền các giá trị VH đó cho cộng đồng, cho thế hệ sau.
Ngoài việc huy động tổng thể các nguồn vốn đầu tư, các tỉnh vùng Đông Bắc cũng cần huy động mọi lực lượng cùng chung tay vào nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trên địa bàn. Vì vậy, cần nâng cao vai
145
trò lãnh đạo của đảng bộ, sự quản lý của chính quyền, vai trò vận động đồng bào các DTTS của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của họ là rất quan trọng. Đối với đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đa số đồng bào vẫn thường quen tư duy theo lối trực quan, trực giác, chỉ tin vào kinh nghiệm và những điều mắt thấy tai nghe. Vì vậy, trong sự nghiệp cách mạng nói chung, giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS nói riêng cần thiết phải có sự lãnh đạo, định hướng sáng suốt của các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể, sự hướng dẫn và gương mẫu của các cán bộ đảng viên, lực lượng quan trọng mang tính quyết định đó chính là bản thân đồng bào các DTTS với sự hưởng ứng, nhiệt tình cùng chung tay vào giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong VH của DT mình.
4.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực của đồng bào các dân tộc thiểu số với tư cách là chủ thể của giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Bản thân đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, nhất là đồng bào cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giao thông chia cắt, địa hình hiểm trở, sự giao lưu, tiếp xúc với các nguồn thông tin liên lạc còn hạn chế cho nên trình độ dân trí rất thấp so với mặt bằng chung của đất nước. Trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các chủ trương, đường lối của Đảng còn chậm, khả năng chọn lọc những giá trị VH mới, kế thừa có chọn lọc các giá trị VH truyền thống còn kém và thiếu linh hoạt, dễ bị tư tưởng chạy theo cái mới chi phối hoặc tư tưởng bảo thủ ôm khư khư quá khứ, từ chối giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận cái mới một cách tích cực. Trình độ dân trí thấp là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, các ban ngành trong việc chung tay giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Do đó, cần nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào bằng cách đẩy mạnh giáo dục và đào tạo. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia, vì nó là nền tảng tri thức, cơ sở tạo ra nhân tài cho đất nước. Sự lạc hậu, tiên tiến của một DT biểu hiện trước hết ở sự lạc hậu hay tiên tiến của giáo dục. Hồ Chí Minh đã từng nói: “một DT dốt là một DT yếu”. Cho nên, để chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu, giữ gìn được BSVH thì cần phát triển giáo dục, mở mang dân trí.