Nguyễn Đình Chiểu Đối Với Việc Phát Triển Ngôn Ngữ Văn Chương Của Dân Tộc

Sự kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ láy trong thơ văn ông cũng rất đa dạng. Từ láy kết hợp với danh từ, cụm danh từ có chức năng làm định ngữ có 295 trường hợp trên 695 tổng số lần xuất hiện của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chiếm 42,45%. Từ láy kết hợp với động từ, tính từ, cụm vị từ có chức năng làm bổ ngữ có 263 tường hợp, chiếm 37,84% tổng số lần xuất hiện. Từ láy kết hợp với cụm danh, tính từ có chức năng làm vị ngữ có 42 trường hợp, chiếm 6,03%. Từ láy kết hợp với hư từ có 71 trường hợp, chiếm 10,22% và đảm nhiệm hầu hết các chức năng cú pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ. Từ láy là thành phần chủ ngữ đứng liền trước vị từ bổ sung cho vị từ ý nghĩa cú pháp chủ thể có 4 trường hợp, chiếm 0,58% và trạng ngữ thành phụ tự do bổ sung cho vị từ ý nghĩa về hoàn cảnh, tình trạng có 20 trường hợp, chiếm 2,88%. Ở mỗi một vị trí nhất định từ láy đã đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu. Dù ở vị trí nào trong mỗi một dòng thơ câu văn, nghĩa của từ láy cũng khắc sâu những chi tiết nghệ thuật, mang lại giá trị thẩm mĩ cho câu văn, câu thơ.

6. Về phạm vi sử dụng: Bên cạnh những từ láy toàn dân thì thơ văn ông còn sử dụng một số lượng không nhỏ từ láy là PNNB, với 61 từ là PNNB trên 346 từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chiếm 17,63%. Ngoài ra còn có những từ láy được tác giả sáng tạo trong quá trình sáng tác với 27 từ, chiếm 7,41%. Tuy số lượng không nhiều nhưng với 27 trường hợp này, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng, rất riêng trong ngôn ngữ văn chương của ông và làm phong phú hơn vốn từ láy trong tiếng Việt.

Chương 3

ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUA VIỆC SỬ DỤNG TỪ LÁY

Trước khi tìm hiểu những đóng góp về mặt ngôn ngữ văn chương của Nguyễn Đình Chiểu qua việc sử dụng từ láy chúng ta cùng điểm qua đôi nét về những đóng góp nói chung của Nguyễn Đình Chiểu đối việc phát triển ngôn ngữ văn chương của dân tộc.

3.1. Nguyễn Đình Chiểu đối với việc phát triển ngôn ngữ văn chương của dân tộc

Theo cuốn Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu in lần thứ hai, Nxb Văn học Hà Nội- 1971 thì toàn bộ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu gồm 29 tác phẩm trừ sáu bài thơ: Thầy thuốc; Câu cá; Đốn củi; Hoàng trùng trập khởi; Ngũ luân tuyệt cú và Thất Kinh Châu là sáu tác phẩm được đưa vào phần phụ lục bởi đây là những tác phẩm còn chưa xác minh rò có phải là của Nguyễn Đình Chiểu hay của tác giả khác.

Với 29 tác phẩm này hầu hết đều được ghi lại bằng chữ Nôm, chỉ duy nhất một tác phẩm được sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán là bài thứ hai nằm trong hai bài thơ “Thơ điếu Phan Thanh Giản”. Nói như nhà nghiên cứu Hồng Dân thì “Đây là một hiện tượng khá đặc biệt, hiếm thấy ở những lớp nhà văn, nhà thơ thuở trước”. [81, tr.398].

Như chúng ta đã biết sau khi chữ Nôm xuất hiện được một thời gian, khi được dùng để sáng tác văn học đã đạt được thành tựu vẻ vang đầu tiên bằng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tác phẩm được ví như “Bông hoa đầu mùa”của văn học dân tộc. Tiếp nối truyền thống đáng tự hào cùng lòng tự tôn của dân tộc qua các thế kỷ tiếp theo tiếng Việt vẫn được trau dồi và nó phát triển mạnh mẽ nhất, vào thế kỷ thứ XVIII-XIX bằng thành tựu sáng tác của một loạt tác gia tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn toàn được thừa hưởng, được kế thừa một di sản văn học vô giá bằng cả chữ Hán và chữ Nôm của các thế hệ trước. Đương nhiên sự kế thừa thực sự có tính khoa học và có ý nghĩa lịch sử bao giờ cũng gắn chặt với sự phủ định và sự phát triển. Nguyễn Đình Chiểu xuất thân là con người của khoa cử, hiểu biết sâu sắc

về Hán học, song ông lại không sáng tác văn chương bằng chữ Hán. Như vậy có nghĩa là ông đã phủ định đối với quá khứ, sự phủ định gắn liền với sự kế thừa ấy chính là động lực của sự phát triển. Nói như Hồng Dân thì đó là “Sự phủ định song tồn hai ngôn ngữ văn học (tiếng Hán và tiếng Việt) trong phạm vi sáng tác văn học ở quốc gia Việt Nam. Sự phủ định này mở đường cho thế phát triển địa vị ưu thắng của tiếng Việt đối với tiếng Hán, trong chức năng là ngôn ngữ của dân tộc Việt…”. Như vậy Nguyễn Đình Chiểu chính là người đã tạo ra cái mốc báo hiệu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của tiếng Việt văn học. Và chúng ta có thể hiểu được việc Nguyễn Đình Chiểu sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm là bắt nguồn từ ý thức, từ lòng tự tôn dân tộc và đó là quan điểm chủ đạo của nhà thơ về sáng tác văn chương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa một di sản văn học dân tộc bằng tiếng Việt vô cùng lớn cả về số lượng và chất lượng. Mặt chủ yếu góp phần làm nên bản sắc riêng, vẻ đẹp độc đáo ở Nguyễn Đình Chiểu là ở chỗ, cùng với tác các tác giả khuyết danh của một loạt truyện Nôm giàu giá trị, Nguyễn Đình Chiểu đã làm cho ngôn ngữ của văn học gần gũi với hiện thực hơn, gần gũi với lời ăn tiếng nói, của quần chúng nhân dân hơn. Hồng Dân có nhận định như sau: Cái đẹp của ngôn từ trong cung oán ngâm khúc, trong Truyện Kiều… có phần giống cái đẹp của cây đa, cây đề được chăm chút gọt tỉa khéo léo trong vườn thượng uyển, trong công viên, còn cái đẹp của ngôn từ trong loạt truyện Nôm, mà ngày nay vẫn chưa tìm ra tên tác giả, cũng như cái đẹp của ngôn từ trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu lại có cái đẹp của cây đa, cây đề mọc ở đầu làng, ở giữa cánh đồng, ở một bến nước, bờ sông nào đó của thôn quê Việt Nam, mộc mạc và bình dị, chân thực và hồn nhiên lạ thường [81, tr.400].

Tính bình dị, mộc mạc, chân thực trong ngôn ngữ của Đồ Chiểu là đặc điểm xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác của ông.

Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - 12

Rồi cũng chính những từ ngữ hết sức dung dị, chân chất, mộc mạc ấy lại được Đồ Chiểu đưa vào những áng thơ văn yêu nước chống Pháp làm nên một hơi thở mới của đời sống hiện thực trong giai đoạn chống Pháp, một thời kỳ “khổ nhục

nhưng vĩ đại” của lịch sử Việt Nam. Lịch sử ấy đã được ghi lại trong những áng văn thơ bằng chính chất liệu của đời sống chiến đấu dũng cảm, trần trụi, gân guốc của nhân dân với ngôn ngữ hàng ngày. Vì vậy đọc thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có thể thấy ngôn ngữ trong các tác phẩm của ông không hề xa lạ với ngôn ngữ trong nền văn học hiện thực của chúng ta ngày nay. “Đó là dấu hiệu của một thi pháp nghệ thuật mới sẽ được tiếp tục phát triển sau này” [81, tr.386].

Theo đánh giá của Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đạt tới thành tựu chung trong lịch sử văn học nước nhà cụ thể là: Ở thể loại thơ luật đường, Nguyễn Đình Chiểu còn đứng sau nhiều tác giả như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… nhưng một đôi bài của Đồ Chiểu (Xúc cảnh, Làm thuốc…) lại vẫn xứng đáng xếp vào hàng những bài thơ luật Đường hay nhất của thơ luật Đường nước ta. Về truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu chỉ đứng hàng sau Truyện Kiều của Nguyễn Du. Riêng về văn tế, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là số một trong kho tàng văn tế Việt Nam [58, tr.581]. Với những thành tựu đó, ông thực sự là nhà văn tiêu biểu cho dòng văn chương đạo đức, lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.

Cùng với các tác gia tiêu biểu của thế hệ trước: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Nguyễn Đình Chiểu là người đã có những đóng góp to lớn trong việc tạo nên những bước phát triển mới cho ngôn ngữ văn chương tiếng Việt.

Trong chương 3 chúng tôi sẽ dành cho việc tìm hiểu về những đóng góp của ông cho ngôn ngữ văn chương qua việc sử dụng từ láy.

3.2. Hiệu quả đặc biệt của từ láy trong tư duy hình tượng

Để chiếm lĩnh đối tượng của mình, trong lĩnh vực văn nghệ hình thành một kiểu tư duy đặc biệt gọi là tư duy nghệ thuật. Tất cả các môn nghệ thuật đều nhận thức, phản ánh cuộc sống của con người và biểu đạt nội dung của nó bằng hình tượng nhưng hình tượng văn học không giống với hình tượng âm nhạc, hội họa hay điêu khắc. Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là màu sắc, đường nét; của điêu khắc, kiến trúc là mảng khối. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng. Như vậy ngôn từ là công cụ, là phương tiện sáng tác “duy

nhất và bắt buộc” của văn học, là yếu tố thứ nhất của văn học. mỗi nhà thơ, mỗi nhà văn là một nghệ sỹ ngôn từ. Tư tưởng tình cảm của nhà văn và mọi yếu tố khác trong tác phẩm (giọng điệu, kết cấu, nhân vật, hình ảnh…) đều được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp bằng ngôn từ, thông qua ngôn từ. Các nhà văn xây dựng hình tượng để tái hiện cuộc sống thông qua ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu mà từ láy là một trong những chất liệu đặc biệt.

Chúng ta có thể thấy rò vai trò của từ láy trong tư duy nghệ thuật qua sự so sánh về cách miêu tả hình ảnh cánh cò trong hai câu thơ sau:

- Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc

(Vương Bột)

- Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân

(Xuân Diệu)

Cả hai câu thơ của hai thi sỹ đều là cảnh thu tuyệt đẹp, với những cánh cò, làn nước mùa thu, bầu trời thu trong xanh, với mây biếc. Điều dễ ràng nhận thấy ở đây là cả hai nhà thơ này đều miêu tả cánh cò, nhưng trong nghệ thuật vận dụng ngôn từ khác nhau và hiệu quả nghệ thuật tạo ra cũng không như nhau. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ của Vương Bột được miêu tả trong một trạng thái tĩnh, lặng lẽ bay với ráng chiều nhưng bằng việc sử dụng từ láy phân vân thì hình ảnh cánh cò trong câu thơ của Xuân Diệu đã trở thành một cánh cò trong một trạng thái động. Người đọc như cảm nhận được nhịp đập, sự vận động trong gân cốt của cánh cò, con cò bay mà không hẳn là bay mà nửa như muốn đậu.

Cũng bằng sự vận dụng từ láy mà tất cả những biến thái tinh vi nhất của tự nhiên đã được diễn tả một cách chính xác:

Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều

(Xuân Diệu)

Câu thơ đã hiện ra trước mắt chúng ta một con đường tình với tất cả vẻ xinh xắn, duyên dáng của nó. Con đường “nhỏ nhỏ” chứ không phải là “nhỏ”, gió “xiêu xiêu” mà chưa hẳn đã “xiêu”. Con đường đang dập dìu cùng gió, cành hoang đang lơi lả cùng nắng “lả lả”. Có thể nói rằng với các từ láy hình ảnh con đường đã trở nên đầy tình tứ, mời mọc những bước chân tình ái.

Và đây là một bức tranh lao động:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày…

Hình tượng trong câu ca dao trên là cảnh lao động nông nghiệp vất vả, nặng nhọc. Nếu như ở câu lục tác giả dân gian giới thiệu về công việc và thời điểm của công việc thì câu bát nói về sự vất vả, nặng nhọc của công việc đó. Từ láy thánh thót đã tái hiện được hình ảnh người nông dân đang cày đồng, những giọt mồ hôi không phải chỉ là rơi mà là rơi rất nhiều, rơi lien tục, qua từ “thánh thót”. Qua đó tác giả dân gian cũng đã bộc lộ nỗi niềm, sự cảm thông sâu sắc đối với những người nông dân một nắng hai sương vất vả làm ra hạt gạo.

Chúng ta cũng có thể thấy rò giá trị của từ láy trong tư duy hình tượng qua những câu thơ sau của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngò tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ mầu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe…

(Thu ẩm)

Bức tranh thu được tái hiện qua hình ảnh ngôi nhà, ngò tối, giậu và bóng trăng. Tuy nhiên ở đoạn thơ trên, người đọc chỉ thực sự cảm nhận được bức tranh thu cụ thể với những nét buồn bao phủ lên cảnh vật, cũng như tâm trạng con người nhờ có các từ láy: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh. Ngôi nhà năm gian của thi nhân không chỉ được miêu tả là thấp mà là “thấp le te”, có nghĩa là rất thấp, cái mái như úp chụp xuống gợi cho người đọc một cảm giác về sự chật chội, nóng bức. Ngò tối, đêm sâu được kết hợp với ánh sáng lập lòe của đom đóm càng gợi cho người

đọc cảm nhận về ngò tối của làng quê như sâu hơn, hun hút hơn. Từ phất phơ miêu tả khói bay trên lưng giậu và từ láy lóng lánh miêu tả mặt nước ao với bóng trăng loe… tất cả là điểm nhấn cho một bức tranh thu buồn, mang đầy mầu sắc tâm trạng của tác giả.

Như vậy, hình tượng nghệ thuật văn học chính là khách thể đời sống được nghệ sỹ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật văn học có thể là một đồ vật, một nhành cây, một thoảng gió chiều, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật văn học người ta thường nói tới hình tượng con người, tức là hình tượng nhân vật. Đó là hình tượng của những nhân vật có tên như cô Tấm, Thạch Sanh trong truyện cổ tích, Thúy Kiều, Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay cả những nhân vật không tên như “thằng bán tơ” trong Truyện Kiều, hình tượng nhân vật còn bao gồm cả thần linh, ma quỷ, và những con vật mang tâm tính người, hình tượng còn bao gồm cả một tập thể người, một cộng đồng người… Đặc điểm cơ bản của hình tượng là tái hiện cuộc sống qua các chi tiết nghệ thuật, bao gồm các chi tiết nghề nghiệp, chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình hay nội tâm nhân vật, môi trường, ngoại cảnh, nội thất, chi tiết sự kiện xung đột… thông qua việc tổ chức các chi tiết nghệ thuật một cách đặc biệt, nhà văn tái hiện cuộc sống, làm cho con người và cảnh vật trong văn học trở lên có mầu sắc, hình khối âm thanh, hương vị, biết cựa quậy y như thật…

Tuy nhiên mỗi một nhà văn, nhà thơ, trong mỗi một thời đại khác nhau, sử dụng ngôn từ với một mục đích khác nhau và hiệu quả nghệ thuật đạt được là không như nhau. Tìm hiểu vai trò của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chúng ta sẽ thấy rò điều đó.

3.3. Vai trò của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

3.3.1. Từ láy với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm

Với ba truyện thơ Nôm dài, ba bài văn tế và hàng loạt các sáng tác khác như: thơ điếu, hịch, thơ luật Đường, chúng ta thấy thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu hết sức phong phú, nói như nhà nghiên cứu La Yên thì trong đó “diễu hành cả một

nhân loại” [81, tr.387]. Từ người nông dân nghĩa sỹ, đến vua chúa, nguyên nhung tướng lĩnh, từ ông Ngư, ông Tiều, ông Quán đến tín đồ của các tôn giáo, từ người hàn sỹ đến bọn quan lại sang giàu, cô tiểu thư và tỳ tất, những nhân vật điển hình cho một tính cách sống trong đời sống thực như Bùi Kiệm và những nhân vật là cụ thể hóa một ý niệm trừu tượng như Mộng Thê Triền, Bào Tử Phược… Mỗi nhân vật đều có một vẻ riêng, không trùng lặp. Sự hiện diện của các nhân vật làm cho thế giới nhân vật trong thơ văn Đồ Chiểu hết sức phong phú. Nhưng có thể nói tựu trung lại hình tượng cơ bản, trung tâm được thể hiện rò nhất trong hai giai đoạn sáng tác của ông là: hình tượng con người nghĩa khí, tiết hạnh và hình tượng người nghĩa binh, những anh hùng vô danh.

Với tư cách là một phương tiện miêu tả từ láy đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng thành công các hình tượng trung tâm, cơ bản trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu.

3.3.1.1. Hình tượng con người nghĩa khí, tiết hạnh

Nói tới hình tượng con người nghĩa khí, tiết hạnh trong văn chương Đồ Chiểu là nói tới hai nhân vật điển hình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên.

Khác với lối miêu tả tỉ mỉ của Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi vẻ đẹp của Nguyệt Nga, một nhân vật chính chuyên, là tiểu thư con một viên quan nhỏ, có vẻ đẹp sắc nước hương trời, đẹp đến nỗi nàng phải bị đưa đi cống phiên chỉ qua một câu thơ và là mượn lời của một kẻ thường dân. Ông viết:

Con ai vóc ngọc mình vàng

Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng.

Với số lượng 14 tiếng hạn chế trong một câu thơ lục bát để miêu tả về ngoại hình như vậy, có thể nói rất khó có thể lột tả được hết vẻ đẹp ngoại hình “dung nhan” của nhân vật. Tuy nhiên nhờ sử dụng từ láy và vận dụng theo một lối riêng nên người đọc vẫn cảm nhận, và hình dung vẻ đẹp của nhân vật qua trí tưởng tượng của mình.

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí