Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 2


Quảng Uyên, Triều Ân, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Hà Thu Bình... đặc biệt có Lâm Tiến (dân tộc Nùng). Cho đến nay, các tác giả tập trung nghiên cứu văn học hiện đại dân tộc thiểu số đều thống nhất khẳng định sự sung sức và ngày một phát triển của nền văn học còn nhiều bỏ ngỏ này. Có thể kể đến một số công trình như: Văn học các dân tộc - từ một diễn đàn (1999) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1997), Về một mảng văn học dân tộc (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999), Văn học và miền núi (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2002) của Lâm Tiến, Hoa văn thổ cẩm (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2001), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2002) của Lò Ngân Sủn, Nhà văn các dân tộc thiểu số - Đời và văn (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2003) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số - Từ một góc nhìn (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2004) của Vi Hồng Nhân...

Về vấn đề đội ngũ: Đội ngũ những người sáng tác thơ dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng về số lượng, có mặt trên nhiều vùng miền dân tộc và được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Bàn đến vấn đề đội ngũ người dân tộc có thể kể đến những bài viết của Hoàng Tuấn Cư với Văn học dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả người dân tộc, Chẩm Hương Việt với Chương trình trọng tâm đối với văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, Dương Thuấn với Cần nâng cao chất lượng văn học viết về dân tộc và miền núi, K.Đích với Phát triển đội ngũ sáng tác là người dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên... [68]. Sau năm 1986, đất nước bước vào một thời kỳ mới. Sáng tác văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng vì thế được quan tâm và tạo điều kiện hơn. Lúc này, nghiên cứu phê bình về văn học dân tộc thiểu số bắt đầu có những đầu tư thích đáng hơn. Công trình đầu tiên của giai đoạn sau 1986 có thể kể đến 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985 (Nxb. Văn hóa, H, 1985), Phong Lê và Đinh Văn Định viết về thành tựu 40 năm của văn học dân tộc thiểu số. Từ giai đoạn này trở đi, nhiều nhà nghiên cứu đã chú tâm đến văn học dân tộc thiểu số hơn.


Dù đã dành được sự đầu tư nhất định nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng sơ lược. Nhiều công trình thiên về khái quát văn học dân tộc thiểu số, đưa ra những đặc điểm chung, phác họa diện mạo và chỉ ra những điểm thành công và cả những hạn chế về nội dung, nghệ thuật: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Phan Đăng Nhật, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1981); Văn học các dân tộc thiểu số - từ một diễn đàn, (Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999); Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới (Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2007). Trong các công trình đã xuất bản từ sau 1986 đến nay, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995) của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm Tiến có thể coi là một công trình nghiên cứu qui mô nhất về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên cả ba lĩnh vực: thơ, văn xuôi và kịch. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu đánh giá về một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc thiểu số xét trên từng giai đoạn lịch sử, chứ chưa phác thảo về diện mạo cũng như chưa đi sâu nghiên cứu về đặc điểm văn học nói chung và thơ ca nói riêng của từng dân tộc. Năm 2010, 2011, hai công trình của các tác giả thuộc trường Đại học Thái Nguyên cung cấp những tư liệu phong phú: Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - Khu vực phía Bắc Việt Nam (Trần Thị Việt Trung, Lâm Tiến, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2010) giới thiệu bản sắc dân tộc trong văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, quá trình vận động và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, giới thiệu thơ ca thời kỳ hiện đại của một số dân tộc như dân tộc Tày, Thái, H’mông, Dao; Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - một số đặc điểm (Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo đồng chủ biên, Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2011) tổng kết những đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam như các chặng đường phát triển, đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Có thể thấy sự thành công trong các công trình nghiên cứu phê bình văn học này là việc các tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học các dân tộc thiểu số; đồng thời khẳng định một số nét đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc và miền núi của từng thể loại trong quá trình vận động và phát triển.


Thống nhất với quan điểm của nhà thơ Lò Ngân Sủn khi cho rằng: “Cái còn lại với đời, với thời gian không phải là đã viết được bao nhiêu bài, viết trong bao nhiêu thời gian, mà là các bài thơ, câu thơ, chữ thơ đã gieo vào được lòng người, được người đời lưu nhớ” [77, tr.19], nhiều công trình thiên về nhận diện những gương mặt tiêu biểu của thơ dân tộc thiểu số, những lời bình chỉ ra cái hay cái dở của những tác phẩm cụ thể. Hướng triển khai của nhiều công trình về thơ dân tộc thiểu số sau Cách mạng tháng Tám xem ra là cách thức tối ưu nhất khi sự nghiên cứu về từng dân tộc, khu vực chưa dành được sự đầu tư thích đáng để tiến tới một công trình hệ thống, kĩ lưỡng về diện mạo đầy đủ của văn/ thơ dân tộc thiểu số. Ở hướng tiếp cận này có nhiều công trình đã thực hiện tương đối tốt và đưa ra những nhận định xác đáng: Hoa văn thổ cẩm (3 tập, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1998, 1999, 2002) của Lò Ngân Sủn tập hợp những bài viết, phê bình, giới thiệu về những gương mặt tiêu biểu của thơ dân tộc thiểu số, một số bài tiểu luận về vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ dân tộc thiểu số, suy ngẫm về đội ngũ làm thơ viết văn là người dân tộc thiểu số và một số khó khăn của sáng tác bằng tiếng dân tộc. Tuy nhiên, có thể thấy tham vọng đặt ra là phác họa lại một diễn trình phát triển hơn nửa thế kỷ của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số nhưng nhiều công trình rơi vào tình trạng “điểm mặt chỉ tên”, có sự phong phú và đầy đủ những tên tuổi tiêu biểu nhưng không có được sự đánh giá trong một chỉnh thể. Tuyển tập Văn học dân tộc miền núi (Nông Quốc Chấn chủ biên, Nxb. Giáo dục, H, 1998) cũng vẫn theo lối cũ, tức là sự tập hợp theo phong trào: 3 tập đầu giới thiệu những gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số. Trong đó có cung cấp cho bạn đọc tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn… về các tác phẩm được tuyển chọn. Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam 1954-1980 (Nxb. Văn hóa, H, 1980) tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của 44 nhà thơ và 11 nhà văn cùng 5 tác giả về kịch - sân khấu; trong đó có ba bài phê bình tiểu luận của Nông Quốc Chấn, Vi Hồng, Nông Phúc Tước về văn học dân tộc thiểu số nói chung. Ngoài ra còn có thể kể đến Văn học các dân tộc thiểu số - Tác phẩm và đội ngũ (1983)...

Có thể khẳng định từ tuyển tập Văn học dân tộc thiểu số do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1960, đến Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam 1954-1980 do Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1980, với những bài thơ, truyện,


ký, kịch nói, tiểu luận, phê bình... được chọn, tên tuổi của một số tác giả được giới thiệu rộng rãi và tập trung với bạn đọc trong cả nước. Ở đây, vai trò của các nhà nghiên cứu được quan tâm một cách đúng mực trong việc góp ý và định hướng. Làm tốt khía cạnh này có thể kể đến công trình do GS. Phong Lê chủ biên Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1988) với việc công bố 16 bài viết công phu, có hàm lượng khoa học cao về 16 nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số. Công trình công phu và đầy đủ nhất tính đến thời điểm hiện tại là hai tập Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam với việc giới thiệu 87 tác giả văn thơ trên tất cả các vùng miền của văn học dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong tình hình nghiên cứu còn nhiều hạn chế trên nhiều phương diện, đa phần các công trình nêu trên đều kết hợp giữa việc giới thiệu những gương mặt tiêu biểu đồng thời bàn đến một số vấn đề của văn học dân tộc thiểu số như tiếng nói và chữ viết, truyền thống và hiện đại, bản sắc dân tộc... Trước 1986 chỉ có Nông Quốc Chấn viết nhiều và được biết đến nhiều trong cả công việc sáng tác lẫn nghiên cứu, phê bình, tập trung nhất là ba công trình phê bình tiểu luận: Đường ta đi (1970), Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977), Chặng đường mới (1985). Trong các công trình nghiên cứu của mình, Nông Quốc Chấn chú ý đến vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ, tính dân tộc trong thơ (hai bài viết Bản sắc dân tộc trong thơ Trả lời bạn thơ Mường - tập Đường ta đi, Nxb. Việt Bắc, 1970). Giai đoạn sau này, ông hướng sự quan tâm đến trách nhiệm của người cầm bút trước thời cuộc (Độc lập hòa bình và trách nhiệm của nhà văn trong tập tiểu luận Chặng đường mới, Nxb. Văn hóa, H, 1985). Giai đoạn sau 1986 ghi nhận những thành công nổi bật của Lâm Tiến. Sau thành công của Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Lâm Tiến tiếp tục cho ra mắt công trình Về một mảng văn học dân tộc (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999). Trong cuốn sách này, ông đã bàn đến một số vấn đề đang đặt ra cho văn học các dân tộc thiểu số hiện nay như: Văn học viết trước Cách mạng tháng Tám 1945, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số, tiếng nói và chữ viết, vấn đề truyền thống và hiện đại, văn hóa. Những nhận xét, phân tích qua những tác phẩm và tác giả văn học cụ thể như thơ Ngần Văn Hoan, Bế Văn Phủng, Bàn Tài Đoàn, Lò Ngân Sủn, Y Phương. Như vậy, phần ưu ái vẫn dành cho


Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 2

một số tác giả dân tộc Tày. Ở đây nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã có những cách đánh giá khá xác đáng và cung cấp nhiều tư liệu quý. Sau hai công trình kể trên, năm 2002, ông trở lại với cuốn Văn học và miền núi (Nxb. Văn hóa dân tộc, H.) giới thiệu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, các dân tộc thiểu số miền Nam. Điều đáng chú ý ở công trình này là sự phân tích một số tác phẩm văn thơ đề tài miền núi như Thằng bé củ mài (Mã A Lềnh), Quê hương (Triệu Lam Châu); sắc thái riêng và những hạn chế trong lí luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam...

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng quan tâm đến việc tổ chức những hội thảo về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của những nhà thơ dân tộc thiểu số nhiều thành tựu như Hội thảo về Bàn Tài Đoàn, Nông Minh Châu (2004), Hoàng Triều Ân (2007), Ma Trường Nguyên (2009)... Bên cạnh công trình của Hội là những đóng góp không nhỏ của cá nhân những người dân tộc thiểu số viết phê bình như: Một mình trong cõi thơ (Hoàng Quảng Uyên, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2000); Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (Lò Ngân Sủn, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2001); Mã A Lềnh với Tần ngần trước văn chương (1998), Hà Lâm Kỳ với Mỗi nét hoa văn (2002), Mai Liễu với Hương sắc miền rừng (2008), Ma Trường Nguyên với Hiện đại mà dân tộc (2010)... Một số tác giả tuy không xuất bản những công trình riêng về nghiên cứu phê bình văn học dân tộc thiểu số nhưng luôn dành sự quan tâm của mình về những vấn đề cụ thể: Vương Anh viết về thơ ca truyền thống và hiện đại dân tộc Mường, Triệu Kim Văn viết về văn học người Dao, Inrasara viết nhiều về văn học Chăm, Nông Viết Toại bàn đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác thơ văn... Điều có thể nhận thấy rõ ở một số tác giả người dân tộc thiểu số khi viết phê bình là sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận. Lò Ngân Sủn với những nhận xét tinh tế nhưng bài viết thường dừng lại ở mức độ bình luận và gợi mở, chưa có công trình, bài viết nào mang tính định hướng sâu. Trong khi đó, Nông Quốc Chấn quan tâm đến nhiều vấn đề của văn học dân tộc thiểu số như vấn đề bản sắc dân tộc, sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo và đầu tư hơn nữa cho những tác phẩm... với nhiều bài viết sâu sắc. Thế hệ trẻ hơn có Inrasara quan tâm nhiều đến văn học Chăm, có lợi thế ngoại ngữ nên tiếp cận những lý thuyết và trào lưu trên thế giới và giới thiệu cho đội ngũ tác giả Chăm/ tác giả trẻ dân tộc thiểu số những vấn đề mới, cần thiết và nhiều bổ ích;


Dương Thuấn quan tâm nhiều đến đội ngũ tác giả trẻ của dân tộc Tày với nhiều bài viết tinh tế, anh cũng dành hẳn một chuyện luận về văn hóa Tày khá công phu...

Trong các công trình đã xuất bản, thơ dân tộc thiểu số cũng được quan tâm xem xét đến những vấn đề còn tồn tại chủ yếu: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2007) tập hợp hơn 50 bài viết về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Bên cạnh một số bài viết của các tác giả về văn học của từng dân tộc là một số bài viết bàn về các vấn đề chung của văn học dân tộc thiểu số; Hoàng Văn An với Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, T.2: Hương sắc núi rừng (Nxb. Hội Nhà văn, H, 2007) giới thiệu và phân tích các tác phẩm thơ của các tác giả người dân tộc như Lò Ngân Sủn, Mã Thế Vinh, Vi Thị Kim Bình... phân tích bản sắc của nghệ thuật dân tộc do chính những nghệ sĩ của dân tộc tạo ra. Công trình Viện Văn học với văn học dân tộc thiểu số của GS. Phan Đăng Nhật trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 1- 2009) có viết, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong các công trình sưu tập cổ tích, ca dao, dân ca thường quan tâm đến dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số ở miền Bắc thực sự có bước chuyển biến quan trọng bắt đầu từ các sự kiện mà Viện Văn học có đóng góp như: Lịch sử văn học Việt Nam, Văn học dân tộc thiểu số trước Cách mạng tháng Tám, Sử thi Đẻ đất đẻ nước. Viện Văn học cùng với nhà thơ Nông Quốc Chấn hoàn chỉnh bản thảo năm 1980 về Văn học dân tộc thiểu số với 6 chương: Văn học các dân tộc thiểu số anh em từ buổi đầu mở nước đến năm 1945, thần thoại và trường ca các dân tộc thiểu số, truyện cổ dân gian, tục ngữ, dân ca và truyện thơ, văn học viết của trí thức dân tộc thiểu số trước Cách mạng tháng Tám. Đây là sự khởi đầu, chưa thể hoàn chỉnh, nhưng với công trình này, Viện Văn học đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số. Từ đây mở ra cho một số công trình khác kế tiếp Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1981) của Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam (1983) của Võ Quang Nhơn.

Trên Tạp chí Văn học cũng trong tình trạng chung là chưa có nhiều bài viết dành cho văn học dân tộc thiểu số. Một số bài viết mang tính chất tổng kết một vài đặc điểm khái quát có thể kể đến như: Hà Văn Thư với: Mấy nét về văn học các dân


tộc thiểu số Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay (số 1-1960) và Vài nhận định về văn học các dân tộc thiểu số từ Cách mạng tháng Tám đến nay (số 6 -1966), đã tổng kết và đánh giá những thành tựu đạt được của văn học dân tộc thiểu số từ cổ truyền đến văn học cách mạng; Nguyễn Khánh Toàn với Về văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (số 3-1970); Nông Quốc Chấn với Mấy vấn đề về nền văn học các dân tộc thiểu số (số 10-1964)... Giai đoạn sau 1986, Lâm Tiến với Vấn đề truyền truyền thống và hiện đại trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (số 4- 1991); Mạc Phi với Giải thưởng văn học các dân tộc thiểu số 1992 (số 2-1993); Nguyễn Duy Bắc với Về bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số (số 9-1994); Hoàng Văn An với Thơ xứ Lạng những năm 90 (số 11-1996); Nguyên Ngọc với Mấy suy nghĩ về tình hình văn học các dân tộc thiểu số hiện nay (số 9-1994); Lâm Tiến với Mấy suy nghĩ về lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số (số 5-2006); Đỗ Thị Thu Huyền với Thơ dân tộc thiểu số 10 năm đầu thế kỉ XXI (số 5-2012)...

Một số dân tộc có nhiều thành tựu thơ ca như dân tộc H’mông, Thái, Mường, Dao, và gần đây là Chăm, tình hình nghiên cứu cũng không có được sự chú tâm đúng mức như cách nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc “nhiều thực tế phong phú chưa được tổng kết, thậm chí chưa được tập hợp lại một cách tương đối hệ thống; nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn chưa được xới ra xem xét, nghiên cứu chặt chẽ, thấu đáo”. Ví như với dân tộc H’mông, tình hình nghiên cứu về thơ ca mới chỉ được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng chỉ dừng ở mức độ đề cập đến một số tác giả, tác phẩm (cuốn Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số của Lò Ngân Sủn đi sâu bàn luận thơ ca của các tác giả dân tộc thiểu số, trong đó một vài nhà thơ hiện đại dân tộc H’mông cũng được nhắc đến với những đánh giá, bình luận về đặc điểm thơ). Đến nay, công trình có hệ thống nhất là luận văn thạc sĩ Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc H’mông thời kỳ hiện đại của Nguyễn Kiến Thọ đã khái quát những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ dân tộc H’mông hiện đại. Cũng có những nét tương đồng, thơ hiện đại dân tộc Thái mới chỉ được sưu tầm, giới thiệu một cách khái quát qua một vài tác giả tiêu biểu như Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lương Quy Nhân, Vương Trung, Lò Cao Nhum...; sau đó đánh dấu việc nghiên cứu có hệ thống bằng công trình Thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại


của tác giả Vũ Thị Vân. Bên cạnh đó là một vài triển khai nghiên cứu theo khu vực với Thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay của Nông Thị Lan Hương... Trong các tác giả nghiên cứu văn học - văn hóa Chăm, Inrasara là người có nhiều đóng góp. Đáng kể nhất là bộ ba Văn học Chăm, Khái luận - văn tuyển của Inrasara ra đời năm 1994-1995: Văn học Chăm - Khái luận (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1994); Văn học dân gian Chăm - Ca dao, Tục ngữ, Câu đố (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995), Văn học Chăm - Trường ca, sưu tầm - nghiên cứu (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995) thì nền văn học Chăm mới xuất hiện tương đối “đầy đủ và có hệ thống về di sản văn học của dân tộc này mà trước đó chưa từng có (Bùi Khánh Thế). Về thơ Chăm, những công trình như Hành trình cách tân thơ của Inrasara của Lê Thị Việt Hà, Inrasara - Từ quan niệm đến phong cách của Trần Hoài Nam... Từ thực trạng nghiên cứu như chúng tôi vừa phân tích, có thể khẳng định những nghiên cứu đã có vẫn chưa thực sự đáng kể so với đội ngũ tác giả và khối lượng tác phẩm đồ sộ ngày một sung sức của thơ dân tộc thiểu số.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay

1.1.2.1. Những công trình khái quát, tổng kết

Trong những công trình đã có trong và ngoài nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu riêng về văn học Tày như Truyện thơ Tày - Nùng (1964) của Nông Quốc Chấn; Truyện thơ Tày (1995) của Triều Ân; Truyện thơ Tày: Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại (2004) của Vũ Anh Tuấn,... Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu văn học Tày nói trên chủ yếu được tiến hành từ góc độ văn học dân gian, thơ dân tộc Tày thời kỳ hiện đại trong bối cảnh của văn học Việt Nam còn chưa được đề cập nhiều, đặc biệt chưa có một công trình chuyên sâu đáng kể.

Nghiên cứu thơ Tày hiện đại bắt đầu với Nông Quốc Chấn năm 1957, “Kể ít chuyện làm thơ” phần nào nói lên những kinh nghiệm cá nhân của Nông Quốc Chấn trong công việc sáng tác và bước đầu định hướng những điều kiện quan trọng cho sáng tác của những nhà thơ dân tộc thiểu số. Năm 1960, Xuân Diệu giới thiệu tập thơ Tiếng ca người Việt Bắc của Nông Quốc Chấn; năm 1961 Nông Quốc Chấn có bài Hoàng Đức Hậu và thơ tiếng Tày - đây là những dấu mốc đầu tiên của công tác nghiên cứu thơ dân tộc Tày nói riêng và thơ thiểu số nói chung. Đến năm 1974, Triều Ân giới thiệu thơ Hoàng Đức Hậu, trong cuốn Mấy suy nghĩ về nền văn học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023