Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 11


điệu sli, lượn, và chủ yếu là theo phương thức tự sự, kể chuyện, miêu tả, tâm tình. Tác phẩm đầu tiên có ý thức vươn lên đổi mới là Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) khi khắc họa sự việc theo kiểu đan xen quá khứ - hiện tại - tương lai chứ không đơn thuần là kể theo trình tự thời gian khi nhân vật trữ tình nhớ lại những đau thương của đồng bào, kí ức về cái ác liệt của cuộc chiến hiện lên đầy ám ảnh...

Trong thơ của các tác giả dân tộc Tày có một sự thể nghiệm (ráo riết) tất cả những thể loại sẵn có, càng về giai đoạn sau thì những biến đổi càng trở nên bức thiết. Cái tôi thể hiện phong phú, nhiều cấp độ, không quẩn quanh trong việc thể hiện tâm trạng (kiểu cảm hoài), thể hiện ý chí, quyết tâm (kiểu ngôn chí) như thơ xưa… mà thể hiện cái tình cảm, tư tưởng, xúc cảm, say mê một cách chân thành, bộc trực, nhưng cũng không kém phần kín đáo và tinh tế. Ở đó có sự tìm tòi, thử nghiệm, cải tiến, thay đổi, kết hợp từ những gì vốn có, cả tính chất bác học lẫn tính bình dân.

Các nhà thơ thuộc thế hệ đầu và thế hệ thứ hai như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Triều Ân... đa phần trung thành với các cấu trúc truyền thống, lối kết cấu dài mang tính tự sự kết hợp trữ tình. Khảo sát những tuyển tập như Tuyển tập Nông Quốc Chấn, Tuyển tập Nông Minh Châu, số lượng bài thơ dung lượng dài, phương thức miêu tả chiếm phần nhiều. Tuy thuộc thế hệ thứ hai nhưng thơ Y Phương bắt đầu có sự dịch chuyển đáng kể. Tiếng hát tháng Giêng (1987) cho thấy sự chủ động phá vỡ cấu trúc thơ truyền thống, những bài thơ ngắn xuất hiện bên cạnh những bài thơ dài. Đêm bên sông yên lặng (2004) của Dương Thuấn thì số bài thơ dài gần như bị “loại bỏ”. Một số tác giả như Y Phương, Dương Thuấn, Mai Liễu có cấu trúc thơ vững, hình tượng được tạo dựng có ý đồ nghệ thuật tương đối rõ ràng và trọn vẹn. Nếu như nhiều bài thơ dài của Nông Quốc Chấn giai đoạn trước thể hiện khả năng bao quát và ôm chứa nhiều vấn đề cuộc sống thì những nhà thơ sau này như Dương Khâu Luông, Đinh Thị Mai Lan, Bế Phương Mai, Nông Thị Tô Hường, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ thì số bài dung lượng dài không còn nữa. Nhiều bài thơ chỉ là những phút thăng hoa của cảm xúc hay những khoảnh khắc của tâm trạng: Người đàn bà, Rượu cùn, Con hổ, Bằng Giang biếc xanh, Ham muốn, Áo chàm bay, Chén nước... của Y Phương; Hoàng Liên Sơn, Phăng xi păng, Buổi sáng, Em chăn bò... của Triều Ân; Cầu vồng, Chợt, Em tiễn, Trưa Đèo Ngang, Sông


Bến Hải, Tòa thánh Tây Ninh... của Ma Trường Nguyên; Dặn dò, Trước cơn mưa, Đi chợ đồng bằng, Tiếng chim, Núi Một... của Dương Thuấn; Em - cô gái Tày, Rách lá chuối, Với cỏ và trăng, Thương ông, Bản tôi, Mùa thu, Mùa xuân không đến... của Dương Khâu Luông... Có thể thấy sự vận động từ lối trần thuật, phô diễn, kể tả đến lối viết chắt lọc chi tiết, cô đọng, súc tích là một bước tiến với ý thức chủ động mạnh mẽ của nhiều nhà thơ hiện đại dân tộc Tày.

Không phải ngẫu nhiên mà M. Bakhtin đề cao vai trò thể loại: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba” [5; tr.28]. Thơ dân tộc Tày giai đoạn hiện đại có sự kế thừa và đổi mới từ ảnh hưởng của các thể thơ dân gian (hát Quan Lang giữa nhà trai và nhà gái trong lễ cưới, lượn và phong slư hát trong các lễ hội, ngoài đồng, rừng đồi trong công việc thường ngày...) với chất trữ tình đậm đặc. Hà Lâm Kỳ trong Đi rừng khiến người đọc nhớ đến những câu lượn giao duyên: Anh đi rừng với em/ Hai ta cùng lội chín con suối/ Anh đi rừng với em/ Hai ta cùng vượt chín ngọn núi/... Và hôm đi rừng cùng em/ mặt trời từ phía đông, lặng lẽ sang phía tây, lối chúng ta về bị tối/ Cầm tay nhau anh và em xuống núi/ Con dao sắc tìm đường em đeo gùi chẳng nói/ Gió chiều thổi hướng này... con dao quăng nữa thôi/ Rừng thì già, ngày cũng già mà hai ta vẫn cứ trẻ trung, v.v…

Trong thơ dân tộc Tày từ sau 1975, các thể thơ bắt đầu có sự đổi mới hơn. Thơ hai chữ, ba chữ, thậm chí có những câu chỉ một chữ: Ngày mai/ Ngày đầu năm/ Chỉ thổi khèn/ Nhảy múa/ Rã rời/ Lời/ Tình yêu (Y Phương). Thơ ba chữ nhịp nhàng: Những hòn cuội/ Béo tròn tròn/ Như lợn con/ Bên bờ suối/ Hòn thì co/ Hòn thì duỗi/ Ngủ liên miên/ Lúc trăng lên/ Không biết hát… (Dương Thuấn); Cối làm ra/ Hạt gạo trắng/ Dù trời nắng/ Dù mưa ngâu/ Mặc đêm thâu/ Cối không nghỉ (Cối giã gạo - Đoàn Lư)... Ta thấy cách viết này xuất hiện khá nhiều trong những bài thơ dành cho thiếu nhi bởi “trở về với đồng dao tức là trở về với hình thức đầu tiên của thơ ca dân gian” [15, tr.88]. Thơ bốn, năm chữ được Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Triệu Thị Mai, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường khai thác nhiều và khá thành công:


Ơi cây kháo, cây mai! Đứng trong mưa trong bão Nơi đỉnh núi bờ khe

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Chắc bền nhờ cội rễ

(Chợt nghĩ qua đèo - Mai Liễu)

Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 11

Thơ bảy chữ với Y Phương là giọng điệu thiết tha: Anh đi qua Trường Sơn bát ngát/ Gặp lửa rừng nhưng câu hát không em, còn Nông Viết Toại là âm điệu dí dỏm:

Bạn làm thơ, tôi cũng làm thơ Nghiêng thùng vét gạo chẳng đầy bơ Hết gạo, hết luôn phần độn gạo

Bực mình thổi độn mấy vần thơ.

Có nhiều bài thơ là sự đan xen giữa câu dài và câu ngắn một cách linh hoạt mà nhịp điệu vẫn ngân nga. Hoàng Trung Thu (sinh năm 1939) có cách ví von vừa mang đậm tính dân tộc mà vẫn không cũ trong hình thức thơ:

Nhìn em Thấy mặt trời

Lặn vào đáy mắt

Và anh hôn lên những mặt trời.

Trong nỗ lực đổi mới các thể thơ cũ, các tác giả dân tộc Tày cũng tìm đến thơ tự do như một lựa chọn tất yếu trong quá trình vận động văn học. Thơ tự do chấp nhận nhiều khả năng diễn tả, bởi thế nó là một trong những thể loại giúp bộc lộ khả năng của người viết. Ở thể loại này, những biểu đạt cảm xúc, tâm tình được phóng khoáng và cởi mở hơn nhưng cũng dễ dẫn đến sự sa đà mất kiểm soát, bởi thế nhiều tác giả rơi vào tình trạng dàn trải và thừa thãi. Thể thơ tự do mang đến nhịp điệu linh hoạt: Ngày ấy/ Tóc đuôi sam/ Vắt dài/ Trời ngát xanh/ Rừng ngát thơm/ Con đường bỗng dưng quanh/ Bỗng dưng quành/ Bỗng dưng co mình trên núi vắng/ Người bước trước/ Tôi bước sau/ Giữ khoảng cách xa nhau đều đặn… (Y Phương).

Đa phần thơ dân tộc Tày giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là thơ tự do. Sự tự do về số câu, số chữ trong một bài thơ được thể hiện dưới nhiều dạng thức. Chất liệu của hiện thực cuộc sống dồi dào, phong phú ùa tràn vào thơ, các nhà


thơ bắt kịp và phản ánh theo cách riêng của mình: Ngọt ngào và dịu êm/ Câu lượn cọi/ Lời tâm tình của rừng/ Lời tâm tình của suối/ Lời tâm tình đất mẹ/ Đã nuôi nấng ta khôn lớn đến bây giờ/ Ơi câu lượn cọi/ Tiếng gọi tình yêu ngàn năm (Tiếng gọi tình yêu - Ma Phương Tân). Thơ tự do giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám phát triển mạnh không chỉ trong thơ Tày mà của chung thơ dân tộc thiểu số, thơ Việt Nam. Nó đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống. Hiện thực sôi nổi, khẩn trương, nhiều biến động thì âm điệu cũ, thể loại cũ không chứa đựng được hết nên sự phá cách, tìm tòi diễn ra như một quy luật tất yếu. Quá trình tự do hóa hình thức thơ diễn ra ngày một mạnh mẽ, từ những bài thơ của Nông Quốc Chấn, Triều Ân thời kỳ đầu đến những bài thơ sau này của Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Triệu Lam Châu, Nông Thị Ngọc Hòa... và cả những nhà thơ trẻ của thời kỳ đương đại: Nông Thị Tô Hường, Vi Thùy Linh, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ...

Quan niệm “cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng” (Chế Lan Viên) vẫn được minh chứng rõ nét. Trong sự biến đổi phong phú và đa dạng đó, nhiều thể loại mới lên ngôi bên cạnh những thể loại truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn, bền bỉ của mình. Thể lục bát không nằm ngoài quỹ đạo vận động chung đó. Dù là thể loại cũ, ra đời từ rất xa xưa, có những thành công tưởng như khó có thể vượt qua nhưng lục bát vẫn khẳng định được sức sống, vẫn bộc lộ ưu điểm và lợi thế riêng của mình trong việc thể hiện cảm xúc. Nó vẫn tiếp tục được tôn vinh trong sự phát triển ngày càng mới mẻ của diện mạo thơ sau 1975. Các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Tày nói riêng cũng tìm đến lục bát như một sự thử sức. Tuy phát triển mạnh nhưng cái khó của người làm thơ lục bát cũng chính bởi tính chất của thể loại. Đây là “thể thơ dễ làm nhưng rất khó hay. Nó đi cheo leo trên một sợi dây vô hình giữa một bên là thi phẩm làm rung động lòng người và một bên là bài vè thô thiển” [43, tr.5]. Trong khi các nhà thơ miền xuôi giai đoạn này nhiều tác giả thành công với lục bát như Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Đồng Đức Bốn, Trương Nam Hương... với những bài thơ/ câu thơ hay không kém những vần thơ lục bát giai đoạn “hoàng kim” ngày trước:

Người quê vẫn dáng cau gầy Ngõ quê vẫn gạch lát đầy ánh trăng.

(Lê Đình Cánh)


Câu thơ nấp ở sân đình

Nhuộm trăng trăng sáng, nhuộm tình tình đau Nhuộm buồn những hạt mưa mau

Thành sao nở trắng vườn cau trước nhà Nhuộm hương của các loài hoa

Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em.

(Đồng Đức Bốn)

Thơ dân tộc Tày cũng có nhiều nhà thơ thành công với thể lục bát nhưng đa phần khai thác âm điệu thiết tha và giàu hình ảnh:

Qua chùa nghe mõ thỉnh kinh Oán tình trút bỏ, ân tình mang theo.

(Mai Liễu)

Ngày buồn tênh, tối ưu tư

Bao nhiêu vò rượu không ru nổi lòng

(Lương Định)

Giọt buồn thả xuống sông sâu

Giọt thương vương víu bạc đầu xuân xanh Giọt chờ tựa cửa năm canh

Giọt theo mưa gió sa ghềnh đậu non...

(Đinh Thị Mai Lan)

Trong các nhà thơ dân tộc Tày, sự chịu khó tìm tòi đổi mới thể loại có thể thấy rõ trong thơ Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn, Vi Thùy Linh, Hoàng Chiến Thắng... Trong thơ họ, khuôn khổ bài thơ/ câu thơ co giãn linh hoạt để thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên nhất. Thậm chí, nhiều bài thơ, số tiếng trong dòng, số dòng trong khổ, kể cả cách gieo vần, ngắt nhịp... cũng biến hóa đa dạng. Bên cạnh xu hướng dung lượng bài thơ ngắn lại, trường ca xuất hiện như một nỗ lực đáng ghi nhận.

Sau 1975, thơ miền xuôi vẫn nhiều trường ca, phần lớn tác giả là những người trưởng thành trong quân đội: Thu Bồn, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Trọng Tạo... Dần dần, trường ca thưa thớt vì công chúng không có thời gian cho những trang viết dài. Lúc này xuất hiện thể thơ hai,


ba câu (Mai Văn Phấn, Nguyễn Khoa Linh...). Thể loại trường ca tuy không còn mới với thơ hiện đại miền xuôi nhưng với thơ dân tộc thiểu số mới chỉ là những bước bắt đầu. Trước đó, Vương Trung (Thái) với Sóng Nậm Rốm, rồi Vương Anh (Mường) với Hồn chiêng gánh núi (2008); Inrasara (Chăm) có Quê hương (1996), Lễ tẩy trần tháng Tư (2002)... Dân tộc Tày tuy không phải dân tộc sớm nổi tiếng với thể loại trường ca (chỉ tiêu biểu với Khảm hải - Vượt biển) nhưng những tác giả của giai đoạn hiện đại lại rất thành công với những tên tuổi nổi bật. Bắt đầu với Nông Quốc Chấn (Cần Phja Bjooc - Người núi Hoa), Nông Minh Châu (Cưa khửn đông - Muối lên rừng)... tiếp đến là Ma Trường Nguyên (Mát xanh rừng cọ), Y Phương (Chín tháng, Đò trăng), Dương Thuấn (Mười bảy khúc đảo ca), Nông Thị Ngọc Hòa (Nước hồ mãi trong xanh), Nông Thị Tô Hường (Hằn sâu trên đá), Hoàng Chiến Thắng (Lời đá núi)...

Đặc trưng quan trọng của trường ca là kết hợp giữa trữ tình và tự sự được bộc lộ khá rõ trong Cần Phja Bjoóc (Người Núi Hoa) của Nông Quốc Chấn. Trong trường ca này, Nông Quốc Chấn tuy ảnh hưởng từ truyện thơ dân gian Khảm hải (Vượt biển) với cốt truyện và nhiều chi tiết mang tính kế thừa nhưng bộc lộ nhiều cố gắng trong việc mở rộng dung lượng tự sự và quy mô cảm xúc, có sự kiện và những biến chuyển trong từ trường của một tư tưởng chủ đạo.

Trong các nhà thơ thế hệ sau của dân tộc Tày, Ma Trường Nguyên đến với trường ca sớm nhất. Mát xanh rừng cọ của Ma Trường Nguyên viết năm 1982 (xuất bản năm 1985) trong trào lưu phát triển mạnh mẽ của trường ca sau 1975, khi Hữu Thỉnh viết Đường tới thành phố, Thanh Thảo viết Những người đi tới biển, Anh Ngọc viết Sông Mê Kông bốn mặt, Nguyễn Đức Mậu viết Trường ca sư đoàn... Trường ca Mát xanh rừng cọ gồm 3 phần (Búp nhọn, Quả tím, Lá xanh) viết về chàng thanh niên Riềng - một người con của quê hương miền núi, lên đường đánh Mỹ rồi lại trở lại xây dựng quê hương và mối tình bền chặt trong xa cách của Riềng với Đáp (cô kĩ sư). Ở đây có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của lối kể chuyện và giọng điệu của diễn xướng dân gian trong then Tày, tuy nhiên không đem lại hiệu quả cao bởi bút pháp còn thô mộc và giọng thơ mang tính chất kể, tả là chủ yếu.


Bằng niềm tự hào ngợi ca, biết ơn sâu sắc, trường ca Nước hồ mãi trong xanh (2006) của Nông Thị Ngọc Hòa khắc họa hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng trải qua cuộc đời đầy truân chuyên, gian khổ. Mỗi giai đoạn của cuộc đời người cách mạng Nông Văn Bằng là một ghi dấu cho từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Kết cấu 5 phần của trường ca theo một mạch truyện đảm bảo trật tự tuyến tính: Bình yên, Giông bão, Cỏ thức, Nảy lộc, Về nguồn, bắt đầu từ những tháng ngày êm ấm của hai vợ chồng anh Bằng, rồi tai họa ập đến, người vợ quyên sinh; anh Bằng đi theo cách mạng làm đội viên Tuyên truyền Giải phóng quân, lấy một người bạn gái cùng chiến đấu; cuối cùng là sự khát khao quay trở lại quê hương “Thèm về thăm bản/ Mong tìm lại những ngày đi hát lượn/ Tìm những lời gửi gió giữ ngày xưa”. Cái nổi bật của trường ca này không phải là sự mới lạ của bút pháp. Nhìn một cách tổng thể, ấn tượng đọng lại nơi người đọc chỉ là những đoạn/ những câu thơ hay trong một thiên truyện hoàn chỉnh, giàu cảm xúc.

Tổ quốc Việt Nam - một biểu tượng thiêng được tạc dựng bằng nhiều phong cách khác nhau trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Đình Thi (Đất nước), Huy Cận (Tổ quốc), Hoàng Trung Thông (Việt Nam ơi, ta hát), Trần Hữu Thung (Việt Nam tổ quốc tôi), Nguyễn Xuân Sanh (Đất nước, tuổi trẻ và khúc hát)... được Y Phương tiếp thêm giai điệu cho bản hòa âm hùng tráng bằng hai trường ca Chín tháng (2000) và Đò trăng (2009). Trong những trang viết của mình, Y Phương đưa vào những chi tiết ngổn ngang, bề bộn của chiến trường, số phận những con người bình dị, qua đó tạc lên một hình ảnh Việt Nam vừa giản dị vừa thiêng liêng. Ở đó có những liên tưởng độc đáo: Nước Việt của tôi đời đời làm mẹ/ Đời đời miền Trung mang bầu/ Trời vô tình/ Biển cũng vô tình/ Sóng với bão cứ thai nhi mà đổ.

Nếu như Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo) dẫn ngược trở về cả thời Hùng Vương dựng nước, truyền thuyết Âu Cơ; Ngày hội của rạng đông (Võ Văn Trực) nhắc sự kiện Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm 1930, kháng chiến chống Pháp; Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh) là hình ảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ Trường Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh; rồi một số trường ca của dân tộc thiểu số như Sông Nậm Rốm (Vương Trung, dân tộc Thái) là hình ảnh những ngày Điện Biên Phủ... thì


Lời đá núi của Hoàng Chiến Thắng mang âm hưởng sử thi. Hai phần U mê Mùa sinh với nhiều biến tấu trong thể loại, hình ảnh và cả những xúc cảm hướng cái nhìn ngược trở về thời hỗn mang, rồi đến những ngày cả bản mường đánh giặc... nhưng cả trường ca giống với một bài thơ dài, nhiều chi tiết, nhiều thể loại đan xen và đây đó có những cố gắng làm mới của Hoàng Chiến Thắng:

cây suối

sông rừng

thẳm

ngày hôm nay

khác những ngày qua

lời người già rầm rì bên bếp

trai bản mường chăm làm chắc chân no bụng gái bản mường thúc thắc lưng ong

lời người già như mưa lời già làng tựa chớp

rạch tối

tăm mở

sáng những cung đường...

Trong những trường ca của dân tộc Tày, có tác giả kết cấu dựa vào một cốt truyện cụ thể (có thực hoặc hư cấu) như trường hợp Mát xanh rừng cọ của Ma Trường Nguyên, Nước hồ mãi trong xanh của Nông Thị Ngọc Hòa, có tác giả lại triển khai trên một hệ thống sự kiện (xoay quanh một nhân vật chính) như Chín tháng Đò trăng của Y Phương, Mười bảy khúc đảo ca của Dương Thuấn... Có thể thấy, một số trường ca của dân tộc Tày chưa thực sự nổi bật. Kết cấu hoàn chỉnh, cốt truyện rõ ràng, chủ đề thường được kết cấu thành từng chương, mạch lạc, âm hưởng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023