Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 14


gọi là mẹ. Người Tày gọi tiền bạc bằng một cái tên đầy miệt thị: đất cỏ. (Ngần zèn tang tôm nhả/ tha nả tảy xiên kim: tiền bạc như đất cỏ/mặt mũi tựa ngàn vàng)” [53].

Trong truyện thơ dân tộc Tày, hình ảnh mẹ Hoa luôn ngự trị mọi nơi và trở thành điểm tựa tinh thần không thể thiếu: Bóng dương đà gác núi vấn vương/ Nàng có chiếc khăn vàng Tây Hán... Khăn lọt vào cửa cung Thánh Mẫu (Hoa Vương Thánh Mẫu chính là Mẹ Hoa)/ Chư tiên mười hai lầu mới lui/ Bàn cờ thánh mẫu vừa cất đoạn... (Lưu Đài - Hán Xuân). Trong dân ca Tày, mẹ Hoa xuất hiện với những sắc thái phong phú và đa dạng hơn, đậm đặc nhất là trong những bài dân ca đám cưới và trách móc. Theo tín ngưỡng dân gian Tày, khi mẹ Hoa chưa ban hoa thì phải làm lễ cầu hoa, mong đấng chí tôn vô thượng là mẹ Hoa ban hạnh phúc.

...Mẻ Va công ngày đêm phù hộ Mới thành người thông giỏi nết na Ngày nay được lập nhà vui vẻ Không quên ơn của mẹ ngày sinh Mời mẹ xuống nhận công, con cái Để con rể bái lạy lên bàn

Mời mẹ xuống trên giường yến tiệc

(Dân ca đám cưới Tày - Nùng)

Bài ca nói rất rõ về hành trình cầu khấn mẹ Hoa ban cho con cái, ban cho phúc lộc, che chở cho con người giai đoạn ấu thơ và sự ghi nhớ công lao trời biển ấy trong tâm hồn mỗi người con dân tộc Tày. Đây có thể xem như một cách mô tả sinh động, tươi tắn về tục lệ thờ cúng mẹ Hoa trong tín ngưỡng dân gian. Ý nghĩa này được bảo lưu nhiều nhất trong thơ ca Tày hiện đại. Dương Thuấn nói về tục lệ cầu khấn mẹ Hoa ban hạnh phúc:

Chọn ngày rằm tháng giêng Vượt núi đi mượn thầy mo Thầy nói phải bắc cầu Hoa

Cầu khấn Mẹ Hoa cho cây sai quả…

Trong quá trình con người sinh sống, làm ăn, mỗi khi gặp trắc trở trong cuộc sống, họ lại nghĩ đến mẹ Hoa, cho rằng đó là người có thể thay đổi số phận. Người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Tày đôi khi tìm đến với mẹ Hoa để than vãn, xót xa cho cuộc sống vất vả của mình (phổ biến trong Bài hát trách móc - dân ca Tày). Đây cũng là nét giống với quan niệm dân gian: mẹ Hoa cho đầu thai vào nhà giàu thì hưởng sung sướng, hạnh phúc; ngược lại nếu “sinh ra lạc chốn” thì chịu cảnh khổ cực: Bà Mụ ba mươi nước Mẹ Hoa/ Mẹ cho con sinh ra lạc chốn/ Cửa nhà tới khốn đốn chẳng thành/ Sinh xuống trần làm dân than vãn. Hỡi em! hoặc: Bụt bà đẻ sao thành lắm nỗi/ Sinh ra có lắm tội thảm thương... Nông Quốc Chấn cũng nói tới quyền năng vô hạn của Mẻ Bjoóc: Chút hương xam Mẻ Bjoóc kỷ cằm

Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay - 14

Mẻ Bjoóc cạ; Mỉnh khoăn định giá (Đốt hương hỏi Mẹ Hoa mấy lời

Mẹ Hoa bảo: số phận đã được định rồi).

(Truyện thơ Cần Phja Bjoóc - Người núi hoa) Một điểm thú vị chúng tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát biểu tượng mẹ

Hoa là người Tày thường dùng rất nhiều những từ “hoa” để chỉ các sự vật mang tính chất tốt đẹp, nhiều nhất phải kể đến: giường hoa, chiếu hoa, cơi hoa, chén hoa…

- Bước chân tới giường hoa định nghỉ Lại chắp tay thưa lại cả nhà

Khắp giường ngồi chiếu hoa uống rượu…

- Ấm đẹp, cùng chén hoa đựng nước Thết đãi chúng tôi được uống nhờ.

- Têm trầu đặt cơi hoa đầy đủ Đem lên mời tận chỗ, khách xa.

Biểu tượng mẹ Hoa trong sáng tác dân gian, cụ thể là qua dân ca và truyện thơ Tày, chúng tôi nhận thấy đây vẫn là một vị thần có quyền năng vô hạn. Mẹ Hoa không chỉ có vai trò ban phát con cái, hạnh phúc cho con người từ khi sinh ra mà còn có thể thay đổi cuộc sống con người bất cứ khi nào. Đấng chí tôn vô thượng ấy có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống thực tại của con người như một sự che chở, nơi trú ngụ an toàn và chính cái sức mạnh của niềm tin thần thánh ấy đã khiến con người có thêm những hi vọng trong cuộc sống. Khảo sát các sáng tác dân gian Tày có thể thấy biểu tượng mẹ Hoa vẫn mang một ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng của niềm tin, của


quyền năng thần thánh, của sức mạnh tín ngưỡng dân gian có khả năng nâng đỡ cả một dân tộc, cộng đồng trong suốt những chặng đường phát triển. Xem xét trong mạch tiếp thu biến đổi biểu tượng mẹ Hoa từ tín ngưỡng dân gian Tày đến thơ ca hiện đại, chúng tôi muốn phác họa một cách rõ ràng hơn về chặng đường biến đổi (phát triển/tàn lụi…) của biểu tượng mẹ Hoa và lý giải sự chuyển biến (nếu có) của một biểu tượng đã ăn sâu vào tâm thức của cả một cộng đồng.

Ở những khúc ca đầu của trường ca Chín tháng, Y Phương dành nói về sự mang nặng đẻ đau của người mẹ. Khi đứa bé chào đời, mẹ Hoa xuất hiện:

Mẹ Hoa cưỡi hạc trắng Đỗ xuống mạn bờ sông Dàn nhạc khèn tấu lên Cờ phướn tung bay đón…

Cách gọi những thần linh có quyền năng tối cao trong đời sống con người bằng những từ quen thuộc dành cho những người thân trong gia đình. Mẹ Hoa xuất hiện sóng đôi với hình ảnh Bố Trời trong nghi lễ: Khi ấy/ Bố Trời cười khà khà/ Khẽ nhay nháy Mẹ Hoa/ Mẹ Hoa cầm quạt phất… Tục lệ có từ xa xưa của người Tày được tái hiện, đứa bé chào đời phải làm lễ tạ mẹ Hoa, cầu khấn che chở. Vẫn vai trò bảo trợ cho cuộc sống của trẻ con, mẹ Hoa có mặt trong quá trình nuôi nấng, dạy bảo những đứa trẻ trưởng thành.

Tục thờ mẹ Hoa có lẽ cũng có sự ảnh hưởng phần nào từ tục lệ của người Choang và liên quan mật thiết đến tục thờ Mẫu của tín ngưỡng dân gian người Việt. Người Tày cũng có một truyền thuyết tương tự như người Kinh khi nói đến đạo thờ cha mẹ, đó là Pú lương quân của vùng Cao Bằng. Truyền thuyết kể về hai vợ chồng khổng lồ Báo Luông - Trai to và Sao Cải - Gái lớn là những người đầu tiên làm nghề nông. Hình tượng Sao Cải - nữ thần nông nghiệp giống vai trò của mẹ Âu Cơ vùng đồng bằng Bắc Bộ và Po Nagar (người Chăm) vùng Nam Trung Bộ. Trong sáng tác của Y Phương, mẹ Hoa xuất hiện với những hành động giản dị: mẹ Hoa cười, mẹ Hoa nói chuyện… nhưng quan trọng nhất là: Bố Trời nói/ Con là hoa của đất/ Mẹ Hoa nói/ Hãy để người đặt tên... Ở đây, mẹ Hoa trao lại quyền năng cho người mẹ đẻ. Quan niệm của người Tày, mẹ Hoa có quyền quyết định hết thảy (từ


việc đặt tên, giải vía khi ốm đau, hạnh phúc hay bất hạnh của đứa trẻ…). Nhưng người mẹ đẻ đã được mẹ Hoa trao lại quyền năng ấy một cách trực tiếp. Nó không còn là sự gián tiếp đề cao mà là trực tiếp khẳng định sự quan trọng của người Mẹ bằng xương bằng thịt.

Qua sáng tác các nhà thơ dân tộc Tày, ý thức hướng về nguồn cội được thể hiện rất rõ. Biểu tượng mẹ Hoa xuất hiện như là một sự trở về nguồn, tìm về lưu giữ bản sắc dân tộc Tày quê mình với niềm tự hào, trân trọng và đề cao. Tuy nhiên, cái tính chất ứng biến linh hoạt của văn hóa cũng được thể hiện song hành. Biểu tượng mẹ Hoa vẫn mang ý nghĩa vốn có trong tín ngưỡng dân gian, tuy nhiên sắc thái thể hiện đã khác đi tương đối nhiều. Mẹ Hoa vẫn là một vị thần có sức mạnh vô song, khiến người Tày ngưỡng mộ, thần thánh nhưng lại đi vào cuộc sống thực tại một cách hồn nhiên, dung dị. Biểu tượng mẹ Hoa từ những sáng tác dân gian vẫn mang một ý nghĩa đồng nhất với tín ngưỡng dân gian Tày. Đó là sự trân trọng, đề cao đến mức sùng bái người mẹ sản sinh ra muôn loài. Biểu tượng mẹ Hoa trong thơ Tày thời kỳ hiện đại (tiêu biểu nhất qua sáng tác của Y Phương) vẫn rất đậm nét nhưng sắc thái phần nào khác đi. Biểu tượng mẹ Hoa vừa già cỗi vừa tươi mới, vừa thiêng liêng lại vừa gần gũi. Điều đó chứng tỏ rằng, biểu tượng mang những tố chất biến đổi linh hoạt theo sự phát triển của đời sống tinh thần con người. Biểu tượng Mẹ đôi lúc có xu hướng “lấn lướt” vai trò của biểu tượng mẹ Hoa, một lý do cũng khá quan trọng để lý giải đó không chỉ là sự đề cao tính nữ, mà biểu tượng người mẹ đã đi sâu vào tâm thức mỗi người Việt Nam, mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng và là một phần không thể không nhắc đến của bản sắc văn hóa dân tộc.

3.3.2.2. Biểu tượng lúa

Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng đã gắn bó với con người trong suốt lịch sử hình thành và phát triển. Nhắc đến cây lúa khiến chúng ta hình dung đến những người nông dân lam lũ. Cây mạ, hạt thóc, hạt gạo, hạt cơm… đều là hiện thân của lúa. Lúa trong đời sống người Tày nói riêng và đời sống người Việt Nam nói chung là nguồn lương thực; làm chất đốt, làm mái nhà tranh (rơm, rạ). Ngoài ra cây lúa còn mang ý nghĩa thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác nghệ thuật.


Biểu tượng lúa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa người Tày. Cũng với biểu tượng này chúng ta nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam: đó là sự sùng bái hồn lúa, tinh lúa. Người Tày có hai Tết cổ truyền gắn với lúa. Tết Đoan ngọ (ngày 5/5, còn gọi là Tết diệt trừ sâu bọ). Ngoài việc làm bánh, rượu nếp, hoa quả, hái thuốc để tắm; những người trông nom nhà thần nông làm cơm cúng thần rồi sau đó nhổ một nắm mạ ra đồng cấy vài khóm lúa để mở đầu cho vụ cấy của làng. Ở Na Rì (Bắc Kạn), người ta cúng thần vào ngày Thìn tháng 4 rồi sau đó dân làng mới được cấy lúa, vì quan niệm ngày tốt trồng lúa là ngày Thìn, trồng bông là ngày Dậu (Thìn khấu, dậu phái). Tết mồng 10 tháng 10 (Tết trùng thập) khi thu hoạch xong, kết thúc vụ mùa vất vả người Tày thường làm bánh ăn mừng thóc lúa đã về nhà. Theo truyện cổ Tày thì ngày trước lúa chín sẽ tự lăn về nhà, do cô con dâu lười không chuẩn bị chỗ cho lúa ở và còn chửi đánh nên sau đó lúa giận, con người phải tự đi gánh lúa về nhà (điều này tương tự như truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên).

Người Tày đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm, họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước Bắc Sơn. Lễ cúng tắm rửa lá lúa được coi như một nghi lễ quan trọng. Hoa Kim Cang Kim Quý của người Tày chính là bông lúa - loài hoa đẹp nhất theo quan niệm người Tày từ xa xưa. Người Tày thường đặt cây lúa trong bông hoa 8 cánh, người ngu ăn bông lúa nhọn hai đầu sẽ vô ích, người khôn ăn sẽ thông minh, có trí tuệ. Nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu (dân tộc Kinh) viết:

Ven sông Cầu cất nhà, ta ở

Trong bão bùng nghe sóng nước ngân vang Bờ phù sa óng nâu bờ mật

Bông lúa vàng - Kim Quý Kim Cang.

Trong các sáng tác dân gian như tục ngữ, truyện thơ, dân ca… của người Tày, biểu tượng lúa xuất hiện đặc biệt nhiều và cũng mang ý nghĩa biểu đạt phong phú. Lúa là hình ảnh thực của cuộc sống lao động: lúa/ mạ trong Bốn chàng trai (hay còn gọi là truyện Cẩu Khây), Chàng Xuân Lan, Hai Khôi…; truyện thơ Tam Mậu Ngọ: “Suốt ba năm nạn lửa cứ thiêu/ Gia tài, ngô lúa đều cháy vụn /- Lúa ngô lại xanh đồng tốt rẫy… Cũng như trong các sáng tác dân gian người Việt, lúa thể hiện sự khó


nhọc của những người lao động: Một hạt thóc/ Mười hạt mồ hôi (Tục ngữ); nói về kinh nghiệm trong cuộc sống: Lúa tốt nhờ mạ, trẻ con chóng lớn nhờ sữa Mẹ; lúa - hạt thóc được hiểu như là một thành quả: Ngày trước tại số lấy Thái Quan/ Ngày nay mới nhường này đau khổ/ Gặp Nam Kim yêu nhớ tình suông /Cấy lúa chẳng thành thóc mà gặt/ Hay tại số trời định sẵn? (Nam Kim - Thị Đan).

Trong thơ Tày hiện đại, lúa cũng xuất hiện với ý nghĩa là ẩn dụ cho cuộc sống khó nhọc: Mười giọt mồ hôi rơi xuống đất/ Đổi được một hạt thóc chim ơi (Triệu Sinh), lúa là chính thân phận con người - sống cùng đá:

Những hạt thóc Gieo trồng trên đá Nảy mầm trên đá

Uống sương đá lớn lên.

(Tạ Thu Huyền)

Theo Hegel, tín ngưỡng dân gian thực chất là sự phản ánh “một cách hư ảo” các lực lượng thiên nhiên. Người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác, sống gắn bó với thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn thân thiết. Sự nhận thức về thiên nhiên xung quanh đến thời kỳ hiện đại vẫn còn mang dấu ấn đậm nét. Đặc trưng “chinh phục thiên nhiên là giá trị chủ đạo của các dòng văn minh phương Tây, còn hòa hợp với tự nhiên là giá trị chủ đạo của phương Đông” [72, tr.83] vẫn còn phù hợp. Cây lúa trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của các nhà thơ Tày bởi tính chất gắn bó ấy. Dù đã là biểu tượng tồn tại từ rất xa xưa nhưng mỗi lần khám phá là mỗi lần biểu tượng lúa được bồi đắp những tầng nghĩa mới. Họ có thể coi lúa như người bạn gần gũi: Ngày xưa/ Chỉ có con người ở với mặt trăng/ Mặt trăng thì giã gạo… (Y Phương); có thể coi như người yêu chia sẻ tâm tình: Muốn lên nhà sàn/ Ruộng làm thang đó/ Yêu người hạt lúa/ Chín vàng trên non (Dương Khâu Luông). Nông Minh Châu viết nhiều về cây lúa với ý nghĩa là sự sống sung túc của con người: Những cô gái Tày, Nùng/ Bên cây lúa cùng ca vang sli lượn/ Mùa xuân của dân tộc/ Dưới ánh nắng bình minh/ Hoa chen lúa cùng nở... Là niềm tin vào chiến thắng: Đám ruộng bậc thang các bà, cô, chị/ Cắm cây lúa như cắm lời thề với ruộng nương/ Khúc khích chị chia nhanh từng bó mạ/ Có phải tin thắng trận về phấn chấn, khẩn trương...


Cũng tương đồng với quan điểm “Lúa gạo có nguồn gốc thiêng liêng”, “Lúa gạo là của cải, là cảnh sung túc, là sự thanh khiết nguyên sơ”, cây lúa với đồng bào Tày được miêu tả như một con người, có “hồn”, có “vía”: Nghe câu em hát/ Lúa xanh nũng nịu/ Đung đưa cùng gió/ Õng à múa vui (Ma Phương Tân); Hai bàn tay em/ ...Cũng là da, là thịt, là xương/ Cầm chày trắng hạt gạo/ Nhóm bếp dẻo nồi cơm/ Em lên nương ngô mọc/ Em xuống ruộng lúa reo... (Triệu Đức Xuân). Nhà thơ Mai Liễu khắc họa hồn vía cây lúa bằng hình ảnh sống động:

Ai quên buổi hẹn hò Tháng hai chưa hết hội Lúa không chờ sấm gọi Vịn tay người lúa lên.

Hạt lúa hình thoi, và “ở một dạng thức được kéo rất dài, giống như hai tam giác cân đáy kề nhau, hình thoi có thể có nghĩa là những cuộc tiếp xúc và giao lưu giữa trời và đất, giữa thượng giới và hạ giới, và đôi khi cả sự hội hợp hai giới tính” [19, tr.414]. Có lẽ vì thế, biểu tượng lúa tuy gắn bó chặt chẽ với đời sống vật chất nhưng cũng để thể hiện những tâm tư, tình cảm, những ước mong thầm kín. Trong dân ca Tày, lúa xuất hiện bên cạnh những biểu tượng như bướm - hoa, thuyền - bến, ngọn đèn, chiếc khăn… để diễn tả nỗi nhớ, sự đơn côi của người con gái mong ngóng người yêu: Hết tháng tư lại đến tháng năm/ Nhổ mạ cấy một mình đơn chiếc (Bài hát về nỗi nhớ). Trong thơ ca Tày hiện đại, lúa là biểu tượng của tình yêu: Người bản mình không có ngày Va-len-tin/ nhưng tình yêu lúc nào cũng có sẵn/ như gạo trong chum, như rượu trong bình... (Hữu Tiến); Lời em lời lúa/ Lời em lời khoai/ Lời em nhiều nhiều như nước mương phai... (Ma Trường Nguyên). Cây lúa gắn với niềm vui, nỗi nhớ - là những tầng bậc cảm xúc thiết tha, sâu kín của con người. Y Phương diễn tả niềm vui tràn trề: Ơi cái làng của Mẹ sinh con/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò vàng đen kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan thành tiếng thác… (Y Phương). Đặc biệt, lúa là hạnh phúc của cuộc sống con người:

Có em

Ngọn lửa ấm lên Chén trà nóng lên


Cây ngoài vườn sai quả

Hạt lúa trên nương cũng tự lăn về..

(Dương Thuấn)

Nhà thơ nữ Nông Thị Ngọc Hòa có những phát hiện đặc biệt hay về lúa. Trí tưởng tượng vô biên của nhà thơ cho phép chị “hóa thân” tài tình vào thế giới của những cây lúa. Chuyện cây lúa khắc hoạ thế giới của những cây lúa như một dân tộc, cộng đồng người ấy có sự san sẻ và “ảnh hưởng” lẫn nhau: Lúa nếp cùng với lúa tẻ/ Lả lơi trong gió nô đùa… để cuối cùng Bưng đĩa xôi mới trên tay/ Mẹ bảo nếp này cứng quá… Đó là hình ảnh của những con người, không còn là sự vật vô tri vô giác, ăn hết mặt trời, uống cạn ánh trăng/ Gom nhựa đất ủ vào mình làm hạt/ Sóng lúa vàng như giát/ Như nắng hồng ấm áp/ Bông lúa to đuôi ngựa/ Khúc khích cười… Lúa mang vẻ đẹp, có linh hồn, như một thực thể sống động: Dẫu khó nghèo thì đó vẫn quê tôi/ Ruộng bậc thang như cung đàn của núi/ Lúa phơi phới phổng phao thì con gái/ Những sườn đồi thấp thóang dấu chân nai… Cao hơn hết, cây lúa là một biểu tượng của sự vĩnh hằng, của cái đẹp sánh ngang với vũ trụ, đất trời: Sáng sớm mai dậy ra nương em thấy/ Lúa vạt nào cũng chín như trăng (Dương Thuấn).

Có thể thấy, biểu tượng lúa - một biểu tượng xuất phát từ hình ảnh thực trong cuộc sống giản dị của con người nhưng lại mang đến những ý nghĩa thiêng liêng, cao quý. Với dân tộc Tày, cây lúa trở thành biểu tượng riêng bởi nó bắt nguồn từ quan niệm đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Người Tày có câu: Síp lạo pây puôn pản/ Bấu tấng lạo chuối đin (Mười người đi buôn không bằng một người cày đất) thể hiện sự đề cao công việc cày cấy. Có quan điểm giải thích về tộc danh Tày bắt nguồn từ cách nêu đặc điểm của nhóm người chuyên nghề cày ruộng, làm lúa nước, nông cụ tiêu biểu là chiếc cày. Trong tiếng Tày - Thái cổ cày gọi là Mạc Thay hay Thây rồi biến âm thành Tày và Thái [34, tr.46], bằng dụng ý rõ ràng hơn khi người Tày được gọi là Cần Nà - người cày ruộng. Người Tày nói chung đều tự nhận là Cần Tày, bởi vậy, cây lúa cùng việc cấy cày có một ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng.

3.3.2.3. Biểu tượng đàn tính

Cây đàn tính (còn gọi là tính then, đàn then) chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày. Đàn tính thuộc họ dây, chỉ gẩy. Đàn gồm

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023