Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 23


41. Tôi sắm sửa hành lí sắp đi, mới mời người bà con trong họ là ông giải nguyên Phan Mậu Hiên nguyên là huấn đạo, đến nhà tôi ở trong thành mở lớp dạy học cho các con cháu, phí tổn do tôi đài thọ. Ông Mậu Hiên vừa mới được thăng chức Hàn lâm Biên tu, tôi có ý định đề cử ông làm Tư nghiệp Văn Miếu ở Bắc thành để coi việc dạy học. Cho nên câu kết của bài có nhắc đến chuyện đó (Thứ tặng quán tân Phan Biên tu, tr.91).

42. Vâng chiếu vua sai đến Bắc thành lo việc tiễn sứ, kiêm giữ việc bộ Hình. Tôi thấy mình sơ sài lười biếng cố ý từ chối không giữ việc bộ Hình, nhưng vua không bằng long. Trước tiết trùng dương một ngày, tôi từ kinh đô ra đi, các bạn đồng liêu làm thơ tặng tiễn, trên đường đi tôi làm thơ gửi để đáp lại (Hoạ đáp Hình bộ hữu Đồng Nghị Hạo trạch Vũ hầu, tr.125).

43. Người vợ thiếp họ Nguyễn vừa sinh con trai vào tháng tám (Trùng dương nhật đồ ngộ Hải phái Đoàn Khê tự Bắc hồi, tuần tri gia tín, tiểu chước tác biệt ngẫu đắc, tr. 129).

44. Khi tiên công ta làm quan ở Đồng Hới có xây một sinh từ ở ngay trong làng quy mô rất bề thế. Ti giáo phường của huyện xin được đem đàn sáo đến để hát thờ khi tế lễ. Năm Bính Ngọ (1786), gặp nạn binh đao, sinh từ biến thành tro. Lệ hát thờ của giáo phường cũng bị gác lại. Gần đây, tôi vào chầu vua tiện đường về quê, tập hợp nhân viên trong huyện, nêu lại điều lệ trước đây, bèn mua gỗ lim, gỗ táu, dựng lại đền thờ ngay trên nền cũ, lại đặt ruộng thờ để hàng năm cung cấp lễ vật cho các ngày lễ như: ngày sinh, ngày mất, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và cho các giáo phường ca xướng trong khi tế lễ, tất cả đã ghi thành điều khoản. Nay nhân có việc công lại trở về đốc thúc người nhà dựng miếu và người trong huyện kí kết khoán ước, đặt thành nghi thức thờ cũng mãi mãi, rồi làm bài minh truyền cho giáo phường phổ vào nhạc để hàng năm dâng hát ở miếu (Hồi gia quán điều trí tiên công tự nghi, kính thuật dĩ minh, tr.132-133).

45. Mùa xuân năm Quí Sửu (1793), làm lễ hết tang tiên khuê xong, đặt bài vị trong nhà cũ ở ấp Tả, giao cho các con hàng năm thờ cúng. Nay sắm lễ vật long trọng rước bài vị về thờ phụ tại nhà thờ ở ấp Thuỵ. Trên đường đi có cờ, trống, nghi trượng sáo đàn và phường nhạc đi trước kiệu án, thân quyến xe ngựa theo sau, đi đến đâu, người ra xem đông nghịt thế rồi đặt bát hương thờ bóng ở ấp Tả (Mạnh xuân hạ cán nghinh tiên khuê thần chủ thăng phụ Gia Miêu kỉ hoài, tr.150).


46. Đầu mùa hạ, tôi dựng một nhà thuỷ tạ ở trên ao sen, đằng sau nhà chính, bốn mặt treo rèm, tuỳ ý đóng mở từng lúc. Quanh hiên, tám góc đều làm vách phấn, mỗi nơi có treo một bức hoạ, đặt tên là quán Bảo Chân, sớm tối nằm nghỉ ở đó, phía trên cửa có để một bài kí, chỗ hiên vách treo tranh, mỗi bức để một bài tứ tuyệt (Đề Bảo Chân quán hiên bích hoạ đồ bát tuyệt, tr.156).


2. CÁC NGUYÊN CHÚ DÙNG ĐIỂN CỦA NGUYỄN VĂN LÝ (Thống kê theo Chí Đình Nguyễn Văn Lý (1795-1868)- Tuyển tập thơ văn, Nxb. Khoa học Xã hội, 2011, Hà Nội)

1. Theo sách Quốc sử bổ, chế độ nhà Đường rất trọng tiến sĩ, có người chết già ở trường văn (thi mãi không đỗ) vẫn không ân hận, vì vậy có thơ: Vua Thái Tông chính sách thật giỏi/ Lừa được hết anh hùng đến bạc đầu (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.104).

2. Tính lí, Khoa cử luận có câu: Thánh nhân sinh ở đời này cũng không được miễn thi (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.104).

3. Văn tuyển có câu: Tranh lên hàng đầu trên con đường ngàn dặm, vì lo chuyện của thân mình trăm năm (Ứng xuân thí sơ quá Hà Mai dịch, tr.105).

4. Thơ Đỗ Phủ: Tạo hoá chung đúc cảnh đẹp (Quá Dục Thuý sơn, tr.107)

5. Thơ Đỗ Phủ có câu: Cánh đồng một màu trắng mênh mang (Quá Thanh Hoa Bố Vệ cố Lê liệt miếu, tr.115).

6. Lấy câu trong sử: có thể giữ được lâu nhưng không thể làm cho mạnh (Quá Thanh Hoa Bố Vệ cố Lê liệt miếu, tr.115).

7. Tiên sinh Phạm Lập Trai trong bài thơ Quá Hoành Sơn có câu rằng: Khó hiểu tại sao lại phân chia Bắc Nam/ Tần ngần mỗi bước đi lại ngoái đầu (Quá Hoành Sơn, tr.120).

8. Đường thi có câu: Để cho cành quế tiên rơi ở đất này (Thần đầu Lê Bảng nhãn từ,

tr.122).

9. Theo Quốc sử, thơ của Anh Tông có câu: Châu Hoan, châu Diễn vẫn còn mười vạn quân (Nghệ An đạo trung, tr.127).

10. La Ẩn đời Đường trong bài thơ Đăng Hạ Châu thành lâu có câu: Chuyện cũ đã qua nên hỏi chim hồng ngoài biên tái (Thanh giang, tr.129).

11. Chu Tử xem sách có thơ cảm khái: Vì có bãi dâu ngoài bến có nước chảy (Yết Nam Giao học tổ Sĩ Vương miếu, tr.155).

12. Trong Văn tuyển bài Tây kinh phú của Trương Hành có dùng chữ “khiếu diếu”, trong Đường thi Đỗ Mục cũng dùng từ này (Phỏng Nhạ Tháp Ninh Phúc tự, tr.157).

13. Đời Tấn, Cát Hồng lúc đầu được phong chức Tán kị thường thị, ông không nhận, nghe tin Giao Chỉ có loại đan sa, liền xin làm chức Lệnh ở Câu Lậu. Vua cho là tham chức cao, không cho. Hồng thưa: “Không phải muốn làm quan sang mà chỉ


vì ở đấy có đan sa”. Đời Đường thơ Bì Nhật Hưu “Gửi đề nơi ở của La Phù Hiên Viên tiên sinh”, có câu: Từ nay muốn đến thăm sư biết rằng không xa. Xin làm quan trước hãy có cái tâm của Cát tiên. Ý nói chỉ muốn tu tiên. Ta đến đây cũng tương tự như vậy (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160).

14. Bậc đại trí luận về bồ đề thường dùng tích trượng; Cao tăng truyện ghi: “Thần tăng bay lượn trên không mà đi” (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160).

15. Pháp hoa kinh ghi: “ta ngồi dưới gốc bồ đề ở thành Già da đạt được chính giác tối thượng, chuyển bánh xe pháp vô thượng” (…) (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160).

16. Hợp Bích Tào Tử Kiến đi chơi Ngư Sơn, bỗng nghe trên không trung có âm thanh tiếng Phạn trong trẻo, lắng nghe hồi lâu rồi bắt chước tiếng đó viết thành chữ Phạn. “bối là tiếng tán vịnh vậy” (Trùng đáo Ninh Phúc tự yết Cô Tô di tượng cảm thành, tr.160).

17. Tạ Huyền Huy bị giáng làm Thái thú Tuyên Thành, bài thơ Lên thành chơi có câu: Hàn thành nhìn ra xa/ Cánh đồng bằng đang xanh ngắt (…) (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169).

18. Theo Tấn thư, Tạ An từng cùng Vương Hy Chi lên thành, bỗng nhiên suy nghĩ xa xôi, bỗng có chí của bậc “cao thế” (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169).

19. Theo Thế thuyết, Văn đế nhà Lương vào vườn Hoa thôn, ngoảnh lại bảo những người theo hầu: “Nơi lòng gặp gỡ chẳng cần tưởng đến rừng rậm, thác cao, chỉ cần có chim cá thân cận với người” (Xuân nhật đồng Phương Đình thướng thành đài, tr.169).

20. Theo một câu của Trang Tử thì nếu ham thích nhiều, thiên cơ sẽ bị hoại (Tống Hương niên An Thái Phùng Tuần Phủ quy hưu, tr.190).

21. Câu này lấy ý của một câu trong sách Lão Tử: Hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của hoạ (Niên huynh đồng Bộ Lang Tiên Điền Nguyễn Tụ Phủ Cẩm Đình bãi quy, thư tặng, tr.331).

22. Thơ của Vĩnh Thúc điếu vua Tống Nhân Tông có câu: Cơ nghiệp trăm năm truyền cho người con thánh chí/ Dân đen bốn kỉ được vui cảnh đài xuân (Truy tư Nhân Hoàng Đế công đức long thịnh phụng vãn, tr. 359).


23. Thơ cổ có câu: Mây trắng bay lên từ nơi quê hương (Xuân nhật đăng tỉnh lị Xuân Đài sơn, tr.385).

24. Tử Cao nói: Con người có phải là con hươu, con lợn đâu mà luôn được ở cùng nhau (Thứ Hình Bộ Lang Đông An Nguyễn tử nguyên vận, tr.391).

25. Ngoại tổ làm chức Thượng thư, là con trai thứ 5, thi Hương nhiều lần đỗ tam trường (Tú tài). Lúc tuổi về già, tổ làm đôi câu đối rằng: Ngoài phận mình ra có mong cầu điều chi? Chỉ mong truy cầu cái bản tâm đã bị đánh mất; Trong mọi việc không có lòng ham muốn. Chỉ ham muốn ít lỗi lầm mà chưa làm được (…) (Ngoại tổ Nguyễn đại phu chí nghiệp thư thuật, tr. 399).

26. Đào Uyên Minh từng làm truyện cho ngoại tổ của mình (Ngoại tổ Nguyễn đại phu chí nghiệp thư thuật, tr. 399).

27. Trượng Vịnh, tự hiệu là Quai Nhai vào núi học đạo, tiên nhân nói với ông rằng: Ông là người trong chỗ vất vả bộn rộn, nơi đây không phải là chỗ để ông nghỉ ngơi vậy (Kí Nguyên Quảng Yên Bố chính kim sĩ Hình Bộ Lang Lê Cấn Trai, kiêm trình Hồng Lô Tự Khanh Sung Sử quán Nam Minh Vũ Đông Dương, tr.403).

28. Tả truyện có câu: Lòng người không giống nhau, cũng như là khuôn mặt vậy (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình thư hoài kiến kí, tr.404).

29. Dùng tứ thơ trong Trong ngục vịnh ve sầu của Lạc Tân Vương. Lại dùng thơ Lửa đom đóm của Đỗ Phủ: Sông xanh tóc bạc buồn ngắm bác (Thứ Cao tử tại ngục kiến kí vận, tr.407).

30. Có người đi qua đất tổ nhà Chu Hi nói: Đất này có hương bút mực, sẽ ra đời một bậc đại thông minh như Khổng Tử vậy (Đắc “Chu Tử toàn thư” cảm thành, tr.422).

31. Câu thơ này của họ Chu (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.443).

32. Thơ Chu: Lòng hẹn ở nơi xa ((Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.444).

33. Thơ ông Chu viết: Trăm năm mưa gió thoảng qua/ Hãy nên cười lớn khóc mà làm chi (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình, tr.443).

34. Thơ cổ: Lòng khách tranh với ngày tháng (Hoạ đáp Nguyễn tử Phương Đình,

tr.444).

35. Thơ cổ: Ôn tồn thử hỏi kẻ bị biếm trích. Lại theo Tạc Phi Am kí: Có vị quan đi gặp mưa liền vào nhà tìm áo phết dầu. Người vợ già mắng rằng: Tôi đây nóng không ra ngoài, lạnh không ra ngoài, lấy đâu ra áo phết dầu (Hoạ phục Cao tử “Quảng Nam Trà giang dạ bạc” kiến kí, tr.468).


36. Trâu Diễn ở nước Yên hết lòng trung thành, vậy mà bị hạ ngục, Diễn ngẩng nhìn trời mà than. Trời vì thế đương mùa hè mà có sương bay (Bình Định Đoan ngọ, tr.475).

37. Tam Lư đại phu nước Sở là Khuất Nguyên bị gièm pha rồi nhảy xuống sông Mịch La tự trầm, về sau Giả sinh bị biếm đi Trường Sa có làm văn điếu ông (Bình Định Đoan ngọ, tr.475).

38. Tư Mã Thiên vì giải thích hộ cho Lý Lăng nên Hán Vũ đế nổi giận, khép tội xử nhục hình, Thiên nói: “Một ngày ruột quặn chín lần” (Bình Định Đông chí, tr.477).

39. Thơ Đường: Mấy điểm sao tàn nhạn bay qua biên tái (Thất tịch cảm thành, tr.481).

40. Bài Sơ thu của Đỗ Phủ có câu: Tiếng chày đập vải nhà ai vang lên trong cảnh tịch liêu (Thất tịch cảm thành, tr.481).

41. Thơ Vịnh Thất tịch của Đường Tổ có câu: Không biết nhà ai được khéo/ Sáng mai thử tìm xem. Sách Kinh Sở tuế thời kí ghi: vào đêm Thất tịch, đàn bà con gái kết lầu hoa, xâu kim bảy lỗ. Lại theo sách Mộng hoa lục, vào tiết này người ta bắt con nhện bỏ vào trong hộp, sáng hôm sau bỏ ra xem, nếu lưới nhện kết đều đặn gọi là “đắc xảo” (Thất tịch cảm thành, tr.481).

42. Bài thơ Trì đường thất tịch của Ôn Đình Quân thời Đường viết: Lầu gấm the ở chốn nào? ở lầu kim (Thất tịch cảm thành, tr.481).

43. Cổ văn viết: Chuyện văn chương là tấc lòng từ thiên cổ (Thị tòng học tú tài, học sinh, tr.484).

44. Thơ về Tây Hồ của Đỗ Mục có câu: Xuân về trên mặt hồ trông như bức tranh (Tây Hồ, tr.486).

45. Thơ Lí Bạch có câu: Thăng trầm đã định sẵn, chẳng cần phải hỏi Quân Bình. Quân Bình là một thầy bói giỏi ở Thành Đô, mỗi ngày có hàng trăm người đến bói, nhưng ông chỉ xem lấy đủ tiền ăn rồi đóng cửa đọc sách Lão tử (Dạ ẩm Phan Bố chánh Tiểu Hiên tửu hậu, tr.506).

46. Thơ Đỗ Phủ có câu: Trong mắt người đời ta đã già rồi (Trung thu hậu, Bình Định phiên sứ Phan huynh chiêu ẩm, bôi thứ, huynh nhất xỉ lạc phóng tiền, vũ nhiên cảm thư, tr.507).

47. Hàn Xương Lê có bài thơ về chuyện rụng răng như sau: Hôm trước rụng một răng/ Hôm nay rụng chiếc nữa/ Ngày mai sẽ nhiều hơn/ Còn rụng, chẳng dừng được


(Trung thu hậu, Bình Định phiên sứ Phan huynh chiêu ẩm, bôi thứ, huynh nhất xỉ lạc phóng tiền, vũ nhiên cảm thư, tr.507).

48. Tương dương kí chép: Phía tây Nghiễu Sơn có nhiều ao lớn, Sơn Đào mỗi khi đến bên ao ắt say khướt mới về (…) (Tiểu xuân thư tặng Bình Định Bố chánh Phan Phù Xuyên nhập cận, nhị thủ, tr. 515).

49. Theo sách Thế Thuyết, Lưu Đàm viết: Gió mát trăng trong/ Lại nhớ Huyền Độ (Tiểu xuân thư tặng Bình Định Bố chánh Phan Phù Xuyên nhập cận, nhị thủ, tr. 515).


3. NHỮNG SÁCH NGUYỄN VĂN SIÊU DÙNG ĐỂ TỰ DẪN, CHÚ GIẢI (Thống kê theo Thuyển tập thơ văn Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, tập 3, 4, Nhà xuất bản Hà Nội, 2010; Tên sách theo chú giải của tác giả)


ST T

Tên sách

Tên bài thơ

Trang

Ghi chú

Tập 3

Tập

4

1

An Nam chí

Quá Lục giang khẩu hữu hoài Hữu

Trúc Bùi tiên khế


514


2

Chẩm trung kí

Hàm Đan cổ quán đề bích- hữu tựa

193



3

Chí

Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích

30



Vũ trung vọng Bắc Chướng sơn

106


Phát Hoành Dương đoản ca

118


Nghiêu thành

213


3

Chích quái

Quan Cổ Loa thành An Dương

Vương miếu hữu tác


477


4

Chung chữ

Chu để Hưng Hoá trình Hộ Phủ

phiên Niết nhị vị


716


5

Chủng chí

thắng





6

Chất Ổn truyện

Văn giá cô tác

74



7

Cựu Lê sử

Cố Lê Trung Hưng Quận công tặng Thái tể phong Phúc thần Nghị Trai Phùng Công Khắc Khoan mộ chí

Thạch Thất Huấn đạo Bùi quân Huy Hiên khắc thành tái trưng thi

biểu chi thạch


461


8

Giao Chỉ Xuân

Thu

Ngô Châu lãm cổ


66


9

Giao phổ hoài

cổ

Phiếm Động Đình

138



10

Giao Quảng

Quan Cổ Loa thành An Dương


477


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 23

Ngày đăng: 16/01/2023