Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 25


43. Chiều ngày trùng cửu xa ngắm, làm thơ trình lên huyện quan Đông Triều họ Hồ mời hoạ (Mộ hứng, tr.132).

44. Đoạn trên là buổi chiều, đoạn dưới là hứng thơ (Mộ hứng, tr.132).

45. Làm ngày 15 tháng 9 (Phó Đào viên phỏng lưỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135).

46. Đoạn này bắt chước tập thơ của họ Đỗ, đây là phép câu đảo trang. Thơ Đỗ Phủ có câu: Quy điểu đầu thụ, lạc hà chiếu sơn”, nay đặt ngược lại để dùng (Phó Đào viên phỏng lưỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135).

47. Bốn câu trên nói ý chiều trở về. Vì đến thăm người bạn, bấy giờ vào cửa, bạn mời ngắm trúc, lại mời lên chiếu dùng trà, vì thế về muộn, đến tận chiều. Bốn câu dưới, câu 5,6 tả buổi chiều, câu kết nói việc đi chậm chạp, kết thúc ở hai chữ “vãn diếu” (ngắm chiều tà), câu 5,6 ý nói vì mải ngắm cảnh chiều nên đến khi quay đầu đã thấy nhà mình rồi, đi chẳng xa nhưng lòng thì bồi hồi như thế (Phó Đào viên phỏng lưỡng Phan Tú tài vãn hồi ngẫu thuật, tr.135).

48. Làm vào ngày 17 tháng 9. Do ta và Cai viên đã biết nhau từ lâu, từng đã lấy văn chương chén rượu để tỏ niềm vui và chí khí của mình, hẹn cũng đã lâu rồi. Nay Cai viên đã hiển đạt, còn ta vẫn chưa từng được làm quan, nhân làm thơ để thể hiện ý đó (Tiên Lữ huyện Tri huyện Nguyễn kí trà tịnh vấn thất ngẫu sự, nhân tiện giản kí nhất luật, tr.138).

49. Hai câu đầu là đầu đề cho hai ý. Hai câu giữa tự nói, nhưng ý muốn nói về việc mình vẫn còn là anh học trò mặt trắng. Do câu đầu ném ra một chữ khách nên lấy bạn để nói mình. Câu 5, câu 6 là nói chuyện vợ mất, hai câu cuối với 2 câu đầu hai chữ giao tình hồi chiếu lại chữ „cố nhân”; hai chữ “u sầu” kết ý 2 câu 5, 6 Tiên Lữ huyện Tri huyện Nguyễn kí trà tịnh vấn thất ngẫu sự, nhân tiện giản kí nhất luật, tr.139).

50. Câu đầu bài thơ đưa ra chỉ 1, câu tiếp theo điểm cho đầu đề bài thơ. Câu 3 nói về bừa sạch cỏ; câu 4 nói về gieo các loại hạt rau; câu 5,6 tả cảnh; câu 7, 8 trở xuống là một đoạn kế theo ý trong vườn đầy rau xanh; câu 13, 14 lật ý; câu 15,16,17,18 vẫn theo ý nói về vườn rau. Câu 19,20 nói việc giúp việc ăn uống hàng ngày, câu kết đảo lại ý ở nơi thôn xóm hẻo lánh. Hai câu cuối ngụ ý của mình để kết thúc bài thơ (Sơ viên sừ sáp bá chư tiểu thái nhân đề, tr.143).

51. Làm ngày 22 tháng Chạp. Chân giẫm phải gai tre, điều trị mất nửa tháng, nhân làm bài thơ (Thương túc, tr. 148).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


52. Thềm rêu theo ý nói theo chữ „tuyết”, “khói cây” theo cảnh “hửng” (Tình, tr. 150).

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 25

53. Thơ Đỗ Phủ có câu: Chẳng mệt khi vịnh ngày hửng, Chuông trống báo ngày mới (Tình, tr. 150).

54. Hai câu này ý tả tình cảm nhân ngày “Nhân nhật” (Nhân nhật, tr.155).

55. Làm thơ vào tháng 9 (Thục xá thư hoài, tr. 157).

56. Làm ngày 11 tháng 10 (Hạ Quỳnh Đôi tân tiến sĩ Văn Đức Giai, tr.160).

57. Trung tuần tháng 10, nhiều ngày mưa liên tiếp, thóc lúa đã chín nhưng chưa kịp gặt, cảm hứng thành thơ. Các bài dưới đây đều làm tại trường (Khổ vũ, tr.163).

58. Câu này ý oán thán (Khổ vũ, tr.163).

59. Bốn câu sau tự bày tỏ ý nhàn nhã tịch liêu và lấy hai chữ “mong hửng” để kết thúc (Khổ vũ, tr.163).

60. Ngày 12 tháng 10, ta từ Quỳnh Đôi gấp trở về nhà, đi bộ thấy mệt, muốn đi nhanh đến chỗ nghỉ ở núi Di Sơn. Ngày 13 nhân đi đến thôn Trường Sơn hỏi thăm bạn, thì núi Di Lặc sơn đã ở đằng sau lưng rồi, cho nên cảm hứng làm thơ (Di Sơn ngâm, tr.166).

61. Bài thơ này nói ý nếu không đoái đến nhau là do vật không cùng loại, tuy nhiên, vật vốn dĩ chia bầy, sao thay đổi nỡ phụ nhau. Chiếu theo ý lao khổ ở câu thơ bên trên (Hí vịnh kê mẫu bão áp sồ, tr.168).

62. Bốn câu giữa tả cảnh kiêm tả tình cảm, hai câu kết và câu đầu ý nói chiều tối, sắp vào đêm (Vãn, tr.170).

63. Các bài thơ dưới đây làm tại quê hương (Kí Giản Ngự sử Vũ Hựu Phủ, tr.178).

64. Bấy giờ khảo khoá ở Hà Nội, mệnh lấy làm đề, nhân đó làm bài thơ phụ vào đây (Nhĩ thuỷ hiểu tình, tr.210).

65. Bấy giờ ta cùng các vị tú tài uống rượu, làm thơ, trong lúc men say lời lẽ hoặc có lúc không phải nhưng các vị đó đều không trách cứ. Về đến nhà bèn làm thơ tạm biệt gửi tặng (Kí biệt Bắc Thành Hồ Khẩu phường Tú tài Úc, An Thái phường Tú tài Hằng, Minh Tảo xã Tú tài Vân, tr.214).

66. Bấy giờ ta ngồi một mình, đêm đã gần tàn, chỉ thấy mây che núi, nửa ẩn nửa hiện, như chiếc tù và. Ánh trăng chiếu rọi xuống song nước lay động, lúc lên lúc xuống, trông như viên ngọc nhảy nhót. Thế rồi tức cảnh sinh tình làm thơ (Hiểu vịnh, tr.218).

67. Các bài thơ dưới đây sáng tác nhân chuyến ra Bắc vào Nam năm 1843, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (Tây Hồ Trấn Vũ quán hành, tr.221).


68. Do được sung làm Cống cử vì thế lên đường tới kinh. Thơ làm ngày 14 tháng 6 (Bái biệt gia miếu, tr.239).

69. Ngày mùng 3, cùng thời gian với các bài trên (Hồng Lĩnh, tr. 253).

70. Dưới đây là các bài thơ sáng tác nhân dịp được sung làm Hương cống vào năm Ất Tị (1845) (Đăng trình biệt ấp nhân, tr.260).

71. Khi ta chưa thi đỗ, lúc đó có tú tài Trương Văn Dụ người cùng quận nằm mơ thấy ta đi với một người lên tháp chùa Thiên Mụ (…). Lúc đó ta ở tầng ba bèn dùng ngũ ngôn đọc nối tiếp rằng: Ao sâu cá tự nhảy, Tháp cao mây có thang. Cho nên dùng câu 5 là để thể hiện ý đó (Cập đệ hậu thích điện vãn quá Hương Nguyện đình toạ nguyệt lí thư, tr.290).

72. Các bài thơ làm vào tháng Mười năm Mậu Thân (1848) ở trường thi Hà Nội (Dạ thâm duyệt quyển giả mị mạn thư, tr.308).

73. Bài thơ trên vịnh ngày rét (Phong vũ, tr.317).

74. Bài thơ trên vịnh ngày nắng (Đông hàn, tr.319).

75. Làm thơ ngày 14 tháng 11. Đến ngày 21 trở về tỉnh nhà (Nông Cống đạo trung,

tr.385).

76. Bài thơ này làm lúc tiệc ca hát kết thúc, nhân cảnh bèn nhớ đến ngày xưa. Câu 1,2 là nói năm nay nhân việc đi tìm sách vở, gặp đúng ngày gần Tết, trọ lại ở lầu nam nhà ông họ Trần. Câu 3 và câu 4 là nói nghe tiếng ca nhịp phách nhè nhẹ, hương hoa thoang thoảng, đó là nói ý theo lệ tuỳ nơi mà cùng vui với người. Câu 5, câu 6 trở xuống là nói người đời ngày nay tranh nhau khoe sự phóng khoáng hào mại, cũng tuỳ theo mà ứng tiếp. Còn có câu như Lầu Tần múa Triệu, chỉ việc xa xưa, chiều dựa lan can, cảm thấy bồi hồi, người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, còn ta thì thế nào (Xuân nhật trưng ca hậu thư tặng chủ nhân Trần Tử nhất luật kiêm thị Hoàng Chu Sĩ, tr.399).

77. Nói về chủ (Tàn tạ, tr.404).

78. Nói về mình (Tàn tạ, tr.404).

79. Nói về cảnh (Tàn tạ, tr.404).

80. Hoạ theo bài thơ của Tế tửu Phạm tiên sinh, Huyện nha Đông Triều phụng chép.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí