Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 22


175. Trần Nho Thìn (2008), “Chuyến đi dương trình hiệu lực năm 1884 (sic) và tư tưởng Cao Bá Quát”, Nghiên cứu văn học, số 11.

176. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

177. Thư của các giáo sĩ thừa sai (2013), Nguyễn Minh Hoàng dịch, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

178. Thơ văn Nguyễn Khuyến (1979), Xuân Diệu giới thiệu, Nxb. Văn học, Hà Nội.

179. Đỗ Lai Thuý (2000), “Trần Đình Hượu và những khái niệm công cụ trong nghiên cứu Nho giáo”, Văn hoá Nghệ thuật, số 192.

180. Thái Vị Thuỷ (1965), “Thiên nhiên với nhà thơ Cao Bá Quát”, Tạp chí Vạn Hạnh, Sài Gòn, số 3.

181. Nguyễn Tài Thư (1980), “Quan điểm sáng tác và nghệ thuật thơ ca Cao Bá Quát”, in trong Cao Bá Quát - về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thị Hảo tuyển chọn, giới thiệu), tái bản, Nxb. Giáo dục, 2007, Hà Nội.

182. Nguyễn Trãi toàn tập (1976), in lần thứ hai, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

183. Tảo Trang (1963), “Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (mục Đính chính văn thơ cổ), Nghiên cứu Văn học, số 2.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

184. Tảo Trang (1963), “Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát”,

Tạp chí Văn học, số 5.

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 22

185. Hoàng Hương Trang (2004), “Không thể lẫn lộn Tự Đức và Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn, Hội Nhà văn TP. HCM, số 19, tháng 09-10.

186. Mai Trân (1964), “Hai bài thơ của Miên Thẩm về Cao Bá Quát” (mục Sưu tầm),

Tạp chí Văn học, số 6.

187. Phương Tri (1971), “Kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh Cao Bá Quát và lần thứ 100 ngày sinh Trần Tế Xương” (mục Sinh hoạt văn học), Tạp chí Văn học, số 1.

188. Phạm Quang Trung (2004), “Bước đầu tìm hiểu quan niệm văn chương của Cao Bá Quát”, in trong Cao Bá Quát - Tham luận hội thảo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb. Văn học, Hà Nội.

189. Phan Thúc Trực (2011), Cẩm Đình thi tuyển, Nguyễn Thị Oanh giới thiệu, phiên âm, chú giải, Trần Thị Băng Thanh hiệu đính, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

190. Lê Quang Trường (2010), Gia Định Tam gia thi trong tiến trình văn học Hán Nôm Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

191. Yoshiharu Tsuboi (2011), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847

- 1885, Nguyễn Đình Đầu dịch với sự cộng tác của Bùi Trân Phượng và Tăng Văn Hỷ, Nxb. Tri thức, Hà Nội.


192. Nguyễn Thanh Tùng (2008), Vài nét về thuyết tính linh trong tư tưởng thi học Việt Nam thời Trung đại”, Nghiên cứu văn học, số 1; http://idoc.vn/tai-lieu/vai- net-ve-thuyet-tinh-linh-trong-tu-tuong-thi-hoc-viet-nam-thoi-trung-dai.html

193. Nguyễn Thanh Tùng (2010), “Tìm hiểu quan niệm thi học của Cao Bá Quát”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Cán bộ trẻ Trường ĐHSP Hà Nội, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội; http://ruansonghnue.blogspot.com/2010/10/tim-hieu-quan-niem- thi-hoc-cua-cao-ba.html

194. Nguyễn Thanh Tùng (2010), Sự phát triển tư tưởng thi học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

195. Lê Trí Viễn (1978), Lịch sử văn học Việt Nam tập III (viết chung với Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

196. Lê Trí Viễn (1985), Lịch sử văn học Việt Nam (Văn học viết thời quốc gia phong kiến độc lập, thế kỷ X - giữa thế kỷ XIX), Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, lưu hành Nội bộ.

197. Thơ Tùng Thiện Vương (1991), Ngô Văn Phú tuyển chọn, sưu tầm, Nxb. Văn học, Hà Nội.

198. Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam - dòng riêng giữa nguồn chung, tái bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

199. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

200. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X-XIX những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

201. Hoàng Hữu Yên (2012), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, in lần thứ hai, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

202. Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.


PHỤ LỤC


1. NHỮNG TỰ DẪN, CHÚ GIẢI CỦA PHAN HUY ÍCH VỀ DANH GIA VỌNG TỘC CỦA BẢN THÂN (Thống kê từ Thơ văn Phan Huy Ích, tập I, II, Dụ Am ngâm lục, Nxb. Khoa học Xã hội, 1978, Hà Nội)

Tập I

1. Tháng 10 mùa đông, thượng tuần vào kì đệ nhất, đến kì đệ tam khôi, tôi trúng đầu bảng ất, thân phụ tôi từ viện phúc khảo, được đặc cách ra ngoài trường thi, tôi vào đối sách, buổi chiều về trình đọc bản thảo, thân phụ tôi cho rằng thể nào cũng đỗ cao. Buổi chiều hôm sau Người trở về trấn trông coi công việc. Ngày mùng 8/11 văn đình treo bảng, hợp cách tất cả 18 người, tôi đỗ hội nguyên, lập tức sao các tên trên bảng, sai người nhà về báo tin. Ngày hôm sau, nững người cùng khoa đều kể tuổi của mình thì tôi dự vào hàng trẻ tuổi, ngày 11 thân phụ tôi đến nhà riêng ở kinh, để họp mặt vui mừng (Lễ vi báo tiệp hoan bối tôn toạ chí khánh, tr. 62 - 63).

2. Ngày 20 tháng 12, tôi được nhà vua cho vinh quy theo phụ thân về chầu. Chiều hôm đó trú lại ở chợ Ngọ Du huyện Gia Lâm. Hôm sau viên quan võ ở trấn là Địch Bầu Hán đem vài trăm vệ binh, hai con voi, đặt trạm nghỉ trưa đón tiếp ở chợ Dị Sử huyện Đường Hào, người trong quận xúm quanh xem. Đến chiều tôi đến trấn Mao Điền, rồi ở lại dinh phụ thân ăn tết, đợi sang năm mới sẽ về (Cấm tuyên nhật, chuyên phó Hải Dương, trấn đình trú, kí sự, tr. 64).

3. Ngày 4 tháng giêng, tôi từ tỉnh Đông (tỉnh Hải Dương) ra đi, qua Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ đến bến đò Vọng Doanh, chèo thuyền đến Vân Sáng. Đi theo đường chính, hôm rằm về đến chợ huyện quê nhà, bà con trong hành tổng tập họp chỉnh tề đón rước. Sớm hôm sau sắp xếp nghi vệ về làng (Bính Thân xuân chính vọng hậu gia hương diệu cấm hỉ phú, tr.66).

4. (…) Khi trình lên bề trên đặc biệt đổi tên thân phụ tôi ra tên tôi, lại dụ tôi phải vào để dặn dò công việc, khi nào xong việc phải về triều đình trình bày, lại được tiện đường về thăm phụ thân, như vậy càng thoả đáng đôi đường. Tôi mới nhận chức ở Thiêm sai hơn một tháng nhiều lần được gọi vào hầu để chỉ bảo phương lược. Được trên ban ơn, khen thưởng yên ủi đầy đủ và truyền xuống để cho các trấn cử quan binh lần lượt bảo vệ nghênh tiếp. Ngày 2 bắt đầu ra đi, cả đi lẫn về gần ba tháng có tập thơ Nam trình tạp vịnh, đại lược như sau (Phụng mệnh Nam hành, tr.70).


5. Tôi xuất phát từ kinh thành, qua các trấn Sơn Nam, Thanh Hoa, Nghệ An, đến đâu cũng được các trấn giao cho hai viên thuộc tướng đem năm mươi người lính mang theo vũ khí đợi tiễn, lại bắt dân ở dọc đường thay nhau gánh hành trang qua các trạm. Đến địa giới Thuận Hoá, quan Trấn thủ trước đó đã lấy dân phu ven đường san bằng đường sá, giao cho thuộc tướng đem lính và voi chờ đón. Lính ở cơ trung Bổ của đồn Động Hải, lính hai cơ Tả Nhuệ, Trung Kiên ở đồn Cát Doanh đi từ sông Bái Đáp vào. Lính mười cơ của bản đạo chỉnh đốn binh khí đợi để đón rước (…). Lúc đó, tôi được vua ban ba đạo sắc có ấn sẵn và hai đạo lệnh dụ đóng dấu sẵn, cho tôi được quyền tuỳ tiện xử trí. Nhân đó, tôi điền vào sắc lệnh ban xuống cho: trưởng hiệu Tây Sơn là Nguyễn Nhạc làm Lưu thú Quảng Nam(…) (Đáo Phú Xuân thành, tr, 76-77).

6. Mùa hạ năm Mậu tí (1768), tôi trở về quê ứng thí, nhân cùng gia quyến theo nhạc phụ, khi ấy ông làm Hiến sát ở trấn Thanh Hoa (…) (Phỏng Hiến ti cựu du, tr.80).

7. Lúc đó, ông Minh Nhạc làm trưởng toà án mở tiệc đãi, có mời những người nha lại quen biết tôi trước cùng đến dự tiệc ((Phỏng Hiến ti cựu du, tr.80).

8. Thân phụ tôi mệnh ứng cung Dần, còn tôi mệnh ứng cung Ngọ, con trai tôi mệnh được ứng cung Tuất. Như vậy là tam hợp (Thứ nam Thực sinh hỉ phú, tr.88).

9. Phụ thân tôi thi hương, thi hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Bố vợ tôi thi hội, thi đình 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi hương, thi hội, thi ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Cậu Hi Doãn và chú Nhã Hiên đều đỗ đầu thi hương. Tất cả cộng lại được 9 lần đỗ đầu, gọi là “cửu nguyên” (Thứ nam Thực sinh hỉ phú, tr.88).

10. Ông nhạc tôi mở mang doanh trại chấn chỉnh binh vệ ở đầu thành núi Lộc Mã dựa vào thế cao nhìn ra xa, hình thể rất hùng tráng (Đáo Thành Đoàn, tr.88).

11. Ông nhạc tôi tìm ra được hai toà động ở ngoài thành Lạng Sơn thuộc sơn phận Vĩnh Trại, phía bắc sông Hoá. Động ngoài lập làm chùa tam giáo, tạc tượng, sắm đủ đồ thờ; động trong hình thể cao thoáng (…) (Đề Nhị Thanh động khắc thạch, tr.89).

12. Mùa xuân năm Canh Tí (1780), em thứ ba là Nhã Hiên đỗ tiến sĩ vinh quy. Phụ thân tôi từ doanh Động Hải đem voi lính về quê hoan tiếp. Tôi ở kinh, dâng tờ khải xin về thăm cha mẹ (…) (Đáo gia quán hỉ phú, tr.91).


13. Lúc đó phụ thân tôi uỷ thác cho quân lính chở gỗ từ Động Hải về quê, dựng các toà tẩm thất, nghi môn, sinh từ, công việc vừa mới hoàn thành (Đáo gia quán hỉ phú, tr.91).

14. Phụ thân tôi giữ đồn Động Hải. Năm Đinh Dậu (1777), người có công dẹp yên giặc núi, được thưởng thẻ bài bằng bạc lớn. Chính phủ định thăng chức hai bậc, hiện nay còn đợi lệnh (Đáo gia quán hỉ phú, tr.91).

15. Ông Ngô Thì Nhậm coi việc quân ở Thái Nguyên và Kinh Bắc. Mùa đông năm Kỉ Hợi (1779) vâng mệnh đến xưởng Tụ Long ở Tuyên Quang cùng với đạo Tây hưng hợp lực dẹp bọn giặc núi. Mùa xuân năm Canh Tí (1780) việc xong ông về triều, tôi làm bài thơ mừng (Canh Tí xuân hạ kiêm Đốc đồng quyên đài tham nhung hoàn cấn, tr.94).

16. Từ mùa hạ năm bính thân (1776), phụ thân tôi giữ chức hiệp trấn đồn Động Hải, ở biên giới lâu ngày, đầu xuân này được trao chức Phó Đốc thị. Tôi trong lòng rất mong nhớ, dâng lời thỉnh cầu lên trên, thiết tha nói rõ tình cảnh, lập tức có chiếu chỉ ban xuống cho lệnh: Phụ thân tôi vất vả lâu ngày ở ngoài biên, nay cho về hầu cận. Mệnh lệnh tới nơi, phụ thân tôi từ Động Hải đi vào Phú Xuân, trên đường quay về có mang theo 1 con voi đực và 2 cỗ súng lớn tới kinh để dâng vua. Lúc đó, tôi sửa sang nhà cửa trước. Khi đón xe về, tôi vui mừng ghi lại việc đó (Tân Sửu vãn xuân tôn giá Nam thuỳ phụng triệu hồi kinh chiêm bái, hỉ phú, tr.99).

17. Tôi lại vào làm Thiêm sai, càng ngày càng được bề trên chú ý, thường sai đem cơm đến chỗ ở trong kinh thành ban cho. Thoạt tiên cho kiêm chức Tu soạn ở toà Nội các biên soạn tập lịch triều điển cố, làm xong dâng lên bề trên xem. Đến đầu mùa hạ, quan Tuỳ sai Ngũ phủ là Diêu Trung hầu kiêm chức Lưu thú trấn Thanh Hoa, có lệnh vua bảo chọn kĩ lấy một viên Đốc đồng (…). Tôi được ơn trên soi tới, vâng mệnh lên đường, không dám nghĩ đến chuyện so sánh làm việc trong triều với làm việc ở bên ngoài, nên có bài này để ghi lại sự thực (Nhâm Dần thu, phụng đặc mệnh Đốc đồng Thanh Hoa đăng nhậm thuật hoài, tr.101).

18. Mùa đông năm ngoái, thân sinh tôi đang ở trần, bị cảm nhẹ, tôi được tin, tự ý dâng tờ khải nói vì già yếu nên xin từ chức, được bề trên triệu về, thăng chức Thiêm đô ngự sử (…) (Giáp Thìn xuân, gia tôn phụng chuẩn nhập thị Bồi tụng, bái khánh kỉ sự, tr.110).

19. Từ năm Nhâm Dần (1782), tôi cảm thấy sự gặp gỡ không được may mắn, bị đối xử không đúng, từ đấy chán cảnh làm quan. Mùa hạ năm Quí Mão (1783), lấy cớ


bệnh tật tôi ở lại dâng khải xin từ chức, đợi hơn một năm vẫn chưa nhận được mệnh, nay có chỉ của triều đình giục đến trấn ngay (…) (. Giang cư tức sự, tr.112).

20. Mùa thu năm Nhâm Dần (1782), tôi phụng mệnh bổ làm Đốc trấn Thanh Hoa, được hơn 10 ngày thì có tin buồn thánh chúa băng hà. Tới mùa đông được hầu nơi Xưởng vệ mới được tỏ long thương nhớ (…) (Phụng tiên vương đàm tể lễ cảm tác, tr.116-117).

21. Lúc đó, tôi vâng mệnh triều đình tới chỗ cầu mưa, đến đêm trời mưa (Hỉ vũ tác,

tr.129).

22. Mùa đông năm Nhâm Dần (1782) sinh Chú, mùa xuân năm nay lên đậu đã khỏi. Ở nơi xa xôi, gửi tin mừng để an ủi lòng (Văn tam nam chú tại kinh xuất đậu khang cát hỉ phú, tr.130).

23. Thân phụ nghỉ việc quan về làng, chúng con chắp tay cúi đầu, dâng lời chúc tụng (Nhi bôi hạ,tr.146).

24. Ông thân sinh tôi vâng sắc chỉ nhà vua đi xem đất xây lăng ở Bàn Thạch, tôi theo hầu. Khi làm lễ ở lăng, quân Tây Sơn tìm đường tản đi hết. Tôi về đóng ở bến Cự Khánh, xếp nơi ăn ở cho người nhà, thuê chiếc thuyền nhẹ mời ông thân sinh đi. Thuyền về thẳng kinh. Tuần đầu tháng cuối thu, vào chầu đấng Tự quân lại vào bái yết Chúa mới, ngay lúc ấy truyền ban cho thân sinh tôi được vào nắm quyền cơ mật, chức hành tham tụng, tôi thì được sung chức chánh đốc thị tỉnh Nghệ An. Ít lâu sau, tôi được giữ cả chức quản đội trung Chử kiêm coi việc quân tỉnh Thanh Hoa và Nghệ An, đi đầu dẹp giặc. Vâng mệnh chuẩn bị nhung trang (Thuật hoài, tr.155-156).

25. Từ mùa đông năm ngoái, khí thế bên phủ chúa suy dần, các quan nhiều người đút lót bên Điện để mong được biết đến. Vũ Thành Đạo, Nguyễn Hữu Chỉnh nhận mật chỉ đem quân vào bảo vệ. Tôi trót đã nhận nhiệm vụ coi binh, va chạm với quân Vũ Thành Đạo, long chỉ sợ trái ý vua.Trước ngày rằm tháng chạp về đến kinh, lập tức vào chầu, được vua truyền phải vào triều để nghe việc công. Kịp đến ngày 15 tháng giêng, toà hành chính có ý cử hẳn cho giữ chức ấy, được vua phê chuẩn, khi lạy tạ nhận chức, sung sướng vượt ngoài hi vọng, bèn ghi sự thực bằng bài thơ sau đây (Đinh Mùi sơ xuân, Khâm ban hành Nam xứ Tham chính, bái mệnh cung kí, tr.159).

26. Tháng 6 mùa hạ, tôi được vua Quang Trung triệu về phú Xuân, đến doanh Cầu thì cáo bệnh rồi uỷ người vào Nam xin lưu lại Nghệ An để điều dưỡng, lúc đó tôi vẫn


trú tại lữ điếm chợ Cầu đợi mệnh và thường tới đến thánh tiên ở xã Phú Nghĩa đốt hương khấn cầu mong được như sở nguyện. Sau đó ít lâu, Phú Xuân lại xuống chiếu sai lính tại doanh chợ Cầu hộ tống về kinh và không được chậm trễ. Lúc đó, tôi đành dứt tình lên đường, bồi hồi ngoảnh lại. Khi tới bến Trung Hoà vượt sông Gianh, trong lòng bỗng xúc cảm giữa cảnh lữ thứ, bất giác rơi lệ (Văn khiển cảm tác, tr.182).

27. Phan Huy Chú sinh năm Nhâm Dần (1872) số giống như số phụ thân tôi, cốt cách khác tục (Tam nam Chú, khải mông tại Tả ấp ngẫu thư thị giáo, tr.189).

28. Bấy giờ nội địa hẹn ngày 15 mở cửa ải. Đoàn sứ bộ hẹn vào đêm mùng 9 sẽ từ Bắc thành lên đường, tôi phải vội vàng quay về quê, để sáng ngày mùng 8 chuẩn bị nghi lễ cáo yết từ đường làm lễ tiểu trường và xin từ hôm đó vào các tiết hạ tế, trung nguyên sẽ uỷ cho đứa con trưởng là Quýnh thay việc tiến hiến, sau đó lập tức về Bắc thành chuẩn bị hành trang, trong lúc cảm thương thuật lại nỗi lòng (Mạnh hạ sơ cán dự cáo tiểu tường lễ mang phó sứ trình, tr.199).

Tập II

29. Giờ Tị ngày 15 tháng 4 mở cửa ải, phụng mệnh đến làm lễ ở đài Chiêu Đức. Các quan đốc phủ và đế trấn dẫn đầu các viên chức, các đạo, đài, phủ, huyện tiếp đưa lên đường. Ngựa xe cờ xí sáng rực núi khe (Xuất quan, tr.8).

30. Ngày hôm ấy tự kinh thành hộ giá đến Nguyệt Đàn, đêm đến công quán Viên Minh (Khách quán trung thu, tr.25).

31. Mùa thu năm Mậu Thân (1788), kính hầu vua ở thành Phú Xuân, mùa thu năm Kỉ Dậu (1789) chờ mệnh ở trấn Lạng Sơn để đón tiếp sứ giả, mùa thu năm nay lại tới Yên Kinh (Khách quán trung thu, tr.25).

32. Từ yên Kinh đi hơn ba nghìn dặm đến Hán Dương, lưu lại mấy hôm. Tổng đốc họ Phúc từ biệt về tỉnh thành Quảng Đông. Tuần phủ Quảng Tây là Trần Dụng Phu, Bố chánh là Thanh Hùng Nghiệp, cùng quan văn, võ chức vẫn đi theo sứ bộ ta để lo liệu thuyền bè. Ngày 22/9 nhổ neo, qua 7 ngày đêm thì đến hồ Động Đình (Hán thuỷ chu trình, tr.32).

33. Thuyền nhổ neo từ Hán Khẩu, đêm đậu lại ở bến huyện thành Gia Ngư, hóng mát và rót rượu uống tạm (Hán thuỷ chu trình, tr.32).


34. Thuyền sứ qua các phủ huyện thành, quan sở tại dựng thuỷ đình ở bến sông, bố trí cả nhạc cụ và yến tiệc. Mỗi đêm khi qua các đình bên sông thì ở đó thắp đèn đốt đuốc sáng rực, ánh sáng rọi lên tận trăng sao (Hán thuỷ chu trình, tr.32).

35. Ngày 29 tháng 11 đến chỗ đóng quân, cởi y phục sứ thần, mặc y phục nước nhà, từ biệt các vị quan hộ tống. Sáng hôm sau tới ải Nam Quan gặp người bà con là quan Binh bộ hỏi thăm và biết được tin nhà bình yên, vui mừng liền làm bài thơ này (Hồi trình khải quan, tr.46-47).

36. Bấy giờ tôi bị đau chân chưa khỏi, đang ngụ ở phố Cửa Nam để chữa bệnh, thì nhận được chiếu chỉ của nhà vua khuyên phải cố gắng trọng đạo làm thầy, nghiêm túc, cần mẫn giảng Kinh Xuân Thu để giúp con vua hiểu rõ danh phận, tôi cố gắng tuân theo. Tiết chế công làm nhà cho tôi ở thành, lại còn tặng tôi gậy song để chống khi vào giảng (Thu phụng chiếu ban giáo đạo Tiết chế công đắc mệnh ngẫu thuật, tr.55).

37. Trung tuần tháng 6, tôi được thăng chức Nội các Thị trung ngự sứ. Ngày 30 tháng 7 thì vua Quang Trung về chầu trời (Thu phụng quốc tang, cảm thuật, tr.75).

38. Lúc ấy quan Đại học sĩ (Ngô Thì Nhậm) vâng mệnh sang sứ phương Bắc, giữ vai chính trong ban cáo thính của sứ bộ. Tôi vâng mệnh đến Bắc thành để lo liệu mọi việc đi sứ và đem theo mười dật vàng, một trăm cân quế bổ sung vào lễ vật tiến cống. Mồng một tháng chạp, khởi hành từ kinh đô Phú Xuân. Ngày hai mươi mốt đến công quán ở Bắc thành. Ngày hai mươi bốn làm lễ thành phục (Đông quí phụng phó Bắc thành công cán, thuật hoài, tr.76).

39. Năm Kỉ Mão (1759) niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1787), phụ thân tôi lập dinh ở bên tả cửa nhà Giám, đến tôi lại sửa sang thêm, cơ ngơi khá đẹp đẽ. Năm Mậu Thân (1788), triều đại đổi thay, mới bị phá huỷ. Nay tôi nhận lấy ngôi nhà sứ quán ở Linh Đường, dỡ đem đến nền nhà cũ, gia công, xây dựng lại hơn 1 tháng thì hoàn thành (Hạ quý câu để vu Bích Câu cựu doanh thổ, công thuyền kỉ hoài, tr.78).

40. Đầu mùa đông mua gỗ và mọi thứ cần thiết, thuê thợ khởi công, dựng hai nếp nhà thờ ở xứ Đồng Rùa trong xóm, dỡ bỏ nhà cũ làm mới một loạt, dùng gỗ xoan, lợp lá gồi, qua hai tháng mới xong, chi phí hết 300 quan tiền. Giữa tháng chạp, rước thần chủ đặt lên và bày đồ thờ, ngày hoàn thành làm lễ cáo miếu. Thơ này ghi lại công việc (Đông quí gia miêu tân hoàn, cung kỉ, tr.81).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023