Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 20


(Đâu hay nay đây mai đó trở thành khách lênh đênh, Khác nào như gái điếm lo nuôi thân mình.)

Lẽ nào Cao Chu Thần lại không sợ ô danh khi ví mình với loại đàn bà mạt hạng nhất trong xã hội? Dùng lối so sánh này, câu thơ thể hiện sự cay đắng, chua chát đến thê thảm trong lòng Cao Bá Quát.

Có thể nói, nhiều so sánh của Cao Bá Quát gắn với những tưởng tượng, liên tưởng, cảm nhận sống động của chủ thể. Nó nằm trong những khoảnh khắc nhất định và cá thể hoá cao độ, khác biệt hoàn toàn với tính liên tưởng phổ quát của thi pháp văn học trung đại. Bằng lối so sánh, đặc điểm tường tận, chi tiết sự vật hiện tượng của bút pháp kí sự trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát càng được thể hiện rõ rệt.

Tiểu kết


Nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát có nhiều đổi mới đem đến đóng góp lớn cho tiến trình văn học dân tộc.

Về không gian, thời gian nghệ thuật, Cao Bá Quát hướng nhiều về không gian, thời gian đời tư. Không gian đời tư trong thơ Cao Bá Quát hướng về cội nguồn quê nhà góp phần làm giảm đi chất quý tộc, Hán học của thi ca chữ Hán, vừa chứng tỏ xu hướng viết về chữ “Tình” của ông: hướng tới những yếu tố gần gũi, thân thiết, máu thịt, cội rễ trong cuộc sống của con người! Không gian đời tư còn là nơi chất chứa sầu muộn, bế tắc của tác giả. Nó mang theo cảm nhận về cuộc sống o bế, dồn ép, vô hướng của con người hiện đại. Thời gian trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát gắn với những khoảnh khắc cụ thể, ghi lại những xúc cảm của cá nhân nghệ sĩ trong những hoàn cảnh rõ rệt của cuộc sống. Nó cho thấy thơ ca cao Bá Quát nảy ra từ hiện thực cuộc đời, chứ không phải là sự đúc kết tâm tư mang tính phổ quát, trừu tượng. Thời gian không chỉ biểu hiện đổi mới về nghệ thuật mà còn thể hiện những phương diện đổi mới trong quan niệm sống của một con người.

Hình thức kí sự bằng thơ là một dấu hiệu cơ bản của sự đổi mới thơ chữ Hán Cao Bá Quát, tạo điều kiện cho cái tôi cá nhân của Cao Bá Quát được thể hiện sắc nét về cá tính, tài năng, tâm hồn. Nó khiến thơ Cao Bá Quát có tính tự sự chi tiết, mang đặc điểm của thơ điệu nói gần gũi với thi ca hiện đại.

Với những đóng góp lớn về nghệ thuật, thơ chữ Hán Cao Bá Quát góp phần tạo ra những bước quá độ từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật - 20


Thơ chữ Hán Cao Bá Quát thực sự có nhiều đổi mới so với văn chương truyền thống và đương thời.

1. Tiền đề tạo nên những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát gồm nhiều nhân tố, trong đó có sự cọ xát gay gắt giữa các yếu tố cũ và mới trong lòng xã hội. Trước hết là sự lỗi thời của bộ máy tổ chức chính trị xã hội đương thời, lối giáo dục nặng về chữ nghĩa, nền kinh tế trọng nông ức thương… làm cho đất nước nghèo nàn, lạc hậu so với thế giới, nhân dân khổ sở, bùng lên khởi nghĩa ở khắp mọi nơi. Bên cạnh những yếu tố truyền thống lỗi thời, những yếu tố truyền thống tích cực cũng phát triển, thể hiện vai trò của mình. Đó là tinh thần phi nho trong dân gian, trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa. Cộng thêm nhiều yếu tố mới đã nảy sinh. Đó là hoạt động chấn hưng văn hoá sôi nổi của nhóm sĩ phu Hà Thành đầu thế kỉ XIX, tầng lớp thị dân phát triển đem đến những quan niệm và lối sống mới, giai đoạn Nho học mang nhiều đặc điểm của thực học khiến cho các nhà văn chuyển mối quan tâm từ luân lí đạo đức sang hứng thú cao độ đối với thực tiễn. Thêm vào đó, tư tưởng đổi mới của các những người đi sứ, sách vở mang về của họ (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…) và sự ảnh hưởng bước đầu của những luồng văn hoá phương Tây cũng tác động đến các trí thức tiến bộ đương thời. Cao Bá Quát là một nhà nho tài năng, vốn có tinh thần phóng khoáng, cởi mở. Do đó, những ảnh hưởng canh tân của xã hội tác động lớn đến ông, tạo thành những tiền đề tích cực cho tinh thần đổi mới sáng tác văn chương của ông.

2. Ở phương diện nội dung, thơ chữ Hán Cao Bá Quát có nhiều biểu hiện mới mẻ

rõ rệt.


Ông đem đến cho thơ chữ Hán một cách nhìn mới về hiện thực xã hội trong nước.

Đó là sự thẳng thắn chỉ ra thực trạng lạc hậu của con đường học hành thi cử truyền thống, vừa nhọc nhằn, vừa thiếu thực để xây dựng, phát triển. Trong sự phản ánh nỗi thống khổ của con người, Cao Bá Quát cũng có một hướng đi mới. Ông đề cập tới sự rủi ro của cuộc đời con người và chú ý đến lương tâm, phẩm giá, tư tưởng con người trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc sống. Hướng khám phá này của Cao Bá Quát khiến sự phản ánh của ông vừa có cái nhìn sắc sảo đối với hiện thực vừa có chiều sâu của lòng nhân ái. Cao Bá Quát đã bắt đầu chạm tới vấn đề trong các sáng tác hiện đại: kiểu nhân vật tha hoá và cho thấy mối quan hệ giữa hoàn cảnh với tính cách con người, con người là sản phẩm của hoàn cảnh


Trong xu hướng nhìn ra nước ngoài, Cao Bá Quát là một trong những người đầu tiên đưa hình ảnh của người phương Tây vào trong văn chương Việt Nam về cả ngoại hình văn hoá, lối sống. Ông ngạc nhiên và ấn tượng trước sự giàu sang và sức mạnh kì lạ của văn minh phương Tây di căn di thực ở thuộc địa, nhận thấy rõ nguy cơ xâm lược cả bằng vũ lực lẫn văn minh, văn hoá của phương Tây với phương Đông. Ông chứng tỏ một nhãn quan sáng suốt và một tư tưởng tiến bộ đi trước thời đại.

Đối với xu hướng văn học “chủ tình”, Cao Bá Quát có đóng góp đặc biệt ở việc đưa chữ “tình” của nhà nho, của văn chương thời trung đại về với đời thường, thắm thiết trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè và những người gắn bó gần gũi hoặc gặp gỡ trong cuộc đời.

Về chủ đề người phụ nữ, Cao Bá Quát cũng có tiếng nói mới. Ông mở rộng đối tượng nữ, đặc biệt hướng sự phản ánh tới những phụ nữ ông bắt gặp trong cuộc đời. Bên cạnh sự đề cao, ngợi ca phẩm giá của họ, Cao Bá Quát chú ý tới tính phi chuẩn mực đạo đức Nho giáo qua hình ảnh những phụ nữ ngoại quốc và “phép biện chứng tâm hồn” của họ. Với điều này, Cao Bá Quát càng làm tăng thêm yếu tố hiện thực của cuộc sống và giá trị nhân văn của văn chương trung đại.

Về chủ đề thiên nhiên, Cao Bá Quát có sự bứt phá khỏi tính quy phạm của văn chương trung đại, xem thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, sinh ra tài năng, nhân cách. Thơ viết về thiên nhiên của Cao Bá Quát hết sức sinh động, gắn liền với hiện thực khách quan. Cảnh sắc trong thơ ông vừa hấp dẫn bởi sự sinh động, đa sắc, giàu trạng thái vừa khiến người đọc lo sợ, hãi hùng về sự khắc nghiệt, dữ dội, thất thường, huỷ diệt.

Với những sự tiến bộ ấy, thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã bước đầu mang hơi thở của thi ca hiện đại sau này.

3. Ở phương diện nghệ thuật, thơ chữ Hán Cao Bá Quát đã thay đổi không gian kì vĩ mang tầm vũ trụ của thơ ca trung đại bằng thời gian và không gian đời tư. Đó là cảm nhận không gian rất riêng của cảm quan cá nhân nghệ sĩ, mang theo cảm nhận và quan niệm riêng của Cao Bá Quát về một thời cuộc cụ thể. Với không gian đời tư, Cao Bá Quát đã hướng về những nơi chốn gắn bó mật thiết với đường đời của mình. Đó là nới quê nhà thân thiết gắn bó, là con đường đời chông gai và là cả nơi o ép, phong bế chí hướng, ước vọng của cá nhân tác giả. Ở phạm vi thời gian đời tư, thơ chữ Hán Cao Bá Quát gắn liền với những dấu hiệu thời gian cụ thể, từng giờ, ngày, tháng năm… mang


tính hiện thực của nhật kí, kí sự của cái tôi nhà thơ. Với không gian, thời gian đời tư, thơ Cao Bá Quát có xu hướng ngả về đời sống thường nhật, rời xa tính quy phạm, ước lệ của văn chương thời trung đại.

Đặc điểm nổi bật thể hiện rõ rệt sự đổi mới của ngòi bút Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán là sự phát triển thể loại thơ kí sự. Với bút pháp kí sự, Cao Bá Quát thể hiện nhiệt thành cái tôi của mình bằng việc sử dụng tối đa đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và các hình tượng thể hiện con người cá nhân. Ông còn chú ý lí sự, nghị luận, phân tích lí tính những vấn đề phản ánh trong tác phẩm, đưa nhiều tự dẫn, chú giải, đồng thời gia tăng tính trần thuật, miêu tả tường tận. Cách thức này khiến cho thơ chữ Hán Cao Bá Quát bắt đầu có những điểm mới so với tính chất chung của văn học trung đại.

Với những sự bứt phá, tìm tòi lối đi riêng của mình, Cao Bá Quát trở thành một trong số ít nhà thơ có phong cách trong văn chương thời trung đại. Thơ ông là bước đầu dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, đưa đến phong trào tiếp nhận các thể thơ tự do của phương Tây sau này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Tính (2012), “Chủ đề gia đình - một biểu hiện cách tân thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, Nghiên cứu văn học, số 12, tr. 25 - 34.

2. Nguyễn Thị Tính (2013), “Chủ đề phụ nữ - một biểu hiện cách tân thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, Khoa học Xã hội Việt Nam, số 2, tr. 97- 104.

3. Nguyễn Thị Tính (2013), “So sánh trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, Ngôn ngữ và văn học - Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, Nxb. Đại học Sư phạm, tr.847- 852.

4. Nguyễn Thị Tính (2013), “Bài thơ Đà Môn trúc chi từ ,kì tam - một biểu hiện tiến bộ trong tư tưởng của Cao Bá Quát”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10 , tr.56-61.

5. Nguyễn Thị Tính (2013), “Bàn thêm về quan niệm thơ ca của Cao Bá Quát”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 12, tr. 39-46.

6. Nguyễn Thị Tính (2014), “Đọc Cao Bá Quát toàn tập”, Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 114 - 117.

7. Nguyễn Thị Tính (2014), “Khảo sát thể loại ngũ ngôn bát cú trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, đã được nhận đăng trong Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 4.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lương An (1980), “Đề sau thơ Cúc Đường, một nhận xét đúng đắn và dũng cảm của Miên Thẩm đối với Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học, số 3, tr. 116-117.

2. Lương An, “Qua tập Thương Sơn thử tìm hiểu tư tưởng yêu nước của Miên Thẩm”, http://www.vanhocviet.org/tu-lieu-van-hoc-1/chuyn--trit-hc---vn-ha-hc-v-vn- hc/-lng-an-qua-tp-thng-sn-th-tm-hiu-t-tng-yu-nc-ca-min-thm.

3. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb. Văn học, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, tái bản lần thứ ba, có bổ sung, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Bách (1994), “Bài thơ Phạm Sĩ Ái nhớ Cao Bá Quát”, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 63-64.

6. Đỗ Bang (2005), “Triều Nguyễn - sau 200 năm nhìn lại”, in trong Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, tái bản, Nxb. Văn học, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Cơ (2005), “Một giai đoạn của lịch sử Việt Nam thời Nguyễn và những câu hỏi cần giải đáp thoả đáng”, in trong Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Nguyễn Kim Châu, “Không gian “đường đời” và sự thể hiện nhận thức về con người phi lí trong thơ Cao Bá Quát”, trong sách Cao Bá Quát - Tham luận Hội thảo, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, tr.167 - 175.

10. Nguyễn Đổng Chi (2007), “Cao Bá Quát trên văn đàn thế kỉ XIX”, trong sách Cao Bá Quát - về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Hữu Sơn, Đặng Thị Hảo tuyển chọn, giới thiệu), tái bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Huệ Chi (2004), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, trong sách Cao Bá Quát - tư liệu bài viết từ trước đến nay, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.

12. Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kì cổ - cận đại, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội.

13. Nguyễn Huệ Chi (2000),“Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ", Tạp chí Văn học, số 11, tr. 3-13.

14. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát”, trong sách Cao Bá Quát - về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Hữu Sơn - Đặng Thị Hảo tuyển chọn, giới thiệu), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.


15. Hà Như Chi (1994), Việt Nam thi văn giảng luận, tái bản, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp.

16. Vương Anh Chí (1999), “Về thuyết tính linh Viên Mai”, Lê Quang Trường dịch và chú thích từ Cổ điển văn học tam bách đề,Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, in lần thứ 7, 11- 1999.


http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=105 0:v-thuyt-tinh-linh-ca-vien-mai&catid=94:ly-lun-va-phe-binh-vn- hc&Itemid=135

17. Trương Chính (1997, “Cao Bá Quát (1808-1855)”, in trong Tuyển tập Trương Chính, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề ngã và phi ngã trong văn học Việt Nam trung cận đại”, Tạp chí Văn học, số 5.

19. Nguyễn Đình Chú (2002), “Vấn đề văn sử triết bất phân trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 5.

20. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb. Sử học, Hà Nội.

21. Lê Hiến Chương (2005), “Về chính sách giáo dục của triều Nguyễn ở thế kỉ XIX”, in trong Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Xuân Diệu (1971), “Cao Bá Quát”, trong sách Cao Bá Quát - tư liệu bài viết từ trước đến nay, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004.

24. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.

25. Nguyễn Du - cuộc đời và tác phẩm (2001), Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính biên khảo và chú giải, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

26. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn học, Hà Nội.

27. Biện Minh Điền (2001), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến: sự hình thành và những đặc trưng, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Biện Minh Điền (2005), “Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí văn học, số 4.

29. Ngô Thời Đôn (2000), Giá trị nhân văn trong Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


30. Ngô Thời Đôn, “Sự nghiệp văn chương Tùng Thiện Vương Miên Thẩm” (1819- 1870), http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c207/n5415/Su-nghiep-van- chuong-Tung-Thien-Vuong-Mien-Tham-1819-1870.html.

31. Ngô Thời Đôn (2000), “Về một phương diện văn hoá dân gian trong Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm”, Văn hoá dân gian, số 1.

32. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

33. Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định (2003), Gia Định tam gia, Hoài Anh biên dịch và chú giải, Huỳnh Văn Tới, Bùi Quang Huy hiệu đính, giới thiệu, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai.

34. Đoàn Lê Giang (2001), Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, bảo vệ năm 2001 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.

35. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, in lần thứ ba, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.

36. A.Ja. Gurêvich (1996), Các phạm trù văn hoá trung cổ, Hoàng Ngọc Hiến dịch, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nxb. Thuận Hoá.

38. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Đặng Thị Hảo (1983), “Thử đặt lại vị trí văn học của Cao Bá Nhạ", Tạp chí Văn học, số 4, tr. 110-117.

40. Phạm Ngọc Hiền (2008), “Lược sử thi pháp Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ sông Cửu Long điện tử. URL: http://vannghesongcuulong.org.

41. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên) (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới.

42. Nguyễn Văn Hoàn (1980), “Chương XXIII: Cao Bá Quát” trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 386-396.

43. Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An - Hội đồng gia tộc họ Phan (2012), Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám hoa Phan Thúc Trực (Kỉ yếu Hội thảo khoa học), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

44. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

45. Nguyễn Phạm Hùng (2011), Văn học cổ Việt Nam tìm tòi và suy nghĩ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

46. Lại Văn Hùng (2000), Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Ngày đăng: 16/01/2023