Sự Chi Phối Của Quan Niệm Thơ Đối Với Tư Duy Thơ


tượng có tính khái quát cao, qua đó nhà văn thể hiện cái nhìn khái quát về cuộc đời.

1.1.3. Sự chi phối của quan niệm thơ đối với tư duy thơ

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” đã trở thành quan niệm chính thống của văn học trung đại Việt Nam. Văn chương trung đại phải có một nội dung xã hội nào đó và phải phục vụ cho mục đích xã hội cao cả. Nói như Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Hầu hết các tác phẩm đều chứa đựng những nội dung răn dạy, giáo huấn. Các tác giả văn học trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… đều đề cao nhân cách con người. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, với quan niệm như thế, văn học trung đại thiên về tính lí tưởng, coi trọng cổ nhân, coi thường hiện tại, coi trọng thiên nhiên, xem thường xã hội. Chính quan niệm thơ ca đã chi phối tư duy thơ của các thi nhân. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã nhận xét: Hầu hết các nhà văn, nhà thơ của ta thời kỳ phong kiến đều là những bậc trí thức, quan công khanh và sĩ đại phu, những người thông thạo chữ Hán, họ làm văn như một sự thể hiện phẩm chất cao quý, sang trọng của mình. “Bởi thế văn chương thường có tính cách cao quý, phong cảnh hùng vĩ, thanh tao (núi sông, hoa cỏ, danh lam thắng cảnh) chứ ít khi tả đến cuộc sống, sinh hoạt của kẻ bình dân, người lao động và những cảnh vật thông thường trông thấy hàng ngày quanh mình (cảnh đồng áng, chợ búa, cày bừa, cấy gặt)”… [57; 137]. Tất cả những gì tác giả miêu tả đều chỉ để tượng trưng cho những điều lớn lao. Tư duy thơ ca trung đại là tư duy hướng nội, các nhà thơ lấy cái tôi làm trung tâm biểu biện, khoác lên sự vật hiện tượng những màu sắc chủ quan.

Quan niệm thơ sẽ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về cuộc đời. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến sự ảnh hưởng của yếu tố thời đại. Tác giả Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nhiều điểm tương đồng về tư duy thơ. Cả hai ông đều khai thác cái hài, đều thiên về phê phán đạo đức, sự xuống cấp, lố lăng của cuộc sống buổi giao thời. Nhưng Tú Xương, sinh ra và lớn lên ở đất Vị Hoàng nên thơ của ông thiên về phản ánh cuộc sống thị dân, còn Nguyễn Khuyến gắn bó với


mảnh đất Yên Đổ, Bình Lục nên thơ ông nhắc nhiều đến tầng lớp quan lại và nông dân. Tư duy thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương hướng tới chuyện đạo, nhưng đó là cái đạo của thời nay, cái lỗi đạo của con người, của xã hội vào thời buổi đất nước suy vi chứ không phải là cái “đạo” mà văn chương xưa nay phải “chở”. Với quan niệm dùng văn chương để truyền bá tư tưởng độc lập và dân chủ, tư duy thơ của Phan Bội Châu giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng lớn của tư duy chính trị. Ở giai đoạn cuối đời, tư duy nghệ thuật thiên về tư duy Nho giáo.

Tản Đà xếp thơ vào loại “văn chơi”, để đối lập với “văn vị đời”. Ảnh hưởng của quan niệm văn học cũ ở Tản Đà biểu hiện rõ nhất trong cách phân biệt sáng tác ra “văn chơi” và “văn vị đời”. Nếu nói Tản Đà vẫn còn ảnh hưởng của văn học nhà Nho “thi dĩ ngôn chí” thì cái chí của Tản Đà là cái chí ăn chơi. Trong bài “Hầu Trời” nhà thơ trình bày có văn thuyết lý là “Hai quyển “Khối tình”, văn chơi có “Hai “Khối tình con”, “Đài gương”, “Lên sáu” văn vị đời… Cũng giống quan niệm của các nhà thơ xưa, Tản Đà coi văn vị đời, văn có ích là những tác phẩm nói về tư tưởng, đạo lý, có tác dụng giáo huấn như ông liệt kê ở trên. Với quan niệm văn chương như thế, toàn bộ tư duy thơ của Tản đà đã ưu tiên cho loại “văn chơi”. Ông “chơi ngông” ông “say”, ông “đưa thư cho người tình nhân”, ông biến thơ thành các bài hát “xẩm”. Ông “hỏi gió”, ông “hầu trời”, để rồi thốt lên “thơ thẩn”, “đời đáng chán” [57; 168]. Tản Đà đã báo hiệu sự đổi mới tư duy thơ Việt Nam mà theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, đó là “một bước phát triển mới của tư duy hình tượng”. Thơ từ chỗ ráp từ ngữ theo khuôn cố định đã bung ra để biểu hiện tình cảm tự do.

So với các giai đoạn thơ ca khác trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì quan niệm về thơ và người làm thơ của thơ lãng mạn là quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Đó là quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định tính tối cao của nghệ thuật. Quan điểm đó là mới mẻ so với lối thơ từ chương, thơ tĩnh vật, thơ vịnh, thơ họa, đắm mình trong những điển cố đã sáo mòn có từ hàng mấy ngàn năm trong lịch sử văn học Trung Quốc. “Với quan niệm ấy, tư duy thơ của các nhà thơ mới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

chuyển sang một bước ngoặt, một bước nhảy trong quá trình phát triển chậm chạp của tư duy thơ Việt Nam” [57; 175].

1.2. Thơ chơi như một “tiểu thể loại”

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 3

1.2.1. Thơ chơi là sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và yếu tố trào lộng

“Thơ chơi” là một khái niệm chưa hình thành thể loại, nên ở tên luận văn chúng tôi có sử dụng dấu ngoặc kép (“thơ chơi”). Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi ghi nhận thơ chơi như một “tiểu thể loại” của thơ ca.

Có thể nói, chưa bao giờ, loại thơ vui, thơ chơi lại phát triển phong phú và đa dạng như bây giờ. Theo tác giả Nguyễn Bá Thành, thơ chơi là loại thơ “mang tính chất dân gian, tính chất trào lộng, tính khôi hài” [57; 584]. Thơ chơi, thơ vui mà chúng tôi muốn nói tới đây là những bài thơ mang tính trào lộng, tự trào, đôi khi có ý bông đùa, giễu nhại. Trong điều kiện hội nhập, tự do thì thơ chơi là biểu hiện của tinh thần dân chủ, mặt khác nó thể hiện một xu hướng vui chơi, giải trí, một trò tiêu khiển khá tiêu biểu của người Việt Nam. Đối tượng hướng tới của thơ chơi rất phong phú đa dạng, đó có thể là toàn bộ thế giới tự nhiên hay thế giới con người, có thể là xã hội hoặc thế giới tâm hồn sâu thẳm của chính con người. Nhiều bài thơ chơi hiện đại viết về những đề tài mang màu sắc dân gian, về cuộc sống vợ chồng hay tình yêu lứa đôi nhưng không thô tục mà thanh nhã, trong sáng. Tuy nhiên thơ chơi ở đây không dừng ở thứ thơ thuần giải trí, thơ mua vui, mà tính chất “chơi” thể hiện ở thái độ đứng cao hơn đời, nhìn cuộc sống bằng con mắt của một người nắm rõ quy luật, sự biến thiên của cuộc sống, chứ không phải là thứ thơ của một kẻ tập tành văn chương. Chính vì thế chúng tôi xác định, Thơ chơi ở ranh giới giữa trào phúng và trữ tình. Thơ chơi mang tính chất uy-mua (humour) có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Nó khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Thơ chơi đối lập với thơ vị đời, thơ chơi giải phóng con người khỏi những ràng buộc, những khuôn khổ, đạo đức, lễ giáo, để con người được là chính mình. “Chơi” hay thơ chơi là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và biểu hiện của tinh thần lạc quan. Người viết khéo léo, nhẹ


nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người đọc nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười nhận ra sự đúng sai của tình huống. Chơi thơ là một cách để người nghệ sĩ tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, qua đó thể hiện tài năng người nghệ sĩ.

Thơ chơi ở cấp độ thấp nhất là những bài chế nhạo, những lời bông đùa hóm hỉnh, mượn lời của những bài thơ nổi tiếng nhằm mang đến sự hài hước, giải trí. Những bài thơ này thường lấy những mô – típ mở đầu trong ca dao, trong những bài thơ nổi tiếng để “nhại” lại nhằm đem đến một tiếng cười sảng khoái, hài hước. Bài thơ sau nhại bài “Hai sắc hoa ti gôn” của T.K.Kh:

“Nếu biết rằng em sắp lấy chồng Anh về bắt vịt nhổ sạch lông

Tiết canh làm được vài ba đĩa

Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Dại gì mà nghĩ “Thế là xong!” Email cứ viết, phone cứ gọi

Cũng có ngày em… ly dị chồng”

[57; 590], (Dẫn theo cuốn sách của tác giả Nguyễn Bá Thành)

Những bài thơ này không nhằm chế giễu, cười nhạo mỉa mai đối tượng mà chủ yếu đem đến cho người đọc một không khí mới khác với văn bản gốc, từ đó tạo nên tính chất giải trí nhẹ nhàng. Có loại thơ chơi không phải mang tính dân gian, tính truyền miệng, mà là có tên tuổi tác giả, có tuyên ngôn của tác giả. Nhà Thơ Hữu Ước có viết lời đề từ cho tập thơ chơi của mình:

“Ngẫm mình mỏng sức nông tài Thơ chơi làm tặng con vài ba câu”

Thơ chơi chính là nơi để thi nhân làm nhẹ đi những nỗi đau nhân tình. Ở trong thơ, tạm thời thi nhân quên đi những bể dâu cuộc đời để đắm mình trong thế giới của nghệ thuật. Với khía cạnh này, thơ chơi đã hoàn thành “sứ mệnh” chức năng của nó, đó là chức năng giải trí. Ở góc độ khác, thơ chơi lại thể hiện cái nhìn


sắc sảo của tác giả về cuộc đời. Thi nhân viết để “chơi”, “chơi văn ngâm chán lại chơi trăng”… nhưng cái “chơi” ấy không chỉ là cái sự chơi bời, hưởng thụ đơn thuần, hay là cái nhìn thờ ơ mà “chơi” ở đây đôi khi lại là “nỗi đau thế sự” được thi nhân gói ghém cẩn thận trong lớp vỏ ngôn từ. Như vậy, ta có thể thấy, thơ chơi không chỉ dừng lại ở sự giải trí, mà nó thể hiện một cách sống, một kiểu hoạt động trí tuệ của tác giả. Thơ chơi không chỉ xuất hiện như một loại sáng tác, một “tiểu thể loại”, một “chủng loại”, mà nó như là một thứ gia vị, một hoạt chất mới có rất nhiều trong các sáng tác thơ hiện nay. Từ các nhà thơ nổi tiếng đến các nhà thơ mới xuất hiện, “thơ chơi và chơi thơ như là một nét hào hoa của thi nhân, thi sĩ thời nay” [57; 593]. Thơ chơi đã phá vỡ cái không khí diễn ngôn, đại ngôn, đại tự sự của những chính khách mà đi vào trạng thái hồn nhiên đời thường để thực sự giao lưu, trao đổi một cách thân thiên và hiệu quả, bỏ qua mọi cản trở có tính ngoại giao, xã giao để hòa nhập, thậm chí hòa tan cái tôi vào trong một cái ta có tính chất phường hội. Và ở đó thơ chơi mang màu sắc của lễ hội carnaval rất rõ. Con người, cả tác giả và độc giả đều bị cuốn vào một không gian thân mật, thậm chí suồng sã. Và nhờ đó, thơ được kéo lại gần hơn với cuộc đời. Không chỉ có thi nhân mới làm được thơ, người có học mới đọc được thơ mà thơ chơi “mở cửa tự do” cho mọi đối tượng. Chính vì thế, một chức năng quan trọng của thơ chơi chính là giải trí, sự giải trí vừa là đối với tác giả, vừa là đối với độc giả. Nhưng ngay trong sự “dường như không nghiêm túc” ấy ẩn chứa những thái độ nghiêm túc, đáng suy nghĩ về cuộc đời, nhân sinh, về các mối quan hệ. Do đó, thơ chơi là một bài học có ý nghĩa sâu sắc, nhưng mang màu sắc châm biếm nhẹ nhàng về các giá trị trong cuộc sống để từ đó, độc giả có thể tự “soi gương” chính mình.

Thơ chơi không đả kích hay châm biếm sâu cay đối tượng, mà thơ chơi chỉ như một tiếng cười hóm nhẹ, thể hiện thái độ vô tư, hài hước của tác giả trước cuộc đời. Vì thế, thơ chơi nằm trên ranh giới của thơ trào phúng và thơ trữ tình. Trào lộng và trữ tình là một nét tiêu biểu của tính cách Việt Nam đã được biểu hiện trong văn học dân tộc. “Trữ tình là tình cảm chứa chất, con người trữ tình là con người sống giàu tình cảm” [56, 246]. Trong khi đó, trào phúng là tiếng cười


bông đùa, khôi hài, giải trí. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành, “về phương diện mĩ học, cái cười được coi là khoái cảm của thắng lợi, khoái cảm của trí tuệ” [56, 255]. Thơ chơi Tản Đà mang hai yếu tố quen thuộc của tính cách Việt, thơ ca Việt. Tuy nhiên, trong thơ chơi, yếu tố trữ tình đậm đặc hơn yếu tố trào lộng. Như vậy, thơ chơi - những vần thơ khoáng hoạt mang chức năng chính là giải trí với tính uy – mua và giễu nhại nhẹ nhàng không nhằm lật đổ đối tượng mà chủ yếu gợi cho người đọc một cách nhìn nhận khác về cuộc sống, nhân sinh. Thơ chơi mang mục đích chủ yếu là giải tỏa tâm lý của người cầm bút, họ dạo chơi trong câu chữ để tìm kiếm chính mình. Người đọc tìm đến với thơ chơi cũng mong muốn được hưởng thụ và đắm chìm trong một cuộc chơi thực sự.

1.2.2. Thơ chơi trong văn học dân gian và trong văn học bác học truyền

thống

Trong xã hội đấu tranh giai cấp, đấu tranh tư tưởng, người ta thường xếp thơ

trào phúng vào loại thơ chống phong kiến, thơ phê phán hiện thực xã hội… Những bài dân ca trữ tình, những lời ghẹo, những câu hát giao duyên của trai gái dưới ánh trăng, bên cối gạo đều được xếp vào văn học dân gian. Theo chúng tôi, đây chính là những nhân tố tiền đề của thơ chơi. Rõ ràng, dân gian ta xưa rất có ý thức hưởng thụ cuộc sống, mượn thơ để thỏa sức “chơi”. Cuộc đời thực với quá nhiều vất vả đắng cay đã thôi thúc họ phải “dạo chơi” trong những vần thơ để tạm quên đi nỗi nhọc nhằn, vì thế, những vần thơ người lao động làm ra mang tính giải trí đơn thuần, để gây cười là chính. Tác giả Nguyễn Bá Thành khẳng định: “Có thể nói trữ tình và trào lộng là hai khả năng, hai nét tiêu biểu của tính cách Việt Nam” [57; 585] Trong văn hóa dân gian, số lượng các truyện tiếu lâm, truyện cười và thơ trào lộng chiếm một tỉ lệ lớn. Những vần thơ chơi dân gian ấy đã phản ánh nét sinh hoạt và tư duy, tâm lí của người Việt. Bên cạnh đó, văn học dân gian còn có những bài ca dao mang màu sắc chế giễu nhẹ nhàng:

“Chồng người bể Sở sông Ngô

Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần”


Người xưa không ném cái nhìn khinh bỉ, miệt thị hay chế giễu những người đàn ông hèn yếu, mà lời thơ nhẹ nhàng chỉ như lời nhắc nhở khéo léo. Với những hình ảnh so sánh tương phản độc đáo giữa “chồng em – chồng người” và thủ pháp nói quá “rang ngô cháy quần, sờ đuôi con mèo”, dân gian đã khắc họa hết sức ấn tượng bức chân dung những anh chồng yếu đuối, lười nhác. Những bài ca dao đã thể hiện cái nhìn phóng khoáng, hài hước của tác giả dân gian về đủ loại đối tượng trong cuộc sống, từ người vợ, người chồng đến bà già, ông lão, thậm chí là cậu học trò:

“Học hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua”

Dân gian không cay nghiệt, không đả phá, lời thơ như chơi, như bông đùa ấy đã tạo nên tiếng cười sảng khoái nơi người thưởng thức. Bên cạnh đó, văn học dân gian còn mang nội dung hài hước, cười những người phụ nữ thiếu đoan chính:

“Hai tay cầm hai quả hồng,

Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.

Đêm nằm vuốt bụng thở dài, Thương chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều”

Các cặp hình ảnh tương phản đối lập “Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai” hay “Nhớ chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều” đã làm bật lên tiếng cười. Những vần ca dao này đã thể hiện xu hướng vui chơi giải trí, một trò tiêu khiển khá tiêu biểu đối với người dân Việt Nam. Nó tạo nên tiếng cười giải trí, mua vui. Những tiếng cười như thế rất cần trong cuộc sống lao động vốn đã nhọc nhằn cực khổ của họ. Những lời ca cất lên trong môi trường lao động nhọc nhằn, trong hoàn cảnh sống khó khăn giống như một dòng nước tươi mát, tưới đẫm tâm hồn của người dân cùng khổ. Chính những vần ca ấy đã giúp họ tạm quên đi nỗi cực khổ để hòa mình vào bầu không khí tươi vui, lạc quan. Và phải chăng đây là môi trường đầu tiên hình thành nên những vần thơ chơi, thơ vui. “Những lời nói bông đùa như vậy, Kho tàng ca dao người Việt đã thống kê được 54 bài”. [56, 256]


Bên cạnh đó còn có những lời thơ châm biếm nhẹ nhàng hoặc phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội, giúp con người nhận ra những thói hư tật xấu của mình để từ đó sửa đổi. Lời thơ không nặng nề mà vẫn mang giá trị giáo dục, cảnh báo sâu sắc. Chính vì thế đây là một ưu thế giúp những vần thơ ấy có sức sống và sức lưu truyền mạnh mẽ trong nhân dân:

- Ầu ơ…

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài cha nhậu đủ cả năm canh.

Đặc biệt có những lời ca dao hiện đại lên án những tệ nạn xã hội: cờ bạc, đỏ đen, lô đề… một cách nhẹ nhàng:

Sáng trăng chiếu trải hai hàng

Bên anh “xập xám” bên nàng “tiến lên”

“Quan nhất thời, dân vạn đại” – câu nói đã khẳng định sự trường tồn, sức sống bền bỉ của những thành quả lao động của “dân”. Văn học dân gian trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn tồn tại và phát triển. Bản thân dòng văn học dân gian ấy đã tự định hình, hình thành một lối thơ chơi riêng, độc đáo và hấp dẫn, trở thành những vần thơ của vạn nhà. Nói như vậy không có nghĩa là thơ chơi chỉ xuất hiện trong văn học dân gian mà thơ chơi còn hình thành như một “tiểu thể loại” của văn học bác học truyền thống.

Trong xã hội phong kiến, với dòng văn học chính thống quan trường, thơ chơi bị hạn chế bởi quan niệm muôn thuở: “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo”. Ngay từ thế kỉ XV, xu hướng thơ chơi đã manh nha xuất hiện trong những sáng tác và quan niệm của hội Tao Đàn. Bên cạnh lòng tự hào dân tộc, thơ của hội Tao Đàn cũng thể hiện tình yêu với thiên nhiên, các nhà thơ trong hội vịnh thiên nhiên theo những đề tài nhất định như vịnh bốn mùa, vịnh 12 tháng, vịnh năm canh, vịnh đào nguyên bát cảnh... Ngoài ra thơ của hội Tao Đàn cũng đề cập đến cả tình yêu lứa đôi hay quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội, đây là lần đầu tiên đề tài này xuất hiện trong văn học Việt Nam. Trong thơ ca trung đại có thể nói các thi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024