Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân cũng phải chịu thiệt thòi, thiếu thốn. Ông không chỉ kêu nỗi lo thiếu tiền của dân nghèo mà còn mỉa mai sự trục lợi, đục nước béo cò của tầng lớp quan lại, ăn trên ngồi chốc:
Đục nước năm nay cò lại béo, Bao nhiêu đê vỡ bấy nhiêu tiền!
(Nhớ cảnh nước lụt ở Bắc)
Có khi ông cười cợt mát mẻ, có khi ông đả kích cay độc khi đồng tiền không chỉ chi phối cuộc sống vật chất mà còn chi phối đời sống tình cảm của con người. Đối với những người đẹp, vì đồng tiền tự nguyên hay bắt buộc không làm con phượng hoàng lựa chọn đậu cành ngô mà đi lấy tây trắng, tây đen như thế, nhà thơ chế giễu không thương xót:
Anh tiếc cho em phận má đào
Tham đồng bạc trắng mới gán mình vào cái chú Tây đen Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên
Treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng
(Con cá vàng)
Và trong xã hội ấy, đồng tiền là thước đo cho tình cảm khi Tản Đà khẳng định hai vế cân xứng: “Đa tiền thì đa tình”.
Có thể bạn quan tâm!
- Thể Loại, Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 11
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 12
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 14
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Dưới con mắt sắc sảo của Tản Đà, cuộc sống mới mang hơi hướng tư sản hiện lên với đầy rẫy những nhược điểm của nó mà tiêu biểu nhất là sự ảnh hưởng ghê gớm của sức mạnh đồng tiền ở bài “Tình tiền”. Ngay từ mở đầu bài thơ, tác giả đã đặt tình tiền trong mối quan hệ đối sánh: Đa tiền mới đa tình. Từ những buổi đầu của xã hội tư sản, Tản Đà đã nhận ra tiền là một yếu tố tiên quyết để định giá tình cảm.
Cách đó 4 thế kỉ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cay đắng nhận ra tất cả những giá trị đạo đức trước kia không còn nữa, mà chỉ còn lại đồng tiền với quyền lực vạn năng chi phối hết thảy:
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi”
Trước sự đổi thay, xáo trộn như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn biết làm gì hơn là cất tiếng than:
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến khó thì lui
(Thơ Nôm, bài 71)
Nói về đồng tiền, Tú Xương cũng như nhiều tác giả Việt Nam đã lên án sức mạnh ghê gớm của nó. Đồng tiền chi phối tư tưởng và hành động của con người. Ðến thời Tú Xương, đồng tiền lại một lần nữa gây đảo điên xã hội nhất là ở thành thị. Nó làm cho đạo đức suy đồi từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, Cả xã hội chạy theo đồng tiền, không khí của thời đại “nồng nặc” vị tiền:
Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng
Tú Xương đã “chua ngoa” mắng nhiếc cái xã hội đã hỗn loạn lên vì đồng tiền. Vì đồng tiền, con người lường gạt nhau để sống, đối xử với nhau không ra gì. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, tình yêu, tình bè bạn… đều bị chà đạp bởi thế lực của đồng tiền. Bài thơ “Mùng hai tết viếng cô Ký”, “Ðể vợ chơi nhăng” đã phê phán thói đời thật đáng sợ. Ông chồng khóc vợ chết chỉ vì thương đến cái xe tay. Còn vợ đối với chồng thì “Trăm năm tuổi lại trăm thằng”. Đồng tiền có thể giúp một ông “bợm già” trong chớp mắt biến thành “ông hoàng”, nó cũng có thể hô biến để biến một người đi làm thuê bước lên vị trí ông chủ: “Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe”. Danh phận, địa vị trở thành một món hàng có mức độ tiêu thụ rất lớn dẫu giá cả cắt cổ:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau Đứa thời mua tước đứa mua quan
(Năm mới chúc nhau)
Tản Đà không sâu cay như Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng cũng không gay gắt, chua ngoa như Tú Xương. Ở ông có sự hài hước, nhẹ nhàng, bộc lộ thái độ của một người dửng dưng “lạnh nhạt” trước sự biến động của cuộc sống. Bài thơ “Tình tiền” vừa ngắn gọn, vừa đậm chất Tản Đà. Chỉ với những từ “Ít tiền, son phấn
khinh”, và cách dùng từ địa phương: “mần thinh”, Tản Đà đã đem đến cho người đọc một sự giải trí, cười cợt, bông lơn nhẹ nhàng. Đó cũng chính là chất “chơi” trong thơ của một người “chơi” sành điệu, đa tài như Tản Đà.
Nhìn thấy Nho học đã tàn vì người ta chạy theo bạc tiền danh vọng, như nhà thơ Tú Xương đã từng viết :
Cái học nhà nho đã hỏng rồi
Mười người đi học, chín người thôi.
Tản Đà cũng đem cái cười ra để nhẹ nhàng châm chọc xã hội, một xã hội mà những người có chân tâm với Nho học như ông đã bó tay, hết thời :
Mười mấy năm trời ngọn bút lông Xác xơ chẳng bợn chút hơi đồng Bây giờ anh đổi lông ra sắt
Cách kiếm ăn đời có nhọn không ?
(Thuận bút )
Biểu tượng “rượu”
Khi nhắc đến Tản Đà là người ta hình dung ra hình ảnh một con người đang ngật ngưỡng trong tay bầu rượu. Đối với Tản Đà “rượu” và “thơ” dường như là cứu cánh của cuộc đời. Rượu và thơ là hứng thú thanh cao của các Nho sĩ nhân văn ngày trước, nhưng ở đây đượm màu sắc khoái lạc:
Trời đất sinh ta rượu với thơ,
Không thơ không rượu sống như thừa.
(Ngày xuân thơ rượu)
Ông coi rượu là ý nghĩa của cuộc đời, không rượu coi như sống thừa. Tản Đà, rượu, thơ dường như đã trở thành một bộ ba trời sinh. Hai chữ “rượu”, “thơ” cứ lặp đi lặp lại trong bài thơ mà nếu thiếu ông cảm thấy bồn chồn không yên. Thi sĩ khẳng định rượu và thơ là hai cái còn mãi với cuộc đời mình:
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi,
Còn mãi xuân còn rượu với thơ
(Ngày xuân thơ rượu)
Cả công danh, sự nghiệp của thi sĩ đều nhuốm hơi men. Thế nên lúc nào thi sĩ lúc nào cũng trong trạng thái say sưa. Say là sống ngoài đời, rượu chẳng qua là cớ, một trò chơi. Say là một cách chơi, rượu thể hiện tiếng nói và say cũng là cách nhìn ngắm cuộc đời. Cái say của Tản Đà, một trong những cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó chỉ là một trong bao nhiêu hình thức chơi độc đáo của thi nhân:
Say sưa nghĩ cũng hư đời!
Hư thời hư vậy, say thời cứ say!
(Lại say)
Hơi men giải thoát con người ra khỏi những câu thúc của trần lụy, của thân thế phù du, tạo cho thần trí cảm giác đồng đẳng tề vật để nhìn suốt đến chân như. Phút thoát nghiệp trong hơi cay là một thứ cứu rỗi của Tản Đà trong trần thế phôi pha, cho nên nhà thơ vừa say sưa, vừa tả cái say sưa một cách say sưa. Âu say sưa cũng là một cách tránh say đắm:
“Trăm năm thơ túi rượu vò, Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?”
Tản Đà thích rượu vì như các nhà thi bá đời xưa, rượu là nguồn cảm hứng của ông. Rượu là phương tiện thần diệu mê ly để ông ngông với đời. Thơ, rượu ở đây không hoàn toàn là những khoái trá vật chất mà phải có nguồn cảm hứng. Nguồn cảm hứng ấy là cảnh vật thiên nhiên, riêng đối với tác giả là núi Tản sông Đà muôn thuở. Đặc biệt thơ và rượu đều có thể giải thoát con người ra khỏi trần lụy. Sống trong thành thị tư bản chủ nghĩa cả người trích tiên cũng đã tự than thở:
Cuộc trăm năm vương lấy mối trần duyên Dầu kiếp trước thiên tiên nay cũng tục
Ngay cả cái thú thơ rượu rất xưa và rất thanh nhã, ở Tản Đà cũng đã mang cái màu sắc tục tư sản. Có người cho rằng đó là nguyên do làm cho Tản Đà chán đời theo triết lý Trang Chu mà vẫn không thoát tục. Người thoát tục phải coi thường cảnh thiếu thốn, thấy cái vui trong cảnh nghèo hèn, vô tâm, thanh thản, lấy đời sống tâm hồn thay cho đời sống hưởng thụ vật chất. Trước Tản Đà, Nguyễn Công Trứ
“Đánh ba chén rượu khoanh tay giấc”, Cao Bá Quát “Uống mấy chung lếu láo” cho tiêu sầu. Nhưng chưa ai say rượu đến như Tản Đà muốn lôi cuốn tất cả trời đất vào một cuộc đỏ mặt lăn quay.
Biểu tượng “mộng”
Trong thơ chơi Tản Đà ngoài biểu tượng “rượu, tiền” thì “giấc mộng” cũng trở đi trở lại nhiều lần như một biểu tượng đặc sắc, thể hiện cái Tôi lãng mạn của thi sĩ. Xét cho cùng, rượu là một tác nhân để Tản Đà tìm đến mộng. Tản Đà là gạch nối giữa hai thời đại thơ cũ và thơ mới. Vì tuy xuất thân từ nề nếp Nho Phong cũ, thông thạo các thể thơ cổ từ năm 14 tuổi, nhưng ông lại có một tâm hồn lãng mạn, sáng tạo ra những câu thơ không xa lạ lắm với dòng thơ mới về thể điệu, hình ảnh, ngôn ngữ, và nhất là tâm tình. Có lẽ sự lãng mạn đã có từ buổi thất tình với nàng Đỗ Thị ở phố Hàng Bồ, cộng thêm sự hỏng thi năm Nhâm Tý (1912) khi ông tròn 23 tuổi, đã đưa ông vào những “Giấc mộng con” và “Giấc mộng lớn”, mơ lên hầu trời, gặp các danh nhân, đàn hát với các mỹ nhân, đi du lịch Âu Á. “Cái lãng mạn của Tản Đà có phần khác các nhà thơ xưa, đã đành rằng ông chán nản vì thất tình, công danh lận đận, sống nghèo khổ. nhưng ông không ngồi thở than cùng trăng hoa mây gió, cũng không đến với thuyết Lão Trang để coi đời là bụi bặm, nơi ở trọ, và sống dửng dưng, ẩn dật” [26; 152]. Nhưng là thái độ ham sống, mơ ước lên trời để giãi bày tâm sự với Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi trong “Giấc mộng con”, là đi du lịch khắp nơi học hỏi cái hay của xưa người trong “Giấc mộng lớn”. Và chính thái độ lãng mạn có vẻ tích cực này, đã đưa tài nghệ của nhà thơ lên cao, xứng đáng là “bậc đàn anh” của những nhà thơ mới, với những câu thơ tuyệt diệu:
Trên trời Chức Nữ cùng Ngưu Lang Một giải sông Ngân lệ mấy hàng
(Thu khuê oán )
Đã “nghèo chỉ có văn, văn lại ế”, may mắn thay thi sĩ tìm được sự an ủi trong cõi mộng, nhà thơ được “Hầu trời”, được đọc thơ cho trời nghe và hạnh phúc khi:
Chư Tiên ao ước tranh nhau dặn Anh gánh lên đây bán chợ trời
Ở Tản Đà, mộng và thực như hòa quyện với nhau. Cảnh khổ và sự lãng mạn đẩy ông vào mộng nhưng trong mộng ông lại toàn nói chuyện thực. Trong thơ Tản Đà, thế giới trong mộng sống động và chân thực như ngoài đời. Thi sĩ mở đầu giấc mộng của mình bằng một giọng văn hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh: “Đêm qua chẳng biết có hay không” (Hầu trời) Tác giả đã bao bọc câu chuyện ấy bằng màn sương khói mờ ảo hư hư thực thực của giấc mơ ở một thi sĩ vốn tràn đầy mộng tưởng. Câu chuyện đầy mộng ảo vẫn còn nguyên cảm giác bâng khuâng, bàng hoàng của người đi ra từ cõi mộng. Cuộc phiêu lưu, trò chuyện chốn thiên đình trong tưởng tượng của thi sĩ lúc đêm khuya đã phần nào hé mở cho ta nguyên nhân của những giấc mộng. Trần thế với những nỗi lo toan, tính toán, với cảnh “văn ế” không thể giam hãm nổi một hồn thơ bay bổng phóng khoáng: “Gió hỡi gió phong trần ta đã chán/ Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong” (Hỏi gió). Chính vì thế, có những lúc thi sĩ “nhớ mộng”, đắm chìm hoàn toàn trong mộng, chỉ muốn ở lại mãi trong mộng:
Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi
(Nhớ mộng)
Cả bài thơ 8 câu nhưng có đến 6 chữ “mộng” cứ láy đi láy lại. Tỉnh dậy sau giấc mộng mười năm mà thi sĩ vẫn còn bao nuối tiếc trong lòng, tỉnh rồi lại muốn mộng. Trong bài thơ, biểu tượng “mộng” được Tản Đà xây dựng như một sự đối lập với “đời”:
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời
Mộng chính là nơi thi nhân có thể tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, ý nghĩa đích thực của cuộc sống nên thi nhân càng muốn đắm chìm trong mộng bao nhiêu thì lại càng chán đời bấy nhiêu. Nếu như hai câu thơ trên, mộng nhường chỗ cho thực, cho đời, thì hai câu thơ cuối, tác giả lại đắm chìm trong mộng mị:
Tìm đâu cho thấy người trong mộng Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?
“Mộng” trong thơ chơi của Tản Đà là biểu tượng cho khát vọng được giải thoát, khát vọng về một cuộc sống phóng khoáng để đối lập với thực tại tù túng, chán chường. Trong mộng, thi nhân gặp được những mĩ nhân sắc nước hương trời mọi thời, được đắm chìm trong thế giới thiên đình, qua đó thể hiện một cái Tôi tài hoa, lãng mạn. Đọc những vần thơ của Tản Đà, đắm say trong “mộng” cùng thi sĩ, bất giác, ta lại nhớ đến lời thanh minh của đại thi hào Nguyễn Du: “Các bạn thân trách tao sao hay buồn và hay mơ mộng. Nhưng thiên hạ ai là người không ở trong mộng?” [38; 306]. Phải rồi, trong thiên hạ ai mà chẳng từng vấn vương sầu, mộng, nhất lại là thi sĩ, nhưng giấc “mộng” của Tản Đà khác với Nguyễn Du. Mộng của Nguyễn Du gắn với nỗi buồn thương réo rắt, não nuột còn mộng của Tản Đà lại gắn liền với tâm hồn phóng khoáng, tự do, bay bổng. Chính ở điều này, Tản Đà đã gặp gỡ các nhà thơ mới. Phải chăng cái mộng thần tiên ấy của thi sĩ sau này còn phảng phất trong “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ?
Tiểu kết chương III
Ở thể loại gò bó nhất về câu chữ và niêm luật như thơ Đường luật, Tản Đà cũng vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Nếu như những bài thơ bát cú bay bổng, lãng mạn và phóng khoáng đã kéo người đọc vào một cuộc chơi đích thực của chữ nghĩa thì kiểu thơ yết hậu lại đem đến cho độc giả tiếng cười sảng khoái, bất ngờ trước sự hóm hỉnh, tài hoa của thi nhân. Tản Đà không cần phải mượn tới từ
chương, điển tích , điển cố của người xưa để nói thay mình câu chuyện của đời
nay. Tản Ðà đã học tập cách sử dụng ngôn ngữ của văn học dân gian, tạo cho ngôn ngữ trong sáng tác của ông có tính giản dị, tự nhiên. Âm hưởng ca dao dân ca đậm đặc một cách có chủ ý và có hệ thống trong Phong dao của Tản Đà. Trong vốn ngôn ngữ thơ phong phú và sáng tạo của mình, Tản Đà rất thích chơi chữ và sử dụng những thán từ. Thơ chơi của Tản Đà hấp dẫn người đọc không chỉ ở ngôn ngữ mà còn ở hệ thống các biểu tượng, tiêu biểu như: rượu, mộng, tiền… Bên cạnh đó là những hình ảnh trong thơ Tản Đà thường rất bình dị, thân quen, là những hình ảnh có sẵn trong đời sống như: con gà thiến, chiếc đòn cáng,… Những biểu tượng ấy mang nhiều sức mạnh nội lực và những giá trị biểu hiện sâu sắc.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Tản Đà quan niệm: ngoài thuyết lý, còn có văn chơi và trong sự nghiệp của ông, văn chơi chính là mảng văn học thành công và giàu giá trị nghệ thuật hơn cả. Trong văn chơi của Tản Đà, thơ chơi là một bộ phận quan trọng. Cuộc đời Tản Đà dường như được ông phơi bày hết trên trang giấy. Có nhiều người góp ý với Tản Đà về tính cách của ông và nói rằng đừng để mọi người coi mình như cuốn cinema để họ cười nhạo, Tản Đà đáp lại: “Ông phải biết cái thằng trong cinema nó không biết người ngoài là ai”. Và quả thật, cuộc đời Tản Đà hấp dẫn như một cuốn phim trên màn ảnh mà thiên hạ và hậu thế là những người xem phim. Mọi người đều biết ông, nhưng ông chẳng bao giờ và chẳng quan tâm đến chuyện những người xem mình là ai. Mặc ai nói gì thì nói, dù cuộc đời có vần vũ, dù có lúc lâm vào cảnh bi đát cực độ, Tản Đà vẫn phóng túng: “Như tớ năm nay mới nửa đời”, đời thì “trăm năm, tớ độ thế mà thôi”, lúc sáng tác bài thơ này, Tản Đà vừa chẵn năm mươi tuổi, tức là chẳng bao lâu nữa thi sĩ phải từ giã cõi đời, nhưng ông vẫn muốn: “Tớ muốn chơi cho thật mãn đời”.
2. Hòa trong dòng chảy thơ ca dân tộc, thơ chơi của Tản Đà là những vần thơ tiêu biểu bên cạnh sáng tác của những gương mặt tài tử như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tú Xương… Những con người tài hoa cá tính ấy đã góp phần tạo nên một luồng gió mới tươi mát trong trong bối cảnh xã hội phong kiến với khuôn khổ đạo lí “khắc kỉ, phục lễ” khô cứng và hẹp hòi. Thơ chơi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Từ thú ăn chơi đến những nội dung thế thái nhân tình, chuyện đạo đức nhân sinh, thói đời, đều được Tản Đà “kể” lại dưới góc độ giải trí mang tính uy - mua nhẹ nhàng. Qua đó, thi nhân bộc lộ thái độ vui vẻ, nhạy bén, hài hước trước cuộc đời, khác hẳn với thái độ thâm trầm kín đáo của Nguyễn Khuyến hay tiếng cười sắc nhọn của Tú Xương. Qua những vần Thơ chơi, thi sĩ núi Tản sông Đà đã bộc lộ một cái Tôi vừa đa tình, vừa ngông nghênh cá tính, đắm mình trong say và mộng. Những vần thơ chơi của Tản Đà khác hẳn với những vần thơ chơi của tiền bối Nguyễn Công Trứ ở chất trữ tình mạnh mẽ, từ đó bộc lộ một cái Tôi da diết tình cảm, “rong chơi” trong cuộc