Ngôn Ngữ Thơ Mộc Mạc, Hồn Nhiên, Giàu Hình Ảnh Mang Màu Sắc Ngôn Ngữ Dân Gian Dân Tộc Mường

Tóm lại, đọc những sáng tác của Bùi Thị Tuyết Mai, ta hiểu sâu hơn về những lớp trầm tích văn hóa đã được hình thành từ lâu đời của dân tộc Mường. Bùi Thị Tuyết Mai đã có những đóng góp đáng trân trọng vào việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời qua những trang thơ tràn đầy tình yêu thương và lòng tự hào về quê hương. Mỗi trang viết của nhà thơ đều được nảy nở trên mảnh đất trù phú và màu mỡ của nền văn hóa mang đậm bản sắc Mường. Chính mảnh đất ấm áp tình người của xứ Mường đã khiến cảm xúc thơ ca của chị được thăng hoa. Mỗi trang viết của chị như một bức thông điệp thể hiện lòng trân trọng và biết ơn của mình đối với xứ Mường yêu thương.

3.2. Ngôn ngữ thơ

Trong thơ, ngôn ngữ dễ có điều kiện bộc lộ năng lực biểu hiện và vẻ đẹp hơn so với ngôn ngữ được sử dụng trong lĩnh vực khác. Ngôn ngữ trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai cũng mang những đặc điểm chung đó, tuy nhiên thơ chị có những sắc màu riêng không hề pha lẫn, đó chính là ngôn ngữ thơ của một nhà thơ nữ dân tộc Mường, một trí thức Mường thời kỳ hiện đại.

3.2.1. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, hồn nhiên, giàu hình ảnh mang màu sắc ngôn ngữ dân gian dân tộc Mường

Cách đây hơn chục năm Bùi Thị Tuyết Mai nổi lên như một hiện tượng. Chị đã chinh phục độc giả bằng một giọng thơ trong trẻo, mới lạ, hồn nhiên, giàu hình ảnh, trữ tình, mềm mại, mang đậm bản sắc văn hóa Mường. Có lẽ, trong bối cảnh đời sống văn hóa, tinh thần như hiện nay và giọng điệu của thơ ca không ngừng biến đổi, để giữ được tinh thần đó trong sáng tác một cách tự nhiên thật là không dễ. Nhờ vào vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mà chị có đủ chất liệu để viết giống như người phụ nữ Mường gom đủ bông để dệt nên những tấm vải như ý. Để có thể truyền tải các chính xác các ý tưởng, thông điệp của mình, Bùi Thị Tuyết Mai đã sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, sau đó dịch ra tiếng việt. Chúng ta đọc thơ của chị thấy các sự vật hiện tượng mà chị nhắc đến trong thơ không hề mới, nhưng nó được thể hiện bằng cách nhìn rất riêng dưới con mắt

của chị. Chi đã biết vận dụng thế mạnh của tiếng Việt khi chuyển từ tiếng Mường sang nhằm giúp người đọc thấy được ý tưởng của tác giả một cách dễ dàng. Có lẽ đối với tất cả những ai làm thơ và yêu thơ thì thơ là một cách thể hiện cái đẹp của ngôn từ. Trong ngôn ngữ của một dân tộc thì ngôn ngữ thơ là biểu hiện của vẻ đẹp đáng trân trọng nhất. Và điều làm nên nét độc đáo trong thơ của Bùi Thị Tuyết Mai chính là ngôn ngữ trong thơ chị thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên như cách nói hàng ngày của người miền núi nhưng cũng đủ vẻ trong sang, giàu sức tả, sức gợi. Thơ chị dễ tạo ấn tượng cho người đọc. Đó là cái duyên của một người phụ nữ Mường đa tình, mãnh liệt mà lại rất tinh tế: Ta hát gọi em cỏ non đất Mường nồng nàn đêm ngủ/ Ta là kẻ chăn bò khao khát em/ Những chú bê non cạp lưỡi hồng hồng mềm mềm hôn đám cỏ/ Rặng núi xanh xanh/ Dặt dìu điệu khèn uốn mình quanh suối nhỏ (Bài hát người chăn bò)...

Chị đã nói về mình thật giản dị, chân chất mà vẫn luôn nao lòng người với hình ảnh “chanh non”: Con đến với phố phường bằng mùi vị chanh non/ Mang giấc mơ hương cốm ra khơi xa/ Nếm ngọt mía vào thu, rượu môi sang rét

Và mỉm cười với những vệt chân chim (Tạm biệt Mẹ yêu)…

Trong kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm..., bên cạnh đó là những bài hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố...Trong thơ Bùi Tuyết Mai chúng ta thấy có bóng dáng, hơi thở của văn hóa dân gian, của cuộc sống bình dị nơi mường động. Với Bùi Thị Tuyết Mai, chị như người kể chuyện nhẹ nhàng có một giọng kể rất duyên về những phong tục, tập quán, đời sống xứ Mường: Rượu gởi giúp từ trăng lá lúa đến/ thuở trăng quả thị bay lên làm ngọn quế đỉnh Mường/ Rủ lòng thương mà đậu bồng bềnh ví đúm/ Đem lòng quý mà ngọt khúc đang thường(Lời rượu); Trồng từ khe suối con gà không đi qua/ Cấy từ góc nà con vit không bơi lạ (Mời rau)…

Chúng ta còn bắt gặp màu sắc ngôn ngữ dân gian Mường trong thơ chị qua lời ru của những người phụ nữ Mường: Ngủ đi cái khăn bịt trốc/ Cho bông gạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

xanh/ Ngủ đi cái klôốc wặl/ Tểnh khăn/ Áo pắn/ Cho dế cây ngắn đời người dài (Ru con); Ú ủ la hay/ Ngủ đi con ơi/ Ú ủ la hay/ Ngủ đi cho ngày lui tháng tới/ Ngủ đi (Chú răng sữa)…

Ngôn ngũ thơ đậm màu sắc Mường còn thể hiện ở những hình tượng cụ thể, qua những câu thơ mang dáng dấp của những câu chuyện sử thi:

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 11

-Đi qua rừng bạc bạc Đi qua biển xa xa Nhớ giữ lời cho ấm Nhớ giữ bước cho êm

(Trong đám cưới)

-Đây sừng rượu con ong qua suối vén váy khẻ Đây sừng rượu con nai lên núi bước nhè nhẹ

(Rượu rót lúc đưa dâu)

-Muốn nhìn mặt nhau cách trở âm dương Mượn lời gió tâm tình cho bõ

Mượn lời mây soi bóng nhau cho rõ Mượn lời tình lọ cọ quên nỗi đau xưa

(Lời tình lọ cọ)

Ngôn ngữ thơ đậm chất Mường của chị còn được thể hiện ở việc chị mô tả tính cách, bản chất của con người xứ Mường. Trong bài thơ Người Mường chị chỉ viết vỏn vẹn có hai câu: Ăn cốt tươi/ Chơi cốt thật- Khi nói đến các nét đặc trưng về văn hóa, con người Mường, hẳn ai cũng nhớ tới câu: “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ăn cốt tươi, chơi cốt thật” ... qua thơ Bùi Thị Tuyết Mai, người ta dễ hình dung cuộc sống bình dị của những người con hiền hậu và yêu lao động, yêu hòa bình này. Có lẽ không phải là ngẫu nhiên khi trong các trường ca của người Tây Nguyên như các khan Đam Sam, Xing Nhã, Đam Di.... mô tả

những trận đánh nhau liên miên giữa bộ lạc này với bộ lạc khác để cướp vợ, cướp đất, mở rộng bờ cõi, khiến các nhân vật anh hùng người Ê đê này có vẻ mạnh mẽ dữ dằn, thì suốt trường ca Đẻ đất Đẻ Nước của người Mường chỉ xuất hiện một lần đánh nhau giữa vua Dịt Dàng và vua Thiên Bướm Lạc, ngoài ra họ cần mẫn lao động để đẻ Đất, đẻ Nước, đẻ Mường, đẻ Người, đẻ trâu, đẻ gà, đẻ rượu cần, đẻ trống đồng: Mường ta/ Nơi Đẻ Đất Đẻ Nước/ Đẻ ba tầng bốn thế giới/ Hoa chuối đỏ như người già hát dạy cháu con/ Nó bện nước sơn ý người chắc cột/ Khói cũng nhuộm nên tình nên nghĩa/ Nhịp chày khuya nên nhịp trống đồng (Câu hát Mường)…

Người Mường có cuộc sống tinh thần hồn nhiên phóng khoáng, tình cảm thật thà, chất phác rất yêu sự bình yên, rát mến khách Họ luôn mở rộng tấm lòng, tình cảm để mời gọi khách phương xa về với Mường, với Động: Mời anh về với hội Mường/ Xa về để gần/ Để thương/ Để nhớ/ Chung chum rượu thơm/ Chung niêu cơm mới/ Cùng gái trai đến hội Xéc pùa (Mời anh).

Có thể thấy, thơ Bùi Thị Tuyết Mai mang đậm tinh thần văn hóa Mường. Chị quan niệm “Trong cuộc đời này mọi cái đều làm được nhờ có văn hóa”. Và có lẽ tinh thần văn hóa độc đáo đó đã thấm nhuần vào tâm hồn máu thịt chị làm nên sự độc đáo trong thơ chị.

3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu tính tạo hình

Chúng ta đều biết rằng quy luật và xu hướng chung của một quá trình sáng tạo thơ ca là chuyển hóa từ sự rung động và cảm xúc thành một thực thể hữu hình, một dạng cảm xúc có tính chất cụ thể. Một trong nhũng hình thức phổ biến nhất mà các nhà thơ thường vận dụng là sự chọn lọc những hình ảnh cụ thể để nói lên cảm xúc… [ 19;72]. Như vậy có thể thấy hình ảnh chính là một trong những yếu tố quan trọng trong thơ để tái hiện hiện thực khách quan và biểu hiện cảm xúc. Ngôn ngữ thơ càng giàu tính tạo hình thì khả năng tái hiện hiện thực càng phong phú, tinh tế và hình tượng chỉ có sức sống mạnh mẽ, gợi được nhiều liên tưởng trong lòng người đọc khi nó kết tinh được nhiều giá trị điển hình trong

cuộc sống. Với vốn ngôn ngữ phong phú, biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, Bùi Thị

Tuyết Mai đã tái hiện sinh động bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của người vùng cao, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những tâm sự, những tình cảm tha thiết, nồng nàn và khát vọng yêu đương… của một tâm hồn phụ nữ trí thức miền núi giầu tình cảm và có chất trí tuệ.

Trước hết, Bùi Thị Tuyết Mai đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt hệ thống từ ngữ giàu tính biểu cảm để thể hiện những cung bậc cảm xúc, trạng thái trong tình yêu của người phụ nữ cũng như sự rung động trước cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi với quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: Tôi đi Đụn khói chiều từ mái nhà mẹ tôi/ Qua nhiều suối ầm ầm thác réo/ Nước cuốn thành dải/ Suối này dữ dội hơn suối kia (Ngày vỡ)..

Bằng các động từ ầm ầm, dữ dội, tác giả đã thể hiện được sức mạnh của thiên nhiên miền núi với sự khắc nghiệt, dữ dội, thử thách con người đến tột cùng. Những hình ảnh chân thực, sống động ấy như không còn nằm trên những dòng thơ nữa mà đã tràn ra, biểu hiện trước mắt người đọc. Bên cạnh việc sử dụng các động từ mạnh thì tác giả còn chú ý sử dụng các tính từ mang tính biểu cảm cao, phản ánh những rung động tinh tế, những rung động sâu sắc, mãnh liệt trong tâm hồn, trong trái tim mình. Nếu nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến yêu với yêu với tất cả sự cồn cào của bão tuyết tâm hồn: Em yêu thương một người/ Với cồn cào bão tuyết (Vầng trăng bỏ quên- Đoàn Thị Lam Luyến); và một tình yêu đến độ cuống si mãnh liệt như nhân vật trữ tình trong thơ của Nông Thị Ngọc Hòa: Lúc nào trời yêu đất đến cuống si/ Lá chao đảo/ Mặt nào nhìn cũng thấy/ Ôi! ta giống như lá vậy (Những chiếc lá); còn ở Bùi Thị Tuyết Mai là một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, tha thiết, với những cồn cào, nhớ nhung da diết, chứa đựng đầy sự xót xa, nuối tiếc, đầy sự mãnh liệt bốc lửa: Một đời hối tiếc/ Một trời yêu thương/ Một nửa ánh mắt chạm vào đám mây đang ăn mặt trời/ (Mười bảy); Không gian chằng chịt tơ hồng/ Yêu nhau xa/ Say nhau gần/ Im Lặng/ Cồn cào/ Có nụ hôn ngọt ngào đứng thẳng (Bữa tiệc); Lao xao / Rì rào/ Người con

gái nào đang yêu mà không trăn trở/ Những nụ hoa trong vườn mơ ngủ (Mưa xuân)...

Ngoài ra, một đặc điểm trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai là việc nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt các từ láy. Các từ láy này xuất hiện với một tần số khá dày đặc khiến cho câu thơ trở nên mềm mại, duyên dáng hơn và cũng sâu sắc hơn: Tiếng ve sầu lạo xạo/ Như hòn cuội/ Tròn Xoe đỏ rợp trời hoa phượng/ Em hả hê bay túa lên trời / Âm ấm gió/ Âm ấm mây/ Bước chân người gieo hạt (Ngày tàn)... Những từ láy lạo xạo, hả hê, âm ấm khiến ta càng cảm nhận rõ hơn sự run rẩy trong tâm hồn nhà thơ, sự rung động của trái tim đa cảm của nhà thơ trước bất cứ một sự vật hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống đời thường.

Với sự phát hiện tinh tế và sự vận dụng từ ngữ thích hợp, có hiệu quả cao, nhà thơ đã đưa vào trong thơ mình nhiều từ láy tượng hình, từ láy tượng thanh và từ láy biểu cảm để làm nổi bật tính cách tâm hồn cũng như cuộc sống của con người vùng cao. Ví dụ như trong các câu thơ: Nép vào cánh tay mùa đông khẳngkhiu giá buốt; Có tiếng âm vang khe khẽ; Trẻ trung và dữ dội; Bóng chiều runrun; Những đôi mắt to luôn lóng lánh; Những nụ cười nồng nồng hoa cỏ; Qua nhiều suối ầm ầm thác réo; Đếm bước ra ngàn tia nắng bập bùng treo trên gác nhà sàn; Rặng núi xanh xanh; Họa mi của tôi thường khao khát và lảnh lót hát về; Tết đang về Mường ta rậm rịch; Xênh xang áo váy...; các từ láy này không chỉ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh mà còn khiến cho hình tượng thơ hiện lên một cách sinh động với những chi tiết, đường nét cụ thể.

Không chỉ sử dụng linh hoạt hệ thống từ ngữ biểu cảm, Bùi Thị Tuyết Mai còn thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ nhằm làm tăng thêm ý nghĩa của lời thơ. Qua đó, có thể phản ánh chân thực, tinh tế và sâu sắc hơn những điều tác giả muốn thể hiện.

Trước hết, đó là biện pháp so sánh. Biện pháp này xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ thơ, trong lời văn nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc thiểu số; và nó chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo trong

sáng tác của tác giả này. Nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai đã sáng tạo nên nhiều câu thơ độc đáo với nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị như: Như chiếc bánh ngọt ngào/ Đang kề cận làn môi(Ngày tàn); Anh hiện lên như một ngọn chông/ Phía chân mây/ Trái bứa mười bảy ứa nhựa trong mắt tôi (Mười bảy)...

Khi viết về tình yêu, các nhà thơ thường nói chung và các nhà thơ nữ nói riêng thường sử dụng các biện pháp so sánh để khắc họa một cách sâu sắc các cung bậc của tình cảm, cảm xúc. Nếu Hơvê- một cây bút nữ người dân tộc H’rê so sánh tình yêu của mình với những con vật linh thiêng nơi vùng đất Tây Nguyên như: Em yêu anh/ Như con cá Ra- Tang yêu nước/ Như con chim Vơ- linh yêu trời (Thương lắm nhớ nhiều- Hơ vê (H’rê); hay Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến tình yêu êm đềm, hạnh phúc bền lâu như hàng cây, như dòng sông và hiền hòa hơn sau những ngày bão lũ: Tình ta như hàng cây/ Đã yên mùa giông bão/ Tình ta như dòng sông/ Đã yên mùa thác lũ (Thơ tình cuối mùa thu); còn Nông Thị Ngọc Hòa đã có những vần thơ chất chứa bao nỗi xót xa, cay đắng về một tình yêu dang dở, không thể kết thành hoa thơm trái ngọt, nên tác giả đã sử dụng một loạt các hình ảnh ẩn dụ tinh tế này để bộc lộ nỗi niềm sâu kín của mình: Ta khô cháy giữa điệp trùng xa mạc/ Mình như dòng lệ đắng chảy vào thu (Thu);... thì Bùi Thị Tuyết Mai viết về nỗi nhớ với sự quấn quýt, khao khát, đắm say và ngất ngây, có chút gì đó hoang dã, tự nhiên của núi rừng nhưng cũng không kém phần khiêm nhường, giản dị và đầy nữ tính: Như uống phải vò rượu dao cứa/ Chum rượu ma lửa/ Như ăn phải miếng trầu nứa cạo/ Miếng trầu ma khói/ Như trúng múi tên thuốc độc/ Mũi tên ma nước/ Như vướng vào cơn lốc / Như mặt trăng bị gấu ăn (Nhớ); Cho anh say em như say rượu/ Cho anh dính em như khảu tan (Về Mường); Tôi muốn người nâng lên/ Dịu dàng như mẹ/ Hơi ấm đàn ông từng trải/ Xoa dịu trái tim này (Về người đàn ông trẻ tuổi)...

Trong nhiều bài thơ của mình, tác giả đã dùng nhiều từ ngữ so sánh để ngợi ca những vẻ dẹp về ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ miền núi (thật xinh đẹp, khéo léo, khỏe khoắn, đáng yêu, hấp dẫn, gợi cảm):

Những người đàn bà như những con ong/ Ru con ạ ời/ Nựng chồng lả lơi/ Yếm thắm nâng bầu rượu ngọt/ Và thời gian như con gấu choàng lên/ Vầng trăng đàn bà/ Trộm từng hớp mật (Những người đàn bà); Ngực em như bầu rượu trắng ngần (Hơi thở nhẹ); Nhớ vòng quay cọn nước/ Em như con nai nhỏ hay ra bờ suối (Mùa em)...

Trong nhiều bài thơ của mình, tác giả đã dùng nhiều từ ngữ so sánh (hoặc có yếu tố so sánh), tuy nhiên điều đặc biệt là phép so sánh ở đây được tác giả diễn đạt theo kiểu không có các từ so sánh: như, không bằng, hơn nhất, hoặc tác giả đưa ra một loạt các câu khẳng định có chứa từ là. Ví dụ như: Nỗi nhớ nở hoa vàng hoa tím hoa xanh/ Đêm mơ thấy anh bông mai nở đỏ (Vô đề); Nỗi nhớ lâng lâng/ Ngọn lửa/ Hoa mặt trời mới nở/ Từ giấc mơ nồng ấm suốt mùa đông (Nỗi nhớ); Em là Ớp pu/ Là cánh hoa màu nâu của mẹ/ Là nậm rượu màu mật ong của cha (Ớp pu); Tôi là tháng Giêng/ Là cánh hoa mai cha mẹ ủ trong lòng (Tháng Giêng) ...

Hiệu quả của phép so sánh này như được nhân lên gấp bội khi nhà thơ đã khéo léo kết hợp biện pháp so sánh với biên pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê. Điều này càng khắc sâu vẻ đẹp của người thiếu nữ một cách trọn vẹn và toàn diện hơn. Đồng thời gợi ra cảm xúc, nỗi niềm riêng trong lòng người đọc. Những cách nói, cách so sánh, ví von như trên đã thể hiện được những đặc điểm trong cách cảm, cách nghĩ, trong tư duy, trong cách diễn cảm của người miền núi. Họ là những con người rất giản dị, chân thành, nồng hậu, nên tuy lối nói so sánh rất hình ảnh nhưng đó không phải là những hình ảnh được gọt rũa, chau chuốt mà là những hình ảnh rất tự nhiên, mộc mạc như nó vốn có. Chính điều này đã tạo nên điểm đặc sắc cho ngôn ngữ thơ Bùi Thị Tuyết Mai.

Bên cạnh phép so sánh, nhà thơ còn sử dụng rất nhiều phép lặp nhằm tạo ra giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ thơ của mình. Hình thức lặp trong thơ chị rất phong phú, đa dạng: có khi là thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước việc đánh mất cội nguồn, đánh mất những gì tốt đẹp nhất trong đời sống tinh thần của cả một

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí