Sử Dụng Mô Hình Để Tìm Hiểu, Phát Hiện Kiến Thức Mới.


CHƯƠNG 3

SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (QUA VÍ DỤ MÔ HÌNH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI)

3.1. Biện pháp sử dụng mô hình

3.1.1. Sử dụng trong bài nội khoá

3.1.1.1. Sử dụng mô hình để tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới.


HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC, VAI TRÒ CỦA ĐỊA ĐẠO


Mục tiêu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


+ Học sinh khám phá kiến thức mới, nắm bắt được cấu trúc, vai trò của từng tầng trong địa đạo.

Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 7

+ Phát huy tính tích cực tìm hiểu kiến thức trong học tập cho học sinh.


+ Phát triển năng lực làm việc nhóm, kỹ năng thảo luận, vấn đáp Đối tượng: học sinh

Thời gian: 20p


Phương pháp: phương pháp thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp. Cách thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên đặt mô hình lên bàn, giao nhiệm vụ nghiên cứu co các nhóm

- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng mã QR để lấy thông tin nghiên cứu

- Bước 3: Học sinh nghiên cứu thảo luận vấn đề, thuyết trình sản phẩm.


- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm


3.1.1.2. Sử dụng mô hình để củng cố kiến thức


Lựa chọn mô hình địa đạo Củ Chi, giáo viên có thể sử dụng trong việc củng cố kiến thức cho học sinh theo 2 cách như sau:

HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ ĐẦU GIỜ


Mục tiêu:


+ Học sinh nhớ lại kiến thức đã học của bài trước về địa đạo Củ Chi


+ Củng cố lại kiến thức về cấu trúc của Địa đạo Đối tượng: học sinh

Thời gian: 5p


Phương pháp: phương pháp thuyết trình, vấn đáp. Cách thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên đặt mô hình lên bàn, tháo các bảng chú thích bên cạnh củ mô hình

- Bước 2: Giáo viên một số câu hỏi liên quan về kiến thức cũ, học sinh trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành lắp các bảng chú thích vào nội dung tương ứng trong mô hình

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm. HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC CUỐI BÀI HỌC

Mục tiêu:


+ Củng cố lại kiến thức đã học trong bài cho học sinh


+ Phát triển kỹ năng thuyết trình tự tin


+ Học sinh tổng hợp được kiến thức về địa đạo Củ Chi


Đối tượng: học sinh Thời gian: 10p

Phương pháp: thuyết trình Cách thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên đặt mô hình trước lớp, tháo các bảng chú thích bên cạnh mô hình

- Bước 2: Giáo viên tiến hành hoạt động “Thử làm hướng dẫn viên du lịch”, cử một bạn học sinh.

- Bước 3: Học sinh thử sức làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về địa đạo Củ Chi.

- Bước 4: Giáo viên nhận xét, khắc sâu kiến thức cho học sinh.


3.1.1.3. Sử dụng mô hình để tổ chức tranh luận, thảo luận Mục tiêu:

+ Học sinh nắm vững kiến thức bài học


+ Học sinh phát huy khả năng phản biện, thuyết trình, vấn đáp, kỹ năng làm việc nhóm

Đối tượng: học sinh Thời gian: 10p

Phương pháp: thuyết trình, phản biện, vấn đáp


Cách thực hiện: Hệ thống địa đạo được tổ chức thành 4 tầng độ sâu khác nhau do vậy giáo viên hoàn toàn có thể chia mô hình thành 4 phần và giao nhiệm vụ nghiên cứu cho các tổ.


Nội dung thảo luận, tranh luận có thể chia mô hình thành 4 phần cho 4 tổ hoặc chọn một vấn đề nghiên cứu chung cho cả 4 nhóm. Ví dụ như:

- Bước 1: Giáo viên chia 4 tầng mô hình thành 4 nhiệm vụ nghiên cứu cho 4 nhóm trong đó chỉ ra vị trí, cấu trúc, mặt thuận lợi và hạn chế,…

- Bước 2: Các nhóm thảo luận nghiên cứu về tầng của nhóm mình. Trình bày sản phẩm qua sơ đồ tư duy midmap trên khổ giấy A0.

- Bước 3: Sau khi thảo luận, đại diện các nhóm lên thuyết trình về vấn đề nghiên cứu của nhóm mình. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét và đặt câu hỏi cho vấn đề nhóm bạn nghiên cứu

- Bước 4: Các nhóm tranh luận, phản biện về các câu hỏi để giải quyết vấn đề


- Bước 5: Giáo viên tổng kết, nhận xét các bài của các nhóm.


3.1.2. Sử dụng trong giờ ngoại khoá

3.1.2.1. Sử dụng mô hình để tổ chức trò chơi


Khi sử dụng mô hình để tổ chức trò chơi, giáo viên có thể thực hiện rất nhiều trò chơi khác nhau ví dụ như:

HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG


Mục tiêu: Khuấy động bầu không khí lớp học, tạo hứng thú cho học sinh.


Chuẩn bị: các phần trong mô hình địa đạo Củ Chi, Power point câu hỏi, phần quà cho học sinh

Đối tượng: học sinh Thời gian: 10p Luật chơi:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ)


- Trên màn hình trình chiếu các câu hỏi nối tiếp nhau. Mỗi câu hỏi sẽ kéo dài trong vòng 10 giây, các độị chơi giành quyền trả lời câu hỏi bằng cách đập tay xuống bàn. Đội nào nhanh nhất sẽ được quyền trả lời câu hỏi.

- Trả lời đúng sẽ nhận được một phần của mô hình, trả lời sai cơ hội giành cho 3 đội còn lại.

- Kết thúc trò chơi, các đội ghép các phần của mô hình. Đội nào có nhiều phần, đoán được tên của mô hình. Đội đó giành phần thắng cuộc và hận được phần quà.

Cách thực hiện:


- Bước 1: Giáo viên đặt các phần của mô hình đại đạo Củ chi lên bàn, trình chiếu các slide câu hỏi

- Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ). tiến hành trò chơi.

Nội dung câu hỏi:


Câu 1: Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?


A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.

B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.


C. Tiến hành CM DTDC


D. Không phải các nhiệm vụ trên.


Đáp án: C


Câu 2: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?


A. Có vai trò quan trọng nhất.


B. Có vai trò cơ bản nhất.


C. Có vai trò quyết định trực tiếp.


D. Có vai trò quyết định nhất.


Đáp án: C


Câu 3: Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch nào?

A. “tố cộng”, “diệt cộng”


B. “bài phong”, “đả thực”, “diệt cộng”.


C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”.


D. “thà bắn nhầm hơn bỏ sót”.


Đáp án: A


Câu 4: Chính sách nào của Mỹ Diệm được thực hiện trong chiến lược chiến tranh một phía ở miền Nam ?

A. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống.


B. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.


C. Mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thi hành “luật 10 – 59”, lê máy chém khắp

miền Nam.


D. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.


Đáp án: C


Câu 5: Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì ?


A. Dồn dân vào ấp chiến luợc.


B. Dùng người Việt đánh người Việt.


C. Bình định miền Nam.


D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.


Đáp án: C


Câu 6: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”?

A. Chiến thắng Vạn Tường


B. Chiến thắng Ấp Bắc.


C. Chiến thắng Bình Giã.


D. Chiến thắng Ba Gia .


Đáp án: A


Câu 7: Chiến thắng Vạn Tường (18- 8- 1968) đã chứng tỏ điều gì?


A. Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ

B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.


C. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.


D. CM miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Đáp án: A


Câu 8: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?


A. Lực lương quân ngụy.


B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ


C. Lực lượng quân chư hầu.


D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.


Đáp án: B


- Bước 3: Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài mới thông qua mô hình.

3.1.2.2. Sử dụng mô hình để phát huy trí sáng tạo của học sinh Học sinh tự thiết kế mô hình cho bài học Lịch sử

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ MÔ HÌNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH.

Mục tiêu:


+ Học sinh khái quát được bản chất, cách phân loại mô hình.


+ Tổng hơp được những yêu cầu khi sử dụng mô hình trong việc học Lịch sử. Đối tượng: học sinh

Thời gian: 20p


Phương pháp: Kỹ thuật midmap, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận. Cách thực hiện:

- Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm thảo luận (khoảng 5-6 người/ nhóm) do giáo viên mặc dịnh.

- Bước 2: Mỗi nhóm xây dựng một bản đồ tư duy midmap về vai trò, chức năng, phân loại và cách sử dụng mô hình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023