Vị Trí, Nguồn Gốc, Cấu Trúc Của Địa Đạo. Vị Trí Của Địa Đạo


thực hiện nhiều mà phần lớn chỉ là tìm hiểu thông tin trên lý thuyết và làm bài tập mà chưa tạo cho HS kỹ năng xây dựng mô hình, đọc- chỉ bản đồ, phân tích sự kiện,... dẫn đến việc nhàm chán, không gây được sự hứng thú, phát huy tính tích cực sáng tạo ở HS dẫn đến “sự nguy hại” của việc coi lịch sử chỉ là môn học “phụ”.

1.2.3. Những vấn đề cần giải quyết


Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi đứng trên bục giảng. Đồ dùng trực quan là đặc thù của bộ môn Lịch sử tuy nhiên thời gian cho một buổi lên lớp cũng hạn chế do vậy người GV cần phải nắm bắt được những yêu cầu sao cho sử dụng hợp lý, tối đa nguồn thông tin cho bài học, nhất là sử dụng mô hình.

Chính vì vậy, người GV cần phải nắm vững các biện pháp thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử sao cho hiệu quả, tạo bầu không khí lớp học phát triển tích cực, phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của HS.

1.2.4. Các biện pháp giải quyết vấn đề

Để cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình giáo dục mởi bộ môn lịch sử, thiết bị các trường học đã trang bị khá đầy đủ các loại dụng cụ trực quan, chủ yếu là các loại sau:

- Hình vẽ, tranh ảnh

- Mô hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Bản đồ, lược đồ

- Video

Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 4

- Máy chiếu

- Giáo án điện tử


Vậy đối với các loại phương tiện này, người GV lịch sử cần có phương pháp sử dụng như thế nào. Trong khuôn khổ của bài khóa luận này, bài viết chỉ tập trung vào phương pháp sử dụng mô hình trực quan trong dạy học.

1.2.4.1. Tổ chức cho HS làm việc với mô hình


Khi hướng dẫn HS khai thác mô hình lịch sử GV cần chú ý rèn cho HS những kĩ năng: Kĩ năng tường thuật, miêu tả; kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ, lược thuật, miêu tả trên mô hình; kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử.

GV cần sử dụng những vật liệu đơn giản để tạo ra những hiện vật, những sự kiện lịch sử đơn giản để minh họa cho tiết dạy sinh động hơn. GV giới thiệu mô hình đang sử dụng, mô hình là vật tượng trưng cho sự kiện lịch sử nào? GV cho HS biết đó là mô hình gì? Khai thác mô hình một cách hiệu quả. Rút ra ý nghĩa, bài học sau mỗi giờ trên lớp.

Như vậy HS sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các nhân vật, các địa danh được tìm hiểu thông qua lời thuyết trình của GV dựa trên mô hình

1.2.4.2. Linh hoạt sử dụng trong các hình thức dạy học


Sử dụng các loại kênh hình trong các hình thức dạy học lịch sử như: Kiểm tra bài cũ, khai thác bài mới, tiến hành bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thực hành. Trong đó, chú ý nhiều đến việc phát huy tính tích cực của HS, dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ quan sát mô hình, tranh, ảnh, “đọc” bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh rồi nêu nội dung lịch sử được phản ánh; hoặc trình bày một vấn đề lịch sử hoàn thành các loại bài tập, câu hỏi được đặt ra. Kiểm tra bài cũ thông qua đồ dùng trực quan sẽ giúp HS trình bày kiến thức mà mình nắm được một cách tự tin, mạch lạc, hứng thú,


tránh được hiện tượng học “vẹt”. Khi cung cấp cho HS những kiến thức lịch sử về những chiến dịch, hoặc những trận đánh lớn, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, hoặc vị trí, biên giới giữa các quốc gia... thì việc kết hợp giữa việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh với miêu tả hay lược thuật bằng lời giảng của thầy sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú hơn. Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ là một công cụ để GV khai thác kiến thức bài giảng và là một phương tiện để GV hướng dẫn HS tìm ra những kiến thức cơ bản của bài. Do vậy khi giảng bài mới GV cũng nên khai thác khả năng tư duy của HS thông qua việc quan sát bản đồ, lược đồ. Nếu GV biết phân bố thời gian hợp lí, dành một khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút để củng cố bài thông qua bản đồ, lược đồ thì hiệu quả bài học chắc chắn sẽ được nâng lên

Tiểu kết chương:


Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS đối với bộ môn Lịch sử. Đồ dùng trực quan là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự phản ánh khách quan, chân thực nhất về quá khứ. Những hình ảnh trực quan có tác dụng giúp HS dễ dàng tiếp nhận tri thức lịch sử, tạo sự tò mò, say mê học tập nghiên cứu lịch sử, từ đó nắm chắc quá khứ lịch sử, gợi nên những suy nghĩ về nhiệm vụ hiện tại và tương lai.

Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, là một phương pháp đặc thù của dạy học lịch sử. Trong quá trình dạy học lịch sử, người GV phải dựa vào nội dung của từng bài học cụ thể để lựa chọn và sử dụng các phương pháp thích hợp. Một phương pháp dạy học mà người GV lịch sử phải sử dụng thường xuyên đó là phương pháp trực quan. Nếu phương pháp này được sử dụng một cách triệt để thì nó có tác


dụng nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

Qua những nội dung đã đề cập trong bài viết này, chúng ta thấy được vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử phải tuân theo những nguyên tắc và phương pháp qui định của môn học. Khi sử dụng phương pháp trực quan, người GV phải kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác, có như vậy chất lượng giờ dạy mới cao. Chính vì vậy việc thiết kế và sử dụng mô hình trực quan trong quá trình dạy học lịch sử phải được tăng cường và quan tâm đúng mức.


CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (QUA VÍ DỤ MÔ HÌNH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI)


2.1. Nguyên tắc lựa chọn mô hình

- Lựa chọn thận trọng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Giải thích rõ mục đích trình bày những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học theo một trình tự nhất định tuỳ theo nội dung bài giảng.

- Các phương tiện đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải thích rõ ràng nhất những hiện tượng, diễn biến quá trình và kết quả của chúng, những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.

- Cần tính toán hợp lý số lượng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung của tiết học. Không tham lam trình bày nhiều phương tiện để tránh kéo dài thời gian trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quae của tiết học.

- Để HS quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở đó giúp HS rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác.

- Bảo đảm cho tất cả HS quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ, nếu có thể thì phân phát các vật thật cho HS. Để các đồ dùng trực quan dễ quan sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú ý tới


ánh sáng, tới những quy luật cảm giác, tri giác. Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của HS.

- Đảm bảo phối hợp lời nói với việc trình bày các phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học.

2.2. Nguyên tắc thiết kế

2.2.1. Nguyên tắc chung

- Đảm bảo tính khoa học sư phạm: phục vụ thiết thực cho nội dung bài học, chương trình SGK, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Phải đảm bảo tính sát, khoa học phục vụ tốt cho quá trình dạy học. khi sử dụng phải đảm bảo trong một thời gian hợp lý trong từng bài cụ thể.

- Đảm bảo tính trực quan hoá: phải có cấu trúc hợp lý, gọn nhẹ. Chất liệu đảm bảo sử dụng được lâu dài, khôgn làm hại người sử dụng.

- Đảm bảo tính thẩm mĩ: hình thức đẹp, màu sắc phù hợp hấp dẫn người sử dụng.

- Đảm bảo tính kinh tế: phải phù hợp với kinh phí của nhà trường, GV có thể cho HS làm được ở nhà.

2.2.2. Nguyên tắc trong các bước xây dựng

- Bước 1:

Xem xét và hoàn thành bản vẽ cho mô hình dự định thiết kế. Đây là bước khởi đầu cũng như quan trọng nhất trong các bước hướng dẫn làm mô hình. Dựa vào bản thiết kế và tính chất mà lựa chọn những loại vật liệu thích hợp để thi công mô hình được giao. Những vật liệu càng bền, càng thể hiện rõ tính chất của mô hình sẽ càng được chú ý và tăng tính thực tế cho mô hình đó.

- Bước 2:

Tính toán tỉ lệ cần thiết. Tùy vào những mô hình thuộc các lĩnh vực khác nhau mà có những tỉ lệ được áp dụng một cách khác nhau.

- Bước 3:


Sau khi đã hoàn thành xem xét và nghiên cứu bản vẽ cũng như tính toán tỉ lệ phù hợp, chúng ta sẽ bắt tay vào dựng khung mô hình. Với những ý tưởng được đề ra, một bộ khung mô hình cơ bản sẽ được tạo dựng. Từ đó, lần lượt hoàn thành các chi tiết ở từng khu vực nhất định. Trong cách làm mô hình, nhiều người khuyên nên sử dụng tấm mica mỏng để xây dựng khung vì chất liệu này dễ sử dụng.

- Bước 4:

Hoàn thiện từng chi tiết từ lớn đến nhỏ có công bản thảo dự án mô hình trước đó. Lúc này, chúng ta thường dùng những vật liệu đã chọn ban đầu để tạo ra những chi tiết quan trọng có trong công trình. Những chi tiết được gia công trong các mô hình theo như hướng dẫn làm mô hình. Sau khi đã hoàn thành sơ bộ công trình chính bản thiết kế, chúng ta có thể sơn những lớp sơn với những màu sắc phù hợp cho các chi tiết khác nhau.

- Bước 5: Xem xét và chỉnh sửa lại tổng thể toàn bộ công trình mô hình một cách cẩn thận và tỉ mỉ để có được sản phẩm tốt nhất.

2.3. Vài nét về địa đạo Củ Chi

2.3.1. Vị trí, nguồn gốc, cấu trúc của địa đạo. Vị trí của địa đạo

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Nguồn gốc của địa đạo


Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Các chiến sĩ cách mạng ẩn náo dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ


yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm. Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động. Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi thế hơn nhiều. Từ đó người ta nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đánh lại quân địch, và khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác. Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961 đến năm 1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, thành hệ thống địa đạo liên hoàn.

Cấu trúc của địa đạo


Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương). Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí