Nguyên tắc vạn năng Nội dung:
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của đối tượng khác.
Nhận xét:
- Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của nguyên tắc kết hợp: kết hợp về mặt chức năng trên cùng một đối tượng.
- Nguyên tắc vạn năng, trước tiên và hay được dùng trong các lĩnh vực, tại đó có những sự hạn chế việc phát triển theo “chiều rộng” như khó có thể tăng thêm về trọng lượng, thể tích, diện tích… Các lĩnh vực đó là quân sự, hàng không, vũ trụ, thám hiểm, du lịch, các trang thiết bị dùng tại những nơi chật chội…
- Nguyên tắc vạn năng còn được dùng với mục đích tăng mức độ tận dụng các nguồn dự trữ có trong đối tượng, do vậy, tiết kiệm được vật liệu, không gian, thời gian, năng lượng
-Nguyên tắc vạn năng thường hay dùng với nguyên tắc 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích.
- Nguyên tắc vạn năng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo, dự báo…, vì nó phản ánh khuynh hướng phát triển, tăng số chức năng mà đối tượng có thể thực hiện được
Có thể bạn quan tâm!
- Xuất Phát Từ Quan Điểm Đổi Mới Dạy Học, Phát Huy Tính Tích Cực, Sáng Tạo Của Học Sinh
- Vị Trí, Nguồn Gốc, Cấu Trúc Của Địa Đạo. Vị Trí Của Địa Đạo
- Giá Trị Lịch Sử Của Địa Đạo Củ Chi
- Sử Dụng Mô Hình Để Tìm Hiểu, Phát Hiện Kiến Thức Mới.
- Lựa Chọn Đối Tượng Thực Nghiệm:
- Đối Với Nhà Trường Và Giáo Viên Phổ Thông
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Nhận xét
1- Từ "thay đổi" cần phải hiểu theo nghiã rộng
2- Có những việc, dù thế nào, cũng cần phải thực hiện. Thủ thuật này đòi hỏi phải tính đến khả năng thực hiện trước đi một phần hoặc toàn bộ và sẽ được lợi hơn nhiều so với thực hiện ở thì hiện tại (hiểu theo nghiã tương đối).
3- Tinh thần chung của thủ thuật này là trước khi làm bất cứ việc gì, cần có sự chuẩn bị trước đó một cách toàn diện, chu đáo và thực hiện trước những gì có thể thực hiện được - "chuẩn bị trước là một nửa của thành công"
Nguyên tắc linh động Nội dung
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Nhận xét
1- Thông thường, công việc là quá trình, xảy ra trong khoảng thời gian nhất định. gồm các giai đoạn với những tình huống khác nhau. Nguyên tắc linh động đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát cả quá trình để làm đối tượng hoạt động tối ưu trong từng giai đoạn. Muốn thế đối tượng không thể ở dạng cố định, cứng nhắc mà phải trở nên điều khiển được. Xét về mặt cấu trúc, các mối liên kết trong đối tượng phải "mềm dẻo", "có nhiều trạng thái", để từng phần đối tượng có khả năng "dịch chuyển" (hiểu theo nghiã rộng) đối với nhau.
2- Cần phải hiểu từ "tối ưu" trong hai mối quan hệ: 1) đối với chính đối tượng, công việc mà đối tượng thực hiện và 2) đối với người sử dụng và môi trường bên ngoài (bảo đảm sức khỏe, không gây ô nhiễm).
3- Tinh thần chung của "nguyên tắc linh động" là, đối tượng phải có những đa dạng phù hợp với sự thay đổi đa dạng của bên ngoài để đem lại hiệu quả cao nhất.
4- Nguyên tắc linh động tạo sự thống nhất giữa "tĩnh" và "động", "cố định" và "thay đổi"......
5- Nguyên tắc linh động phản ánh khuynh hướng phát triển cho nên nó có tính định hướng cao, dùng rất có ích trong trường hợp đặt bài toán, phê bình cái đã có và dự báo.
6- Về mặt tư duy sáng tạo, cần khắc phục tính ì tâm lý, sao cho các ý nghĩ, sách tiếp cận trở nên linh động, tránh giáo điều cứng nhắc.
Nguyên tắc thay đổi màu sắc Nội dung
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Nhận xét
1- Từ "trong suốt" cần được hiểu theo nghiã rộng, không chỉ riêng cho vùng biểu kiến.
2- Trong năm giác quan của con người, thị giác phát triển và đóng vai trò quan trọng nhất: hơn 90% thông tin nhận được từ thế giớ bên ngoài và qua con đường thị giác. Nguyên tắc này, xét về mặt quan hệ với con người, liên quan đến bộ môn :"Tâm lý học kỹ thuật" (Xem phần nhận xét của thủ thuật
19. nguyên tắc tác động theo chu kỳ).
3- Màu sắc có nhiều, do đó cần tránh thói quen chỉ sử dụng một loại màu nào đó. Cần qui ước mỗi loại màu tương ứng với cái gì, trên cơ sở đó dễ bao quát, xử lý thông tin nhanh.
4- Các hình vẽ, ký hiệu thích hợp rất có tác dụng, giúp cho suy nghĩ thoáng, thấy được các mối liên hệ giữa các bộ phận. Nếu có thể, nên vẽ sơ đồ khối, chúng giúp không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng.
5- Nguyên tắc này còn liên quan đến những kiến thức về các hiện tượng phát quang, gây ra bởi các cách kích thích khác nhau. Cho nên cần chú ý đến những hiệu ứng thuộc loại này.
6-Nguyên tắc thay đổi màu sắc hay sử dụng với các thủ thuật như 2.nguyên tắc tách khỏi, 3.nguyên tắc phẩm chất cục bộ, 10.nguyên tắc thực hiện sơ bộ, 26 nguyên tắc sao chép (copy)....
Nguyên tắc đồng nhất Nội dung
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
Nhận xét
1- Từ "đồng nhất" cần hiểu theo nghiã rộng, không đơn thuần đồng nhất về mặt vật liệu, như nghiã đen của thủ thuật. Tinh thần cùa thủ thuật này có thể hiểu là, phải làm sao bảo đảm và tăng tính tương hợp giữa những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước. Sự tương hợp này thể hiện ở nhiều mặt, không riêng gì về vật liệu.
2- Tinh thần "tương hợp" có tính định hướng rất cao trong việc đánh giá, đặt bài toán và dự báo các bước phát triển tiếp theo của đối tượng, nhất là khi đối tượng chuyển lên phát triển ở mức hệ trên.
3- Sự tương hợp, trên thực tế, là sự thống nhất mới của các mặt đối lập, cho phép đối tượng hoạt động một cách có hiệu quả hơn trước.
4- Để tạo sự tương hợp, trước hết cần chú ý khai thác những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng, đặc biệt những nguồn dự trữ trời cho không mất tiền.
2.7. Cách tạo mã QR
Mã QR, hay còn gọi là mã ma trận (mã vạch). Hiện nay, mã QR còn có rất nhiều chức năng khác rất thú vị như truyền thông điệp, lời nhắn, danh thiếp hay còn có thể giúp chúng ta đăng nhập các ứng dụng nhanh hơn mà không cần phải thao tác quá nhiều. Điều đó cũng giúp giáo vên có thể thông qua chức năng này, đưa tới các bạn học sinh những thông tin về bài học, hay những dữ liệu cần thiết gắn với đồ dùng trực quan.
Có rất nhiều cách để mỗi giáo viên chúng ta tạo ra được mã QR gắn với bài học như: tạo mã QR trực tuyến, tạo mã QR Code từ điện thoại, sử dụng phần mềm tạo mã QR Code Offline,…
Ví dụ: Sử dụng Unitag.io
Bước 1: Truy cập trang chủ Unitag theo đường link https://www.unitag.io/welcome này. Sau đó chọn Start for free! Để bắt đầu tạo mã QR.
Bước 2: Sau đó tiếp tục đăng ký tài khoản để tiến hành đăng nhập, việc đăng ký khá đơn giản.
Bước 3: Sau khi đăng ký tài khoản thành công, hệ thống sẽ tự động đăng nhập vào trang quản lý và tạo mã QR Code. Tại đây bấm vào mục “Start and create a QR Code” để tiến hành tạo mã QR.
Bước 4: Ở mục này, bạn sẽ thấy giao diện quản lý và tạo mã QR Code rất trực quan, bạn có thể tạo mã QR Code cho điện thoại, gởi email, lịch hay thậm chỉ cả kết nối Wifi.
Bước 5: Sau khi hoàn thành việc tạo mã QR Code, bấm vào mục “Save and Close”. Một cửa sổ mới sẽ mở ra, đặt tên cho mã QR Code của mình và chọn “Save”.
Bước 6: Hệ thống sẽ tự động chuyển qua giao diện quản lý mã QR Code của bạn. Như hình dưới, ở đây mình tạo mã QR Code cho một số điện thoại, bạn có thể tải xuống để sử dụng, hoặc chỉnh sửa lại theo ý thích