Đối Với Nhà Trường Và Giáo Viên Phổ Thông


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Dụng cụ trực quan là phương tiện không thể thiếu được trong hoạt động giảng dạy. Bằng những dụng cụ trực quan sinh động, GV sử dụng phương pháp tốt nhất giúp HS tự khai thác, lĩnh hội kiến thức, phát huy được vai trò chủ thể của HS trong quá trình học tập.

Sử dụng mô hình trực quan sinh động là một phương pháp vô cùng hữu ích trong việc dạy học lịch sử. Nó không chỉ thể hiện được năng lực dạy học, phương pháp của GV mà còn giúp HS hình dung, nhận thức rõ hơn những hình ảnh lịch sử trong quá khứ. Từ đó, bài học lịch sử sẽ đảm bảo đầy đủ nội dung về cả kiến thức, hình ảnh và nhận thức của HS đối với bộ môn này.

Việc xây dựng mô hình trong hoạt động dạy học còn mang tính khả thi. Bằng những vật liêu đơn giản, sẵn có, GV và HS hoàn toàn có thể xây dựng được những mô hình trực quan tương tự như mô hình địa đạo Củ Chi trong những bài học tiếp theo thông qua những dữ liệu, sơ đồ trong sách giáo khoa của mỗi bài học một cách chính xác, chân thực.

Sử dụng mô hình trực quan trong dạy học lịch sử đạt được hiệu quả rất tốt trong việc nhận biết kiến thức của HS. So với việc đi bảo tàng hay tổ chức một buổi thăm quan ngoại khoá tại một khu di tích mất nhiều thời gian, GV hoàn toàn có thể đưa toàn bộ những điều đó đến với HS trên lớp học thông qua các mô hình trực quan sinh động. Các mô hình trực quan không chỉ đáp ứng được những nội dung về tính chân thực trong kiến thức mà còn có thể phát huy tính sáng tạo, kích thích tư duy, khả năng sáng tạo xây dựng mô hình của chính HS trong mỗi giờ học lịch sử.


2. Đề xuất với quá trình đào tạo

2.1. Đối với chương trình đào tạo

- Thường xuyên tổ chức buổi tập huấn chuyên môn về thiết kế sáng tạo mô hình, sử dụng mô hình trong bày dạy chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tạo điều kiện cho giáo sinh thực tập sư phạm áp dụng nhiều những phương pháp giảng dạy mới có sử dụng đồ dùng quan vào bài dạy.

- Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, các giờ dạy theo chủ đề để nâng cao tình độ, chất lượng.

2.2. Đối với sinh viên sư phạm

- Mỗi sinh viên sư phạm cân phải nắm chắc biện pháp thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan nói chung cũng như mô hình trực quan nói riêng.

- Nhận thức được vai trò to lớn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử

- Say mê và xây dựng say mê, niềm yêu thích sáng tạo mô hình trực quan đối với mỗi bài học.

- Nắm chắc nguyên tắc thiết kế, nguyên tắc sáng tạo và tâm lý học sinh, sử dụng phối kết hợp với các đồ dùng trực quan khác để xây dựng giáo án lịch sử theo mô hình mới.

- Mạnh dạn sử dụng các phương pháp giảng dạy mới kết hợp với phương pháo truyền thống khi thực tập sư phạm tại các trường phổ thông.

2.3. Đối với nhà trường và giáo viên phổ thông

- Thứ nhất: GV cần nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực của HS. Trong giảng dạy cần sự linh


hoạt các phương pháp, đặc biệt là sử dụng đồ dùng trực quan để giờ học đạt hiệu qua cao hơn.

- Thứ hai: Tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn, chuyên đề cho GV lịch sử về thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan trong DH lịch sử ở trường THPT.

- Thứ ba: Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan để góp phần đổi mới phương pháp DH.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Đình Tùng, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, Hà Nội, 1996.

2. Phan Ngọc Liên, Phạm Kì Tá, Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1975, tr. 13

3. (2002) Áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn lịch sử”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị: Phương pháp dạy học lịch sử (2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Văn Giang, (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khao học giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

6.Phạm Minh Hạc, ( 1996), Mười năm đổi mới giáo dục, Nxb Giáo dục.


7. Nguyễn Kỳ( 1997), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh trung tâm, Nxb Giáo dục Hà Nội.

9. Phan Ngọc Liên, ( chủ biên) ( 1999), Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT, Nxb Giáo dục Hà Nội.

10. Trịnh Đình Tùng, (chủ biên), Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS, Nxb Đại học Sư phạm.

11. Trần Vĩnh Tường – Đặng Văn Hồ, ( 2005), Nâng cao hiệu quả dạy học môn sử ở trường phổ thông, một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử ( Giáo trình BDTX chu kì III), Nxb Giáo dục, Hà Nội

12. Địa đạo Củ Chi trên báo nước ngoài: https://news.zing.vn/dia-dao-cu-chi-tren-bao-nuoc-ngoai-post532794.html


PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH


Họ và tên:…………………………….. Lớp: ………………………………….. Trường: ………………………………

Để cung cấp thông tin cho quá trình nghiên cứu đề tài khoa học nhằm phục vụ nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy môn Lịch sử. Các em vui lòng cho ý kiến bằng những câu hỏi được nêu dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!

(Đánh dấu “x” vào đáp án mà các em lựa chọn)


Câu 1: Em có thích học môn Lịch sử ở THCS không?



Câu hỏi

Câu trả lời

Rất thích

(%)

Thích (%)

Bình thường

(%)

Không thích

(%)

Em có thích học môn Lịch sử ở THCS không?

7

16

72

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 9


Câu 2: Thầy, cô có hay tổ chức cho các em học tập thông qua mô hình trực quan không?



Câu hỏi

Câu trả lời

Thường

Thỉnh

Chưa

Không

xuyên

thoảng

vận

để ý

(%)

(%)

dụng

(%)



(%)


Thầy, cô có hay tổ chức cho các em học tập thông qua mô hình trực quan không?


75

25


Câu 3: Theo em, khi các thầy cô sử dụng mô hình trực quan vào bài học sẽ có tác dụng gì với học sinh?


Câu hỏi

Câu trả lời

Thu hút

Tiếp thu

Nâng cao

Không

học sinh

được

khả năng

có tác

(%)

nhiều

sáng tạo

dụng


kiến thức

cho HS

(%)


(%)

(%)


Theo em, khi các thầy cô sử dụng mô hình trực quan vào bài học sẽ có tác dụng gì với học sinh?

67

18

15



Câu 4: Theo em, việc sử dụng mô hình trực quan vào bài học lịch sử có cần thiết cho học sinh hay không?



Câu hỏi

Câu trả lời

Rất

Cần

Bình

Không

cần

thiết

thường

cần

thiết

(%)

(%)

thiết

(%)



(%)

Theo em, việc sử dụng mô hình trực quan vào bài học lịch sử có cần thiết cho học sinh hay không?

56

37

7



PHỤ LỤC 2


PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS

Để cung cấp thông tin cho quá trình nghiên cứu đề tài khoa học nhằm phục vụ nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy môn Lịch sử. Quý thầy cô vui lòng cho ý kiến bằng những câu hỏi được nêu dưới đây. Xin chân thành cảm ơn thầy cô!

(Đánh dấu “x” vào đáp án mà thầy cô lựa chọn)


Câu hỏi

Trả lời

1. Trong giảng dạy, quý thầy cô thường sử dụng các phương pháp nào?

- Phương pháp trình bày miệng


- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan


- Sử dụng câu hỏi, bài tập nhận thức


- Các phương pháp khác


2. Theo thầy (cô) trong giờ dạy có nên đưa mô hình trực quan vào dạy học Lịch sử hay không?

- Có


- Không


Vì…………………………………………………………..…………………

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí