Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành, Phát Triển Của Pháp Luật Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Tại Việt Nam

Mọi người đều có quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư của mình. Không ảnh hưởng tới bồi thường thiệt hại, Tòa án có thể áp dụng bất cứ biện pháp nào, chẳng hạn như tạm giữ, bắt giữ và những biện pháp thích hợp khác để ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể áp dụng những biện pháp kể trên bằng lệnh khẩn cấp tạm thời.

Để thi hành Chỉ thị về Bảo mật thông tin Liên minh Châu Âu, Pháp đã ban hành đạo luật bảo mật thông tin dữ liệu năm 1978 và hiện tại là Luật bảo mật thông tin mới ban hành năm 2018 áp dụng chung trong toàn Liên minh Châu Âu. Trong luật này có quy định về dữ liệu cá nhân về tên, mã căn cước công dân, địa chỉ cư trú, những thông tin online hoặc những thông tin cụ thể khác liên quan đến tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý, văn hóa, xã hội của một người. Điều 15 Luật Bảo mật thông tin quy định: Thông tin cá nhân phải được xử lý, khai thác mà vẫn đảm bảo sự an toàn, được bảo vệ khỏi những hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp và trái phép gây ra những thiệt hại, phá hủy đổi với thông tin đó... Điều 16 Luật bảo mật thông tin năm 2018 quy định về phương thức và chế tài xử lý như sau:

- Đối với vi phạm lần đầu tiên,CNIL được quyền đưa ra hình phạt nhắc nhở với mức phạt 100.000 euro mỗi ngày;

- Trong phần lớn các trường hợp, CNIL thường đưa ra mức phạt tiền lên tới 10 triệu euro và không quá 4% doanh thu trên toàn thế giới;

- Mức tiền phạt tối đa từ trên 20 triệu euro và không quá 4% doanh thu trên toàn thế giới trong trường hợp hành vi vi phạm được quy định tại khoản 5 và 6 của Điều 83 Quy định chung về bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu [42].

Pháp luật về quyền về đời sống riêng tư của Úc

Năm 1988, Úc đã ban hành Đạo luật về quyền riêng tư (The Privacy Act 1988). Đạo luật này gồm 4 phần chính với 13 nguyên tắc quy định về cách

thức thu thập, lưu trữ, cung cấp, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân. Cụ thể: phần 1 quy định hầu hết các cơ quan công quyền liên bang phải tuân thủ 11 tiêu chuẩn được gọi là Nguyên tắc Thông tin Riêng tư (Information Privacy Principles) khi thu thập và sử dụng thông tin riêng tư hoặc chi tiết cá nhân; phần 2 quy định các công ty tư nhân bao gồm các tổ chức y tế và phi vụ lợi phải tuân thủ 10 Nguyên tắc Riêng tư Quốc gia (National Privacy Principles) khi sử dụng chi tiết cá nhân; phần 3, các cơ quan tín dụng phải tuân thủ các điều lệ đặt ra nhằm bảo vệ tin tức cá nhân và phần 4, bất cứ ai sử dụng Số hồ sơ thuế (Tax File Number) phải tuân thủ các điều lệ do Sở Thuế đặt ra.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì tình trạng vi phạm quyền riêng tư là tương đối phổ biến, đặc biệt từ các chủ thể vi phạm là các mạng xã hội. Theo đó, để bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân, đồng thời kịp thời xử lý các hành vi vi phạm thì một trong các biện pháp được nghiên cứu và đề xuất đó là tăng mức phạt đối với các chủ thể vi phạm. Cụ thể, nếu như mức phạt đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của pháp luật về quyền riêng tư sẽ bị phạt 2,1 triệu đô la Úc (AUD) thì nay, mức phạt này đang được đề xuất tăng lên 10 triệu AUD [43].

Bên cạnh đó, để bảo đảm Đạo luật nêu trên được thực hiện có hiệu quả trên thực tế, Úc đã thiết lập cơ chế tiếp nhận khiếu nại qua đường dây nóng [44] và bổ nhiệm một Cao ủy Thông tin Úc (Australian Information Commissioner) - có nhiệm vụ điều tra các trường hợp vi phạm, theo dòi và kiểm soát các cơ quan nhà nước để bảo đảm họ tuân thủ pháp luật và quảng bá luật và các điều lệ bảo vệ đời sống riêng tư rộng rãi đến mọi người [45].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Từ nghiên cứu về các nước nêu trên, có thể rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam như sau:

- Về quan điểm tiếp cận: Việc bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần được tiếp cận trên các quan điểm về bảo vệ quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình…;

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 5

- Về mô hình và xu thế: Pháp luật về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư của các nước trên thế giới rất phong phú, đa dạng, với các trường phái và mô hình khác nhau nhưng xu thế chung là mở rộng phạm vi khái niệm quyền về đời sống riêng tư, tiếp cận trên quan điểm đa chiều, hài hòa lợi ích và ngày càng cụ thể, gần với cuộc sống hơn;

- Về cơ chế, cách thức, biện pháp bảo vệ: Các quốc gia thường thiết lập cơ chế tổng thể, trong đó việc xây dựng khái niệm về đời sống riêng tư và các xác lập như quyền được biết, quyền đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân là nội dung cốt lòi. Đồng thời, dựa vào việc phân loại các thông tin về đời sống riêng tư mà mục đích sử dụng và hoạt động thông tin để thiết lập cách thức, biện pháp bảo vệ tương ứng.

- Về hình thức và kỹ thuật lập pháp: Các quy định về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư được ghi nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý rất cao như Hiến pháp, Luật…

Tiểu kết Chương 1

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư không phải là một vấn đề mới và xa lạ trong hệ thống pháp luật và trong thực tiễn đời sống xã hội của cả Việt Nam và các nước trên thế giới. Mặc dù được xác định là một quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế và các quốc gia ghi nhận, nhưng cho đến hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể về quyền về đời sống riêng tư. Các vấn đề về bí mật cá nhân, bí mật gia đình cũng chưa được quy định chi tiết, rò ràng, đặc biệt trong việc thu thập xử lý, lưu giữ, sử dụng hay công bố thông tin cá nhân. Những hạn chế đó đang là trở ngại cho việc bảo vệ các quyền này ở trên thế giới và ở Việt Nam.

Trong thực tế, những hành vi vi phạm quyền về đời sống riêng tư vẫn thường xuyên diễn ra một cách cố ý hoặc vô ý trên thế giới. Các quốc gia đã và đang sử dụng nhiều cơ chế cũng như những biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền này.

Chương 1 của luận văn đã phân tích làm rò một số vấn đề lý luận, khung pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. Kết quả của những phân tích này hữu ích cho tác giả khi xem xét đánh giá khung pháp luật Việt Nam về quyền này ở chương 2, cũng như nêu ra những đề xuất khuyến nghị về củng cố pháp luật của nước ta về quyền bất khả xâm phạm về sự riêng tư theo hướng bảo đảm phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư tại Việt Nam

Như đã đề cập ở phần trên, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là một quyền con người cơ bản, được pháp luật quốc tế bảo vệ. Đây là một quyền nhân thân, vì thế từ lâu cũng đã được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ngày càng được củng cố trong pháp luật Việt Nam. Nội dung, phương thức bảo đảm quyền này ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1995

Quyền nhân thân được ghi nhận và bảo vệ cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Các quyền nhân thân của công dân lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp năm 1946, cùng với một số quyền con người cơ bản khác như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tự do ngôn luận, xuất bản, báo chí, hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, cư trú.

Trong Hiến pháp năm 1946, Điều 11 ghi nhận quyền của công dân khi bị xâm phạm trái pháp luật về nhà ở và thư tín: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật”. Xét trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời và vừa thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân nửa phong kiến, Điều 11 Hiến pháp năm 1946 thể hiện bước tiến bộ lớn trong việc ghi nhận giá trị cơ bản về việc bảo vệ bí mật đối với nhà ở và thư tín của công dân.

Trong Hiến pháp năm 1959, quyền bảo đảm bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín tiếp tục được ghi nhận. Điều 28 nêu rò:

Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm. Thư tín được giữ bí mật. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do cư trú và đi lại.

Đến Hiến pháp năm 1980, để phù hợp với tình hình mới, quyền đối với chỗ ở được diễn giải cụ thể hơn, đồng thời, đối tượng bất khả xâm phạm liên quan đến bí mật đời tư cũng được mở rộng so với các bản Hiến pháp trước đây. Cụ thể, cụ thể, Điều 71, Hiến pháp năm 1980 quy định:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở phải do đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành, theo quy định của pháp luật. Bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm. Quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng, theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 mới chỉ bảo vệ quyền bảo vệ bí mật đời tư dưới hình thức sơ khai, thông qua quy định bảo mật “thư tín” và “nhà ở”, thì Hiến pháp năm 1980 đã bổ sung các yếu tố về “điện thoại, điện tín”.

Dù vậy, tuy có những điểm tiến bộ hơn trong việc ghi nhận quyền bảo vệ bí mật đời tư so với hai bản Hiến pháp trước, song Hiến pháp năm 1980 cũng chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ bí mật đối với các phương thức liên lạc, trao đổi giữa cá nhân. Trong khi đó, bí mật đời tư của mỗi cá nhân không chỉ giới hạn ở các nội dung được trao đổi qua phương tiện thông tin liên lạc. Nói cách khác, pháp luật trong thời kỳ này ở nước ta chưa nhìn nhận đối tượng được bảo vệ của bí mật đời tư là tất cả các vấn đề gắn với mỗi cá nhân. Thêm vào đó, quy định các quyền con người nói chung, quyền bảo vệ bí mật

đời tư nói riêng trong Hiến pháp 1980 vẫn theo tư duy cũ, thể hiện tư tưởng Nhà nước “ban phát” quyền cho dân, và chỉ nhìn nhận các quyền về bí mật đời tư ở biểu hiện các mối quan hệ bên ngoài. Điều này không phù hợp với tinh thần của hiến pháp hiện đại, trong đó xem quyền con người là bẩm sinh, vốn có của mỗi cá nhân, không ai có thể tuỳ tiện vi phạm và không chủ thể nào có thể ban phát. Nhà nước phải có trách nhiệm thừa nhận và đảm bảo những quyền đó được thực hiện trên thực tế.

Hiến pháp năm 1992 vẫn kế thừa những quy định trong các bản Hiến pháp trước nhưng có sửa đổi, bổ sung các hành vi cụ thể xâm phạm đến thư tín, điện tín, theo đó: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”. Mặc dù được ban hành sau khi đất nước bắt đầu bước ra khỏi nền kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng những quy định về quyền con người trong Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn mang dấu ấn của các bản Hiến pháp trước, xem các quyền là do Nhà nước trao cho và bảo đảm thực hiện. Chính vì bỏ qua yếu tố tự nhiên của quyền con người nên những nội dung bảo vệ quyền con người không tránh khỏi thiếu sót và phiến diện, trong đó bao gồm quyền về đời tư. Về kỹ thuật lập hiến, cũng có những hạn chế trong quy định về quyền đòi tư. Chẳng hạn, việc liệt kê các hành vi “bóc mở, kiểm soát, thu giữ” hay các đối tượng “thư tín, điện tín” sẽ dẫn đến việc bỏ sót một loạt các hành vi và đối tượng cần được bảo vệ khác (ví dụ: hành vi nghe, nhìn, loan báo, xem trộm, phát tán, … hoặc đối tượng khác như sổ ghi chép, các giấy tờ cá nhân, hình ảnh, giọng nói, … của người khác).

Kể từ sau Hiến pháp 1980, “quyền bảo vệ bí mật đời tư” còn được quy định trong một số văn bản pháp luật khác. Chẳng hạn, Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 quy định về trách nhiệm của thầy thuốc “

phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình biết được về người bệnh”. Đặc biệt, nhiều quy định về quyền này được nêu trong pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện tín còn được quy định trong pháp luật hình sự. Ví dụ, theo Điều 120, BLHS 1985:

1- Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2- Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hoặc theo Điều 121, BLHS 1985: Người nào chiếm đoạt thư, điện báo hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Như vậy, có thể thấy, kể từ thập kỷ 1980, việc bảo vệ an toàn, bảo mật về chỗ ở, thư tín, điện tín đã được quy định có tính hệ thống trong pháp luật nước ta, từ Hiến pháp, pháp luật dân sự, một số ngành luật chuyên ngành khác, và được bảo đảm thực hiện thông qua quy định trong pháp luật hình sự. Dù vậy, các quy định về quyền trong pháp luật thời kỳ này vẫn chưa thực sự gắn với bản chất tự nhiên của quyền con người. Ngoài ra, phạm vi pháp luật bảo vệ quyền bí mật đời tư còn hẹp. Quyền bí mật đời tư là quyền gắn với mỗi cá nhân, bao gồm cả đời sống tinh thần, vật chất và những mối quan hệ xã hội, công việc, chứ không chỉ nằm ở một số vấn đề riêng lẻ như chỗ ở, thư tín, điện tín.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí