Về Phẩm Chất, Năng Lực Hướng Tới: Giúp Học Sinh Hoàn Thiện



………………………………………..………………………………………

3. Trong dạy học, quý thầy cô thường sử dụng mô hình vào thời điểm nào?


- Trong kiểm tra bài cũ


- Giảng bài mới


- Củng cố bài học


- Giờ ngoại khoá


- Cả bốn thời điểm trên


4. Xin quý thầy (cô) cho biết những khó khăn khi thiết kế và sử dụng mô hình trực quan trong công tác giảng dạy của mình?


- Mất nhiều thời gian


- Thiếu kinh nghiệm, chưa qua tập huấn


- Không có mô hình trực quan mẫu


Lý do khác

…………………………………………………………..……………………

……………………………………..…………………………………………

5. Theo thầy (cô) có nên thường xuyên thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học hay không?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 10



- Rất cần thiết


- Cần thiết


- Bình thường


- Không cần thiết


Ý kiến khác

…………………………………………………………..……………………

……………………………………..…………………………………………

……………………………………..…………………………………………

6. Theo kinh nghiệm các thầy (cô) kết quả của một tiết dạy có sử dụng mô hình trực quan học sinh hiểu bải?


- Học sinh hiểu bài, tích cực, hứng thú học tập với mô hình trực quan


- Đa số học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức


- Chỉ một vài học sinh hiểu sâu sắc kiến thức


- Học sinh không hiểu bài


Ý kiến khác

…………………………………………………………..……………………

……………………………………..…………………………………………

……………………………………..…………………………………………


Nếu có thể thầy (cô) vui lòng cho biết những thông tin dưới đây. Họ và tên:……………………………………………………… Đơn vị công tác: ……………………………………………… Số năm công tác: ……………………………………………… Xin chân thành cảm ơn quý thầy (cô).


PHỤ LỤC 3


PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH


Sau khi học xong tiết học ngoài giờ “Củ Chi- Đất thép thành đồng” em hãy trả lời câu hỏi sau.

(Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau) Câu 1: Địa đạo Củ Chi được hình thành từ năm bao nhiêu

A. 1946 B. 1965


C. 1967 D. 1975


Câu 2: Địa đạo Củ Chi được hình thành đầu tiên ở địa điểm nào?


A. xã Bình Hoà và Hanh Thông


B. xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An


C. xã Bình Hoà và Tân Phú Trung


D. xã Tân Phú Trung và Hanh Thông


Câu 3: Tháng 8/1967, tổng độ dài hệ thống địa đạo đã được mở rộng là bao nhiêu?

A. 200 km


B. 350 km


C. 230 km


D. 250 km


Câu 4: Tầng hai của địa đạo có vai trò như thế nào?


A. Dùng để di chuyển nhanh, thực hiện ẩn nấp kẻ địch hoặc tổ chức tấn công nhanh trên mặt đất.


B. Đây là tầng chuyển tiếp, thường bố trí lối đi và các phòng


C. Đây là tầng trú ẩn khi kẻ thù càn quét mạnh


D. Cả A, B, C đều đúng


Câu 5: Hệ thống địa đạo được hình thành gồm những công trình gì?


A. Đường trục chính, địa đạo nhánh, hầm làm việc, hầm chữ A

B. Hầm giải phẫu, điều trị thương binh, bệnh binh; Hầm hội họp, liên hoan văn nghệ

C. Hầm chứa lương thực, cất dấu vũ khí; giếng nước; bếp


D. Cả A, B và C đều đúng


Câu 6: Tại sao lỗ thông hơi địa đạo lại nghiêng chứ ít khi thẳng đứng so với mặt đất?

A. Vì độ nghiêng lớn hút gió tốt hơn, lượng oxy trao đổi với lòng hầm nhiều hơn.

B. Vì độ nghiêng lớn khiến địch không phát hiện


C. Vì độ nghiêng lớn khiến quân ta dễ dàng quan sát địch trên mặt đất.


D. Đáp án B và C đúng.


Câu 7: Câu nào sai khi nói về vai trò của địa đạo Củ Chi?


A. Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng

B. Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn quét, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh.

C. Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến


D. Là nơi ở của nhân dân Củ Chi.


Câu 8: Năm 1965, quân dân Củ Chi đã xây dựng được:


A. vành đai diệt Mỹ


B. đường “xương sống” cho địa đạo


C. phát triển các nhánh đường hầm


D. phát triển hệ thống mạng lưới đường hầm dày đặc, tạo thành “làng ngầm” dưới lòng đất.

Câu 9: Trong quy trình thiết lập hệ thống địa đạo, đâu là khâu quan trọng nhất?

A. tạo đường hầm giả


B. đào đường lấy ánh sáng


C. “phi tang” đất đào hầm


D. xây dựng các phòng bên trong “làng ngầm”


Câu 10: Dụng cụ nào không là phương tiện chính để đào hầm trong địa đạo?


A. cây cuốc cán ngắn


B. xẻng


C. cái ki


D. xẻng lính Mỹ


PHỤ LỤC 4


GIÁO ÁN MẪU SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN


Người dạy: ……………........ Ngày dạy:…/…/….

Lớp:…


Ngoài giờ lên lớp


CỦ CHI- ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG

Tiết:…

A.Mục Tiêu:


1.Kiến thức:


- Học sinh nắm bắt được vị trí, nguồn gốc, cấu trúc của địa đạo.


- Thấy được vai trò từng phần của địa đạo, những điểm thuận lợi, hạn chế trong cấu trúc.

- Thấy được nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. 2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thoả luận nhóm, thuyết trình, phản biện, vấn đáp


- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, nghiên cứu mô hình trực quan.


- Kĩ năng đánh giá,phân tích sự kiện lịch sử. 3.Thái độ:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại từ trận địa dưới lòng đất- một nghệ thuật quân sự có một không hai của quân dân Củ Chi.


4. Về phẩm chất, năng lực hướng tới: Giúp học sinh hoàn thiện


- Năng lực chung:


+ Cách làm việc nhóm, thảo luận đưa ra vấn đề.


+ Khả năng sáng tạo, sử dụng midmap.


+ Cách nghiên cứu bài học


- Năng lực chuyên biệt:


+ Khả năng phản biện, đưa ra ý kiến


+ Tái tạo kiến thức lịch sử B. Phương tiện dạy học:

- Mô hình địa đạo Củ Chi


- Tranh ảnh, giáo án, power point C. Tiến trình dạy học

I. Hoạt động khởi động


1. Ổn định lớp: 5p


2. Tổ chức trò chơi “Chiếc hộp thời gian”


- Thời gian: 5p


-Hình thức chơi:


+) GV mở một bài nhạc, khi nhạc phát lên, chiếc hộp được các học sinh truyền tay lần lượt. Nhạc dừng ở đâu, học sinh đó đứng lên trả lời câu hỏi.

+) Sau khi câu hội cuối cùng được trả lời, học sinh mở chiếc hộp có chứa hình ảnh nội dung bài học mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023