Sự Quan Tâm Của Khách Du Lịch Về Sản Phẩm Cà Phê Chồn



Biểu đồ 3 4 Nhu cầu thưởng thức cà phê Nguồn Kết quả phỏng vấn của 1


Biểu đồ 3.4. Nhu cầu thưởng thức cà phê

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khảo sát về mức độ thường xuyên sử dụng cà phê của đối tượng khách không có sự chênh lệch lớn. Khách nội địa và quốc tế đều có nhu cầu thưởng thức cà phê thường xuyên với tỷ lệ lần lượt là 56% và 62%. Có 34% khách nội địa và 30% khách quốc tế thỉnh thoảng uống cà phê, chỉ có ít trường hợp hiếm khi dùng và không dùng.


Biểu đồ 3 5 Sự quan tâm của khách du lịch về sản phẩm cà phê chồn Nguồn 2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.5. Sự quan tâm của khách du lịch về sản phẩm cà phê chồn

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)


Qua khảo sát ý kiến du khách về sản phẩm cà phê chồn, chúng tôi đã thu được kết quả là: có 74% khách nội địa trả lời từng nghe nói hoặc có biết về cà phê chồn trong khi tỷ lệ này ở khách quốc tề là 62%; Có 26% khách nội địa và 38% khách quốc tế chưa từng nghe nói hoặc biết về cà phê chồn. Điều đó cho thấy, cà phê chồn tuy nổi tiếng nhất thế giới nhưng chính vì sự thiếu thông tin, cũng như sự khan hiếm của nó nên hầu hết du khách chỉ từng được nghe đến hoặc kể lại và hầu như ít có cơ hội tiếp cận, sử dụng được sản phẩm đặc biệt này.


Biều đồ 3 6 Đánh giá về cà phê chồn Đăk Lăk Nguồn Kết quả phỏng vấn 3


Biều đồ 3.6. Đánh giá về cà phê chồn Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài) Trong số khách biết đến cà phê chồn, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu về sản phẩm cà phê chồn Đăk Lăk, qua đó được biết: Có 42% khách nội địa và 32% khách quốc tế đánh giá cà phê chồn có mùi vị thơm ngon; 30% khách nội địa và 36% khách quốc tế đánh giá là loại thức uống quý hiếm; 10% khách nội địa và 28% khách quốc tế đánh giá là cà phê đẳng cấp thế giới; chỉ có 18% khách

nội địa và 4% khách quốc tế xem đó là sản phẩm cao cấp, đắt giá.


Như đã nói vì có khá ít thông tin về sản phẩm cà phê chồn, cũng như sự khan hiếm của nó trên thị trường hiện nay nên đa số người dùng và du khách khó có thể đánh giá được một cách đầy đủ về tính năng sản phẩm cà phê này.


Biều đồ 3 7 Sự quan tâm của khách về sản phẩm lưu niệm Nguồn Kết quả 4

Biều đồ 3.7. Sự quan tâm của khách về sản phẩm lưu niệm

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài) Hiện tại, phần đông du khách chọn mua những sản phẩm khác làm quà lưu niệm khi đi Đăk Lăk, những sản phẩm được xem là đặc trưng của Đăk Lăk như: hàng dệt may thổ cẩm, rượu Ama Kông lại ít nhận được sự quan, chỉ có khách quốc tế là thể hiện sự quan tâm khá lớn đối với sản phẩm hàng dệt may và cà phê chồn. Tuy nhiên, sản phẩm cà phê chồn lại quá ít không đủ để cung cấp tiêu thụ, do đó nguồn thu từ việc bán các sản phẩm hàng lưu niệm cũng không đáng kể đối với

ngành du lịch địa phương.

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, đa số du khách đều đánh giá cao về tiềm năng khai thác sản phẩm du lịch từ cà phê. Có khá đông khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là đến từ các nước như: Nhật, Pháp, Nga, Đức, Mỹ...thể hiện sự quan tâm đến chương trình du lịch cà phê, các hoạt động trải nghiệm cộng đồng cùng người dân bản xứ, du khách cũng tỏ ra khá thích thú khi được tham quan vườn trồng cà


phê, thăm cơ sở chăn nuôi chồn để chế biến sản phẩm cà phê chồn, tham quan quy trình phơi sấy, rang xay và chế biến cà phê ở các cơ sở chế biến...

Biểu đồ 3 8 Đánh giá của khách du lịch về tiềm năng khai thác sản phẩm du 5


Biểu đồ 3.8. Đánh giá của khách du lịch về tiềm năng khai thác sản phẩm du lịch cà phê

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khi được hỏi một số du khách bày tỏ họ mong muốn ngày càng có nhiều hơn chương trình tour hấp dẫn nhằm mang lại sự mới lạ, độc đáo. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động liên quan đến cà phê để có điều kiện tham gia. Đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm cùng người dân bản xứ trong vai trò người làm nông nghiệp, trực tiếp tham gia trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến các nông sản như: cà phê, ca cao,...

Từ nhu cầu thực tế đó, với nguồn nguyên liệu dồi dào, địa phương có nhiều tiềm năng khai thác cà phê thành sản phẩm du lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh các sản phẩm du lịch hiện nay đang ngày càng đơn điệu, kém sức hút. Ngành du lịch Đăk Lăk nên chú trọng đầu tư hơn nữa nhằm xây dựng sản phẩm du lịch cà phê thành một trong những sản phẩm du lịch chính, hấp dẫn, lôi cuốn và có tính cạnh tranh


cao, tạo động lực phát triển du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

Biểu đồ 3 9 Đánh giá của khách du lịch về chương trình tour kết hợp tham 6

Biểu đồ 3.9. Đánh giá của khách du lịch về chương trình tour kết hợp tham quan nhà vườn cà phê

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Phần lớn khách nội địa và quốc tế đều có chung nhận xét nên kết hợp tham quan nhà vườn cà phê trong chương trình tour.

Biểu đồ dưới đây sẽcho thấy nhu cầu tham quan tìm hiểu quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê của khách quốc tế khá cao, với 70% ý kiến cho là rất đúng, có 38% khách nội địa và 28% khách quốc tế cho rằng đúng, 52% khách nội địa và 2% khách quốc tế đánh giá bình thường và không có ý kiến khác.



Biểu đồ 3 10 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác quy trình hái 7


Biểu đồ 3.10. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác quy trình hái lượm, phơi sấy, rang xay cà phê cho phát triển sản phẩm du lịch

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)


Biểu đồ 3 11 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác chương trình 8

Biểu đồ 3.11. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác chương trình tour tham quan, tìm hiểu quy trình nuôi, chế biến cà phê Chồn

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)


Đa số du khách có chung ý kiến ủng hộ chương trình tour tham quan, tìm hiểu quy trình nuôi, chế biến cà phê Chồn. Có 46% khách nội địa và 42% khách quốc tế cho là rất đúng, 48% khách nội địa và 54% khách quốc tế cho là đúng, 6% khách nội địa và 4% khách quốc tế cho bình thường. Từ đó thấy được nhu cầu tham quan quy trình nuôi, chế biến cà phê chồn của du khách là rất lớn. Các đơn vị làm du lịch nên có sự liên kết trong việc đón và dẫn khách đến các địa điểm này.


Biểu đồ 3 12 Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác hoạt động 9


Biểu đồ 3.12. Đánh giá của khách du lịch về khả năng khai thác hoạt động tổ chức sự kiện trong phát triển sản phẩm du lịch Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Qua biểu đồ, đa số du khách có chung nhận xét tích cực về hoạt động tổ chức sự kiện của Đăk Lăk. Có 68% khách nội địa và 78% khách quốc tế cho rằng công tác tổ chức sự kiện của tỉnh nên được tăng cường hơn nữa. Tuy nhiên, cũng cần nỗ lực hơn trong việc nâng cao chất lượng chương trình phục vụ, nội dung hoạt động của các sự kiện cũng như nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, nhất là về nhân lực phục vụ trong du lịch, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ vẫn còn hạn chế.


Biểu đồ 3 13 Đánh giá của khách du lịch về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột 10

Biểu đồ 3.13. Đánh giá của khách du lịch về lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Kết quả điều tracho thấy có 80% khách nội địa và 70% khách quốc tế cho rằng cần tạo thêm nhiều nét đặc sắc hơn ở lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột, một sự kiện văn hóa du lịch lớn mang tầm Quốc gia của tỉnh Đăk Lăk.


Biểu đồ 3 14 Đánh giá hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cà 11

Biểu đồ 3.14. Đánh giá hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cà phê Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí