Giá Trị Lịch Sử Của Địa Đạo Củ Chi


của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn được cấu trúc từ hai đến ba tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng, có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…

Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần.

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói trong đất), hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ…

2.3.2. Giá trị lịch sử của địa đạo Củ Chi


Sự tồn tại và hoạt động của căn cứ địa trên toàn miền Nam nói chung, ở Củ Chi nói riêng đã giữ một vai trò hết sực quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Vì là nơi tiếp tế cho lực lượng cách mạng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa củ chi đã thể hiện được vai trò cụ thể như sau:


- Địa đạo Củ Chi là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.

- Địa đạo Củ Chi là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn quét, tiêu diệt địch trong các chiến lược chiến tranh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Địa đạo Củ Chi đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến

2.3.3. Giá trị văn hoá của đại đạo Củ chi


Địa đạo Củ Chi là một công trình ngầm vĩ đại với trên 200 km toả rộng như mạng nhện dưới lòng đất. Trong chiến tranh, hàng ngàn con người đã hy sinh, hàng vạn ngôi nhà đã bị đốt phá, san phẳng, nhưng vượt trên tất cả những mất mát đó, Củ Chi vẫn hiên ngang đứng vững góp phần hết sức quan trọng vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nơi đây quả là một kỳ quan mang tầm vóc chiến tranh độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù và ý chí quật cường, bất khuất, vừa có ý nghĩa như một biểu tượng rực rỡ của Chủ nghĩa anh hùng dân tộc Việt Nam.

2.4. Vật liệu


2.4.1. Vật liệu chính


- 08 tấm xốp (kích thước 23x 10,5x 7,6 cm)


- Đất nặn


Vật liệu xây dựng mô hình địa đạo Củ Chi

- Nhành cây, lá cây khô


- Cây giả


- Giấy màu


- Màu vẽ


- Hình người nhựa


- Đèn pin mini


- Giấy bóng kính


2.4.2. Dụng cụ


- Dao cắt giấy


- Kéo


- Cọ vẽ


- Keo nến, keo 502


2.5. Các bước tiến

hành

- Bước 1: Xác định các khối xốp theo

từng tầng hầm của địa đạo.


p Bước 2 Dựa vào các nguồn dữ liệu và bản thiết kế xác định vị trí các 1

p

- Bước 2: Dựa vào các nguồn dữ liệu và bản thiết kế, xác định vị trí các tầng và từng đường hầm hào, các phòng trong lòng đất.


Bước 3 Sau khi đã xác định vị trí tiến hành đào hầm dùng dao cắt giấy 2


- Bước 3: Sau khi đã xác định vị trí, tiến hành đào hầm, dùng dao cắt giấy khoét tấm xốp theo các vị trí đã xác định


Bước 4 Tô màu cho mô hình Bước 5 dùng que gỗ vải … tạo thành bàn ghế và 3

- Bước 4: Tô màu cho mô hình


Bước 5 dùng que gỗ vải … tạo thành bàn ghế và một số vật dụng trong lòng 4

- Bước 5: dùng que gỗ, vải,… tạo thành bàn ghế và một số vật dụng trong lòng đất



Bước 6 Gắn các chi tiết cây lá cành hình người đèn pin … tạo hiệu ứng sinh 5

- Bước 6: Gắn các chi tiết (cây, lá, cành, hình người, đèn pin,…) tạo hiệu ứng sinh động cho mô hình.

2.6. Nguyên tắc sáng tạo


Về nguyên tắc sáng tạo, giáo sư Alshuller - người Nga, kỹ sư, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng đã đưa ra 40 các nguyên tắc sáng tạo cơ bản. Từ đó, trong thiết kế đồ dùng trực quan nói chung cũng như trong thiết kế sáng tạo mô hình nói riêng, chúng ta cần phải đảm bảo một số nguyên tắc trong sáng tạo như sau.

Nguyên tắc phân nhỏ Nội dung:


- Chia đối tượng thành các phần độc lập.


- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.


- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng Nguyên tắc tách khỏi đối tượng

Nội dung: Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng.

Nhận xét:


1 - Đối tượng, thông thường, có nhiều thành phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần 1 trong những số đó. Vậy không nên dùng cả đối tượng vì sẽ tốn thêm chi phí hoặc vận chuyển không thuận tiện. Phải nghĩ cách tách cái cần thiết ra để sử dụng riêng.

Tương tự như vậy đối với phần gây phiền phức, để khắc phục nhược điểm có trong đối tượng.

2 - Do tách khỏi đối tượng mà phần tách ra (hoặc phần giữ lại) có thêm những tính chất, những khả năng mới (nhiều khi, ngược với cái cũ). Do đó, cần tận dụng chúng. Những tính chất, những khả năng mới có thể là gọn hơn, linh động hơn, dễ thay thế, tăng tính điều khiển…

3 - Khi nói "tách khỏi" mới chỉ ra định hướng suy nghĩ, định hướng việc làm. Để trả lời câu hỏi "Làm thế nào để tách khỏi?" cần tham khảo cách làm ở những lĩnh vực chuyên về công việc đó như luyện kim, lọc, trích ly, chọn giống, giải phẫu, tuyển lựa…


Nguyên tắc kết hợp Nội dung

a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.

b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.


Nhận xét


1- "Kế cận", không nên chỉ hiểu gần nhau về mặt vị trí hay chức năng, mà nên hiểu là có quan hệ với nhau, bổ xung cho nhau....do vậy, có thể có những kết hợp các đối tượng " ngược nhau".

2- "Kết hợp" cần hiểu theo nghiã rộng, không đơn thuần cộng thêm (kiểu số học) hay gắn thêm (kiểu cơ học), mà còn được hiểu chuyển giao, đưa vào những ý tưởng, tính chất, chức năng....từ những lĩnh vực hoặc những đối tượng khác.

3- Đối tượng mới, tạo nên do sự kết hợp, ,thường có những tính chất, khả năng mà từng đối tượng riêng rẽ trước đây chưa có. điều này có nguyên nhân sâu xa là lượng đổi thì chất đổi và do tạo được sự thống nhất mới của các mặt đối lập.

4-Trong thực tế, các hiện tượng, quá trình, sự việc....thường hay đan xen nhau nên khả năng kết hợp luôn luôn có. do vậy, cần chú ý khai thác nguồn dự trữ này.

5- Nguyên tắc kết hợp thường hay sử dụng với 1. Nguyên tắc phân nhỏ, 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ...

Điều này phản ánh một khuynh hướng phát triển biện chứng: sự liên kết, hợp tác hoá thường đi kèm với sự phân công lao động và chuyên môn hoá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023