Xuất Phát Từ Quan Điểm Đổi Mới Dạy Học, Phát Huy Tính Tích Cực, Sáng Tạo Của Học Sinh



hạn ở các bài giảng của GV, SGK.

5. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ở trên lớp.

kiến, thắc mắc, trao đổi với GV.

4. Nguồn kiến thức của HS thu nhận rất phong phú, đa dạng: lời nói, tài liệu viết, đồ dùng trực quan, di tích lịch sử, phòng truyền thống, nhân chứng lịch sử,…

5. Dạy ở trên lớp, ở bảo tàng, thực địa, các hoạt động ngoại khóa,…

Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của HS sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi GV và HS phải được “Tích cực hóa” trong quá trình dạy- học, phải chủ động sáng tạo. Muốn đạt được điều đó GV cần áp dụng nhiều PPDH trong đó có phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng cho người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: GV chỉ chuẩn bị phần giảng những điều HS dễ nhớ, HS chỉ chú trọng ghi lời giảng của GV và kiến thức trong sách để trình bày, ghi lại khi kiểm tra.

1.1.3. Xuất phát từ quan điểm đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tính tích cực chủ động và sáng tạo là gì?


Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 3

Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người. Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau, thí dụ nhu cầu ăn, uống... và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội... Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập.

Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:

- Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa HS tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với HS. Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng kĩ xảo ở HS, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau :

- Bắt chước: tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động, thao tác, cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì trải qua...

- Tìm hiểu và khám phá : tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thể tự giải quyết vấn đề...

- Sáng tạo: tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong giải quyết vấn đề...

Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học. Những tri thức đã học sẽ tạo ra


một trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độ này để hướng dẫn HS nâng cao lên một trình độ mới.

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp truyền thống.

Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạt các PPDH mới. Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Những PPDH thường được sử dụng trước đây mà người ta vẫn gọi là PPDH truyền thống, thí dụ phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi- đáp, vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy của GV hiện nay. Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cái cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nó trở nên kém hiệu quả. GV nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi GV thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học với các phương pháp khác để làm sao HS thích thú và hào hứng hoạt động.

Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minh hoạ bằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp hỏi- đáp với các câu hỏi


kích thích được tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống,... Tuy nhiên nếu những PPDH này không được tiến hành theo đúng ý nghĩa và chức năng của nó thì chúng cũng không được gọi là PPDH tích cực. Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ. Thực chất chúng ta phải hiểu lại cho đúng cách làm, cách tiến hành các PPDH, và cách linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những PPDH có tác động tích cực đến người học. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của phương tiện dạy học, một số PPDH hiện đại cần được bổ sung vào PPDH của GV.

Xuất phát từ những quan điểm đổi mới trên, việc thiết kế và sử dụng mô hình trực quan trong dạy học Lịch sử có thể đáp ứng được những yêu cầu về xây dựng chương trình, nội dung trong mỗi bài học cho HS mà không bị lặp lại hay gây nhàm chán. Từ đó có thể phát huy được tính tích cực sáng tạo cho HS trong việc học tập môn lịch sử.

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử

Dạy học lịch sử có một hệ thống gồm nhiều phương pháp khác nhau, có quan hệ hữu cơ, không tách rời nhau, trong đó phương pháp trực quan có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan của người học, sẽ kết hợp hai hệ thống tín hiệu: tai nghe, mắt nhìn thấy tạo điều kiện cho HS dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ phong phú, gây hứng thú, phát triển ở HS năng lực chú ý, quan sát, qua đó phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho HS.

Về mặt lí luận dạy học, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm tạo biểu tượng cho HS, trên cơ sở đó hình thành khái niệm


lịch sử dựa trên quan sát hiện vật trực tiếp hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy học lịch sử, lời nói của GV có vai trò rất quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, nhưng điều này không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan: “Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh” [4]

Sử dụng tốt phương pháp trực quan, sẽ phát huy được vai trò quan trọng sau đây:

Thứ nhất, giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp HS nắm vững các qui luật phát triển của xã hội.

Thứ hai, phương pháp trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, điều này đã được U-sin-xki, nhà giáo dục học Xô viết trước đây khẳng định: “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan” (K.Đ. U-sin-xki: Giáo dục học Xô viết (1976), NXB Giáo dục, Hà Nội)

Thứ ba, phương pháp này còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS. Thông qua các hình ảnh trực quan có tác dụng hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm của HS.

Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng, xem một cuốn phim tài liệu hay đĩa CD, xem một vài di tích lịch sử, HS sẽ có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, những anh hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, sự căm thù bọn xâm


lược và chiến tranh,… Với tất cả ý nghĩa giáo dục- giáo dưỡng và phát triển nêu trên, đồ dùng trực quan góp phần to lớn, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho HS. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại.

Có thể mô hình hoá ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử bằng sơ đồ sau đây:



Đồ dung trực quan trong dạy học Lịch sử

Vận dụng kiến thức

Minh hoạ, khắc sâu bổ sung sự kiện

Tư duy về thông tin

Rèn uyện kỹ năng thực hành

Thu thập thông tin

Sơ đồ vai trò của đồ dung trực quan


Do đó, việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một điều kiện không thể thiếu được. Giáo viên không chi được chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững nội dung các loại đồ dùng trực quan, chế tạo (những loại đồ dùng trực quan cần thiết, không có) và nhất là biết sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, bao gồm việc trình bày kiến thức mới, ôn tập, tổng kết và kiểm tra đánh giá… Học sinh cũng được hướng dẫn, chế tạo


các loại đồ dùng trực quan phù hợp với trình độ, yêu cầu và điều kiện học tập của các em.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trước sự đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức khoa học, cùng với sự bùng nổ nhanh về kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là của internet thì việc truyền thụ kiến thức cho HS đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và có hệ thống, có định hướng là nhiệm vụ quan trọng của người GV. Chính vì vậy, để dạy tốt một tiết học GV không ngừng phải nghiên cứu, tìm tòi, nâng cao sự hiểu biết của mình, và phải có kỹ năng sử dụng các tư liệu đặc biệt là đồ dung trực quan sử dụng cho tiết dạy. Tri thức của người GV được thể hiện qua quá trình giáo dục và giảng dạy. Kiến thức GV truyền thụ cho HS phải chính xác, đảm bảo yêu cầu của mục tiêu giáo dục của cấp học. Phải tổ chức học tập một cách linh hoạt, chủ động sáng tạo để HS tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.

Trong những năm gần đây các phương tiện, đồ dung cho dạy học của GV trên lớp đã có sự đầu tư và đổi mới. Song phương pháp, tổ chức một số GV còn lúng túng, chưa xây dựng quy trình và kế hoạch một cách cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Chất lượng dạy và học có chuyển biến nhưng chưa mạnh. Từ yêu cầu thực tiễn đó, người GV cần phải học tập, tìm hiểu, tự bồi dưỡng cho mình phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử để đáp ứng yêu cầu hiện nay

1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng mô hình trong dạy học

Trong thực tế dạy học lịch sử, GV có thể sử dụng mô hình trực quan này để tường thuật, mô tả lại cấu trúc một cách chân thực sinh động nhất bên cạnh những tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa; hướng dẫn HS khai thác thông tin dựa trên mô hình, kích thích năng lực sáng tạo, xây dựng các mô hình khác nhau trong các giờ học tiếp theo. Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng mô hình


trực quan như một hoạt động tổ chức trong giờ dạy như “Hướng dẫn viên tương lai” giới thiệu mô phỏng, khai thác thông tin dựa trên mô hình.

Tuy nhiên thực tế, sử dụng mô hình trực quan trong tiết học thực tế có những điểm khác so với kế hoạch dạy học (giáo án). Hiện nay, không ít GV dạy Lịch sử vẫn coi đồ dùng trực quan như tài liệu minh họa mà chưa biết khai thác kiến thức lịch sử thông qua đồ dùng trực quan, khiến giờ học trở nên nhàm chán, nặng nề, khó nhớ. Một tiết học Lịch sử chỉ kéo dài trong thời gian 45p do vậy việc khai thác sử dụng mô hình trực quan còn bị hạn chế, chưa phát huy được hết những tác dụng của nó. Việc đưa các mô hình trực quan vào các tiết học còn chưa được sử dụng rộng rãi, việc sử dụng còn chưa hiệu quả do yếu tố thời gian.

1.2.2. Nguyên nhân

Hiện nay, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử không còn là xa lạ đối với GV và HS. Tuy nhiên việc sử dụng chúng trong các buổi học chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau:

- Cách tổ chức của một số cuộc thi cử còn tồn tại nhiều hạn chế, chú trọng kiểm tra lý thuyết mà coi nhẹ bài tập thực hành, ít chú ý đến việc phát triển năng lực sáng tạo.

- Tình trạng dạy “chay” vẫn còn khá phổ biến. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đối với GV phần nhiều chỉ dừng lại ở hình ảnh trong sách giáo khoa và sơ đồ lược đồ. Nhà trường chưa đủ điều HS. Trong khi đó, việc sử dụng phương pháp đồ dùng dạy học trực quan tạo hình- mô hình có thể “thu nhỏ” tái hiện một cách chân thực và sinh động các di tích khảo cổ ngay tại lớp học thì lại chưa được áp dụng một cách rộng rãi.

Các giờ học “Lịch sử địa phương”, các tiết học chuyên đề còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Việc sáng tạo mô hình đối với HS còn chưa được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023