Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


TRẦN THỊ THUỶ QUYÊN ĐỀ TÀI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC 1


TRẦN THỊ THUỶ QUYÊN


ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ C2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


TRẦN THỊ THUỶ QUYÊN


ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ C2016


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Trần Vân Anh

(GV kí xác nhận)


MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 8

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1.1.Xuất phát từ đặc điểm tri thức lịch sử8

1.1.2.Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của HS 8

1.1.3.Xuất phát từ quan điểm đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh 10

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử 13

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng mô hình trong dạy học 16

1.2.2. Nguyên nhân 17

1.2.3. Những vấn đề cần giải quyết 18

1.2.4. Các biện pháp giải quyết vấn đề 18

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ (QUA VÍ DỤ MÔ HÌNH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI) 22

2.1. Nguyên tắc lựa chọn mô hình 22

2.2. Nguyên tắc thiết kế 23

2.2.1. Nguyên tắc chung 23

2.2.2. Nguyên tắc trong các bước xây dựng 23

2.3. Vài nét về địa đạo Củ Chi 24

2.3.1. Vị trí, nguồn gốc, cấu trúc của địa đạo 24

2.3.2.Giá trị lịch sử của địa đạo Củ Chi 26

2.3.3.Giá trị văn hoá của đại đạo Củ chi 27

2.4. Vật liệu 27

2.5. Các bước tiến hành 28

2.6. Nguyên tắc sáng tạo 31

2.7. Cách tạo mã QR 38

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 42

(QUA VÍ DỤ MÔ HÌNH ĐỊA ĐẠO CỦ CHI) 42

3.1. Biện pháp sử dụng mô hình 42

3.1.1. Sử dụng trong bài nội khoá 42

3.1.2. Sử dụng trong giờ ngoại khoá 45

3.1.3. Ứng dụng công nghệ 4.0 52

3.2. Thực nghiệm 55

3.2.1. Quá trình thực nghiệm 55

3.2.2. Kết quả thực nghiệm và đánh giá 56

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời tri ân tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Vân Anh, người đã trực tiếp tận tình chỉ dẫn giúp đỡ và đưa ra những phương hướng để bài khóa luận được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô Tổ xã hội và các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Phong Sắc đã hợp tác giúp đỡ trong việc tiến hành khảo sát thực nghiệm.


Hà Nội, tháng 05 năm 2019


Tác giả khoá luận


Trần Thị Thuỷ Quyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài “Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử” hoàn toàn do tôi nghiên cứu và thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Vân Anh. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực. Những kết luận khoa học của khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2019 Tác giả khóa luận


Trần Thị Thuỷ Quyên


STT

Nội dung

Kí hiệu

1

Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá

CNH- HĐH

2

Dạy học

DH

3

Học sinh

HS

4

Giáo viên

GV

5

Phương pháp dạy học

PPDH

6

Sách giáo khoa

SGK

7

Trung học cơ sở

THCS

8

Trung học phổ thông

THPT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Thiết kế và sử dụng mô hình trong dạy học lịch sử - 1

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội- nhân văn, nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, đã diễn ra.

Lịch sử nghiên cứu bao gồm những sự việc, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Việc tiếp nhận tri thức quá khứ đòi hỏi tính trừu tượng rất cao và óc tưởng tượng rất phong phú, để khôi phục lại hình ảnh chân thực về một sự kiện đã diễn ra, mà sự kiện đó không còn tồn tại, kể cả những sự kiện mà sinh viên chưa bao giờ được chứng kiến (chiến tranh, cách mạng, thời nguyên thủy, cổ đại…).

Trong số các phương tiện dạy học Lịch sử, đồ dùng trực quan có tác dụng quan trọng trong việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh (HS). Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Ví dụ, khi nghiên cứu bức tranh "hình vẽ trên vách hang", HS không chỉ có biểu tượng về săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc mà còn hiểu: nhờ chế tạo cung tên, con người đã chuyển hẳn từ hình thức săn bắt sang săn bắn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó giúp HS biết sự thay đổi trong đời sống vật chất của con người thời nguyên thủy luôn gắn chặt với tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ của họ.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023